Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1446/2002/QĐ-UB | Bến Tre, ngày 17 tháng 04 năm 2002 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21tháng 06 năm 1994;
Xét đề nghị của Chi cục Kiểm lâm Bến Tre tại Tờ trình số: 64/TT-KL ngày 29/03/2002.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “ Quy chế tạm thời về quản lý và phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre”.
Điều 2: Quy định này được áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Bến Tre và không tách rời các quy định về quản lý đô thị.
Điều 3: Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1446/QĐ-UB ngày 17/04/2002 của UBND tỉnh Bến Tre)
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Cây xanh là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu bảo vệ môi trường, là di sản văn hoá cần phải được bảo vệ và phát triển.
Trên địa bàn tỉnh ta, sự hiện diện của cây xanh cổ thụ nằm tập trung hay phân tán rải rác trên các đường phố, khu công viên, nơi công sở, thị xã, thị trấn, thị tứ, nơi đình chùa miếu tự…không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, tạo cảnh quan môi trường mà còn mang ý nghĩa hết sức to lớn về tính lịch sử, liên quan đến địa chí vùng đất Bến Tre, ảnh hưởng đến văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng.
Ngoài những cây cổ thụ hiện có, hằng năm Bến Tre không ngừng phát triển cây xanh, từ phong trào “Tết trồng cây” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, đến nay đã có nhiều mô hình trồng cây, phủ xanh thêm các đường phố, khu công cộng…Nhưng để được một cây xanh có cổ thụ cho hoa và bóng mát phải trồng, chăm sóc và bảo vệ hàng chục năm dài, chi phí tốn kém. Song thực trạng quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh ta hiện nay thiếu đồng bộ, việc chặt đốn cây tuỳ tiện vẫn còn xảy ra, chưa có sự phối hợp giữa các ngành liên quan nên số lượng cây xanh đặc biệt là cây cổ thụ đang bị giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, công tác qui hoạch phát triển cây xanh trên các tuyến đường giao thông, vỉa hè cũng gặp rất nhiều khó khăn, chồng chéo…Do vậy cần thiết phải xây dựng một qui chế quản lý cây xanh thống nhất, làm cơ sở cho kế hoạch chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh của vùng đất Bến Tre ngày thêm phong phú.
- Cây xanh quy định trong qui chế này bao gồm các loại cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây hoa cảnh có giá trị như: Sao, dầu, phi lao, phượng vĩ, bằng lăng, hoa sữa, me tây, muồng đen, xà cừ…đang sinh trưởng và phát triển.
- Cây cổ thụ là cây xanh đạt chiều cao trên 10mét, đường kính thân cây từ 30 cm trở lên, thời gian trồng tính đến nay trên 25 năm.
Điều 2: Đối tượng cây xanh Nhà nước thống nhất quản lý.
Đối tượng cây xanh Nhà nước thống nhất quản lý bao gồm:
- Tất cả các cây xanh trồng phân tán rải rác, trồng thành hàng, dãy trên các tuyến đường giao thông như quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, vỉa hè đường phố, nơi khuôn viên công sở, trường học, thị xã, thị trấn, thị tứ, nơi công cộng.
- Cây xanh trồng trong khuôn viên các đình chùa, miếu tự, khu bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hoá, khu du lịch thắng cảnh…
- Cây xanh do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội trồng.
- Cây xanh do các cá nhân, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,…trồng với ý nghĩa lưu niệm trong các ngày lễ, trong các khu di tích lịch sử, văn hoá…
- Riêng các cây xanh trồng sau ngày ban hành qui chế này trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, vỉa hè, nơi công viên phải đảm bảo phù hợp với qui hoạch cơ sở hạ tầng của các ngành chức năng như: Giao thông, Xây dựng, Bưu điện, Điện lực, Cấp thoát nước,…tuân theo các quy định của Nhà nước về an toàn giao thông, lưới điện, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CẤP TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÂY XANH
Điều 3: Nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý cây xanh của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
1- Nhiệm vụ:
- UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn của tỉnh mình.
- Phải lập lý lịch cây xanh trồng trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, khu thị trấn, thị tứ, cây cổ thụ nơi đình chùa miếu tự, khu di tích lịch sử văn hoá, nơi cơ quan công sở, trường học trên địa bàn xã mình. Lý lịch cây xanh phải ghi đây đủ các mục trong biểu mẫu kèm theo bao gồm: Số thứ tự, số lượng, chủng loại cây, vị trí trồng, tuổi cây (ước tính theo từng cấp tuổi, mỗi cấp tuổi từ 5 – 10 năm), kích thước chiều cao, đường kính, tình hình sinh trưởng, nguy cơ ngã đổ, chết để theo dõi và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Hàng năm trước mùa mưa phải kiểm tra tình trạng sinh trưởng của từng cây, để lập tờ trình đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đốn hay mé cành, phòng ngừa tai nạn xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng cho con người và tài sản xung quanh cây.
- Lập kế hoạch chăm sóc cây xanh ngay từ đầu năm, trường hợp cây bị chết hay được cấp có thẩm quyền cho phép đốn thì UBND xã tổ chức chặt hạ an toàn và sản phẩm gỗ củi sẽ được thanh lý, sau khi trừ chi phí chặt hạ còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước dùng vào việc đầu tư trồng cây xanh cho xã. Riêng các cây ở đình chùa, miếu tự giao cho người trụ trì cùng quản lý, kiểm tra, chăm sóc cây. Nhưng khi có yêu cầu chặt hạ phải lập tờ trình và được UBND huyện đồng ý, sản phẩm gỗ củi giao cho đình chùa quản lý sử dụng.
- Tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng cây phân tán hàng năm của cấp huyện giao.
2. Quyền hạn:
- Được quyết định cho chặt hạ các hàng cây phân tán do xã tự trồng trên các tuyến đường giao thông liên xã, ấp, trên các tuyến đường đê, các cây xanh trong khuôn viên, công sở thuộc cấp quản lý của xã, phường, trừ cây cổ thụ.
- Cho mé cành nhánh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết nhằm bảo vệ cây cổ thụ trên địa bàn của xã, các cây trồng trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua, các cây trồng ở nơi đình chùa, miếu tự, nơi công cộng.
Điều 4: Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện, thị (gọi chung là cấp huyện).
1- Nhiệm vụ:
- Cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn của huyện.
- Tổng hợp lý lịch cây xanh từ cấp xã báo cáo lên (có kiểm tra đánh giá cụ thể). Biểu mẫu quản lý cây xanh gồm các mục tương tự như ở cấp xã. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong lĩnh vực quản lý cây xanh trên địa bàn của huyện.
- Hàng năm trước mùa mưa, căn cứ vào lý lịch Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) phối hợp cùng UBND cấp xã tổ chức kiểm tra tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây để đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đốn hay áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết.
- Dựa vào chỉ tiêu kế hoạch trồng cây phân tán của tỉnh giao, cấp huyện phải xây dựng kế hoạch phân giao cho từng xã và tổ chức vận động nhân dân tham gia thực hiện.
2- Quyền hạn:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho chặt hạ hoặc mé cành các cây xanh trồng trên đường tỉnh lộ, hương lộ đi qua huyện, các cây trồng ở cơ quan, trường học, khu thị trấn, thị tứ, nơi đình chùa miếu tự thuộc cấp quản lý của huyện, trừ cây cổ thụ.
Riêng địa bàn thị xã Bến Tre, quy tụ rất nhiều cây xanh cổ thụ có giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời là trung tâm kinh tế- văn hóa xã hội của tỉnh, nên Công ty Công trình đô thị thị xã tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị, tham mưu cho UBND thị xã xây dựng kế hoạch quản lý và mở rộng hệ thống cây xanh trên toàn thị xã. Tất cả các cây xanh trên địa bàn thị xã khi cần mé nhánh hay chặt hạ đều phải qua sự thẩm định, giám sát của Chi cục Kiểm lâm và được sự phê duyệt của UBND tỉnh. Công ty Công trình đô thị phải tổ chức chặt hạ đảm bảo an toàn mọi mặt, thông báo lịch chặt cho nhân dân biết, phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Điều 5: Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND tỉnh.
1- Nhiệm vụ:
- Ủy ban nhândân tỉnh quản lý toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn của tỉnh.
- Chi cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý cây xanh trên địa bàn toàn tỉnh, theo dõi tổng hợp lý lịch cây xanh của từng huyện, thị. Đồng thời thẩm định các đề nghị xử lý chặt hạ hoặc mé cành cây xanh của UBND các huyện thị và Công ty Công trình đô thị. Giúp UBND tỉnh giao chỉ tiêu trồng cây phân tán hàng năm cho các huyện, thị.
2- Quyền hạn:
- Quyết định cho chặt hạ, mé cành các cây xanh cổ thụ trồng trong nội ô thị xã, các cây ở khu di tích lịch sử, các cây trồng trên quốc lộ, tỉnh lộ, những mô hình trồng cây nhà nước đầu tư quy mô lớn.
Điều 6: Kinh phí quản lý và phát triển cây xanh:
- Kinh phí quản lý và phát triển cây xanh thực hiện trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Chính quyền các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao tinh thần bảo vệ và phát triển cây xanh. Đồng thời xây dựng kế hoạch xin hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước, để quản lý và phát triển cây xanh của địa phương mình. Mặc khác, hàng năm tỉnh sẽ hỗ trợ một số cây giống lâm nghiệp giúp các địa phương xây dựng mô hình trồng cây để phát động phong trào.
SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC NGÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
Điều 7: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý và phát triển cây xanh.
- Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTTN và Ủy ban nhân dân các cấp, hàng năm phải tổng kết đánh giá công tác quản lý và phát triển cây xanh, đồng thời xây dựng kế hoạch và vận động nhân dân tham gia trồng cây.
- Tất cả các phương án tổ chức trồng cây trên các tuyến đường giao thông như: Quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, đường phố, vỉa hè đều phải có sự tham gia ý kiến của các Ngành liên quan như: Sở Nông nghiệp và PTTN, Chi cục Kiểm lâm, Sở Xây dựng, Sở Giao thông, Điện lực, Bưu điện, Cấp thoát nước và UBND các cấp nơi triển khai trồng cây, nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ trong quy hoạch giữa các ngành, tránh trường hợp công trình sau phá vỡ công trình trước gây lãng phí.
Điểu 8: Trách nhiệm của các ngành liên quan.
- Ngành Giao thông, Điện lực, Bưu điện, Cấp thoát nước khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho ngành mình phải chú ý đến cây xanh hiện có, khi cần thiết chặt hạ phải xin ý kiến của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc chặt cây, mé cành tùy tiện ảnh hưởng đến vẽ đẹp mỹ quan chung.
- Khi đường điện đi qua gặp cành, nhánh cây va chạm, không đảm bảo an toàn cho ngành Điện thì điện lực phải báo cáo cho cơ quan quản lý cây xanh cùng phối hợp mé cày, để vừa an toàn về điện vừa tạo được cảnh quan môi trường.
- Ngành Giao thông khi cần phát hoang lề đường cũng phải quan tâm đến cây xanh, khi có yêu cầu đốn cây để an toàn giao thông cũng phải lập tờ trình lên cấp có thẩm quyền xem xét.
- Ngành giáo dục, Ngành văn hóa thông tin, Đài phát thanh truyền hình và các cơ quan ban ngành đoàn thể, thường xuyên tuyên truyền về lợi ích thiết thực của cây xanh, vận động lực lượng ngành mình và nhân dân tích cực tham gia trồng và bảo vệ cây, tạo phong trào sôi nổi rộng khắp trong dân.
- Hàng năm vào cuối mùa mưa (khoảng tháng 10 dương lịch) Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thống kê kết quả việc chăm sóc, quản lý bảo vệ và trồng mới cây xanh trên địa bàn mình để giúp cho UBND tỉnh tổng kết và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cho năm sau.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện tốt quy chế tạm thời về quản lý cây xanh trên địa bàn toàn tỉnh hoặc phát hiện những người có hành vi vi phạm những quy định của quy chế này, báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước hiện hành.
Tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm những nội dung quy định trong quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ gây thiệt hại và thẩm quyền của cơ quan Nhà nước các cấp mà áp dụng hình thức xử phạt theo quy định tại Điều 29 và Điều 23 của Nghị định số 48/CP ngày 05/05/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý Nhà nước và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Đơn vị: BIỂU LÝ LỊCH CÂY XANH Lập ngày: | Tỉnh: Huyện: Xã: |
Vị trí nơi trồng | Loài cây/số lượng | Tuổi năm (ước) | Kích thước | Tình hình sinh trưởng sâu bệnh | Đề nghị xử lý (chăm sóc, chặt tỉa) | Ghi chú | |||||||||||
Sao | Dầu | Phi Lao | Bàng | Me tây | Da | Phượng | Bồ đề | Bả đậu | Cây khác | Kính (cm) | Cao (cm) | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của chính quyền địa phương | Người lập |
- 1Quyết định 41/2007/QĐ-UBND Quy định về quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 41/2007/QĐ-UBND Quy định về quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
Quyết định 1446/2002/QĐ-UB ban hành quy chế tạm thời về quản lý và phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 1446/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/04/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Hữu Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra