Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 144/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 1985

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN BÀN ỦI ĐIỆN YÊU CẦU KỸ THUẬT KÝ HIỆU 53 TCV 76 – 85

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
- Căn cứ Nghị định số 141-HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa;
- Căn cứ Thông tư số 488/KHKT/TT ngày 05-6-1966 của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước về xây dựng, xét duyệt, ban hành, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh;
- Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Khoa học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này, tiêu chuẩn BÀN ỦI ĐIỆN – YÊU CẦU KỸ THUẬT, ký hiệu 53 TCV 76 – 85.

Điều 2: Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể và cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.

Điều 3: Các cơ quan quản lý phải đôn đốc theo dõi kiểm tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện tốt tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối.

Điều 4: Tiêu chuẩn trên có hiệu lực từ ngày 01-5-1985 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong toàn thành phố.

Điều 5: Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện và các cơ sở có liên quan sản xuất và kinh doanh BÀN ỦI ĐIỆN trong thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Triết

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

BÀN ỦI ĐIỆN

YÊU CẦU KỸ THUẬT

53 – TCV 76 – 85

 

Cơ quan biên soạn: CHI CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TP. HỒ CHÍ MINH

Cơ quan trình duyệt: ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ quan xét duyệt và ban hành: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Quyết định ban hành: Số 144/QĐ-UB ngày 17 tháng 7 năm 1985.

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

Nhóm E

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀN ỦI ĐIỆN

YÊU CẦU KỸ THUẬT

53 TCV 76 – 85

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Có hiệu lực

Từ: ______________

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho loại bàn ủi điện tự động và loại không tự động sử dụng nguồn điện không quá 250V xoay chiều một pha 50HZ.

1- PHÂN LOẠI VÀ THÔNG SỐ CƠ BẢN:

1.1 Phân loại: Bàn ủi được phân ra hai loại:

a) Bàn ủi tự động

b) Bàn ủi không tự động.

1.2 Thông số cơ bản phải phù hợp theo quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Loại

Cộng suất danh định (W)

Điện áp danh định (V)

Khối lượng (Kg)

Tự động và không tự động

150

250

350

450

600

750

1000

110 hoặc/và 220

0,8 ± 10%

1,2 ± 10%

1,6 ± 10%

1,8 ± 10%

2,0 ± 10%

2,2 ± 10%

2,5 ± 10%

1.3 Tùy theo yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất có thể sản xuất loại bàn ủi dùng điện xoay chiều tần số 50HZ hoặc 60HZ.

2- YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1 Nhiệt độ tại tâm bàn ủi ở nấc cao nhất đối với loại tự động không vượt quá 250oC.

2.2 Nhiệt độ tối thiểu, tối đa ở tâm bàn ủi đối với loại tự động phải đạt được các giá trị ứng với các điều kiện bàn ủi như sau:

Số 1: Sợi tổng hợp          80oC – 100oC

Số 2: Lụa                        140oC – 160oC

         Nhung                    160oC – 180oC

Số 3: Bông                      180oC – 200oC

         Len                       200oC – 240oC

2.3 Nhiệt độ phải phân số đều trên bề mặt đáy bàn ủi : sai biệt giữa nhiệt độ ở điểm cao nhất và thấp nhất không quá 30oC.

2.4 Dòng điện rò chạy từ phần điện trở đến các bộ phận lân cận không vượt quá 210uA và dòng điện rò từ phần điện trở đến các phần cách điện trở kép như nắp đậy, tay cầm, công tắc v.v… không vượt quá 42,5uA.

2.5 Tất cả các chi tiết của bàn ủi bằng kim loại đều phải có bảo vệ chống rỉ.

a) Các bề mặt chính của màng sơn không được rộp, bong, tróc thành từng lớp, nứt, nhăn nhúm hoặc chảy thành vệt.

b) Các chi tiết có lớp mạ bảo vệ phải mịn, nhẵn bóng, sáng đều không có vết xước rỗ, rộp v.v… Bề dày và khả năng chống rỉ sét của lớp mạ phải đạt cấp I theo TCVN 3832 – 83. Mạ chống rỉ và trang trí.

2.6 Tay cầm bàn ủi phải làm bằng vật liệu có độ dẫn nhiệt kém và không dẫn điện. Độ tăng nhiệt của tay cầm không được quá 20oC khi nhiệt độ tâm đẩy bàn ủi được duy trì 190oC cho loại không tự động và 175oC cho loại tự động trong thời gian 30 phút.

2.7 Nhiệt độ tại tâm bàn ủi loại tự động phải phù hợp với bảng 2.

Bảng 2

Nấc số

Nhiệt dộ trung bình tại tâm bàn ủi oC

Nhiệt độ giới hạn tại tâm bàn ủi oC

Nhỏ nhất

Lớn nhất

1

2

3

95

130

175

75

105

145

115

155

205

2.8 Sai biệt nhiệt độ ở bất cứ điểm nào khác trên đáy bàn ủi so với nhiệt độ trung bình tại tâm bàn ủi tự động không quá 10oC.

2.9 Nhiệt độ trung bình tại tâm bàn ủi không tự động phải đạt nhiệt độ 190oC sau thời gian đốt nóng tối đa là 15 phút.

2.10 Sai biệt nhiệt độ ở bất cứ điểm nào khác trên đáy bàn ủi so với nhiệt độ trung bình tại tâm bàn ủi không tự động không quá 30oC.

2.11 Độ không ổn định của bộ điều khiển nhiệt độ không được quá 10%.

2.12 Độ cứng mặt đáy bàn ủi không nhỏ hơn 70HB.

2.13 Chiều dài và đường kính dây dẫn phải phù hợp với bảng 3.

Bảng 3

Loại bàn ủi

Tiết diện tối thiểu của dây dẫn mm2

Chiều dài dây dẫn m

Từ 150W đến 450W

Từ 600W đến 1000W

0,75

1,25

2,00 ± 0,05

2,00 ± 0,05

Chú thích: Chiều dài dây dẫn được tính từ đầu ra của bàn ủi đến đầu vào của phích cắm.

2.14 Dây dẫn của nguồn phải mềm mại, dễ uốn và phải phù hợp với TCVN. 2103 – 77. Dây điện bọc nhựa PVC hoặc chất lượng tốt hơn.

2.15 Đầu dây ra phải có kẹp và ống cao su đệm để dây dẫn không bị cọ sát làm hỏng cách điện và tránh lực căng kéo đứt dây bên trong.

2.16 Vị trí nối dây: Phải đặt ở vị trí nơi có nhiệt độ càng thấp càng tốt.

- Trong trường hợp dây nguồn gắn dính vào thân: chỗ nối dây phải tách biệt hai dây với nhau và phải có giấy bọc cách điện và cách nhiệt.

- Trong trường hợp dùng bộ phận nối. Cấu trúc của bộ phận nối phải chắc chắn để lực kéo không ảnh hưởng tới điểm nối.

2.17 Phích cắm điện phải phù hợp với TCVN 2047 – 77. Ổ và phích cắm 1 pha.

2.18 Cấu trúc bàn ủi cần phải bảo đảm không bị cháy dây khi sử dụng, khi để nguội, khi nghỉ hoặc cần có chỗ cắm và rút dây ra dễ dàng.

2.19 Thanh bàn ủi làm bằng sắt hoặc các kim loại khác phải che kín bộ phận tản nhiệt và phải có lớp mạ trang trí và bảo vệ phù hợp với điều 2.6

2.20 Bề mặt bàn ủi phải bằng phẳng. Gia công mạ phải chống được rỉ khi duy trì trong 30 phút để nhiệt độ ở tâm bàn ủi 250oC (cho loai tự động) và 290oC (cho loại không tự động) lớp mạ phải không bong tróc.

2.21 Đối với tay cầm có sơn bảo vệ phải không bị bong tróc, không phồng rộp khi duy trì nhiệt độ tâm đấy bàn ủi ở 250oC trong 30 phút (đối với loại tự động) và 290oC trong 30 phút (đối với loại không tự động).

2.22 Bàn ủi phải có đèn báo khi có điện.

2.23 Cấu trúc của bàn ủi phải thuận tiện khi tháo ráp, sửa chữa.

2.24 Tất cả ốc vít phải phù hợp với TCVN 1917 – 76. Ren cấp chính xác.

2.25 Công suất tiêu thụ phải đúng quy định ở bảng 4.

Loại bàn ủi

Dung sai %

Từ 150W đến 600W

Từ 700W đến 1000W

± 10

± 3

2.26 Độ tăng nhiệt của các bộ phận không vượt quá trị số quy định trong bảng 5.

2.27 Cách điện: Bàn ủi phải có tính chống ẩm và cách điện tốt, lớp cách điện phải chịu được 1000V xoay chiều tần số 50HZ trong 1 phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.28 Điện trợ cách điện: Điện trở cách điện ở trạng thái nguội không nhỏ hơn 10MΩ

2.29 Dây diện trở phải chế tạo bằng hợp kim nicken – crôm có thành phần nicken tối thiểu 65% thành phần crôm tối thiểu 15%.

2.30 Độ bền cơ học: Bàn ủi được để rơi tự do 1000 lần, tần số 5 lần trong 1 phút ở độ cao 40mm xuống tấm để thép dày 15cm, trọng lượng nhỏ hơn 15 kg.

Sau khi thử nghiệm, bàn ủi phải vẫn giữ được tính năng kỹ thuật.

Bảng 5

Các bộ phận

Độ tăng nhiệt oC

1. Tay cầm (phần tâm trên mặt)

Vật liệu A: 20

Vật liệu B: 15

2. Bộ phận điều chỉnh (công tắc)

Vật liệu A: 40

Vật liệu B: 30

3. Dây dẫn điện (chỗ gần tâm bàn ủi)

60

4. Phích cắm điện

45

5. Các cực nối từ dây dẫn điện vào điện trở bàn ủi

80

6. Để, bệ (để đặt bàn ủi trong khi ngưng ủi)

65: cho tất cả kim loại

75: cho đế gỗ

Chú thích: Vật liệu A: dẫn nhiệt kém như gỗ, nhựa ép, cao su.

Vật liệu B: dẫn nhiệt tốt như: sành sứ, kim loại.

2.31 Bàn ủi phải chịu được rơi tự do 5 lần từ độ cao 250mm xuống tấm gỗ cứng có chiều dày 150mm sau khi thử nghiệm bàn ủi không bị bể, không hư hỏng và vẫn giữ được tính năng kỹ thuật.

2.32 Công tắc: Công tắc dùng cho bàn ủi phải đúng các yêu cầu sau đây: Công tắc phải phù hợp với TCVN 1834 – 76.

Công tắc hay có chất lượng tốt hơn và phải có tính tách nhiệt thích hợp cho sử dụng. Trạng thái đóng và mở phải chỉ rõ ràng.

2.33 Bộ điều chỉnh nhiệt độ tự động phải đạt các yêu cầu sau:

2.33.1 Có cấu trúc chắc chắn trong khi hoạt động và không cho khả năng gây ra dòng điện liên tục.

2.33.2 Những nấc điều chỉnh nhiệt độ phải chỉ rõ nhiệt độ cao và thấp và có cấu trúc để điều chỉnh, đáng tin cậy.

2.34 Bàn ủi phải được bảo vệ tránh điện giật, cơ cấu bảo vệ các chi tiết mang điện phải chế tạo để không tháo ra dễ dàng và không dễ dàng chạm vào phần kim loại bên ngoài.

2.35 Bàn ủi phải chịu được thử quá điện áp bằng 130% điện áp định mức trong 5 phút, không bị hư hỏng.

3- PHƯƠNG PHÁP THỬ

Áp dụng theo 53TCV 79-85.

4- GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

4.1 Mỗi bàn ủi khi xuất xưởng phải có nhãn, trên có ghi đầy đủ, rõ ràng các đề mục sau:

a) Tên cơ sở sản xuất hoặc ký hiệu thương phẩm.

b) Tên sản phẩm ký hiệu và quy cách.

c) Điện áp định mức.

d) Công suất tiêu thụ của bàn ủi.

e) Tên và số hiệu Tiêu chuẩn.

4.2 Bàn ủi được đặt trong hộp bìa cứng, trong hộp có kèm theo phiếu chứng nhận phẩm chất; bản thuyết minh hướng dẫn sử dụng và bảo quản; mặt ngoài hộp có ghi nhãn theo quy định trong điều 4.1 và tên gọi, quy cách của sản phẩm.

4.3 Cho phép vận chuyển trong thành phố không nhất thiết phải đóng hòm, vận chuyển ra ngoài thành phố phải đóng hòm. Trên mỗi hòm dùng sơn hoặc mực không phải ghi rõ các mục sau:

a) Các quy định trong điều 4.1.

b) Số lượng sản phẩm.

c) Tên người hoặc đơn vị và địa chỉ nơi nhận hàng.

d) Khối lượng thô của hòm (kg)

e) Kích thước ngoài của hòm: dài x rộng x cao (cm).

f) Các ký hiệu cần chú ý như dễ vỡ, tránh nước, chiều quay lên v.v…

g) Ngày đóng hòm.

4.4 Bàn ủi được bảo quản trong kho thoáng, khô ráo không có bụi và các chất ăn mòn.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 144/QĐ-UB năm 1985 ban hành tiêu chuẩn bàn ủi điện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 144/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/07/1985
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Văn Triết
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/05/1985
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản