Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1444/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Luật Chuyn giao công nghệ ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 1747/-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyn giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, min núi, vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định quản lý Chương trình htrợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu sgiai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 21/7/2021 của HĐND tỉnh Quy định một số nội dung và định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cáp tỉnh và cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cáp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1239/TTr-SKHCN ngày 06/9/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(KGVX), TH, KT, NNTN, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX.Tr

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Hiền

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. SỰ CẦN THIẾT

Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 ban hành tại Quyết định số 1596/QĐ-UBND ngày 01/9/2016 của UBND tỉnh (gọi tắt Chương trình) đã đạt được kết quả tích cực; đã xây dựng và triển khai 105 mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, đạt 300% chỉ tiêu kế hoạch; hình thành được 20 mô hình liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân; chuyn giao 120 lượt công nghệ tiên tiến phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương, đạt 342% chỉ tiêu kế hoạch; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng khoảng 490 kỹ thuật viên cơ sở và 10.812 lượt nông dân. Chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; cung cấp cơ sở khoa học triển khai các dự án quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định xã hội vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh ta hiện nay chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của tỉnh. Khu vực này còn nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực thấp; kinh tế - xã hội phát triển chậm; tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản thấp; tỷ lệ nghèo cao. Do vậy, giải quyết các vấn đề tồn tại của nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số cần sự tham gia của nhiều ngành, lĩnh vực, của chính quyền các cấp; một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là làm sao đưa nhanh những tiến bộ khoa học và công nghệ, thúc đẩy ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại vào thực tiễn sản xuất và đời sống để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi gn với bảo quản chế biến và tạo lập thị trường cho các sản phẩm, góp phần quan trọng ổn định an ninh, chính trị, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Vì vậy, việc tiếp tục ban hành và triển khai thực hiện “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025” là rất cần thiết, để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX.

II. MỤC TIÊU

- Phấn đấu xây dựng 25 đến 30 dự án ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có hiệu quả, có quy mô phù hợp với từng địa phương trong tỉnh, trong đó có ít nhất 30 mô hình thực hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng được ít nhất 20% mô hình liên kết ứng dụng khoa học và công nghệ theo chuỗi giá trị hàng hóa, các mô hình có quy mô sản xuất lớn, quy mô công nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến;

- Chuyển giao 35 lượt công nghệ mới, tiên tiến ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong đó có ít nhất 20% công nghệ cao;

- Đào tạo ít nhất 200 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 6.000 lượt nông dân.

III. NỘI DUNG

1. Ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ thông qua các mô hình cụ thể phù hợp với từng vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số

a) Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ phát triển và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương

- Tiến bộ khoa học và công nghệ về giống mới và công nghệ nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, giống nấm;

- Tiến bộ kỹ thuật về cơ giới hóa, kỹ thuật canh tác, quản lý sâu hại, dịch bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm;

- Quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, an toàn với môi trường; công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến;

- Công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm. Chú trọng công nghệ, thiết bị chế biến sâu, công nghệ tạo giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; công nghệ sơ chế nông - lâm - thủy sản, dược liệu cho vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số;

- Công nghệ trong logistics, công nghệ trong thương mại, chú trọng thương mại điện tử, bán sản phẩm hàng hóa và mua nguyên vật liệu, công nghệ trong quản lý sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại;

- Công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản; phân vi sinh; xử lý môi trường; phòng trừ dịch bệnh;

- Công nghệ tưới, tiêu cho các loại cây trồng, các giải pháp kỹ thuật cung cấp nước ngọt, nước sạch cho các vùng khan hiếm nước; phòng chống thiên tai, phòng cháy chữa cháy rừng;

- Quy trình, thiết bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp; công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn;

- Tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nguyên liệu, vật liệu dùng trong công nghiệp chế biến, xây dựng, dược phẩm;

- Công nghệ, thiết bị xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt; công nghệ, thiết bị đồng bộ sử dụng năng lượng tái tạo;

- Công nghệ thông tin, truyền thông để phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, thông tin thị trường cho nông dân;

- Kết hp khoa học và công nghệ tiên tiến với tri thức truyền thống trong khai thác, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, vật nuôi đặc sản của địa phương;

- Công nghệ, thiết bị phục vụ phát triển sản xuất gắn với du lịch sinh thái.

b) Xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ:

Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức quản lý, phát triển thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa có sự tham gia, liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân, trong đó doanh nghiệp là nòng cốt.

2. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ phục vụ hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số

a) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án và cán bộ chuyển giao công nghệ;

b) Đào tạo cán bộ kỹ thuật cho địa phương, tập huấn kỹ thuật cho nông dân để hình thành mạng lưới cán bộ kỹ thuật và cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp ở địa phương;

c) Thu hút cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án thuộc Chương trình.

3. Xây dựng tài liệu, dữ liệu về các tiến bộ khoa học và công nghệ, thực hiện các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

a) Xây dựng tài liệu, dữ liệu điện tử về quy trình kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng vùng, từng địa phương;

b) Phát hành các ấn phẩm (bản giấy, điện tử) về kinh nghiệm, quy trình công nghệ đã chuyển giao để phổ biến, nhân rộng kết quả của Chương trình;

c) Thực hiện các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;

d) Biên tập tài liệu bằng tiếng dân tộc phục vụ truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về vai trò và trách nhiệm của hệ thống chính trị ở địa phương đối với hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ

a) Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống;

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ;

c) Vận động các tổ chức, đơn vị cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ;

d) Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu kiến thức khoa học và công nghệ, các mô hình, quy trình kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, dự án thực hiện có hiệu quả để phổ biến, nhân rộng kết quả thực hiện Chương trình ra các địa phương.

2. Về khoa học và công nghệ

a) Lựa chọn những tiến bộ khoa học và công nghệ trong nước hoặc từ nước ngoài có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tế từng địa phương để triển khai ứng dụng, chuyển giao. Chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến cho các vùng khó khăn;

b) Lựa chọn địa bàn phù hợp, có điều kiện thuận lợi cho việc tham quan, học hỏi và nhân rộng kết quả;

c) Lựa chọn đối tượng tiếp nhận công nghệ có đủ điều kiện để triển khai ứng dụng tại địa phương;

d) Lựa chọn cách thức chuyển giao phù hợp với tính chất và loại hình công nghệ;

đ) Tăng cường hoạt động dịch vụ chuyển giao, kết nối cung - cầu công nghệ hỗ trợ các cá nhân, tổ chức xây dựng và thực hiện các dự án khoa học và công nghệ;

e) Xây dựng và phát hành các tài liệu, ấn phẩm để phổ cập kiến thức, chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ, kết quả thực hiện mô hình tại các địa phương cho vùng nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số.

3. Về nguồn nhân lực

a) Khuyến khích cán bộ khoa học tham gia công tác chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao, các doanh nghiệp tham gia Chương trình;

b) Khuyến khích cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số;

c) Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kiến thức khoa học và công nghệ cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tập huấn kỹ thuật cho nông dân, ưu tiên người trực tiếp tham gia thực hiện dự án là phụ nữ.

4. Về tổ chức quản lý

Quy chế quản lý Chương trình được áp dụng theo Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được ban hành kèm theo Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và các quy định hiện hành khác có liên quan.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành;

- Nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, nhiệm vụ khác;

- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tham gia thực hiện các dự án thuộc Chương trình và các nguồn vốn huy động hp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ chế tài chính

- Cơ chế tài chính của Chương trình được áp dụng theo Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 21/7/2021 của HĐND tỉnh quy định một số nội dung và định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các quy định về quản lý tài chính hiện hành có liên quan.

- Hàng năm, căn cứ nhu cầu chi cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình, Sở Khoa học và Công nghệ lập dự toán và cơ cấu vào nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Chương trình;

b) Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố về trình tự, thủ tục, biểu mẫu áp dụng cho Chương trình; lựa chọn tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền đề xuất đặt hàng và xây dựng các dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương;

c) Trực tiếp quản lý các dự án cấp tỉnh, cấp quốc gia ủy quyền địa phương quản lý triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh;

d) Tổ chức tổng kết 5 năm về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chương trình và báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, trên cơ sở Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự toán chi tiết đthực hiện các nhiệm vụ do Sở Khoa học và Công nghệ lập; Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ban Dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan liên quan: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất đặt hàng các dự án ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình thực hiện trên địa bàn;

b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý các dự án thuộc Chương trình triển khai thực hiện trên địa bàn;

c) Tổ chức và huy động các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình tại địa phương; lồng ghép nội dung, kinh phí các dự án thuộc Chương trình với các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác ở địa phương; chủ động tổ chức hỗ trợ đnhân rộng các công nghệ được chuyển giao có hiệu quả tại địa bàn./.