- 1Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 5Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 6Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 7Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 8Thông tư 10/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2005/QĐ-UBT | Trà Vinh, ngày 22 tháng 3 năm 2005 |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28/4/2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29/4/2003;
- Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
- Căn cứ Điều lệ của các trường;
- Căn cứ Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 21/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV ngày 23/7/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương;
- Căn cứ Nghị quyết số 15/2004/NQ.HĐNDT ngày 16/12/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005;
- Căn cứ Công văn số 2383/BNV-TCCB ngày 17/9/2004 và Công văn số 2587/BNV-TCBC ngày 13/10/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý và sử dụng biên chế sự nghiệp giáo dục;
- Xét Tờ trình số 54/SGDĐT ngày 12/4/2004 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phân cấp quản lý một số lĩnh vực trong ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh như sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Trực tiếp quản lý chuyên môn đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú và các đơn vị trực thuộc theo Điều lệ, Quy chế hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Giáo dục - Đào tạo và các trường trung học thực hiện nhiệm vụ theo từng năm học.
- Phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thị xã: Trực tiếp quản lý chuyên môn đối với các trường: Nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, bổ túc cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú, trường bồi dưỡng giáo viên và các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện - thị xã.
2/- Về thành lập, giải thể, tách, nhập các đơn vị trường:
Thực hiện theo Điều lệ, Quy chế hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Hằng năm, căn cứ quy mô phát triển trường lớp, định mức tổ chức biên chế của từng hạng trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, các đơn vị xây dựng biên chế và quỹ tiền lương cụ thể theo từng hạng trường đúng quy định hiện hành.
- Thời gian xây dựng kế hoạch biên chế và quỹ tiền lương vào tháng 4 hằng năm:
+ Đối với cấp tỉnh: Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các trường, đơn vị trực thuộc Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo xây dựng kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương cụ thể của từng hạng trường đúng theo quy định hiện hành.
+ Đối với cấp huyện: Trên cơ sở hướng dẫn kế hoạch biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn, triển khai cho các trường trực thuộc quản lý, xây dựng kế hoạch biên chế theo định mức của từng hạng trường và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện - thị xã; đồng thời kiểm tra và tổng hợp kế hoạch biên chế gởi về Phòng Tổ chức - Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét thẩm định. Sau khi thống nhất với Phòng Giáo dục - Đào tạo về kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương của từng trường, Phòng Tổ chức - Lao động Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân dân huyện - thị xã quyết định, Ủy ban nhân dân huyện - thị xã gởi đến Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp biên chế chung của toàn ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về số biên chế giáo viên của toàn ngành.
- Riêng đối với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và Sở, ngành có các trung tâm giáo dục trực thuộc, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và chỉ tiêu đào tạo của từng mã ngành, xây dựng kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương cho phù hợp gởi về Sở Nội vụ xem xét.
- Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm định biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo của toàn tỉnh. Sau khi thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn.
4/- Về tuyển dụng, hợp đồng làm việc, thử việc:
4.1- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Thành lập hội đồng xét tuyển hoặc thi tuyển theo nhu cầu của từng năm học cho các trường thuộc Sở quản lý; giao Hiệu trưởng của từng trường ký hợp đồng làm việc với lao động đạt yêu cầu; tổng hợp danh sách các đơn vị đã ký hợp đồng báo cáo Sở Nội vụ và Sở Tài chính theo dõi.
4.2- Đối với huyện - thị xã: Phòng Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Phòng Tổ chức - Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND huyện - thị xã quyết định thành lập hội đồng xét tuyển hoặc thi tuyển theo nhu cầu của từng năm cho các trường thuộc huyện - thị xã quản lý và tổng hợp danh sách trình UBND huyện - thị xã quyết định công nhận kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển. Sau đó, Phòng Giáo dục thông báo cho các trường ký hợp đồng lao động; theo dõi tổng hợp danh sách hợp đồng gởi Phòng Tổ chức - Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính theo dõi.
4.3- Đối với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các Sở, ngành có các trung tâm giáo dục trực thuộc, thành lập Hội đồng xét tuyển hoặc thi tuyển; được ký hợp đồng lao động theo quy định và tổng hợp danh sách gởi đến Sở Nội vụ, Sở Tài chính theo dõi.
4.4- Khi hết thời gian thử việc, nếu lao động đạt yêu cầu, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện - thị xã quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức thuộc quyền quản lý; Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức các trường thuộc quyền quản lý.
4.5- Đối với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các Sở, ngành có các trung tâm giáo dục trực thuộc, hết thời gian tập sự, thủ trưởng đơn vị đánh giá phẩm chất đạo đức và hiệu quả công việc, nếu đạt yêu cầu quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức.
4.6- Việc tuyển dụng, hợp đồng làm việc, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức thực hiện đúng Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Đối với nhân viên bảo vệ, tạp vụ, lái xe, trông giữ phương tiện, … thực hiện lương khoán hoặc hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
5/- Nâng ngạch và chuyển ngạch viên chức:
5.1- Nâng ngạch:
Việc nâng ngạch viên chức phải căn cứ vào nhu cầu của cơ quan, vị trí công tác của viên chức, đồng thời căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực, khả năng phát triển, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn của từng ngạch dự thi; phải qua kỳ thi nâng ngạch, do Hội đồng thi nâng ngạch xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
5.2- Chuyển ngạch:
- Viên chức được giao nhiệm vụ mới mà nhiệm vụ không phù hợp với ngạch viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch viên chức đó sang ngạch tương đương, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được giao.
- Viên chức được chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển.
- Đơn vị sử dụng viên chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch về trình độ, năng lực. Nếu viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì thủ trưởng đơn vị đề nghị Sở Nội vụ xem xét quyết định bổ nhiệm vào ngạch, từ ngạch cán sự và tương đương trở lên (trừ ngạch viên chức loại A2, A3 và tương đương trở lên do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).
Việc nâng ngạch, chuyển ngạch viên chức thực hiện đúng Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
6/- Về nâng bậc lương thường xuyên hằng năm:
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện - thị xã và các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Sở, ngành có các Trung tâm giáo dục trực thuộc căn cứ thẩm quyền đã phân cấp, quyết định nâng bậc lương thường xuyên hàng năm cho cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý và báo cáo danh sách đến Sở Nội vụ, Sở Tài chính theo dõi (trừ ngạch viên chức loại A2, A3 và tương đương trở lên do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).
Đối với những viên chức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên thì kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm (tức là tròn 12 tháng kể từ khi có quyết định kỷ luật).
- Trưởng Phòng Giáo dục quyết định việc điều động nội bộ đối với viên chức thuộc quyền quản lý và báo cáo Phòng Tổ chức - Lao động Thương binh và Xã hội theo dõi.
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định điều động viên chức các trường thuộc Sở quản lý, báo cáo Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân huyện - thị xã theo dõi.
- Đối với viên chức thuyên chuyển từ huyện này sang huyện khác trong tỉnh; từ các trường thuộc quyền quản lý của huyện - thị xã sang các trường thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo và ngược lại do Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định, báo cáo Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân huyện - thị xã theo dõi.
- Đối với viên chức thuyên chuyển ra ngoài tỉnh, Chủ tịch UBND huyện - thị xã và Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Nội vụ xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Đối với viên chức từ tỉnh khác chuyển về, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Nội vụ xem xét quyết định.
- Đối với viên chức các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các Sở, ngành có các trung tâm giáo dục trực thuộc, việc điều động, thuyên chuyển viên chức trong và ngoài tỉnh do Sở Nội vụ quyết định.
8/- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên:
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ công chức toàn ngành giáo dục và đào tạo trong tỉnh (gọi chung là viên chức sự nghiệp), đồng thời kết hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức sự nghiệp đối với các trường trực thuộc Sở; bồi dưỡng cán bộ, viên chức chủ chốt Phòng giáo dục và các trường trực thuộc cấp huyện - thị xã.
- Phòng Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức các trường trực thuộc huyện - thị xã quản lý.
- Đối với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các Sở, ngành có các trung tâm giáo dục trực thuộc, việc đào tạo phải trao đổi với Sở Nội vụ xem xét để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
9.1- Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ký quyết định bổ nhiệm phó hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở, khi có ý kiến thoả thuận của Giám đốc Sở Nội vụ.
9.2- Chủ tịch UBND huyện - thị xã ký quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trung học cơ sở ( cấp II, cấp I-II ), phổ thông dân tộc nội trú, trường tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ.
9.3- Cấp có thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm, thì ký quyết định miễn nhiệm.
Đối với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các Sở, ngành có các trung tâm giáo dục trực thuộc; các điểm 9.1, 9.2, 9.3 nói tại khoản này, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo Quyết định số 100/2003/QĐ-UBT ngày 28/10/2003 của UBND tỉnh.
10/- Khen thưởng, kỷ luật và nghỉ hưu:
- Khen thưởng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chủ tịch UBND huyện - thị xã quyết định kỷ luật, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo (gọi chung là viên chức sự nghiệp) công tác tại các trường, đơn vị thuộc huyện - thị xã quản lý và thông báo cho Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi.
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định kỷ luật, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo (gọi chung là viên chức sự nghiệp) công tác tại các trường, đơn vị thuộc Sở quản lý và thông báo cho Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện - thị xã theo dõi.
- Đối với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các Sở, ngành có các trung tâm giáo dục trực thuộc thực hiện theo phân cấp hiện hành.
11.1- Về kinh phí xây dựng cơ bản trường học:
Sở Giáo dục và Đào tạo được thông báo, tham gia quản lý các nguồn kinh phí xây dựng cơ bản cho các đơn vị của ngành giáo dục; cùng với các ngành chức năng của tỉnh tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ các nguồn kinh phí này; kiểm tra các đơn vị sử dụng vốn đúng mục đích, đúng danh mục đầu tư và thanh quyết toán đúng quy định của Nhà nước.
11.2- Về cơ sở vật chất trường học:
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý về cơ sở vật chất các đơn vị: Trường trung học phổ thông (cấp III và cấp II-III ); Trường Trung học phổ thông Chuyên; Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh; Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Bồi dưỡng giáo viên; các trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Các trường còn lại do Ủy ban nhân dân huyện - thị xã, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất bao gồm các trường: Mẫu giáo, nhà trẻ, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện - thị xã.
- Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận cơ sở vật chất; tổ chức việc quản lý, sử dụng, bảo quản, tu sửa, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, đạt chuẩn và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Ủy ban nhân dân địa phương và ngành giáo dục và đào tạo trong việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất nhà trường. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường.
11.3- Về xây dựng cơ bản:
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Làm chủ đầu tư các công trình xây dựng trường học thuộc các nguồn vốn do Sở quản lý như vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp mang tính chất xây dựng cơ bản, các nguồn vốn thuộc các dự án - chương trình do các tổ chức trong nước và nước ngoài tài trợ, vốn hỗ trợ của Trung ương; làm chủ đầu tư các công trình xây dựng của các trường và đơn vị trực thuộc.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về kế hoạch xây dựng theo quy hoạch; quy hoạch mạng lưới trường lớp theo quy hoạch phân cấp xây dựng.
- Ủy ban nhân dân huyện - thị xã: Làm chủ đầu tư xây dựng trường học thuộc các nguồn vốn giao cho huyện - thị xã quản lý và làm chủ đầu tư xây dựng các trường trực thuộc.
12/- Về đất trường học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:
12.1- Về đất trường học:
a)- Về địa điểm xây dựng:
Địa điểm xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học: Căn cứ vào quy hoạch được duyệt, UBND xã, phường, thị trấn, Phòng Giáo dục đề nghị Ủy ban nhân dân huyện - thị xã quyết định.
b)- Về quy hoạch đất trường học và trách nhiệm giải quyết:
- Trên cơ sở tham mưu, đề nghị của nhà trường, UBND xã, phường, thị trấn, Phòng Giáo dục và các cơ quan chức năng địa phương; Ủy ban nhân dân huyện - thị xã có trách nhiệm quy hoạch, quyết định phê duyệt quy hoạch diện tích đất của từng trường học theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân huyện - thị tổ chức, chỉ đạo lập các thủ tục bồi hoàn, chi trả, thu hồi và giao đất cho các trường học quản lý và sử dụng theo đúng quy định.
- Hằng năm, các huyện - thị xã có kế hoạch mở rộng diện tích đất các trường học, ưu tiên cho những nơi có nhu cầu bức xúc, các trường đạt chuẩn quốc gia, các trường học sinh học 2 buổi/ngày. Các trường xây dựng mới phải có đủ diện tích đất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Để tạo điều kiện cho ngành giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và các chương trình xây dựng cơ bản khác, Ủy ban nhân dân các huyện - thị xã hoàn thành việc quy hoạch diện tích đất cho từng trường học ở địa phương vào cuối quý II năm 2005.
12.2- Về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:
- Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân huyện - thị xã lập đề án trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2005 - 2010, có kế hoạch cho từng năm học trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện - thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các trường trực thuộc đơn vị, địa phương quản lý.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan triển khai và theo dõi việc thực hiện quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ điểm 5, mục b, điều 1 Quyết định số 1226/1999/QĐ-UBT ngày 09/7/1999 (- Đối với ngành giáo dục,...) và Quyết định số 1776/2000/QĐ-UBT ngày 12/9/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện - thị xã, Hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 4Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 5Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 6Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 7Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 8Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 9Thông tư 10/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 10Quyết định 2770/2003/QĐ.UB ban hành bản Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước ở địa phương trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo do tỉnh An Giang ban hành
- 11Quyết định 72/2002/QĐ-UB về phân cấp quản lý giáo dục cho Ủy ban nhân dân cấp huyện do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 14/2005/QĐ-UBT về phân cấp quản lý lĩnh vực trong ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- Số hiệu: 14/2005/QĐ-UBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Trần Hoàn Kim
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết