Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1411/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH YÊU CẦU NĂNG LỰC LĨNH VỰC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư 09/2010/TT-BNV ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Bộ Nội vụ Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;

Căn cứ Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phân cấp, quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Yêu cầu năng lực lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, gồm:

1. Danh mục yêu cầu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí việc làm lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính;

2. Yêu cầu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính;

3. Danh mục yêu cầu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính;

4. Yêu cầu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo TCHQ; (để chỉ đạo)
- Lưu: VT, PC (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

DANH MỤC YÊU CẦU KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM LĨNH VỰC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

I. VỊ TRÍ VIỆC LÀM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, CÔNG TÁC TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VÀ CÔNG TÁC TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN (NỘI DUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH) TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN

1. Kiến thức trọng tâm

a) Kiến thức về xử lý vi phạm hành chính;

b) Kiến thức về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiến thức chuyên môn một số lĩnh vực có liên quan

a) Kiến thức có liên quan đến công tác Pháp chế:

Pháp luật về tố tụng hành chính

b) Kiến thức có liên quan đến các nghiệp vụ khác:

b.1) Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

b.2) Quy định về phân loại hàng hóa;

b.3) Quy định về trị giá hải quan;

b.4) Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu;

b.5) Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu các loại hình;

b.6) Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự;

b.7) Pháp luật về khiếu nại.

c) Kiến thức có liên quan khác:

c.1) Quy định về bán đấu giá tài sản;

c.2) Pháp luật về dân sự.

d) Kiến thức về soạn thảo văn bản:

d.1) Quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

d.2) Quy định về soạn thảo văn bản hành chính.

đ) Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ:

Sử dụng hệ thống tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Excel, Internet), phần mềm quản lý hải quan, hệ thống quản lý thông tin vi phạm

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (PHẦN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH) TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Kiến thức trọng tâm

a) Kiến thức về xử lý vi phạm hành chính;

b) Kiến thức về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiến thức chuyên môn một số lĩnh vực có liên quan

a) Kiến thức có liên quan đến công tác Pháp chế:

Pháp luật về tố tụng hành chính.

b) Kiến thức có liên quan đến các nghiệp vụ khác:

b.1) Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

b.2) Quy định về phân loại hàng hóa;

b.3) Quy định về trị giá hải quan;

b.4) Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu;

b.5) Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu các loại hình;

b.6) Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự;

b.7) Pháp luật về khiếu nại.

c) Kiến thức có liên quan khác:

c.1) Quy định về bán đấu giá tài sản;

c.2) Pháp luật về dân sự.

d) Kiến thức về soạn thảo văn bản:

Quy định về soạn thảo văn bản hành chính.

đ) Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ:

Sử dụng hệ thống tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Excel, Internet), phần mềm quản lý hải quan, hệ thống quản lý thông tin vi phạm.

III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (PHẦN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH) TẠI CHI CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Kiến thức trọng tâm

a) Kiến thức về xử lý vi phạm hành chính;

b) Kiến thức về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiến thức chuyên môn một số lĩnh vực có liên quan

a) Kiến thức có liên quan đến công tác Pháp chế:

Pháp luật về tố tụng hành chính.

b) Kiến thức có liên quan đến các nghiệp vụ khác:

b.1) Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

b.2) Quy định về phân loại hàng hóa;

b.3) Quy định về trị giá hải quan;

b.4) Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu;

b.5) Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu các loại hình;

b.6) Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự;

b.7) Pháp luật về khiếu nại.

c) Kiến thức có liên quan khác:

c.1) Quy định về bán đấu giá tài sản;

c.2) Pháp luật về dân sự.

d) Kiến thức về soạn thảo văn bản:

Quy định về soạn thảo văn bản hành chính,

đ) Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ:

Sử dụng hệ thống tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Excel, Internet), phần mềm quản lý hải quan, hệ thống quản lý thông tin vi phạm.

 

YÊU CẦU KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ LĨNH VỰC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của các vị trí việc làm lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính bao gồm kiến thức trọng tâm và kiến thức chuyên môn một số lĩnh vực có liên quan.

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Kiến thức về xử lý vi phạm hành chính

a) Điều ước quốc tế, các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính;

b) Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính (bao gồm cả xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

2. Kiến thức về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

a) Điều ước quốc tế, các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương có liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

b) Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

II. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ LIÊN QUAN

1. Kiến thức có liên quan đến công tác Pháp chế

Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về tố tụng hành chính.

2. Kiến thức liên quan đến các nghiệp vụ khác

a) Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:

a.1) Các Hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương có liên quan đến thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

a.2) Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

b) Phân loại hàng hóa:

Các điều ước quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa.

c) Quy định về trị giá hải quan:

Các điều ước quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, văn bản hướng dẫn về trị giá hải quan.

d) Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu:

d.1) Các hiệp định song phương và đa phương có liên quan đến chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu;

d.2) Chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từng thời kỳ.

đ) Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu các loại hình:

đ.1) Văn bản quy phạm pháp luật quy định về Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;

đ.2) Quy trình nghiệp vụ hải quan.

e) Pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về hình sự và tố tụng hình sự.

f) Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

3 Kiến thức có liên quan khác

a) Quy định về bán đấu giá tài sản:

Văn bản quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản

b) Pháp luật về dân sự:

Văn bản quy phạm pháp luật về pháp luật dân sự

4. Kiến thức về soạn thảo văn bản

a) Quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

b) Quy định về soạn thảo văn bản hành chính: Văn bản quy định, hướng dẫn về soạn thảo văn bản hành chính.

5. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

Sử dụng hệ thống tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Excel, Internet), phần mềm quản lý hải quan, hệ thống quản lý thông tin vi phạm.

 

DANH MỤC YÊU CẦU KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ LĨNH VỰC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

I. VỊ TRÍ VIỆC LÀM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, CÔNG TÁC TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VÀ CÔNG TÁC TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN (NỘI DUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH) TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN

1. Kỹ năng tham mưu nghiệp vụ lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính

a) Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành:

a.1) Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan;

a.2) Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ;

a.3) Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

b) Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền):

b.1) Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ;

b.2) Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ;

Kỹ năng hướng dẫn, giải quyết vướng mắc/ vụ việc.

c) Kỹ năng theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

d) Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục

đ) Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong nghiệp vụ xử lý vi phạm.

2. Kỹ năng thực thi

a) Kỹ năng thực thi trọng tâm:

Kỹ năng xử lý vi phạm

b) Kỹ năng thực thi có liên quan:

b.1) Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ;

b.2) Kỹ năng giải quyết khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm hành chính;

b.3) Kỹ năng tham gia tố tụng tại tòa.

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (PHẦN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH) TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Kỹ năng tham mưu nghiệp vụ lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính

a) Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành:

Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

b) Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền):

b.1) Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ;

b.2) Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ;

b.3) Kỹ năng hướng dẫn, giải quyết vướng mắc/ vụ việc.

c) Kỹ năng theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

d) Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách

đ) Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính.

2. Kỹ năng thực thi

a) Kỹ năng thực thi trọng tâm:

Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính

b) Kỹ năng thực thi có liên quan:

b.1) Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ;

b.2) Kỹ năng giải quyết khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm hành chính;

b.3) Kỹ năng tham gia tố tụng tại tòa.

III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (PHẦN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH) TẠI CHI CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Kỹ năng tham mưu lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính

a) Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn, triển khai nghiệp vụ;

b) Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ;

c) Kỹ năng hướng dẫn, giải quyết vướng mắc/vụ việc;

d) Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục.

2. Kỹ năng thực thi

a) Kỹ năng thực thi trọng tâm:

Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính

b) Kỹ năng thực thi có liên quan:

b.1) Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ;

b.2) Kỹ năng giải quyết khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm hành chính;

b.3) Kỹ năng tham gia tố tụng tại tòa.

 

YÊU CẦU KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ LĨNH VỰC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

I. KỸ NĂNG THAM MƯU

1. Kỹ năng tham mưu nghiệp vụ lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính

a) Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

a.1) Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính:

- Phân tích môi trường, yếu tố bên trong, bên ngoài;

- Xác định tầm nhìn, khoảng cách;

- Xác định định hướng, quan điểm;

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ;

- Xây dựng giải pháp thực hiện;

- Tư duy chiến lược;

- Xây dựng văn bản chiến lược.

a.2) Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính:

- Lập kế hoạch xây dựng văn bản;

- Xây dựng định hướng, quan điểm, mục tiêu;

- Đánh giá tác động;

- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin;

- Soạn thảo văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ, lấy ý kiến;

- Trình phê duyệt, ban hành văn bản;

- Sơ kết, tổng kết đánh giá.

a.3) Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc):

- Xác định yêu cầu cần giải quyết bằng văn bản;

- Nghiên cứu các văn bản có nội dung tương tự đã xử lý;

- Thu thập thông tin liên quan phục vụ việc ban hành văn bản;

- Soạn thảo, trả lời theo đúng yêu cầu nghiệp vụ nêu trên, theo đúng thể thức văn bản;

- Thực hiện thủ tục ban hành văn bản hành chính, quyết định hành chính, triển khai và theo dõi kết quả thực hiện.

b) Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên)

b.1) Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn, triển khai nghiệp vụ:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, triển khai nghiệp vụ;

- Thiết kế chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn, triển khai nghiệp vụ;

- Phương pháp bồi dưỡng, tập huấn, triển khai nghiệp vụ.

b.2) Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ:

- Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, xác định nội dung, đối tượng kiểm tra;

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra;

- Tiến hành kiểm tra, đối chiếu, đánh giá, kết luận kiểm tra;

- Theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra.

b.3) Kỹ năng giải quyết vướng mắc/ vụ việc:

- Phân loại vướng mắc;

- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin;

- Đề xuất xử lý tình huống và lựa chọn phương án xử lý phù hợp;

- Làm thủ tục báo cáo xin ý kiến cấp trên các trường hợp vượt thẩm quyền;

- Tổ chức triển khai, theo dõi kết quả giải quyết.

c) Kỹ năng theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

c.1) Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

c.2) Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;

c.3) Xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật.

d) Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách:

d.1) Xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết;

d.2) Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin;

d.3) Triển khai sơ kết, tổng kết, đánh giá;

d.4) Xử lý kết quả sơ kết, tổng kết, đánh giá, kiến nghị,

đ) Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính:

đ.1) Xác định yêu cầu nghiệp vụ cho nghiên cứu xây dựng ứng dụng, cải tiến;

đ.2) Xây dựng đề tài, đề án;

đ.3) Triển khai đề tài, đề án.

II. KỸ NĂNG THỰC THI XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Kỹ năng thực thi trọng tâm

a) Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính;

b) Xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;

c) Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

đ) Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính;

e) Xác định thẩm quyền xử phạt;

f) Lập báo cáo tổng hợp;

g) Lập văn bản trao đổi ý kiến giải quyết vướng mắc;

h) Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính;

i) Thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

j) Quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

k) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

2. Kỹ năng thực thi một số lĩnh vực có liên quan

a) Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ;

Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, hệ thống quản lý thông tin vi phạm, phần mềm quản lý hải quan.

b) Kỹ năng giải quyết khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm hành chính

(Theo yêu cầu của lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo)

3. Kỹ năng tham gia tố tụng tại tòa

a) Chuẩn bị tham gia phiên tòa;

b) Tham gia tranh tụng tại tòa;

c) Soạn thảo các văn bản thuộc quyền, nghĩa vụ của người bị khởi kiện trong vụ án hành chính;

d) Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1411/QĐ-TCHQ năm 2018 về yêu cầu năng lực lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 1411/QĐ-TCHQ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/05/2018
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Hoàng Việt Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/05/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản