Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2021/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 15 tháng 9 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 157/TTr-SNN ngày 11 tháng 8 năm 2021 và Báo cáo số 592/BC-SNN ngày 13 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Tổng biên tập Báo Đắk Nông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; cấp dự báo cháy rừng; quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng, phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng; mức hỗ trợ cho người tham gia phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Cấp dự báo cháy rừng và Biển báo hiệu cấp cháy rừng
1. Cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông gồm 5 cấp, trong đó:
- Cấp I: Cấp thấp, ít có khả năng cháy rừng.
- Cấp II: Cấp trung bình, có khả năng cháy rừng.
- Cấp III: Cấp cao, thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng.
- Cấp IV: Cấp nguy hiểm, thời tiết khô hanh, hạn kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh.
- Cấp V: Cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng.
2. Biển báo hiệu cấp cháy rừng: Theo Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Điều 4. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng
Bảng tra cấp dự báo cháy rừng áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG | I | II | III | IV | V |
CHỈ SỐ P | 0 - 4.999 | 5.000 - 9.999 | 10.000 - 14.999 | 15.000 - 19.999 | ≥ 20.000 |
Công thức tính: Pi = K * ti13 * di13
Trong đó:
- Pi là chỉ tiêu tổng hợp P của ngày thứ i tính theo công thức có k điều chỉnh khi lượng mưa ở mức 7 mm;
- K là hệ số điều chỉnh, phụ thuộc vào lượng mưa trong ngày:
K = 0: Khi lượng mưa trong ngày bằng hoặc lớn hơn 7 mm;
K = 1: Khi lượng mưa trong ngày nhỏ hơn 7 mm.
- ti13 là nhiệt độ không khí lúc 13 giờ (°C);
- di13 là độ chênh lệch bão hòa độ ẩm không khí lúc 13 giờ (mb).
Khi cấp dự báo cháy từ cấp III trở lên, người trực cháy rừng của lực lượng Kiểm lâm xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm, thông báo cho Hạt Kiểm lâm sở tại và đơn vị chủ rừng tổ chức kiểm tra, xác minh, trực và canh phòng trực tại các vị trí có nguy cơ cháy rừng cao.
Điều 6. Trách nhiệm thông báo cháy rừng, ngăn chặn cháy rừng
Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách ngăn chặn cháy lan và dập cháy, đồng thời thông báo ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
1. Chủ rừng có rừng bị cháy.
2. Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất.
3. Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất.
4. Chính quyền địa phương cấp xã hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
Điều 7. Tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng
1. Nhận tin báo cháy rừng: Khi tiếp nhận tin báo cháy rừng, người nhận tin báo phải hỏi rõ và ghi vào sổ tiếp nhận các thông tin sau: Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy; địa điểm, thời gian xảy ra cháy; những thông tin về đám cháy như: loại rừng xảy ra cháy, diện tích đám cháy, nguy cơ cháy lan, nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực dân cư và những thông tin khác liên quan đến đám cháy.
2. Sau khi nhận tin báo cháy rừng, người nhận tin báo cáo ngay thông tin đã tiếp nhận cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 6 Quy định này.
3. Các đơn vị tiếp nhận tin báo cháy rừng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Quy định này.
Điều 8. Đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng
Chi cục Kiểm lâm thiết lập, thông báo đường dây nóng để người dân, cơ quan chức năng phản ánh thông tin về cháy rừng nhằm kịp thời xử lý.
Điều 9. Phối hợp lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng
1. Lực lượng chữa cháy rừng:
a) Lực lượng chữa cháy rừng cấp tỉnh:
Khi có cháy rừng lớn, hoặc nguy cơ cháy lớn; cháy rừng vùng giáp ranh giữa các huyện; vùng giáp ranh với tỉnh khác, lực lượng chữa cháy rừng cấp tỉnh quy định như sau:
- Lực lượng chính gồm: Lực lượng của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh; Kiểm lâm; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Lực lượng phối hợp gồm: Các đơn vị Quân đội trung ương đóng quân trên địa bàn tỉnh; Công an tỉnh; lực lượng địa phương nơi xảy ra cháy rừng.
b) Lực lượng chữa cháy rừng cấp huyện:
Khi có cháy rừng lớn, hoặc nguy cơ cháy lớn; cháy rừng vùng giáp ranh giữa các xã; vùng giáp ranh với huyện khác, lực lượng chữa cháy rừng cấp huyện quy định như sau:
- Lực lượng chính gồm: Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Kiểm lâm cấp huyện; Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện.
- Lực lượng phối hợp gồm: Các Đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn các huyện biên giới; các đơn vị Quân đội trung ương đóng quân trên địa bàn huyện; Công an cấp huyện; lực lượng địa phương nơi xảy ra cháy rừng và địa phương lân cận.
c) Lực lượng chữa cháy rừng cấp xã:
- Lực lượng chính gồm: Kiểm lâm địa bàn; Dân quân tự vệ; Công an cấp xã.
- Lực lượng phối hợp gồm: Lực lượng dân phòng, tổ đội bảo vệ rừng; lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng của thôn, buôn, bon, tổ dân phố.
d) Lực lượng chữa cháy rừng của chủ rừng:
- Lực lượng chính gồm: Chủ rừng có rừng bị cháy.
- Lực lượng phối hợp gồm: Các chủ rừng khác khi được huy động.
2. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng:
a) Người chỉ huy chữa cháy rừng: Quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và Chữa cháy có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Trường hợp cháy rừng vượt quá khả năng kiểm soát của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này, thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng như sau:
- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Giao người đứng đầu cơ quan Kiểm lâm tỉnh huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này. Trường hợp đám cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát hoặc đám cháy quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc phòng, sự an toàn của các công trình quan trọng, các công trình, vật kiến trúc có nguy cơ gây cháy nổ lớn, người đứng đầu cơ quan Kiểm lâm tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng.
3. Trách nhiệm phối hợp: Khi nhận được yêu cầu tham gia chữa cháy rừng, Thủ trưởng các đơn vị, lực lượng chữa cháy rừng quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, hậu cần... thuộc quản lý của đơn vị để tham gia chữa cháy.
4. Trách nhiệm chữa cháy, tham gia chữa cháy rừng:
a) Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập tắt đám cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy;
b) Cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 6 Quy định này khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng;
c) Lực lượng Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khoanh vùng, chốt chặn, điều tiết giao thông khu vực xảy ra cháy rừng, ngăn không cho người không có nhiệm vụ liên quan trong chữa cháy rừng tiếp cận hiện trường để tổ chức truy tìm, bắt giữ đối tượng gây cháy rừng (nếu có) và hỗ trợ lực lượng chữa cháy rừng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy;
d) Sở Y tế, Phòng Y tế các huyện, thành phố khi nhận được đề nghị hỗ trợ y tế, cấp cứu người bị nạn trong chữa cháy rừng, phải kịp thời bố trí xe cấp cứu và lực lượng y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan;
đ) Người dân sinh sống trong rừng, ven rừng tuân thủ nghiêm ngặt quy định sử dụng lửa trong sản xuất, canh tác, đốt xử lý thực bì trên nương rẫy; cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; tham gia chữa cháy rừng khi được điều động.
HỖ TRỢ CHO NGƯỜI THAM GIA PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Được hưởng trợ cấp ngày công lao động (như đối với lao động phổ thông) bằng 0,2 lần mức lương cơ sở.
2. Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày.
Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định;
b) Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và các hoạt động liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
c) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng;
d) Thông báo cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện truyền thông trong các tháng mùa khô trên địa bàn tỉnh;
đ) Quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở.
2. Công an tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng cho các lực lượng liên quan;
b) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, đơn vị Quân đội, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị có liên quan thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hành vi gây cháy rừng; xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng theo quy định của pháp luật;
c) Phát hiện, tiếp nhận điều tra, xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng có dấu hiệu tội phạm; định kỳ hoặc đột xuất thông báo với cơ quan Kiểm lâm thông tin về tình hình tội phạm và kết quả điều tra, xử lý các vụ án;
d) Phối hợp cơ quan Kiểm lâm tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ điều tra hình sự cho công chức Kiểm lâm làm công tác điều tra, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
a) Giáo dục cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Chỉ đạo các đơn vị đóng quân trong rừng, gần rừng tham gia tuần tra và sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra theo lệnh huy động; phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Công an và chính quyền địa phương tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
4. Sở Y tế:
Khi nhận được đề nghị hỗ trợ y tế, cấp cứu người bị nạn trong chữa cháy rừng, phải kịp thời bố trí xe cấp cứu và lực lượng y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí phục vụ cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo quy định của pháp luật và khả năng ngân sách của địa phương.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng; kịp thời đưa thông tin về công tác tuyên truyền, cảnh báo và dự báo cháy rừng trong thời kỳ cao điểm.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có rừng: Triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật; xây dựng Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý;
b) Thành lập, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện;
c) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định pháp luật;
d) Chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy rừng cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng;
đ) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn nơi có rừng;
e) Trực tiếp chỉ đạo và huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn;
g) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng, điều tra nguyên nhân gây cháy rừng và khắc phục hậu quả vụ cháy rừng.
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa hướng dẫn triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.
3. Ngoài những nội dung quy định tại Quy định này, các nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quy định này, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng./.
- 1Kế hoạch 124/KH-UBND về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố Hà Nội năm 2021
- 2Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4Quyết định 3072/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Kế hoạch 1734/KH-UBND năm 2021 về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Gia Lai, mùa khô năm 2021-2022
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 6Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 7Luật Lâm nghiệp 2017
- 8Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 13Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 14Kế hoạch 124/KH-UBND về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố Hà Nội năm 2021
- 15Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 16Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 17Quyết định 3072/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 18Kế hoạch 1734/KH-UBND năm 2021 về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Gia Lai, mùa khô năm 2021-2022
Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về một số nội dung phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 14/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lê Trọng Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra