Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1419/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 30 tháng 6 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “XÂY DỰNG VÙNG SẢN XUẤT RAU MÀU QUY MÔ LỚN THEO HƯỚNG GAP GẮN VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15 tháng 11 năm 2010 giữa Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;
Thực hiện Kế hoạch số 928/KH-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020”;
Xét Tờ trình số 90/TTr-SNNPTNT, ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án “Xây dựng vùng sản xuất rau màu quy mô lớn theo hướng GAP gắn với nhãn hiệu hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020” (kèm dự án), với nội dung như sau:
1. Tên dự án: “Xây dựng vùng sản xuất rau màu quy mô lớn theo hướng GAP gắn với nhãn hiệu hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020”
2. Cơ quan chủ quản dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Cơ quan chủ đầu tư dự án: Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long.
4. Cơ quan phối hợp triển khai dự án:
- Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Chi cục Phát triển Nông thôn, Trung tâm Giống Nông nghiệp, Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Nông thôn;
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã và thành phố Vĩnh Long;
- Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã và thành phố thực hiện Dự án;
- Các ban, ngành Đoàn thể ở địa phương vùng Dự án.
5. Mục tiêu của dự án:
5.1. Mục tiêu chung:
Xây dựng các vùng sản xuất cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày luân canh trên nền đất lúa và các mô hình rau chuyên canh có thế mạnh của địa phương đạt năng suất, chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở giảm diện tích đất trồng lúa, chuyển sang các loại hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn;
Nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật của người dân trong việc sản xuất một số cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu chủ lực của tỉnh thông qua việc chuyển giao các gói kỹ thuật đồng bộ phù hợp với từng chủng loại nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm; góp phần thực hiện thành công đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020” của Tỉnh uỷ;
5.2. Mục tiêu cụ thể:
Hỗ trợ giống, phân hữu cơ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng 37 vùng sản xuất và 02 mô hình trên một số đối tượng rau màu (mè, đậu nành, khoai mỡ, bắp nếp, củ cải trắng, đậu bắp xanh, cải tùa xại, củ sắn, bắp cải, hành lá, hẹ, khổ qua, đậu cove) chuyên canh và luân canh trên nền đất lúa với tổng quy mô 309ha nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
Hỗ trợ cho 70 ha diện tích rau màu trong các mô hình của dự án đạt chứng nhận VietGAP (các chi phí tư vấn, đào tạo nông dân, chứng nhận,...) và xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho 10 loại sản phẩm của dự án nhằm tạo tiền đề giới thiệu những sản phẩm chất lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
6. Hình thức đầu tư:
Thực hiện theo phương thức “xã hội hoá” Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện. Trong đó:
* Nhà nước đầu tư hỗ trợ theo chính sách:
- Đối với giống: Hỗ trợ 25% chi phí (vùng sản xuất Củ sắn); 50% chi phí (vùng sản xuất Đậu bắp xanh); 80% chi phí (vùng sản xuất Bắp nếp) và 100% chi phí giống các đối tượng rau màu còn lại trong các mô hình và vùng sản xuất.
- Đối với vật tư: Hỗ trợ 30% phân hữu cơ sinh học.
- Hỗ trợ 100% chi phí chuyển giao kỹ thuật (sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP) cho các hộ tham gia dự án.
- Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và nhân rộng vùng sản xuất.
- Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP cho 70 ha diện tích sản xuất trong các vùng sản xuất của dự án.
* Nông dân đầu tư cơ sở vật chất hiện có như: Ruộng sản xuất, vật tư đối ứng và cơ sở vật chất khác phục vụ cho sản xuất.
7. Nội dung đầu tư:
7.1. Xây dựng các vùng sản xuất ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên một số đối tượng rau màu chuyên canh và luân canh trên nền đất lúa theo hướng VietGAP.
* Khảo sát, chọn xây dựng 37 vùng sản xuất (>=10ha/vùng sản xuất đối với màu và >=5ha/vùng sản xuất đối với rau) và 02 mô hình sản xuất rau ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên một số đối tượng cây công nghiệp ngắn ngày (cây đậu nành, cây mè) và rau màu (khoai mỡ, bắp nếp, củ cải trắng, cải tùa xại, đậu bắp xanh, bắp cải, củ sắn, hành lá, hẹ, đậu cove, khổ qua..) được sản xuất chuyên canh và cả luân canh trên nền đất lúa theo hướng VietGAP tại các huyện, thị xã và thành phố.
7.2. Tập huấn chuyển giao gói kỹ thuật canh tác
- Quy mô: 35 lớp.
- Thời gian tập huấn: 1 ngày/ lớp.
- Số người tham gia lớp tập huấn: 30 người/lớp x 35 lớp = 1.050 người.
- Đối tượng tham gia tập huấn: 100% nông dân tham gia vùng sản xuất.
- Nội dung tập huấn: Hướng dẫn nông dân vùng dự án ứng dụng các gói tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất; hướng dẫn ủ phân hữu cơ và gói quản lý nước theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, thu hoạch,....
- Địa điểm tập huấn: Tại các xã xây dựng vùng sản xuất.
- Đơn vị tổ chức tập huấn: Trung tâm Khuyến nông kết hợp với UBND các xã.
7.3. Hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả và nhân rộng vùng sản xuất
- Quy mô: 35 cuộc.
- Số người tham dự hội thảo: 40 người/cuộc x 35 cuộc = 1.400 người.
- Đối tượng tham dự: Hộ nông dân trong và ngoài vùng sản xuất, các đoàn thể tại địa phương (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên);
- Thời gian hội thảo: 1 ngày/cuộc.
- Nội dung hội thảo: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, trao đổi rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, đồng thời nhân rộng vùng sản xuất.
- Địa điểm hội thảo: Tại các xã xây dựng vùng sản xuất.
- Đơn vị tổ chức hội thảo: Trung tâm Khuyến nông kết hợp với UBND các xã.
7.4. Đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng sản xuất rau màu của dự án:
Chứng nhận 70 ha (20 ha bắp nếp, 20 ha mè, 10 ha đậu nành, 10 ha khoai mỡ 05 ha củ cải trắng và 05 ha đậu bắp xanh) tại các vùng sản xuất rau màu dự án hỗ trợ đầu tư.
7.5. Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá
Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho 10 sản phẩm của dự án gắn với địa danh của địa phương sản xuất nhằm tạo tiền đề giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại cho các đối tượng: cải tùa xại (2016); Đậu nành, đậu bắp xanh, củ sắn (2017), Mè, Khoai mỡ (2018); Bắp nếp, hành lá (2019); Củ cải trắng, hẹ (2020).
8. Quy mô và phân kỳ đầu tư:
Bảng: Quy mô và phân kỳ đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau màu
Số TT | Nội dung | Đơn vị tính | Quy mô đầu tư qua từng năm | Tổng cộng | ||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||
1 | Diện tích vùng sản xuất | Ha | 50 | 60 | 59 | 65 | 75 | 309 |
2 | Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật | Lớp | 7 | 7 | 7 | 7 | 7 | 35 |
3 | Hội thảo nhân rộng hiệu quả của vùng sản xuất | Cuộc | 7 | 7 | 7 | 7 | 7 | 35 |
4 | Triển khai dự án | Cuộc | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 25 |
5 | Tổng kết dự án | Cuộc | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 |
6 | Thuê khoán | Người | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 25 |
7 | Đánh giá và chứng nhận VietGAP | Ha | 10 | 15 | 20 | 10 | 15 | 70 |
8 | Thông tin tuyên truyền giới thiệu vùng sản xuất | Pano | 6 | 8 | 4 | 8 | 10 | 36 |
9. Địa điểm đầu tư và thời gian thực hiện:
9.1. Địa điểm đầu tư:
Các vùng sản xuất và các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên một số đối tượng rau màu chuyên canh và luân canh trên nền đất lúa theo hướng VietGAP giai đoạn 2016-2020 được thực hiện tại các huyện, thị xã và thành phố theo Quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020; ưu tiên cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới có quy hoạch luân canh lúa màu và có truyền thống sản xuất rau chuyên canh tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
9.2. Thời gian thực hiện: 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020.
10. Kinh phí thực hiện dự án:
10.1. Tổng kinh phí đầu tư: 14.632.500.000 đồng (Mười bốn tỷ sáu trăm ba mươi hai triệu năm trăm ngàn đồng). Trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ: 5.957.500.000 đồng;
- Dân góp vào: 8.675.000.000 đồng.
10.2 Phân kỳ kinh phí của nhà nước đầu tư hàng năm
- Năm 2016: 957.910.000 đồng;
- Năm 2017: 1.067.820.000 đồng;
- Năm 2018: 1.178.690.000 đồng;
- Năm 2019: 1.306.310.000 đồng;
- Năm 2020: 1.446.770.000 đồng.
10.3. Nguồn kinh phí đầu tư
Năm 2016, sử dụng nguồn chương trình giống và khuyến nông được bố trí trong dự toán đầu năm. Các năm tiếp theo, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tỉnh, dự án chuyển tiếp để xác định số lượng dự án và giá trị thực hiện.
Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các nội dung tại
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1349/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 1351/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 2364/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020
- 4Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2017 tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn niên vụ 2017-2018
- 5Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 2Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1349/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 1351/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 2364/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020
- 7Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2017 tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn niên vụ 2017-2018
- 8Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 1419/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Xây dựng vùng sản xuất rau màu quy mô lớn theo hướng GAP gắn với nhãn hiệu hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1419/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Trần Hoàng Tựu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra