Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1414/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 04 tháng 5 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành chương trình phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Thông báo số 14-TB/BCĐ ngày 22/4/2022 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 85/TTr-SYT ngày 05/4/2022 và ý kiến thống nhất của các sở, ngành, địa phương liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 38/NQ-CP NGÀY 17/3/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Kèm theo Quyết định số: 1414/QĐ-UBND ngày 04/5/2022 của UBND tỉnh Bình Định)
1. Mục tiêu chung: Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19:
- Trong tháng 4/2022, hoàn thành việc tiêm liều cơ bản cho người dân từ 12 tuổi trở lên, tiêm mũi 03 (liều nhắc lại) cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm.
- Hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022.
b) Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19:
- UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng, ban hành kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 và thường xuyên cập nhật, bổ sung, điều chỉnh theo diễn biến tình hình dịch tại địa phương và hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh.
- 100% người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
- Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 xuống mức thấp hơn mức trung bình của cả nước.
c) Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở:
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đãi ngộ đối với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
- 100% Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện, Trạm Y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch.
- Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả điều trị).
- 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
- Tăng cường năng lực tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và vai trò của trạm y tế lưu động; triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.
d) Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19: Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương, như: người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị... đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
đ) Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch:
- Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện.
- 100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã QR để quản lý thông tin người ra vào và hướng dẫn người dân thực hiện việc khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện phòng, chống dịch.
- 100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân.
e) Bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân:
- 100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- 100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19.
- 100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kế hoạch này được thực hiện từ năm 2022 đến hết năm 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đánh giá tình hình và báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét việc tiếp tục thực hiện Kế hoạch này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền:
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở, huy động tối đa nguồn lực và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, chặt chẽ giữa các sở, ban ngành, nghiêm túc quán triệt các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương; bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm; thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo đi đôi với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện, bảo đảm nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, các lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.
- Tiếp tục thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chỗ để đáp ứng có hiệu quả các tình huống dịch bệnh theo kịch bản phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường khi cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và điều phối nguồn lực trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp.
2. Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19:
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách về phòng, chống dịch COVID-19 để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch COVID-19.
- Thực hiện tốt cơ chế tài chính, các quy trình, thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ, đấu thầu, mua sắm, dự phòng vật tư, thuốc (kể cả việc xã hội hóa), vắc xin, trang thiết bị y tế, hóa chất... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
- Huy động sự tham gia của lực lượng y tế ngoài công lập; bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện dịch bệnh, trong đó lưu ý đối với các nhóm dễ bị tổn thương.
a) Tăng cường bao phủ vắc xin phòng COVID-19:
- Rà soát đối tượng chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin để có biện pháp, kế hoạch hoàn thành việc tiêm đủ liều cơ bản và liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên; không để sót đối tượng, đặc biệt người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm liều cơ bản cho người từ 12-18 tuổi theo đúng tiến độ quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh; thống kê lập danh sách đối tượng trẻ từ 5 đến 11 tuổi và xây dựng Kế hoạch tổ chức tiêm chủng cho đối tượng này theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19, giám sát tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 và phân bổ vắc xin hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
b) Tăng cường giám sát phòng, chống dịch COVID-19:
- Thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh tại địa phương.
- Căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế để thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch”; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K vắc xin, thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân các biện pháp khác”; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
- Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm COVID-19.
- Thiết lập cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: (i) tình hình dịch; (ii) giám sát vi rút; (iii) hoạt động điều trị; (iv) tiêm chủng; (v) khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị của tỉnh; bảo đảm báo cáo kịp thời thông tin giám sát dịch bệnh cho Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan.
c) Tăng cường, đẩy nhanh thực hiện việc kiện toàn, củng cố hệ thống y tế:
- Đối với hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở:
Củng cố mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện đa chức năng.
Bố trí số lượng hợp lý nhân viên y tế Trạm Y tế (cố định và lưu động) theo quy mô dân số, không phụ thuộc vào địa giới hành chính và phát huy vai trò, bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản để quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
- Đối với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh:
Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ các địa phương lân cận.
Kiện toàn hệ thống cấp cứu ngoại viện.
d) Nâng cao năng lực của y tế dự phòng, y tế cơ sở:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm nguồn nhân lực cho y tế dự phòng, y tế cơ sở (bao gồm cả tuyến y tế cơ sở đặc thù trong các cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, các trung tâm bảo trợ xã hội) để nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm phù hợp và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong phòng, chống dịch.
- Rà soát, duy trì và phát triển Phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
đ) Tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh:
- Sẵn sàng thiết lập, củng cố cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời.
- Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực, củng cố năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho cấp huyện trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của các địa phương.
- Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19; bảo đảm chủ động được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.
- Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet...); củng cố các trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở. Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc COVID- 19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.
- Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; tăng cường khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tế tại các địa phương.
e) Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19:
- Thực hiện huy động nguồn nhân lực, hỗ trợ linh hoạt giữa các địa phương trong tỉnh khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Rà soát bổ sung nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, tăng cường thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn.
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu.
- Nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; áp dụng chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch khi có hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan.
4. Bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội:
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống, tăng cường công tác bảo đảm an ninh con người, an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, an ninh công nhân, an ninh trong dân cư; không để phát sinh điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự, gây bất ổn xã hội. Tăng cường đấu tranh với các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán thông tin xấu độc.
- Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình bệnh dịch để vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt là phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong phòng, chống dịch COVID-19.
- Chủ động bám sát, nắm chắc tình hình dư luận xã hội, tâm lý người dân vùng dịch để chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh.
- Tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm sát các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; rà soát để bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, tránh bỏ sót, tránh thất thoát.
- Bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị... theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.
- Bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực của tỉnh (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác); bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội.
- Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
- Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ), Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
- Sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.
7. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân:
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19” của tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định số 4269/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của UBND tỉnh, đảm bảo thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo theo tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
- Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; liên tục cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tốt tại một số tỉnh, thành về việc mở cửa lại cơ sở giáo dục, đào tạo an toàn, kịp thời.
- Triển khai công tác phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị gián đoạn.
- Người dân, người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Vận động nhân dân và huy động xã hội:
Tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên để triển khai các nội dung:
- Triển khai hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
- Tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, hội viên và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, người có uy tín và đồng bào các dân tộc thiểu số; chức sắc, chức việc và đồng bào có tôn giáo tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; vận động các doanh nghiệp, tổ chức chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Đa dạng hóa các phương thức vận động, huy động xã hội trong và ngoài nước để tiếp tục hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân gặp khó khăn.
- Khuyến khích các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
9. Truyền thông, công nghệ thông tin
a) Nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch COVID-19 thông qua công tác thông tin, giáo dục, truyền thông:
- Đa dạng hóa các loại hình và phương tiện, phương thức truyền thông, phong phú về nội dung, phù hợp với từng vùng miền và từng đối tượng; thường xuyên, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, khoa học, chính xác về dịch COVID-19, về chiến lược, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 hướng tới nâng cao nhận thức, ý thức và thay đổi hành vi của nhân dân; tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân; chống việc phân biệt đối xử, giữ bí mật riêng tư của người mắc COVID- 19. Chú trọng truyền thông về những nỗ lực cống hiến, sự hy sinh của các tập thể, cá nhân trong phòng, chống dịch.
- Chủ động huy động các cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.
- Triển khai có hiệu quả công tác truyền thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội.
b) Về công nghệ thông tin:
- Triển khai thống nhất và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo và cung cấp thông tin về vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần, an sinh xã hội... phục vụ phòng, chống dịch; quản lý việc đi lại của người dân, lưu thông, vận chuyển hàng hóa và quản lý xuất, nhập cảnh phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin phải thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong phòng, chống dịch.
- Xây dựng và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu; liên thông dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, thực hiện việc xác thực thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Thúc đẩy mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số y tế; đẩy mạnh hoạt động đăng ký, khám bệnh, chữa bệnh từ xa (nhất là theo dõi và chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà); hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân trên địa bàn tỉnh.
10. Cập nhật, xây dựng và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch COVID-19:
- Các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện rà soát, cập nhật, tổ chức triển khai thực hiện các kịch bản phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
- Các địa phương kịp thời xây dựng phương án, kế hoạch, giải pháp phù hợp để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương kịp thời tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế; thường xuyên theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo UBND tỉnh các vấn đề phát sinh, vướng mắc để có chỉ đạo kịp thời.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các biện pháp y tế trong Kế hoạch này.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở đáp ứng năng lực điều trị theo quy định; đảm bảo khả năng thu dung, điều trị, số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kể cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch.
- Tiếp tục là đầu mối triển khai thần tốc, an toàn, hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh; nhanh chóng hoàn thành việc tiêm đủ liều cơ bản và tổ chức tiêm chủng liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên; hoàn thành tiêm liều cơ bản cho người từ 12-18 tuổi trong thời gian sớm nhất, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh; tổ chức rà soát đối tượng trẻ từ 5 đến 11 tuổi và xây dựng, triển khai Kế hoạch tổ chức tiêm chủng cho đối tượng này theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, cơ sở điều trị COVID-19 (kể cả y tế tư nhân); bố trí phương tiện trang thiết bị, ô xy, nhân lực… để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, công tác phòng, chống dịch trong mọi tình huống. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông, thông tin, quản lý tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị, trang thiết bị để phục vụ phòng, chống dịch.
- Thực hiện việc mua sắm vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, phương tiện phòng hộ, dụng cụ... để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, đảm bảo minh bạch, công khai, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
- Tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đến cấp cơ sở (cấp xã), chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng ngay khi tình hình dịch bệnh có thay đổi.
- Chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là nhóm chống đối lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch.
- Phối hợp với ngành y tế tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về phòng chống dịch.
- Tiếp nhận, kết nối dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người mắc COVID-19 khỏi bệnh từ Bộ Y tế vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn việc kết nối cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Phối hợp Công an tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm soát bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện bảo đảm hậu cần cho các khu cách ly, điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục huy động lực lượng phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tham gia cứu trợ nhân dân trong khu vực cách ly theo huy động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo quy định của Trung ương, của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Bổ sung nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.
5. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quy định của Bộ Giao thông vận tải, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn, tổ chức lại hoạt động giao thông, vận tải hành khách, hàng hóa liên tỉnh, nội tỉnh phù hợp điều kiện phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
- Phối hợp Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, các sở ngành và địa phương tiếp tục chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất, thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, theo thẩm quyền quản lý.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất, kinh doanh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sớm khôi phục sản xuất, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19; chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát, triển khai các phương án dạy và học đảm bảo an toàn, hiệu quả; hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh trong độ tuổi quy định khi được Bộ Y tế phân bổ vắc xin.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Căn cứ nội dung của Kế hoạch này, chủ trì việc triển khai các hoạt động truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu cá nhân công dân.
- Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch, tránh để lây lan ra cộng đồng.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh, tăng cường tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch tạo đồng thuận trong cộng đồng; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân tham gia phòng, chống dịch; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 nâng cao nhận thức của người dân trong tình hình mới.
- Đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích, ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt là người dưới 18 tuổi.
- Phối hợp với Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh trong việc cập nhật, đăng tải thông tin tình hình dịch bệnh trong tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trên trang zalo Chính quyền điện tử của tỉnh.
10. Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch:
- Rà soát, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, tham quan du lịch, các sự kiện văn hóa nghệ thuật, mít tinh… đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo ngành, lĩnh vực quản lý và từng bước mở cửa du lịch tại địa phương.
- Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương triển khai hiệu quả việc thực hiện phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
- Tham mưu UBND tỉnh phát động các phong trào thi đua trong phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.
- Phối hợp Sở Y tế trong việc triển khai có hiệu quả việc phát triển nhân lực y tế dự phòng và y tế cơ sở.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Rà soát hướng dẫn xử lý, vận chuyển chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19.
- Đảm bảo năng lực xử lý chất thải an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì tham mưu đề xuất giải pháp, chính sách đảm bảo nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống dịch; thúc đẩy xã hội hóa, kết hợp công tư phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương về thủ tục mua sắm, đấu thầu, thanh, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.
14. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch chương trình phòng chống dịch COVID-19 và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý. Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn. Trong đó lưu ý xác định mục tiêu kiểm soát dịch nhanh nhất và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: (1) Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế công - tư, từ sớm, từ xa, từ cơ sở; (2) Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc; (3) Đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội; (4) Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
- Đảm bảo cung cấp oxy y tế tại các Trạm Y tế cấp xã trên địa bàn để sẵn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra; củng cố Trạm Y tế lưu động, tổ chức chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng theo quy định; đảm bảo phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định.
- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu khắc phục ngay nếu cơ sở, đơn vị không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất với tất cả các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành y tế và chính quyền các cấp tổ chức triển khai, giám sát chặt chẽ việc thực hiện, tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
- Tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh; phát huy tinh thần sáng tạo, tương thân tương ái của các tầng lớp Nhân dân trong phòng, chống dịch, khôi phục, phát triển sản xuất.
- Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương.
16. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh:
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thẩm định, rà soát đánh giá Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, đánh giá nguy cơ tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành; phối hợp tăng cường kiểm tra, theo hướng dẫn của ngành y tế về quy định phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đề xuất các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sớm khôi phục sản xuất, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
17. Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định:
- Đẩy mạnh, tăng cường thời lượng đăng tin, phát sóng tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức phòng, chống dịch trong cộng đồng.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự thông tin về tình hình, kết quả triển khai các giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ, biểu dương các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình chống dịch hiệu quả… trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Kế hoạch này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng, cập nhật và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ảnh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp./.
- 1Chương trình 10/CTr-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2022 triển khai Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 3530/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022-2023
- 4Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5Quyết định 103/QĐ-SQHKT năm 2021 về Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Nghị quyết số 18/2008/QH12 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân do Quốc hội ban hành
- 3Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 4269/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19" của tỉnh Bình Định
- 8Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 10Chương trình 10/CTr-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 11Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2022 triển khai Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 12Kế hoạch 3530/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022-2023
- 13Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 14Quyết định 103/QĐ-SQHKT năm 2021 về Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 1414/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lâm Hải Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra