Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2003/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2003 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2002/QĐ-BGDĐT ngày 11/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Sửa đổi một số điều trong Quy chế trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Quyết định số 05/2002/QĐ-BGDĐT ngày 11/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
9. Điểm xét tuyển
a) Điểm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông chuyên =
Tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) + điểm khuyến khích (nếu có) / Tổng các hệ số bài thi
b) Điểm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên =
Tổng điểm 2 bài thi bình thường Toán (hệ số 1) và Văn – Tiếng Việt (hệ số 1) + Điểm khuyến khích (nếu có) / 2
c) Điểm xét tuyển vào lớp 10 (kể cả chuyên và không chuyên) làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai.
10. Nguyên tắc xét tuyển
a) Điều kiện xét tuyển: Được đưa vào danh sách xét tuyển những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, dự thi 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi và:
- Đối với lớp chuyên: Không có bài thi nào bị điểm dưới 2, điểm thi môn chuyên phải đạt từ 6,0 trở lên, điểm xét tuyển đạt từ 5,0 trở lên
- Đối với lớp không chuyên: Không có bài thi nào bị điểm 0.
b) Thứ tự xét tuyển: Lấy theo điểm xét tuyển từ cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh được giao (xét riêng cho từng lớp chuyên và khối lớp không chuyên).
c) Nếu điểm xét tuyển ngang nhau thì thứ tự ưu tiên như sau:
- Đối với lớp chuyên, dựa vào kết quả cả năm học lớp 9 và điểm bài thi môn chuyên:
+ Thứ nhất: Xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi và điểm bài thi môn chuyên cao hơn.
+ Thứ hai: Xếp loại hạnh kiểm tốt và học lực giỏi.
+ Thứ ba: Xếp loại hạnh kiểm tốt và điểm bài thi môn chuyên cao hơn.
+ Thứ tư: Xếp loại học lực giỏi và điểm bài thi môn chuyên cao hơn.
+ Thứ năm: Điểm bài thi môn chuyên cao hơn.
- Đối với lớp không chuyên, dựa vào kết quả cả năm học lớp 9:
+ Thứ nhất: Xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi và điểm trung bình các môn cả năm cao hơn.
+ Thứ hai: Xếp loại hạnh kiểm tốt và học lực giỏi.
+ Thứ ba: Xếp loại hạnh kiểm tốt và điểm trung bình các môn cả năm cao hơn.
+ Thứ tư: Xếp loại học lực giỏi và điểm trung bình các môn cả năm cao hơn.
+ Thứ năm: Điểm trung bình các môn cả năm cao hơn.
11. Duyệt danh sách trúng tuyển
a) Sở Giáo dục và Đào tạo xét duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào trường trung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
b) Hiệu trưởng trường đại học xét duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào trường trung học phổ thông chuyên thuộc trường đại học.
12. Phúc khảo
a) Đối tượng và điều kiện được phúc khảo điểm bài thi: Học sinh đã dự thi đủ các bài thi theo quy định, có đơn xin phúc khảo và nộp đúng nơi và đúng thời hạn quy định.
b) Đơn xin phúc khảo điểm bài thi gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Hiệu trưởng trường đại học.
c) Thời hạn nộp đơn xin phúc khảo điểm bài thi trong 7 ngày, kể từ ngày điểm bài thi và danh sách học sinh trúng tuyển vào lớp 10 (kể cả chuyên và không chuyên) được cấp có thẩm quyền niêm yết công khai tại trường trung học phổ thông chuyên cấp tỉnh, tại khối lớp hoặc trường trung học phổ thông chuyên thuộc trường đại học.
d) Xử lý điểm phúc khảo bài thi:
- Với mọi trường hợp điểm chấm mới của bài thi chênh (lên hoặc xuống) so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên, Hội đồng phúc khảo phải tổ chức đối thoại giữa cặp chấm phúc khảo với cặp chấm lần đầu. Nếu không thống nhất giữa 2 cặp chấm về điểm số bài thi mà không kết luận được sai sót thuộc cặp chấm nào thì giữ nguyên điểm số bài thi của cặp chấm lần đầu. Biên bản đối thoại phải lập theo mẫu quy định, có đủ chữ ký của các cặp chấm phúc khảo, cặp chấm lần đầu và có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng phúc khảo.
- Hội đồng phúc khảo chỉ điều chỉnh điểm bài thi (lên hoặc xuống) so với điểm chấm lần đầu trong trường hợp điểm chấm mới chênh (lên hoặc xuống) so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên và có sự thống nhất giữa cặp chấm lần đầu và cặp chấm phúc khảo.
đ) Chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp đơn xin phúc khảo điểm bài thi, Hội đồng phúc khảo phải hoàn tất công việc và công bố kết quả phúc khảo.
13. Tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo
a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường đại học ra quyết định thành lập các Hội đồng ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo.
b) Việc tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo (ngoài các quy định của Quy chế này) thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện hành.
14. Báo cáo kết quả thi tuyển sinh
Chậm nhất là ngày 25 tháng 8 hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đại học phải gửi về tới Bộ toàn bộ các hồ sơ báo cáo kết quả tuyển sinh cho năm học mới. Hồ sơ bao gồm:
a) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Công văn hướng dẫn về công tác tuyển sinh cho năm học mới, văn bản của cấp có thẩm quyền về phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh mới, báo cáo tổng kết kỳ thi tuyển sinh.
b) Đối với các trường đại học:
- Các văn bản quy định tại điểm a của khoản này.
- Các bản danh sách học sinh trúng tuyển, danh sách học sinh trúng tuyển đã nộp hồ sơ nhập học, lập theo từng môn chuyên, lớp không chuyên (nếu có), có ghi điểm từng bài thi và điểm xét tuyển của từng học sinh. Ngoài việc nộp về Bộ, các bản danh sách này còn phải gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh (Thành phố) nơi trường đóng để quản lý và theo dõi.
2. Khoản 9 Điều 11 được sửa đổi như sau:
9. Học sinh phải chuyển ra khỏi lớp chuyên
a) Học sinh phải chuyển ra khỏi lớp chuyên để sang học lớp không chuyên hoặc trường trung học phổ thông khác (nếu trường đang học không có lớp không chuyên), nếu có kết quả cả năm học thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Phải ở lại lớp,
- Xếp loại hạnh kiểm yếu.
- Xếp loại học lực yếu
- Điểm trung bình môn chuyên dưới 5,0.
b) Việc cho học lại, kiểm tra, xét lên lớp không chuyên đối với các trường hợp nói tại điểm a của khoản này được thực hiện theo như các quy định hiện hành về đánh giá xếp loại học sinh trường trung học phổ thông không chuyên.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – cán bộ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch và Tài chính, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông. Thủ trưởng các cơ quan hữu quan thuộc Bộ, Hiệu trưởng trường đại học có khối lớp trung học phổ thông chuyên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng trường trung học chuyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
Quyết định 14/2003/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế trường Trung học phổ thông chuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 14/2003/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/03/2003
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Lượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: 09/05/2003
- Ngày hết hiệu lực: 06/02/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra