- 1Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 1806/QĐ-MTg năm 1994 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2000/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 29 tháng 12 năm 2000 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi)ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
- Căn cứ pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995 và Nghị định 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Đà Nẵng tại công văn số 519/TT-SKCM ngày 22 tháng 11 năm 2000,
QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận : | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 142/2000/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2000 của UBND thành phố Đà Nẵng )
Quy định này không đi vào chi tiết các quy định của chuyên ngành khác liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng
Điều 2: Quy định này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục A. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1-Tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường;
2-Xây dựng, theo dõi và báo cáo UBND thành phố về việc thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường trên địa bàn thành phố;
3-Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và của HĐND, UBND thành phố về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, hướng dẫn các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;
4-Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường thành phố hàng năm, dự báo diễn biến môi trường; định kỳ báo cáo UBND thành phố về tình hình và diễn biến chất lượng môi trường thành phố;
5-Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có ảnh hưởng đến môi trường (sau đây viết tắt là thẩm định báo cáo ĐTM) theo quy định hiện hành;
6-Cấp và thu hồi các loại giấy phép về môi trường theo thẩm quyền;
7-Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về Bảo vệ môi trường ;
8-Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Bảo vệ môi trường ; giải quyết khiếu nại tố cáo về Bảo vệ môi trường ; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
9-Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
1-Xây dựng, trình UBND thành phố ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các vănbản về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành phụ trách phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường ;
2-Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược ,kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành;
3-Chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động về bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành và các sở trực thuộc;
4-Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền được giao; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
5-Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về bảo vệ môi trường;
6-Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND thành phố về tình hình môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành.
Điều 8: Ngoài các trách nhiệm được quy định tại điều 7, các sở sau đây còn có trách nhiệm:
1-Sở xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch đô thị gắn với bảo vệ môi trường và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt;
2-Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm về quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; xây dựng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản;
3-Sở Y tế chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh lao động; phối hợp với Sở KHCNMT chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế, chất thải phóng xạ;
4-Sở Thủy sản - Nông lâm chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển rừng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường vùng nước ven bờ và môi trường các cơ sở nuôi trồng thủy sản; quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi; kiểm tra, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, thực hiện chương trình nước sinh hoạt nông thôn; quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; quản lý các cơ sở chăn nuôi giết mổ động vật, nơi mua bán động vât và sản phẩm động vật, các cơ sở chế biến thủy sản và dịch vụ thủy sản.
5-Sở Giao thông - Công chính chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các phương tiện giao thông đường bộ; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải rắn; quản lý hệ thống cống thoát và xử lý nước thải đô thị;
6-Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về giáo dục môi trường trong trường học ở các bậc học;
7-Sở Du lịch chịu trách nhiệm về quản lý môi trường tại các khu du lịch, bãi biển du lịch;
8-Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch, dự án về bảo vệ môi trường; đảm bảo kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được xét duyệt; nghiên cứu đề xuất các chính sách đầu tư và biện pháp đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường;
9-Sở Tài chính - Vật giá chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách theo dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường;
10-Công an thành phố chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy; điều tra các tội phạm về môi trường; phối hợp với Sở Giao thông - Công chính kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các phương tiện giao thông;
11-Bộ chỉ huy quân sự thành phố chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường tại các khu vực do quân đội quản lý; kiêm tra, phát hiện xử lý chất độc hóa học do chiến tranh để lại;
12-Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường; biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích trong bảo vệ môi trường; phản ánh các sự việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;
Điều 9: Các Sở có trách nhiệm phối hợp với Sở KHCNMT để tiến hành các công tác sau đây:
1-Điều tra, quan trắc, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường trong phạm vi ngành;
2-Xây dựng trình UBND thành phố và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong phạm vi ngành, phướng án ứng cứu sự cố tràn dầu;
3-Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành.
1-Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
2-Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành về bảo vệ môi trường;
3-Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành để triển khai công tác vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển cây xanh, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;
4-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
5-Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường;
6-Theo dõi, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình môi trường tại địa phương với UBND thành phố và Sở KHCNMT.
1-Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; hỗ trợ các cơ quan Nhà nước thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường triển khai trên địa bàn;
2-Có kế hoạch, biện pháp quản lý vệ sinh môi trường; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; cải thiện môi trường; phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường;
3-Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ môi trường ; tổ chức các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường tại địa phương;
4-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
5-Định kỳ 6 tháng và đột xuất cung cấp thông tin về diễn biến môi trường tại địa phương cho UBND quận, huyện.
1-Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề;
2-Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp liên quan đến bảo đảm việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt;
3-Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp;
4-Theo dõi và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình môi trường tại các khu công nghiệp cho UBND thành phố và Sở KHCNMT;
5-Tham gia, phối hợp với Sở KHCNMT và các cơ quan chức năng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;
6-Kiến nghị với UBND thành phố và Bộ KHCNMT về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
1-Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;
2-Tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quan và trong hội viên của đoàn thể thuộc mình quản lý.
2-Ở các Sở phải có cán bộ quản lý môi trường chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tuỳ theo tính chất hoạt động của mỗi Sở để giúp Thủ trưởng thực hiện việc quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành theo thẩm quyền được giao;
3-Các công ty, nhà máy, xí nghiệp phải có bộ phận quản lý việc xử lý chất thải, quan trắc ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của đơn vị mình đối với môi trường.
Mục B. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1-Các quy hoạch xây dựng (gồm quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị); các quy hoạch phát triển ngành, địa phương; các quy hoạch khu dân cư và các quy hoạch khác có ảnh hưởng đến môi trường;
2-Các dự án mới; các dự án thay đổi địa điểm, thay đổi quy mô và nội dung hoạt động của cơ sở hiện có;
3-Các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ hoạt động trước ngày quy định này có hiệu lực nhưng chưa lập các thủ tục về môi trường theo quy định.
Điều 17: Nội dung của báo cáo ĐTM đối với các đối tượng nêu tại Điều 16 như sau:
1-Các đối tượng thuộc khoản 1 điều 16 phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm 2 bước: trong giai đoạn nghiên cứu khả thi bước 1 lập giải trình các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường theo nội dung tại phụ lục 1 kèm theo Quy định này; bước 2 lập báo cáo ĐTM ( theo mẫu tại phụ lục 2) khi xin phê chuẩn của cấp có thẩm quyền.
2-Các đối tượng thuộc khoản 2 Điều 16 phải lập báo cáo ĐTM tuỳ theo loại dự án, cụ thể như sau:
a)Các dự án loại I nằm trong danh mục các dự án nêu tại phụ lục 3 kèm theo quy định này phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo 2 bước như tại khoản 1 Điều 17 của Quy định này;
b)Các dự án loại II - những dự án không nêu trong danh mục dự án tại phụ lục 3 - phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo nội dung tại phụ lục 5 kèm theo quy định này trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo ĐTM của dự án.
3-Các đối tượng thuộc khoản 3 của Điều 16 phải lập báo cáo ĐTM dưới một trong hai hình thức sau:
a)Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ hoạt động theo Luật hợp tác xã và cá nhân, nhóm kinh doanh hoạt động theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 02 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) do UBND quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được nêu tại phụ lục 5 kèm theo quy định này phải lập báo cáo ĐTM dưới dạng kê khai các hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường theo nội dung tại phụ lục 6 kèm theo quy định này;
b)Các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động không có trong danh mục tại phụ lục 5 kèm theo quy định này phải lập báo cáo ĐTM chi tiết theo nội dung tại phụ lục 7 kèm theo Quy định này.
Các phương án, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê chuẩn của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý để giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường của các dự án, cơ sở đang hoạt động.
2-Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải độc hại, chất cháy nổ phải thực hiện đúng nơi và theo đúng biện pháp do cơ quan quản lý môi trường quy định. Cấm đốt rác, chất thải độc hại, chất gây mùi hôi thối ở khu dân cư, nơi có mạch nước ngầm và đầu hướng gió ảnh hưởng tới môi trường;
3-Các bãi chôn chất thải phải được quy hoạch, thiết kế, thi công và vận hành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
4-Việc chôn cất, hỏa tán, bốc mộ và di chuyển hài cốt người chết phải thực hiện đầy đủ những quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
Điều 27: Nghiêm cấm mọi hành vi hủy hoại cảnh quan thiên nhiên.
1-Lập và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2-Xây dựng cơ sở hạ tầngđảm bảo phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường;
3-Xây dựng, vận hành và bảo trì các hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định;
4-Định kỳ quan trắc môi trường khu công nghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường;
5-Chịu trách nhiệm ngăn ngừa, khắc phục và cải thiện môi trường khi xảy ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường do hoạt động của khu công nghiệp gây ra.
Điều 30: Các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thành phố không được:
1-Thực hiện các hoạt động vi phạm quy định về tiếng ồn, độ rung và các hình thức ô nhiễm khác vượt quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khỏe và anhe hưởng đến sinh hoạt của nhân dân;
2-Đổ nước thải, rác sinh hoạt, phế liệu, phế thải, xác động vật không đúng nơi quy định.
KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG
2-Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền đối với các đối tượng sau đây:
a)Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ do UBND quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và quản lý;
b)Hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn quản lý.
2-Đơn vị, cá nhân đã chủ trì lập báo cáo ĐTM cho đơn vị bị thanh tra, kiểm tra không được tham gia đoàn thanh tra với tư cách là thành viên hoặc tham gia đo đạc kỹ thuật các thông số môi trường.
Điều 36: Khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
1-Tổ chức,cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành;
2-Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khác.
3-Khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết phải giải quyết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong qúa trình triển khai thực hiện quy định này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân cần kịp thời phản ánh cho UBND thành phố (thông qua Sở KHCNMT) để xem xét sửa đổi, bổ sung.
GIẢI TRÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
(Trong luận chứng khả thi hoặc báo cáo giải trình kinh tế-kỹ thuật để xin cấp giấy phép đầu tư)
I-Thuyết minh tóm tắt những yếu tố chính ảnh hưởng tới môi trường.
1-Tư liệu về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án ( chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, hệ sinh thái...). Nhận xét tổng quát mức độ ô nhiễm tại địa điểm sẽ thực hiện dự án.
2-Mô tả sơ đồ/quy trình công nghệ sản xuất, nguyên, nhiên liệu sẽ xử dụng, danh mục hóa chất...( nếu trong giải trình kinh tế kỹ thuật thuyết minh chưa rõ ).
3-Khi thực hiện dự án, thuyết minh rõ những yếu tố chính sẽ ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động của dự án (ước lượng các loại: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn...). Dự đoán mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đối với môi trường.
II-Đề xuất (tóm tắt) giải pháp khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của dự án đễn môi trường.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(mẫu dành cho các quy hoạch, dự án mới)
I-Mở đầu
1-Mục đích của báo cáo
2-Tình hình tài liệu, số liệu làm căn cứ của báo cáo
3-Sự lựa chọn phương pháp đánh giá.
4-Tổ chức, thành viên, phương pháp và quá trình làm việc trong biên soạn báo cáo.
II-Mô tả sơ lược về dự án
1-Tên dự án
2-Tên cơ quan chủ quản, cơ quan thực hiện việc xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật hoặc văn bản có giá trị tương đương của dự án.
3-Mục tiêu kinh tế - xã hội, ý nghĩa chính trị của dự án.
4-Nội dung cơ bản của dự án. Lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án có khả năng đem lại.
5-Tiến độ của dự án, dự kiến quá trình khai thác dự án
6-Chi phí cho dự án. Qúa trình chi phí.
III-Hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án
1-Mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan tại địa điểm thực hiện dự án.
2-Dự báo diễn biến của các điều kiện trên trong điều kiện không thực hiện dự án.
IV-Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
1-Mô tả tác động của việc thực hiện dự án đến từng yếu tố môi trường tại địa điểm thực hiện dự án:
Trình bày tính chất phạm vi, mức độ, diễn biến theo thời gian của từng tác động. So sánh với trường hợp không thực hiện dự án.
A-Tác động đối với các dạng môi trường vật lý ( thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển).
B-Tác động đối với các tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái.
1-Tài nguyên sinh vật ở nước
2-Tài nguyên sinh vật ở cạn
C-Tác động đối với các tài nguyên và môi trường đã được con người sư dụng:
1-Cung cấp nước
2-Giao thông vận tải
3-Nông nghiệp
4-Thủy lợi
5-Năng lượng
6-Khai khoáng
7-Công nghiệp
8-Thủ công nghiệp
9-Sử dụng đất vào các mục tiêu khác nhau
10-Giải trí,bảo vệ sức khỏe
D-Tác động đối với các điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người:
-Điều kiện kinh tế - xã hội
-Điều kiện văn hóa
-Điều kiện mỹ thuật
2-Diễn biến tổng hợp về môi trường trong trường hợp thực hiện dự án:
Phân tích diễn biến tổng hợp theo từng phương án thực hiện dự án
Những tổn thất về tài nguyên và môi trường theo từng phương án. Định hướng các khả năng khắc phục.
So sánh được - mất và lợi - hại về kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường theo từng phương án. Trong phần này cần nêu rõ:
-Các chất đưa vào sản xuất
-Các chất thải của sản xuất
-Các sản phẩm
-Dự báo tác động của các chất đó đối với môi trường
3-Các biện pháp khắc phục tác động tiêu cực của dự án đến môi trường:
Trình bày kỹ các biện pháp có tính chất kỹ thuật, công nghệ, tổ chức-điều hành nhằm khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường của dự án.
So sánh lợi ích thu được và chi phí phải bỏ ra cho từng biện pháp của dự án.
4-Đánh giá chung:
Đánh giá chung về mức độ tin cậy của các dự báo đánh giá tác động môi trường. Các công tác nghiên cứu điều tra, khảo sát, đo đạc cần được tiếp tục thực hiện để có kết luận đáng tin cậy hơn và tiếp tục điều chỉnh dự báo đánh giá tác động môi trường trong tương lai.
V-Kiến nghị về lựa chọn, phương án thực hiện dự án:
Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án trên quan điểm bảo vệ môi trường.
Kiến nghị về các biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo phương án được đề nghị chấp thuận.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI TRÌNH DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1-Công trình nằm trong hoặc kế cận các khu vực nhạy cảm về môi trường, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, di tích văn hóa, lịch sử có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
2-Quy hoạch:
2.1-Quy hoạch vùng;
2.2-Quy hoạch đô thị;
2.3-Quy hoạch phát triển ngành;
2.4-Khu công nghiệp, chế xuất;
2.5-Khu dân cư;
3-Về dầu khí:
3.1-Khai thác
3.2-Chế biến
3.3-Vận chuyển
3.4-Kho xăng dầu ( dung tích từ 20.000m3 trở lên )
4-Nhà máy luyện gang thép, kim loại màu ( công suất từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên )
5-Nhà máy thuộc da ( từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên )
6-Nhà máy dệt nhuộm ( từ 20 triệu m vải/năm trở lên )
7-Nhà máy sơn ( công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm ), chế biến cao su ( công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm )
8-Nhà máy đường ( công suất từ 100.000 tấn mía/năm trở lên)
9-Nhà máy chế biến thực phẩm ( công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm )
10-Nhà máy đông lạnh ( công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm )
11-Nhà máy nhiệt điện ( công suất từ 200 MW trở lên )
12-Nhà máy bột giấy và giấy ( công suất từ 40.000 tấn bột giấy/năm trở lên)
13-Nhà máy xi măng ( công suất từ 1 triệu tấn xi măng/năm trở lên )
14-Khu du lịch, giải trí ( diện tích từ 100 ha trở lên )
15-Sân bay
16-Bến cảng ( cho tàu trọng tải từ 10.000 DWT trở lên )
17-Đường sắt, đường ô tô cao tốc, đường ô tô ( thuộc cấp I đến cấp III theo tiêu chuẩn TCVN 4054-85 ) có chiều dài trên 50 km;
18-Nhà máy thủy điện ( hồ chứa nước từ 100 triệu m3 nước trở lên )
19-Công trình thủy lợi ( tưới tiêu, ngăn mặn... từ 10.000 ha trở lên )
20-Xử lý chất thải ( khu xử lý nước thải tập trung công xuất từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên, bãi chôn lấp chất thải rắn )
21-Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ( tổng khối lượng khoáng sản rắn và đất đá từ 100.000 m3/năm trở lên )
22-Lâm trường khai thác gỗ (tất cả)
23-Khu nuôi trồng thủy sản ( diện tích từ 200 ha trở lên )
24-Sản xuất, kho chứa và sử dụng hóa chất độc hại ( tất cả )
25-Lò phản ứng hạt nhân (tất cả)
Các dự án nói trên nếu đầu tư vào các khu công nghiệp/khu chế xuất đã được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ được đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình.
NỘI DUNG ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
(Cho các dự án trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư)
Tên dự án:
Địa chỉ liên hệ:
Số điện thoại:
1-Mô tả địa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án
-Vị trí
-Diện tích mặt bằng
-Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác
-Hiện trạng sử dụng đất
-Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, nhu cầu nước/ngày đêm
-Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm
-Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án
-Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn
2-Tóm tắt công nghệ sản xuất ( lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai thác và cung cấp nguyên liệu thì phải mô tả rõ các vấn đề liên quan ).
-Tổng vốn đầu tư
-Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu ( tính chất, nhu cầu hàng năm, nơi cung cấp ).
-Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu.
-Công suất
-Sơ đồ dây chuyền sản xuất ( Lưu ý: mô tả đầy đủ các công đoạn phụ trợ: xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị v.v...)
-Đặc tính thiết bị
-Chất lượng sản phẩm
-Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm
3-Các nguồn gây ô nhiễm:
-Khí thải:
+Nguồn phát sinh
+Tải lượng
+Nồng độ các chất ô nhiễm
-Nước thải ( Lưu ý: nêu rõ cả các thông số liên quan về nước làm mát, nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất )
+Nguồn phát sinh
+Tải lượng
+Nồng độ các chất ô nhiễm
-Chất thải rắn:
+Nguồn phát sinh
+Tải lượng
+Nồng độ các chất ô nhiễm
-Sự cố do hoạt động của dự án: ( cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu...)
+Nguyên nhân nảy sinh
+Quy mô ảnh hưởng
4-Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm;
-Hệ thống thu gom và xử lý khí thải:
+Chiều cao ống khói
+Đặc tính thiết bị xử lý
+Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý
+Hóa chất sử dụng (lượng, thành phần)
+Các chất thải từ qúa trình xử lý
+Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành
-Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
+Đường thu gom và thoát nước
+Kết cầu bể xử lý
+Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý
+Hóa chất sử dụng (lượng, thành phần)
+Các chất thải từ qúa trình xử lý
+Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành
-Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn:
+Kết cấu bể/ kho lưu giữ chất thải rắn
+Quy trình vận chuyển
+Kỹ thuật xử lý ( phơi khô, đóng rắn, chôn lấp, tiêu hủy, làm phân bón...)
+Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và xử lý
-Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy
-Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:
+Thiết bị
+Quy trình
+Hóa chất sử dụng
+Hiệu quả
+Dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dượt định kỳ
5-Chương trình giám sát môi trường:
-Vị trí giám sát
-Các chỉ tiêu giám sát
-Tần xuất giám sát
-Dự kiến kinh phí thực hiện
6-Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường:
-Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng
-Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng nếu tiêu chuẩn Việt Nam không có (tên nước, năm ban hành, cơ quan ban hành, hiệu lực áp dụng). (Lưu ý: kèm theo bản sao toàn bộ nội dung tiêu chuẩn )
-Thời gian hoàn thành công trình xử lý
-Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
| (Nơi lập bản đăng ký) ngày tháng năm Đại diện chủ đầu tư (ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
DANH MỤC CÁC CƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG PHẢI LẬP KÊ KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Những cơ sở dưới đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dưới dạng đơn giản là bảng " Kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường ":
-Các xí nghiệp nhỏ do quận, huyện quản lý
-Các tổ hợp, hợp tác xã sản xuất
-Các hộ gia đình có sả xuất các loại sản phẩm (ngoài sản xuất nông nghiệp), sửa chữa các loại thiết bị - công cụ, ở lẫn trong khu vực dân cư.
-Các kho hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón, trạm xăng dầu
-Các bến xe, bến cảng liên tỉnh
-Các bệnh xá, bệnh viện huyện/quận
-Các lò giết mổ gia súc, gia cầm cung cấp thực phẩm tại chỗ
-Các loại hình sản xuất, dịch vụ khác,... nếu có ảnh hưởng đến môi trường.
KÊ KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
(mẫu dành cho các cơ sở đang hoạt động)
1-Tên cơ sở sản xuất:
2-Họ và tên chủ cơ sở:
3-Diện tích mặt bằng dành cho sản xuất (m2):
4-Khoảng cách gần nhất đến hộ dân cư xung quanh (m):
5-Tên các loại sản phẩm:
Số lượng: ( T/năm;...)
6-Tên các loại nguyên liệu và phụ liệu:
Số lượng: ( T/năm; KW...)
7-Các loại năng lượng sử dụng:
Số lượng: ( T/năm; KW...)
-Xăng dầu, khí đốt
-Củi
-Than
-Trấu
-Điện
8-Nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (m3/ngày đêm):
9-Các loại chất thải:
a)Nguồn thải gây ô nhiễm không khí:
-Các loại bụi
-Các loại khí độc
-Tiếng ồn và độ rung động
b)Nguồn nước thải:
-Tổng lượng nước thải (m3/ngày đêm)
-Các chất lẫn trong nước thải: cặn bẩn,dầu mỡ, hóa chất, chất hữu cơ dễ thối rửa v.v...
-Nguồn tiếp nhận nước thải: cống, rãnh, ao, hồ, sông suối, biển, đất
c)Rác thải
-Các loại rác thải ( kim loại, chất dẻo, bao bì...)
-Số lượng thải ( tấn hoặc m3/ngày đếm)
-Đã có biện pháp thu gom, xử lý chưa ? Nếu có, biện pháp gì?
10-Thời gian sản xuất kinh doanh: (quanh năm, theo mùa vụ, những tháng cao điểm...)
11-Những bệnh mà người trực tiếp sản xuất hay mắc phải
12-Tự đánh giá về nguồn gây ô nhiễm chính và dự kiến khắc phục.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(mẫu dành cho các cơ sở đang hoạt động)
I-Mở đầu
1-Mục đích báo cáo
2-Tình hình tài liệu, số liệu căn cứ của báo cáo
3-Tóm tắt quá trình hoạt động, công suất, nguyên liệu, sản phẩm, doanh thu, đời sống công nhân.
II-Sơ lượt về qúa trình hoạt động của cơ sở, công nghệ và hiệu quả hoạt động của cơ sở v.v...
.....
III-Mô tả hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện của cơ sở:
-Yếu tố vật lý: đất, nước, không khí...
-Yếu tố sinh vật: các hệ sinh thái thủy vực và trên cạn...
-Các điều kiện kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng...
IV-Đánh giá tác động đến môi trường của cơ sở:
Chỉ tiêu để đánh giá:
1-Không khí 6-Chất thải
2-Nước 7-Cảnh quan, di tích lịch sử
3-Tiếng ồn 8-Cơ sở hạ tầng
4-Đất 9-Giao thông
5-Hệ sinh thái 10-Sức khỏe cộng đồng
11-Các chỉ tiêu liên quan khác...
Với mỗi chỉ tiêu trên, cần xác định định tính, định lượng ( so sánh với tiêu chuẩn ) trong trường hợp không thể có số liệu định lượng thì phân loại theo mức độ nặng, trung bình, nhẹ, chưa rõ, v.v...
Đánh giá chung những tổn thất về môi trường, các mặt lợi, hại về kinh tế - xã hội.
V-Phương án giải quyết về mặt môi trường:
Nêu rõ các phương án công nghệ và công nghệ xử lý, yêu cầu về kinh tế và thời gian thực hiện.
VI-Kết luận và kiến nghị:
-Những kết luận chủ yếu
-Những kiến nghị về các phương án và biện pháp để giảm nhẹ các tác động tiêu cực gây ra của cơ sở hoạt động.
PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
STT | Các dự án, các cơ sở đang hoạt động | Bộ KH, CN&MT | Sở KH, CN&MT |
1 | Khai thác mỏ | Qui mô lớn và trung bình | Qui mô nhỏ |
2 | Khoan thăm dò, khai thác dầu, lọc dầu, hóa dầu và khí, đường ống dẫn dầu, khí | Tất cả |
|
3 | Nhà máy hóa chất | Tất cả |
|
4 | Nhà máy luyện gang thép | Tất cả |
|
5 | Nhà máy luyện kim màu | Tất cả |
|
6 | Nhà máy thuộc da | 1000T/năm trở lên | Còn lại |
7 | Nhà máy dệt nhuộm | 30 triệu m/năm trở lên | Còn lại |
8 | Nhà máy thuốc bảo vệ thực vật | Tất cả |
|
9 | Nhà máy sơn, cao su | Tất cả |
|
10 | Nhà máy chất dẻo | 1000T/năm trở lên | Còn lại |
11 | Các cơ sở sử dụng phóng xạ | Tất cả |
|
12 | Sân bay | Tất cả |
|
13 | Khu chế xuất | Tất cả |
|
14 | Hồ chứa nước, đập thủy điện | 100 triệu m3 trở lên | Còn lại |
15 | Hệ thống thủy lợi | Trên hạng ngạch | Còn lại |
16 | Nhà máy nhiệt điện và các dạng năng lượng khác | 30 MW trở lên | Còn lại |
17 | Nhà máy xi măng | 500000T/năm trở lên | Còn lại |
18 | Nhà máy bột giấy và giấy | 40000T/năm trở lên | Còn lại |
19 | Xí nghiệp dược phẩm | Trung ương | Còn lại |
20 | Nhà máy phân bón | 100000T/năm trở lên | Còn lại |
21 | Nhà máy chế biến thực phẩm | 1000T/năm trở lên | Còn lại |
22 | Nhà máy đường | 100000T mía/năm trở lên | Còn lại |
23 | Bệnh viện | Trên 500 giường | Còn lại |
24 | Đường sắt, bộ cấp 1,2,3 | Trên 50km | Còn lại |
25 | Trạm biến thế điện | Trên 110kV | Còn lại |
26 | Khu du lịch, giải trí | Trên 100ha | Còn lại |
27 | Kho xăng, dầu | Trên 3000m3 | Còn lại |
28 | Các loại kho hóa chất độc hại | Tất cả |
|
29 | Nông trường | Trên 2000ha | Còn lại |
30 | Lâm trường khai thác gỗ | Trên 3000ha | Còn lại |
31 | Lâm trường trồng rừng công nghiệp | Trên 2000ha | Còn lại |
32 | Khu nuôi trồng thủy sản | Trên 200ha | Còn lại |
33 | Bến cảng | Từ 100000T trở lên | Còn lại |
34 | Các Nhà máy gỗ dán, ván nhân tạo | Từ 500000 m2/năm | Còn lại |
35 | Khu di dân | Từ 500 hộ trở lên | Còn lại |
36 | Sử dụng bãi bồi | Từ 500ha trở lên | Còn lại |
37 | Nhà máy cơ khí | 50000 Tấn SP/năm | Còn lại |
38 | Cơ sở viễn thông | Các trạm rada và các trạm phát sóng trung ương | Còn lại |
39 | Nhà máy đông lạnh | Qui mô lớn và trung bình | Qui mô nhỏ |
40 | Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng | Qui mô lớn và trung bình | Qui mô nhỏ |
41 | Khách sạn và khu thương mại | Qui mô lớn và trung bình | Qui mô nhỏ |
- 1Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Nghị định 175-CP năm 1994 hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 5Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 6Nghị định 26-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
- 7Quyết định 1806/QĐ-MTg năm 1994 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
Quyết định 142/2000/QĐ-UB ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 142/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2000
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Nguyễn Bá Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/01/2001
- Ngày hết hiệu lực: 20/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực