- 1Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 518/QĐ-UBND năm 2019 về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
- 4Thông tư 03/2023/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 35/2021/TT-BTC quy định về cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND về quy định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1431/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 12 tháng 7 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030”;
Căn cứ Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh quy định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 21/TTr-KHCN ngày 23 tháng 5 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Kế hoạch số 431/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 12 tháng 07 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030”;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh quy định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh sửa đổi, ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:
Phần 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2013-2022
Trong giai đoạn 2013-2022, tỉnh Tây Ninh triển khai thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp” theo tinh thần Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010[1] và Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ[2] với mục tiêu: tạo dựng và nâng cao nhận thức về năng suất, chất lượng sản phẩm và hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan, ban, ngành có liên quan và cộng đồng trong tỉnh. Bước đầu hình thành phong trào năng suất, chất lượng của tỉnh và thực hiện sâu rộng các nội dung cải tiến năng suất chất lượng của các doanh nghiệp; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Qua nhiều năm triển khai Chương trình, thông qua hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo và tập huấn về năng suất và chất lượng[3] đã góp phần nâng cao nhận thức và năng lực cho các hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, việc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa[4],... đã giúp doanh nghiệp bước đầu tiếp cận được các mô hình quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn với chi phí sản xuất thấp, giá thành cạnh tranh, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế nói chung và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng. Cụ thể: tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP của tỉnh tiếp tục tăng dần qua các năm (từ năm 2011- 2020)[5].
Ngoài ra, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia[6] bước đầu đã tạo động lực, tinh thần phấn khởi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào phong trào năng suất chất lượng của địa phương.
Bên cạnh thuận lợi, cũng tồn tại một số khó khăn sau: đa số các doanh nghiệp của tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ nên phần lớn dây chuyền sản xuất là thủ công với khả năng tài chính, trình độ quản lý còn thấp; việc nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết phải áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý tiên tiến/công cụ cải tiến năng suất chất lượng; chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh nghiệp thiếu thông tin về công nghệ, dịch vụ tư vấn lựa chọn công nghệ, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ, nguồn lực tài chính còn hạn chế. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp còn thấp so với yêu cầu phát triển; chất lượng của một số sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh thị trường chưa cao...
Để tiếp tục Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong giai đoạn 2023 - 2030, UBND tỉnh Tây Ninh triển khai thực hiện những nội dung như sau:
Phần 2
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2023-2030
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến... góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng của doanh nghiệp gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và phát triển bền vững, bảo đảm các quy định pháp luật về an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn thông tin, và trách nhiệm xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2023-2025
a) Tổ chức 02 đợt hội thảo, hội nghị tuyên truyền phổ biến và 02 khóa đào tạo về các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý chức năng trong tỉnh có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường kiến thức về năng suất, chất lượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý; công cụ cải tiến năng suất chất lượng; công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh
b1) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và chứng nhận (nếu có) ít nhất 15 lượt các hệ thống quản lý và ít nhất 06 lượt các công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho các nội dung sau:
- Áp dụng và chứng nhận (nếu có) các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công; năng suất xanh; năng suất bền vững);
- Áp dụng và chứng nhận (nếu có) thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;
- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp.
b2) Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận ít nhất 09 lượt sản phẩm, hàng hóa; áp dụng và chứng nhận ít nhất 05 lượt hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
Ghi chú: căn cứ vào tình hình thực tế có thể phê duyệt số lượng nội dung hỗ trợ nhiều hơn hoặc ít hơn so với chỉ tiêu Kế hoạch đề ra.
2.2. Giai đoạn 2026-2030
a) Tổ chức 04 đợt hội thảo, hội nghị tuyên truyền phổ biến và 04 khóa đào tạo về các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý chức năng trong tỉnh có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường kiến thức về năng suất, chất lượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý; công cụ cải tiến năng suất chất lượng; công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh
b1) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và chứng nhận (nếu có) ít nhất 25 lượt các hệ thống quản lý và ít nhất 12 lượt các công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho các nội dung sau:
- Áp dụng và chứng nhận (nếu có) các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công; năng suất xanh; năng suất bền vững);
- Áp dụng và chứng nhận (nếu có) thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;
- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp.
b2) Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận ít nhất 17 lượt sản phẩm, hàng hóa; áp dụng và chứng nhận ít nhất 09 lượt hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
Ghi chú: căn cứ vào tình hình thực tế có thể phê duyệt số lượng nội dung hỗ trợ nhiều hơn hoặc ít hơn so với chỉ tiêu Kế hoạch đề ra.
c) Tính toán mức đóng góp các chỉ tiêu (Năng suất lao động, Năng suất vốn, Năng suất các yếu tố tổng hợp-TFP) ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ HOẠCH
Áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế (trừ doanh nghiệp FDI) có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh (như bột mì, đường, giầy, quần áo, vỏ ruột xe, gạch, xi măng,...), sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP (chi tiết Phụ lục I, II kèm theo).
1. Tăng cường công tác thông tin truyền thông về năng suất, chất lượng
- Thông tin tuyên truyền các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... lên website, báo, đài, bản tin, tờ rơi, phóng sự ngắn, phát hành văn bản...
- Tổ chức hội thảo, hội nghị tuyên truyền phổ biến có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý chức năng trong tỉnh có liên quan.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch.
2. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
- Tổ chức đào tạo về các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý chức năng trong tỉnh có liên quan.
- Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung có liên quan đến năng suất và chất lượng trong và ngoài tỉnh cho công chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm phục vụ hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị tư vấn và doanh nghiệp.
- Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã áp dụng thành công các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng nhằm tuyên truyền quảng bá hiệu quả áp dụng các nội dung cải tiến năng suất chất lượng để vận động các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Kế hoạch.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý; công cụ cải tiến năng suất chất lượng; công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh
3.1. Các nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nếu có) các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công, năng suất xanh, năng suất bền vững)[7];
b) Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nếu có) thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;
c) Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp;
d) Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ hỗ trợ quy định tại điểm 1 khoản này được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các quy định hiện hành của địa phương; thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
3.3. Lồng ghép các nội dung về năng suất với các đề án, nhiệm vụ của các chương trình khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh bao gồm: Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Chương trình đổi mới công nghệ; Chương trình phát triển công nghệ cao; Chương trình phát triển sản phẩm; Chương trình phát triển thị trường khoa học, công nghệ và các chương trình khoa học, công nghệ khác,..., góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh khi đưa vào áp dụng tại doanh nghiệp[8].
4. Tính toán mức độ đóng góp của các chỉ tiêu tổng hợp ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh
Tính toán mức đóng góp các chỉ tiêu (Năng suất lao động, Năng suất vốn, Năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP) ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh theo 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 2021-2025 sẽ thực hiện vào năm 2026;
- Giai đoạn 2026-2030 sẽ gia hạn thực hiện vào cuối năm 2031.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
- Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ các nguồn: Ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao theo kế hoạch lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.
- Nguồn kinh phí: từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí
- Giao Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ, chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, nội dung, kinh phí, đơn vị được hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng và tổ chức triển khai các nội dung theo Kế hoạch và theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Dự kiến kinh phí theo Kế hoạch là mức kinh phí tối đa, dựa trên cơ sở dự toán ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ phân bổ hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ chủ động cân đối bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ theo hướng ưu tiên các nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết phù hợp với tình hình thực tế.
- Nội dung chi, mức chi cho các nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện theo Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh quy định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030 và các quy định về tài chính hiện hành có liên quan. Trong trường hợp các văn bản áp dụng được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản hiện hành.
3. Kinh phí thực hiện
- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch là: 7.430.000.000 đồng (Bảy tỷ, bốn trăm ba mươi triệu đồng). Trong đó:
+ Kinh phí giai đoạn 2023-2025 là 2.455.000.000 đồng (Hai tỷ, bốn trăm năm mươi lăm triệu đồng (chi tiết Phụ lục III kèm theo).
+ Kinh phí giai đoạn 2026-2030 là 4.975.000.000 đồng (Bốn tỷ, chỉn trăm bảy mươi lăm triệu đồng) (chi tiết Phụ lục IV kèm theo).
- Kinh phí dự trù tính theo ước lượng, hàng năm căn cứ tình hình thực tế doanh nghiệp tham gia các nội dung hỗ trợ sẽ xây dựng kế hoạch kinh phí cụ thể chi tiết.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
1.1. Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch đạt hiệu quả.
1.2. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan:
- Hàng năm xây dựng Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành;
- Thông báo, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tuyển chọn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia các nội dung hỗ trợ của Kế hoạch.
1.3. Phối hợp Cục Thống kê thực hiện tính toán mức đóng góp các chỉ tiêu (Năng suất lao động, Năng suất vốn, Năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP) ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh giai đoạn 2021- 2025, 2026-2030.
1.4. Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả triển khai Kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh
- Chủ trì và phối hợp các đơn vị có liên quan tính toán mức đóng góp các chỉ tiêu (Năng suất lao động, Năng suất vốn. Năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP) ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh theo giai đoạn 2021-2025, 2026-2030.
- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao của Kế hoạch, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết từ nguồn ngân sách đã cấp cho đơn vị để triển khai thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
4. Sở Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng)
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng hướng dẫn khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030 (trong hội nghị sơ kết, tổng kết).
5. Các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo phân công trách nhiệm quản lý sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh (tại Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 01/3/2019 và Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 518/QĐ-UBND) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan: thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách hỗ trợ về năng suất và chất lượng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ngành quản lý; tham gia ý kiến đề xuất, xây dựng, các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng.
- Vận động, hướng dẫn, lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp thuộc ngành quản lý tham gia các nội dung hỗ trợ về năng suất và chất lượng.
6. Các Hội, hiệp hội doanh nghiệp; Liên minh hợp tác xã
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, giới thiệu, vận động doanh nghiệp, hội viên tham gia Kế hoạch; tham gia ý kiến đề xuất, xây dựng, các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng.
- Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp, hội viên.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm theo khoản 3,5 Mục V của Kế hoạch này xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được giao. Định kỳ trước ngày 20/11 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC I
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2023-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
TT | Nội dung | Trách nhiệm | ĐVT | Chỉ tiêu | Năm | Ghi chú | ||
2023 | 2024 | 2025 | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (8) | (9) | (11) | (17) |
I | Tăng cường công tác thông tin truyền thông về năng suất, chất lượng | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ; - Phối hợp: Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hội DN, các DN trên địa bàn tỉnh; các tổ chức tư vấn, đào tạo,... |
|
|
|
|
|
|
1 | Đăng báo, tờ rơi, phóng sự,... để thông tin tuyên truyền các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... |
| Lần | 1 | 1 | 0 | 0 |
|
2 | Hội nghị phổ biến các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật;... |
| Lần | 2 | 1 | 1 | 0 |
|
3 | Tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung có liên quan đến năng suất và chất lượng trong và ngoài tỉnh. |
| Lần | 6 | 2 | 2 | 2 |
|
4 | Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch. |
| Lần | 1 |
|
| 1 |
|
II | Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ; - Phối hợp: Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hội DN, các DN trên địa bàn tỉnh, các tổ chức tư vấn, đào tạo,... |
|
|
|
|
|
|
1 | Tổ chức đào tạo về các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý chức năng trong tỉnh có liên quan. |
| Lần | 2 | 1 | 1 | 0 |
|
2 | Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn các kiến thức chuyên sâu các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho công chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm phục vụ hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị tư vấn và doanh nghiệp (02 đợt/năm, mỗi đợt 2-3 người). |
| Lần | 6 | 2 | 2 | 2 |
|
3 | Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã áp dụng thành công các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng nhằm tuyên truyền quảng bá hiệu quả áp dụng các nội dung cải tiến năng suất chất lượng để vận động các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Kế hoạch. |
| Lần | 1 | 1 |
|
|
|
III | Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ; - Phối hợp: Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hội DN, các DN trên địa bàn tỉnh; các tổ chức tư vấn, đào tạo,... |
|
|
|
|
|
|
1 | - Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nếu có) các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công, năng suất xanh, năng suất bền vững). |
| Hệ thống | 15 | 5 | 5 | 5 |
|
| Công cụ | 6 | 2 | 2 | 2 |
| ||
| - Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nếu có) thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; - Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp. |
|
|
|
|
|
|
|
2 | - Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa. |
| Sản phẩm | 9 | 4 | 3 | 2 |
|
- Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. |
| Hệ thống | 5 | 2 | 2 | 1 |
| |
IV | Hoạt động quản lý và các hoạt động chung khác | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ. |
|
|
|
|
|
|
1 | Chi tư vấn xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các nhiệm vụ; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan thường trực hoặc đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức hội thảo khoa học... |
| Năm | 3 | 1 | 1 | 1 |
|
2 | Hoạt động nghiệp vụ khác: tài liệu, báo cáo, văn phòng phẩm, chi khác... |
| Năm | 3 | 1 | 1 | 1 |
|
PHỤ LỤC II
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2026-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
TT | Nội dung | Trách nhiệm | ĐVT | Chỉ tiêu |
|
| Năm |
|
| Ghi chú |
2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
I | Tăng cường công tác thông tin truyền thông về năng suất, chất lượng | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ; - Phối hợp: Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hội DN, các DN trên địa bàn tỉnh; các tổ chức tư vấn, đào tạo,... |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đăng báo, tờ rơi, phóng sự,... để thông tin tuyên truyền các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... |
| Lần | 3 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 |
|
2 | Hội nghị phổ biến các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật;... |
| Lần | 4 | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 |
|
3 | Tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung có liên quan đến năng suất và chất lượng trong và ngoài tỉnh. |
| Lần | 10 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
|
4 | Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch. |
| Lần | 1 |
|
|
|
| 1 |
|
II | Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ; - Phối hợp: Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hội DN, các DN trên địa bàn tỉnh, các tổ chức tư vấn, đào tạo,... |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tổ chức đào tạo về các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý chức năng trong tỉnh có liên quan. |
| Lần | 4 | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 |
|
2 | Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn các kiến thức chuyên sâu các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho công chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm phục vụ hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị tư vấn và doanh nghiệp (02 đợt/năm, mỗi đợt 2-3 người). |
| Lần | 10 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
|
3 | Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã áp dụng thành công các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng nhằm tuyên truyền quảng bá hiệu quả áp dụng các nội dung cải tiến năng suất chất lượng để vận động các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Kế hoạch. |
| Lần | 1 |
|
|
| 1 |
|
|
III | Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ; - Phối hợp: Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hội DN, các DN trên địa bàn tỉnh; các tổ chức tư vấn, đào tạo,... |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | - Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nêu có) các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công năng suất xanh, năng suất bền vững). |
| Hệ thống | 25 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 |
|
- Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nếu có) thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; - Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp. |
| Công cụ | 12 | 3 | 3 | 2 | 2 | 2 |
| |
2 | - Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm hàng hóa. |
| Sản phẩm | 17 | 4 | 4 | 4 | 3 | 2 |
|
- Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. |
| Hệ thống | 9 | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 |
| |
IV | Tính toán mức độ đóng góp của các chỉ tiêu tổng hợp ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh | - Chủ trì: Cục Thống kê; - Phối hợp: các sở, ngành và DN có liên quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tính toán mức đóng góp các chỉ tiêu (Năng suất lao động, Năng suất vốn, Năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP) ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh (theo giai đoạn 2021-2025, 2026-2030) |
| Lần | 2 | 1 |
|
|
| 1 | Giai đoạn 2026-2030 sẽ gia hạn thực hiện vào cuối năm 2031 |
V | Hoạt động quản lý và các hoạt động chung khác | - Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chi tư vấn xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các nhiệm vụ; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ; tổ chức các nhiệm vụ đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức hội thảo khoa học... |
| Năm | 5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
|
2 | Hoạt động nghiệp vụ khác: tài liệu, báo cáo, văn phòng phẩm, chi khác |
| Năm | 5 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
PHỤ LỤC III
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2023-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Số TT | Nội dung | Đvt | Số lượng | Đơn giá |
| Tổng | Ghi chú | ||
2023 | 2024 | 2025 | (triệu đồng) | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (8) | (9) | (10) | (16) | (17) |
I | Tăng cường công tác thông tin truyền thông về năng suất, chất lượng |
|
|
| 60 | 45 | 60 | 165 |
|
1 | Đăng báo, tờ rơi, phóng sự,... để thông tin tuyên truyền các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... | Lần | 1 | 15/lần | 15 | 0 | 0 | 15 |
|
2 | Hội nghị phổ biến các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... | Lần | 2 | 25/lần | 25 | 25 | 0 | 50 |
|
3 | Tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung có liên quan đến năng suất và chất lượng, giải thưởng chất lượng quốc gia trong và ngoài tỉnh (02 đợt năm, mỗi đợt từ 2-3 người). | Lần | 6 | 10/lần | 20 | 20 | 20 | 60 |
|
4 | Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch. | Lần | 1 | 40/lần | 0 | 0 | 40 | 40 |
|
II | Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng |
|
|
| 200 | 160 | 60 | 420 |
|
1 | Tổ chức đào tạo về các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý chức năng trong tỉnh có liên quan. | Lần | 2 | 100/lần | 100 | 100 | 0 | 200 |
|
2 | Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn các kiến thức chuyên sâu các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... cho công chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm phục vụ hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị tư vấn và doanh nghiệp (02 đợt/năm, mỗi đạt 2-3 người). | Lần | 6 | 30/lần | 60 | 60 | 60 | 180 |
|
3 | Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã áp dụng thành công các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng nhằm tuyên truyền quảng bá hiệu quả áp dụng các nội dung cải tiến năng suất chất lượng để vận động các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Kế hoạch. | Lần | 1 | 40/lần | 40 | 0 | 0 | 40 |
|
III | Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh |
|
|
| 610 | 580 | 500 | 1690 |
|
1 | - Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nếu có) các hệ thống quản lý công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng lĩnh vực tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công năng suất xanh, năng suất bền vững). - Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận (nếu có) thực hành nông nghiệp (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; - Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp. | Hệ thống | 15 | 50/HT | 250 | 250 | 250 | 750 |
|
Công cụ | 6 | 70/CC | 140 | 140 | 140 | 420 |
| ||
2 | Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa. | Sản phẩm | 9 | 30/SP | 120 | 90 | 60 | 270 |
|
Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. | Hệ thống | 5 | 50/HT | 100 | 100 | 50 | 250 |
| |
IV | Hoạt động quản lý và các hoạt động chung khác |
|
|
| 60 | 60 | 60 | 180 |
|
1 | Chi tư vấn xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các nhiệm vụ; kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan thường trực hoặc đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức hội thảo khoa học... | Năm | 3 | 50/ Năm | 50 | 50 | 50 | 150 |
|
2 | Hoạt động nghiệp vụ khác: tài liệu, báo cáo, văn phòng phẩm, chi khác... | Năm | 3 | 10/Năm | 10 | 10 | 10 | 30 |
|
| Tổng cộng |
|
|
| 930 | 845 | 680 | 2455 |
|
| Bằng chữ: Hai tỷ, bốn trăm năm mươi lăm triệu đồng |
Lưu ý: Kinh phí dự trù tính theo ước lượng, hàng năm căn cứ tình hình thực tế doanh nghiệp tham gia các nội dung hỗ trợ sẽ xây dựng kế hoạch kinh phí cụ thể.
PHỤ LỤC IV
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2026-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Số TT | Nội dung | Đvt | Số lượng | Đơn giá |
|
|
|
|
| Tổng | Ghi chú |
2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 | (triệu đồng) | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
I | Tăng cường công tác thông tin truyền thông về năng suất, chất lượng |
|
|
| 60 | 60 | 60 | 45 | 60 | 285 |
|
1 | Đăng báo, tờ rơi, phóng sự,... để thông tin tuyên truyền các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... | Lần | 3 | 15/lần | 15 | 15 | 15 | 0 | 0 | 45 |
|
2 | Hội nghị phổ biến các nội dung có liên quan đến năng suất, chất lượng; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật,... | Lần | 4 | 25/lần | 25 | 25 | 25 | 25 | 0 | 100 |
|
3 | Tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung có liên quan đến năng suất và chất lượng, giải thưởng chất lượng quốc gia trong và ngoài tỉnh (02 đợt năm, mỗi đợt từ 2-3 người). | Lần | 10 | 10/lần | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 100 |
|
4 | Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch. | Lần | 1 | 40/lần | 0 | 0 | 0 | 0 | 40 | 40 |
|
| .................................. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | - Hỗ trợ áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. | Hệ thống | 9 | 50/HT | 100 | 100 | 100 | 100 | 50 | 450 |
|
IV | Tính toán mức độ đóng góp của các chỉ tiêu tổng hợp ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh |
|
|
| 300 | 0 | 0 | 0 | 300 | 600 |
|
1 | Kinh phí tính toán mức đóng góp các chỉ tiêu (Năng suất lao động, Năng suất vốn, Năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP) ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh (theo 02 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030) | Lần | 2 | 300/lần | 300 | 0 | 0 | 0 | 300 | 600 | Giai đoạn 2026-2030 sẽ gia hạn thực hiện vào cuối năm 2031 |
V | Hoạt động quản lý và các hoạt động chung khác |
|
|
| 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 300 |
|
1 | Chi tư vấn xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các nhiệm vụ; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan thường trực hoặc đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức hội thảo khoa học... | Năm | 8 | 50/ Năm | 50 | 50 | 50 | 50 | 50 | 250 |
|
2 | Hoạt động nghiệp vụ khác: tài liệu, báo cáo, văn phòng phẩm, chi khác... | Năm | 8 | 10/Năm | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 50 |
|
| Tổng cộng |
|
|
| 1260 | 960 | 890 | 885 | 980 | 4975 |
|
Bằng chữ : Bốn tỷ, chín trăm bảy mươi lăm triệu đồng |
Lưu ý: Kinh phí dự trù tính theo ước lượng, hàng năm căn cứ tình hình thực tế doanh nghiệp tham gia các nội dung hỗ trợ sẽ xây dựng kế hoạch kinh phí cụ thể.
[1] Cụ thể hóa thành Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 21/3/2013 và Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của UBND tỉnh
[2] Cụ thể hóa thành Kế hoạch số 431/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh
[3] Tổ chức 11 cuộc hội nghị/ hội thảo, 11 lớp đào tạo về năng suất và chất lượng.
[4] Hỗ trợ 40 lượt tổ chức, doanh nghiệp với tổng kinh phí là 1.934.000.000 đồng.
[5] Giai đoạn 2011-2015: năng suất lao động tổng hợp chung của Tây Ninh tăng được 6,75%; tốc độ tăng TFP của Tây Ninh đạt 2,28%; tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP là 30,62%. Giai đoạn 2016-2020: Năng suất lao động tăng 6,34%/năm, tốc độ tăng khá cao so với bình quân của toàn quốc; tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của tỉnh đạt gần 2,64% tương ứng với tỷ phần đóng góp tăng GRDP là 36,69%.
[6] Hỗ trợ 16 lượt doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia.
[7] Lồng ghép nhiệm vụ, giải pháp tại gạch đầu dòng thứ 4 của điểm a khoản 2 Mục II, Quyết định số 36/QĐ-TTg.
[8] Lồng ghép nhiệm vụ, giải pháp tại điểm a khoản 3 Mục II, Quyết định số 36/QĐ-TTg.
- 1Kế hoạch 431/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Kế hoạch 8368/KH-UBND năm 2023 hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024
- 3Nghị quyết 11/2023/NQ-HĐND về Quy định mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030
- 4Quyết định 37/2023/QĐ-UBND về Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030
- 1Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 518/QĐ-UBND năm 2019 về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
- 6Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 35/2021/TT-BTC quy định về cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 03/2023/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND về quy định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 11Kế hoạch 8368/KH-UBND năm 2023 hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024
- 12Nghị quyết 11/2023/NQ-HĐND về Quy định mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030
- 13Quyết định 37/2023/QĐ-UBND về Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030
Quyết định 1431/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Số hiệu: 1431/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Võ Đức Trong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết