Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1396/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 25 tháng 05 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ “về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 08/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành chương trình hành động thực hiện đề án Tái có cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 01/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 658/TTr-SNN&PTNT ngày 27 tháng 3 năm 2015, Văn bản số 1138/NN&PTNT- KHTC ngày 18/5/2013.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng;
- Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ làm khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch; Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn;
- Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư (đặc biệt là nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp) đầu tư vào địa bàn nông thôn để chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đẩy nhanh Chương trình nông thôn mới, trên tinh thần “lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn” và “cộng đồng dân cư là chủ thể chương trình” nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng, chung sức xây dựng nông thôn mới; Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược gắn với chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động.
- Đảm bảo phát huy vai trò quản lý, tạo lập môi trường, thể chế của Nhà nước và sự tham gia của các thành phần kinh tế, chú trọng với các doanh nghiệp và hợp tác xã;
- Phát huy và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả và bền vững;
- Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu cần được đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi của thực tế.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện tái cơ cấu để phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh một cách bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm: (1) Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; (2) Cải thiện đời sống của nông dân các vùng nông thôn và giảm nghèo bền vững; (3) Bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả với chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.
Khai thác tốt tiềm năng, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Duy trì tăng trưởng giá trị sản xuất ngành đạt tốc độ tăng bình quân 6 - 8%/năm giai đoạn đến năm 2020, đạt 13.387,0 tỷ đồng (giá so sánh 2010) vào năm 2020:
+ Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) đạt 6.335,0 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trên 6,4%/năm. Đạt giá trị 23.100,0 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm 32,14% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp;
+ Lâm nghiệp đạt 1.052,0 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 8,0%/năm. Đạt giá trị 4.735 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm 6,59% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Độ che phủ rừng duy trì ổn định ở tỷ lệ 55%.
+ Thủy sản đạt trên 6.000,0 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trên 11,5 - 12,5%/năm. Đạt 44.040 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm 61,27% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp;
- Tăng trưởng giá trị tăng thêm toàn ngành tăng bình quân 7 - 8%/năm. Đến năm 2020 đạt gần 4.900 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tạo bước đột phá trong phát triển, nâng cao sức cạnh tranh với việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng một ngành nông nghiệp sạch.
- Giá trị sản phẩm bình quân 01 ha diện tích đất canh tác đạt trên 120 triệu đồng/năm (theo giá hiện hành).
- Cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP của tỉnh đến năm 2020 là 3-4%.
- Tăng cường quản lý nguồn tài nguyên cho phát triển nông nghiệp, giảm phát khí thải nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 55%, góp phần thực hiện định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh;
- Nâng cao thu nhập và đời sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ nghèo. Thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng 2,7 lần so với năm 2010;
- Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới trên 85%; Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả kinh tế, xã hội và môi trường nhằm khai thác tốt tiềm năng, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, trên cơ sở phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của địa phương với đa dạng hóa các loại sản phẩm. Phát triển kinh tế Thủy sản là chủ lực của kinh tế ngành; chuyển dịch cơ cấu trồng trọt sang chăn nuôi nhằm phục vụ và hỗ trợ cho ngành Du lịch thông qua các mặt hàng nông sản, ẩm thực, phát triển lâm nghiệp bền vững bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn và giữ vững an ninh quốc phòng.
- Lấy khoa học kỹ thuật làm then chốt, từng bước hình thành các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Xây dựng các cơ sở cung cấp giống cây trồng, vật nuôi nhằm chủ động trong việc cung cấp các loại giống chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm có giá trị cao trong ngành;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị, đồng thời duy trì một tỷ lệ thích hợp các cây lương thực, đặc biệt là cây lúa, để đảm bảo an ninh lương thực;
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, đưa ngành chăn nuôi trở thành lĩnh vực chính và chiếm tỷ trọng cao hơn trong ngành nông nghiệp (ngành hẹp: trồng trọt và chăn nuôi). Chú trọng phát triển loại vật nuôi đặc sản địa phương có lợi thế cạnh tranh.
- Hình thành vùng sản xuất lâm nghiệp phát triển cây nguyên liệu gỗ cho chế biến xuất khẩu, cung cấp gỗ mỏ cho ngành than, gỗ xây dựng, vùng cây lâm nghiệp đặc sản, cây dược liệu gắn với sơ chế biến xuất khẩu, tăng độ che phủ rừng. Kết hợp giữa phát triển kinh tế rừng với mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chế biến xuất khẩu với những mặt hàng chất lượng cao, đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành nông nghiệp của tỉnh; Bảo vệ môi trường sinh thái vùng biển và ven biển, đảm bảo Quốc phòng an ninh.
- Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ. Tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản, đảm bảo môi trường sinh thái.
- Phát triển công nghiệp chế biến sâu nông lâm thủy sản và tăng cường các hoạt động nâng cao giá trị gia tăng trong lĩnh vực thương mại, mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông sản tới các thị trường Mỹ, Eu, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư và phát triển, phát huy vai trò của các tổ chức theo hướng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
III. Nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
Tập trung xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh những sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh, gắn với bảo quản chế biến và sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1. Mục tiêu
- Đến năm 2020, Giá trị sản xuất đạt 2.680 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) đạt tăng trưởng bình quân 2%/năm; Tăng trưởng giá trị tăng thêm đạt tốc độ tăng bình quân 0,35%/năm, đạt 780 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010);
- Giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 8.041 tỷ đồng, chiếm 11,19% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Giá trị tăng thêm đạt 1.998 tỷ đồng chiếm 8,24% trong cơ cấu GDP ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 80 ngàn ha;
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2020 đạt 250 ngàn tấn, trong đó thóc đạt 209 ngàn tấn.
1.2. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt
1.2.1. Nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng một số sản phẩm chính
a. Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị gia tăng lớn
Ưu tiên phát triển những sản phẩm cây trồng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; rau, hoa cao cấp; những sản phẩm có lợi thế: Lúa chất lượng cao, cây ăn quả (na, vải); cây công nghiệp lâu năm (chè), cây dong riềng... đặc biệt đối với những sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.
- Các sản phẩm chủ lực gồm: Lúa hàng hóa chất lượng cao, lúa đặc sản, rau củ quả, chè, na dai, vải chín sớm, cam, thanh long, dong riềng...
+ Diện tích lúa cả năm là 40,5 ngàn ha, sản lượng thóc đạt trên 250 ngàn tấn/năm, năng suất bình quân đạt gần 62 tạ/ha, trong đó phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao cánh đồng mẫu lớn: thị xã Đông Triều (2.008 ha), thị xã Quảng Yên (2.200 ha).
+ Diện tích sản xuất rau đạt 11.000 ha, trong đó vùng rau tập trung với quy mô 600 ha tại thị xã Quảng Yên (xã Tiền An, Sông Khoai, Cộng Hòa, Đông Mai, Hiệp Hòa, Yên Hải); thị xã Đông Triều (Nguyễn Huệ, Hưng Đạo), TP. Hạ Long (Ph. Hà Phong), TP. Cẩm Phả (Cẩm Phú, Cộng Hòa, Dương Huy) và huyện Bình Liêu.
+ Diện tích cây ăn quả đạt 9-12 ngàn ha, sản lượng 35-70 ngàn tấn, trong đó vùng trồng cây ăn quả tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa: Vùng trồng vải chín sớm: TP. Uông Bí (300 ha); Vùng trồng na: thị xã Đông Triều (970 ha); Vùng trồng thanh long ruột đỏ: Tại Đông Triều, Uông Bí (200 ha); Vùng trồng cam: tại huyện Vân Đồn (400ha).
+ Diện tích chè đạt 1.800 ha, sản lượng 16.000 tấn, trong đó vùng sản xuất chè tập trung tại các huyện Huyện Hải Hà 1.365 ha (xã Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Long, Quảng Thịnh, Quảng Phong). Phục tráng giống chè Bản Sen huyện Vân Đồn quy mô phát triển năm 2020 đạt 400 ha.
+ Vùng sản xuất dong riềng nguyên liệu tại huyện Bình Liêu 300 ha (Đồng Tâm, Lục Hồn, Tỉnh Húc, Húc Động Vô Ngại), Huyện Tiên Yên: 440 ha (xã Đại Rực, Đại Thành) phục vụ chế biến các sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu:
b. Nhóm sản phẩm tiềm năng
Phát triển diện tích hoa, cây cảnh khoảng 500 ha, sản lượng đạt 380 triệu bông hoa và 3,6 triệu cây cảnh với tổng giá trị 90 tỷ đồng vào năm 2020. Xây dựng vùng trồng hoa tập trung tại thị trấn Trới, Sơn Dương, Thống Nhất, Lê Lợi huyện Hoành Bồ quy mô 59 ha.
c. Sản phẩm hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi
+ Phát triển và mở rộng diện tích trồng ngô nguyên liệu thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi: đến năm 2020 là 8,65 ngàn ha, sản lượng đạt 40 ngàn tấn, trong đó vùng trồng tập trung tại huyện Hải Hà, Đầm Hà (ngô xuân, thu đông), Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, TP.Móng Cái. Phát triển diện tích ngô Đông tại thị xã Đông Triều và thị xã Quảng Yên. Diện tích giống ngô lai có năng suất cao chiếm 80- 90%. Mở rộng diện tích ngô vụ đông trên đất ruộng 2 lúa chủ động nước và một phần diện tích chuyên màu. Sản phẩm ngô hàng hóa chiếm 80 - 85% sản lượng ngô hàng năm.
+ Duy trì phát triển diện tích đậu tương hè thu, đậu tương đông, trong đó vụ đậu tương đông chủ yếu mở rộng trên đất 2 lúa được tưới tiêu chủ động. Đến năm 2020, diện tích đạt 1.200 ha với sản lượng 2.600 tấn tại các huyện Miền Đông (Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ) và huyện Hoành Bồ, thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên.
+ Mở rộng diện tích trồng lạc đến năm 2020 có 5,3 nghìn ha trồng lạc, sản lượng 12 ngàn tấn, chủ yếu trên các địa bàn: Móng Cái; Đông Triều, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà. Mở rộng vụ lạc thu đông, tăng diện tích gieo trồng đậu tương trên đất 1 vụ lúa những địa phương vùng cao, trên đất 2 vụ lúa khu vực đồng bằng. Đến năm 2020 diện tích gieo trồng lạc và đậu tương đạt trên 6,5 nghìn ha.
+ Cải tạo diện tích đồng cỏ tự nhiên và chuyển đổi một phần diện tích đất chưa sử dụng, đất trồng lúa kém hiệu quả, đất cây hàng năm và trồng xen canh với cây lâu năm để trồng cỏ chuyên canh hoặc thâm canh. Đến năm 2020 diện tích trồng cỏ đạt 3.200 ha, trồng tập trung chủ yếu tại huyện Bình Liêu và một số địa bàn vùng cao thuộc huyện Hải Hà, Đầm Hà...
1.2.2. Chuyển đổi diện tích trồng các loại cây kém hiệu quả sang những loại sản phẩm cây trồng có giá trị kinh tế cao
Chủ yếu là cây khoai lang, sắn, trong những năm tới cần giảm diện tích trồng, để chuyển sang trồng cây rau, đậu tương... có hiệu quả kinh tế cao hơn. Dự kiến giảm diện tích cây có củ khác từ 4,9 ngàn ha năm 2013 xuống còn 2,8 ngàn ha năm vào năm 2020. Trong đó cây khoai lang hiện đang là 4 ngàn ha, giảm còn 2,4 ngàn ha đến năm 2020; sắn giảm còn 400 ha năm 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, theo hình thức công nghiệp và công nghệ cao; phát triển ở quy mô vừa phải, phù hợp với khả năng tài chính, quản lý và xử lý môi trường. Khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng.
- Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi từ khâu giống, thức ăn đến vệ sinh an toàn dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Tổ chức sản xuất chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng.
2.1. Mục tiêu
+ Tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) giai đoạn đến năm 2020 đạt tốc độ bình quân 11,8%/năm; Giá trị tăng thêm đạt trên 1.303 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng trưởng GDP đạt 11,01%/năm;
+ Đến năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 13.283 tỷ đồng (theo giá hiện hành) chiếm 18,48% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Giá trị tăng thêm đạt 4.562 tỷ đồng chiếm 18,83% trong cơ cấu GDP ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
- Đàn lợn lai chiếm 90% tổng đàn; đàn gia cầm giống mới có năng suất thịt trứng cao chiếm 85%; bò lai Sind chiếm trên 70%.
- Đến năm 2020, tỷ trọng sản xuất chăn nuôi hàng hóa trang trại tập trung và gia trại quy mô vừa và lớn chiếm trên 75%; Phấn đấu nâng sản lượng thịt hơi đạt trên 180.000 tấn (gần 86 nghìn tấn thịt lọc).
- Đổi mới tổ chức hệ thống sản xuất ngành chăn nuôi. Chủ động kiểm soát và khống chế dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
- Phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, vùng, liên vùng để chăn nuôi những vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao ở quy mô nông hộ dựa trên các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẵn có tại địa phương.
2.2. Nội dung tái cơ cấu
2.2.1. Tái cơ cấu qui mô, giá trị theo đối tượng nuôi
- Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành (theo giá cố định) tăng bình quân 11,8%/năm; đạt tỷ trọng 57,5% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp (ngành hẹp) vào năm 2020;
+ Đàn lợn đạt 1.700 nghìn con (nuôi trang trại tập trung chiếm 80%), trong đó đàn lợn thịt chiếm khoảng 56%;
+ Đàn gia cầm 14,0 triệu con (nuôi trang trại tập trung chiếm trên 84%);
+ Tổng đàn bò 100 nghìn con (nuôi trang trại tập trung chiếm hơn 70%);
- Tổng sản lượng thịt hơi đạt trên 180 nghìn tấn, trứng 216 triệu quả.
- Giá trị tăng thêm đạt 4.562 tỷ đồng, (giá hiện hành), chiếm tỷ trọng trên 61,7% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
- Chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đến năm 2020 được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
2.2.2. Tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo tiểu vùng
Chuyển dịch chăn nuôi tập trung trang trại từ vùng có mật độ dân số cao đến những vùng có mật độ dân số thấp (khu vực trung du miền núi), hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa thành phố và dân cư. Hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm tại các xã, huyện phù hợp với quy hoạch nhằm khai thác hiệu quả lợi thế phát triển của từng địa phương:
+ Khu vực đồng bằng phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm;
+ Khu vực ven biển tập trung phát triển đàn lợn, đàn gia cầm;
+ Khu vực trung du miền núi phát triển đàn đại gia súc.
2.2.3. Tái cơ cấu về sản phẩm chủ lực và các khu chăn nuôi tập trung
a. Khu vực chăn nuôi lợn Móng Cái
Phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung giống lợn Móng cái tại các địa phương (xã Hải Xuân, Hải Tiến, Hải Đông, Vạn Ninh) thuộc Móng Cái, và các địa phương khác (Đông Triều, Quảng Yên, Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Cẩm Phả), mỗi trang trại có 1.000 lợn thịt và lợn nái với tổng diện tích khoảng trên 700 ha.
b. Vùng chăn nuôi gà đặc sản địa phương
Địa bàn phát triển tập trung tại huyện Tiên Yên (các xã Phong Dụ, Điền Xá, Đông Ngũ, Yên Than, Đông Hải, Hải Lạng, Tiên Lãng) và một số địa phương trên địa bàn tỉnh như Đầm Hà, Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Đông Triều, với quy mô tổng đàn đạt 5.000.000 con.
c. Vùng chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung
- Quy mô phát triển 1.807,4 ha;
- Địa bàn phát triển:
+ Thị xã Đông Triều 220 ha (xã Nguyễn Huệ, Bình Khê, Tràng Lương, Hồng Thái Đông, An Sinh)
+ Thị xã Quảng Yên 254 ha (Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Hiệp Hòa, Công Hòa, Tiền An, Hà An, Tân An, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Cẩm La, Yên Hải, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong),
+ T.p Hạ Long 5,4 ha (Phương Hà khánh),
+ T.p Cẩm Phả 460 ha (xã Cộng Hòa, Dương Huy, Phường Cửa Ông).
+ Ba Chẽ 400 ha (Đồn Đạc, Thanh Sơn, Lương Mông).
+ Huyện Tiên Yên 150 ha (xã Tiên Lãng, Đông Hải, Đồng Rui, Đông Ngũ, Phong Dụ, Yên Than, Hà Lâu, Đại Thành, Điền Xá).
+ Bình Liêu 150 ha (xã Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động).
+ Huyện Đầm Hà 58 ha (xã Đầm Hà, Tân Lập, Dực Yên).
+ Huyện Hải Hà 110 ha (Quảng Phong).
2.2.4. Tái cơ cấu hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2015-2020
- Xây dựng mới và nâng cấp: 28 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh, trong đó có 15 cơ sở giết mổ loại I; 13 cơ sở giết mổ loại II trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phấn đấu di dời 80% (696/870 cơ sở) số điểm giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh và đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung.
- Đảm bảo 100% gia súc, gia cầm giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung phải được kiểm soát; 100% lượng thịt gia súc, gia cầm bán tại các chợ trung tâm huyện, thị xã và thành phố phải được kiểm soát, đã qua lăn dấu hoặc dán tem vệ sinh Thú y.
* Cơ sở giết mổ loại I: Đầu tư nâng cấp, lắp đặt dây chuyền giết mổ tự động để giết mổ lợn, gia cầm, với công suất giết mổ từ 200 lợn/ngày trở lên.
* Cơ sở giết mổ loại II: Khu vực Miền tây (04 cơ sở), Miền đông (09 cơ sở)
* Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác tại các vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo, giao cho UBND xã phường thống kê, xem xét bố trí địa điểm hợp lý và thực hiện cải tạo nâng cấp và quy gom nhưng phải đảm bảo về vệ sinh thú y và môi trường.
2.2.5. Tái cơ cấu lĩnh vực chế biến
Xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm giết mổ, sản phẩm trứng. Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Dự án Quy hoạch chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt) gắn với liên kết phát triển vùng nguyên liệu (ngô, sắn...).
3.1. Mục tiêu
- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá cố định năm 2010) đạt trên 6.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,5 - 12,5%/năm.
Kinh tế thủy sản chiếm trên 3% GDP của Tỉnh, đóng góp 60-65% GDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp;
Tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân 11,37%/năm, chiếm hơn 63,6 % trong cơ cấu GDP ngành Nông - Lâm - Thủy sản;
Tổng sản lượng thủy sản đạt 130.000 tấn, trong đó: Nuôi trồng đạt trên 70.000 tấn, khai thác đạt khoảng 60.000 tấn, tăng bình quân 5,2%/năm;
Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 100 triệu USD;
Tạo việc làm cho 62.000 lao động, trong đó nghề cá qua đào tạo đạt trên 40%;
Sản xuất giống hải sản các đối tượng chủ lực đáp ứng nhu cầu trong tỉnh;
Hình thành 3 trung tâm nghề cá và 01 trung tâm thương mại nghề cá thuộc tỉnh gắn với hệ thống hạ tầng sản xuất, hậu cần nghề cá đồng bộ.
3.2. Nuôi trồng thủy sản
- Phát triển NTTS tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt nuôi trồng hải sản trên biển.
- Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên phát triển nuôi công nghiệp đối với các đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực, tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.
3.2.1. Nuôi mặn, lợ
Mở rộng diện tích đạt 18.550 ha vào năm 2020. Đầu tư hạ tầng các vùng nuôi tập trung theo từng hình thức nuôi: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến.
- Đối tượng nuôi chủ lực: Tôm chân trắng, Tôm sú, nhuyễn thể, cá biển:
+ Diện tích nuôi tôm đến 2020 đạt 9.400 ha (nuôi thâm canh 4.500 ha): Quảng Yên, Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà; Hải Hà.
+ Nuôi nhuyễn thể: Tu hài, hầu, ngao, sò, ốc, nghêu, trai cấy ngọc: Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà. Đến năm 2020, diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 7000 ha.
- Nuôi Tu Hài: Vân Đồn, Đầm Hà.
- Nuôi hầu Thái Bình Dương: trên vùng Vịnh Bái Tử Long - huyện Vân Đồn.
- Nghêu, ngao, sò: Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái.
- Nuôi trai lấy ngọc: Vịnh Bái Tử Long (Vân Đồn), Vịnh Hạ Long và Cô Tô.
+ Nuôi cá biển: Đến năm 2020, phát triển 10.080 ô lồng và 1.000 ha nuôi cá biển (Cá Song, Giò, Vược...) tại Vân Đồn, Đầm Hà, Tiên Yên, một số điểm tại Vịnh Hạ Long.
- Các đối tượng nuôi khác
+ Khoanh nuôi khai thác Sá sùng, Ngán, Hải Sâm, Bào Ngư, ốc: ven các đảo Vân Đồn, Cô Tô, Đảo Trần;
+ Khai thác tiềm năng diện tích rừng ngập mặn, nhân rộng mô hình nuôi ghép bán thâm canh, phát triển nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế cao: Cua, Ngán...
3.2.2. Nuôi nước ngọt
- Hình thành vùng nuôi trồng tập trung, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap. Gắn kết với việc tiêu thụ thị trường nội địa, hướng đến tạo nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
- Đến năm 2020, diện tích nuôi nước ngọt đạt 3.450 ha, sản lượng đạt trên 13.560 tấn.
- Cá rô phi (đơn tính)
Hình thành vùng nuôi trồng tập trung ở 2 địa phương: thị xã Đông Triều và thị xã Quảng Yên với tổng diện tích hiện có trên 2.025 ha:
+ Thị xã Đông Triều: 1.320 ha
+ Thị xã Quảng Yên: 705 ha.
3.2.3. Cơ cấu đối tượng nuôi theo thị trường tiêu thụ
- Đối tượng xuất khẩu truyền thống: Tôm chân trắng (4.000 ha, 16.000 tấn); Ngọc trai;
- Đối tượng có khả năng xuất khẩu: Cá Rô phi, các loại nhuyễn thể (Hầu, Tu Hài, Ốc, Ngao).
- Đối tượng tiêu dùng nội địa: Các loại hải sản (nuôi mặn, lợ) có thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn đáp ứng du lịch và tiêu dùng trong nước.
3.2.4. Phát triển hệ thống các cơ sở sản xuất cung cấp giống:
- Vùng sản xuất giống nước ngọt (giống cá rô phi đơn tính): tại Đông Triều; Trại sản xuất giống Đông Mai (thị xã Quảng Yên) và Đầm Hà.
- Vùng sản xuất giống mặn, lợ
+ Vùng sản xuất tôm, cua giống: Quảng Yên, Tiên Yên.
+ Vùng sản xuất tôm giống: Móng Cái.
+ Vùng sản xuất giống nhuyễn thể: Vân Đồn, Quảng Yên.
+ Vùng sản xuất giống hải sản (tổng hợp): Đầm Hà.
3.3. Tái cơ cấu lĩnh vực khai thác thủy sản
- Tăng sản lượng khai thác xa bờ, đối tượng có giá trị kinh tế cao: Cá chiếm 70,7% tổng sản lượng khai thác, tôm chiếm 9,1%, mực chiếm 6,7%, nhuyễn thể chiếm 3,4% và hải sản khác chiếm 10,1% tổng sản lượng khai thác.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm tăng sản lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch. Lắp đặt các thiết bị an toàn hàng hải và cảnh báo thời tiết nguy hiểm, thiết bị kết nối vệ tinh cho tàu đánh bắt xa bờ kịp thời hỗ trợ, quản lý và gắn với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Kết hợp hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững; Quy định về các nghề cấm khai thác, khu vực cấm thai khác có thời hạn và các quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh các hoạt động quản lý bảo vệ nguồn lợi.
3.3.1. Cơ cấu lại lực lượng tàu khai thác thủy sản xa bờ
+ Đầu tư đóng mới các tàu có công suất từ 400 CV - 1.000 CV trang bị hiện đại làm các nghề câu, rê, chài chụp ở vịnh Bắc Bộ.
+ Xây dựng lực lượng dân quân gắn với việc phát triển lực lượng lao động trên tàu xa bờ gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo;
+ Đến năm 2020: Phát triển tăng từ 199 chiếc/năm 2013 lên 400 chiếc có tổng công suất đạt 100.000 CV; Giảm lượng tàu khai thác thủy sản gần bờ khoảng 3.000 tàu.
+ Chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần, du lịch và các nghề khai thác có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường hoặc khai thác tại vùng lộng và vùng biển xa bờ.
3.3.2. Cơ cấu lại sản phẩm khai thác từ biển
Đến năm 2020: Cá chiếm 70,7% tổng sản lượng khai thác, tôm chiếm 9,1%, mực chiếm 6,7%, nhuyễn thể chiếm 3,4% và hải sản khác chiếm 10,1% tổng sản lượng khai thác của tỉnh. (Sản lượng khai thác thủy sản bao gồm sản lượng khai thác biển và khai thác từ nội địa).
3.3.3. Tái cơ cấu dịch vụ hậu cần nghề cá
Đầu tư nâng cấp 103 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền nghề cá hiện có, khôi phục và phát triển nghề đóng tàu thuyền, sản xuất ngư cụ truyền thống. Hình thành hệ thống các cơ sở dịch vụ hậu cần thủy sản đồng bộ gắn với ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thúc đẩy tăng trưởng nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại thủy sản.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ vật liệu sản xuất tàu thuyền. Hình thành các đội tàu thu mua, bảo quản, chế biến thủy sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Xây dựng mô hình liên kết, liên doanh, hợp tác xã, mô hình công ích tham gia chuỗi sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.
Hoàn thiện hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, trung tâm nghề cá (đã được Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt), các cơ sở đóng mới sửa chữa tàu thuyền, các chợ thủy sản trên các đảo và các huyện ven biển nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác hiệu quả trên các vùng biển xa bờ và hình thành kênh phân phối thủy sản ổn định.
3.3.4. Cơ cấu lại thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản
- Thị trường xuất khẩu: Thủy sản tươi sống: chủ yếu là Trung Quốc qua Cửa khẩu Móng Cái. Thủy sản qua chế biến: Châu Á: Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 30%; Trung Quốc (10%); Hồng Công (5%); ASEAN (10%) các quốc gia khác (10%). Châu Âu: 20%; Mỹ: 10%; Úc: 5%.
- Thị trường nội địa: Khi các kênh phân phối thủy sản phát triển, thị trường thủy sản nội địa còn tiềm năng phát triển tốt, đặc biệt đối với các tỉnh Miền Núi, các trung tâm thành phố, khu công nghiệp lớn.
3.3.5. Đối tượng sản phẩm xuất khẩu
- Cá xuất khẩu: Cá sống, cá đá: Cá Rô phi, cá Song, cá Thu, cá Hồng;
- Mực xuất khẩu: Mực cấp đông, mực khô.
- Tôm xuất khẩu: Tôm sống, cấp đông.
- Nhuyễn thể: Hầu, Tu Hài, Ốc, Ngao,...
- Ngọc trai.
3.4. Cơ cấu và phát triển nguồn nhân lực thủy sản
- Đến năm 2020, phát triển số lao động thủy sản Quảng Ninh đạt 62.000 người trong đó lao động qua đào tạo đạt 38.560 lao động
- Lao động có trình độ đại học 235 người; cao đẳng 825 người; trung cấp 2.310 lao động; sơ cấp 7.838 người; qua đào tạo dạy nghề 7.352 người. Lao động được tập huấn kỹ thuật đạt khoảng 20.000 người
4.1. Mục tiêu
- Tỷ lệ che phủ rừng duy trì và ổn định ở tỷ lệ 55%;
- Tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) giai đoạn đến năm 2020 đạt tốc độ bình quân 8%/năm; Giá trị tăng thêm đạt 360 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng trưởng GDP đạt 8,3%/năm;
- Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 4.735 tỷ đồng (theo giá hiện hành) chiếm 6,59% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Giá trị tăng thêm đạt 1.421 tỷ đồng chiếm 5,86% trong cơ cấu GDP ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
- Tổng sản lượng khai thác đến năm 2015 đạt 1,5 đến 1,7 triệu m3 gỗ. Đến năm 2020 đạt 3,4 đến 3,9 triệu m3 gỗ khai thác đạt bình quân 790 nghìn m3 gỗ/năm.
- Sản lượng khai thác bình quân đạt 70 - 80m3/ha năm.
- Sản lượng khai thác gỗ lớn đến kỳ khai thác (sau 12 năm) đạt 2,3 triệu m3
- Sản lượng khai thác nhựa thông bình quân giai đoạn đến 2015 đạt 2.200 đến 2.500 tấn/năm. Giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 2.600 đến 3.000 tấn/năm.
4.2. Nội dung tái cơ cấu
4.2.1. Cơ cấu 3 loại rừng
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp: 426.977 ha, trong đó: Rừng đặc dụng 25.046 ha; rừng phòng hộ 133.253 ha; rừng sản xuất 268.677 ha
Quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Trồng mới 770 ha rừng đặc dụng; Trồng bổ sung trên 5.000 ha rừng phòng hộ và trồng mới 30.000 ha rừng sản xuất.
Quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu 62.778 ha rừng tự nhiên hiện có để sau 10-15 năm được khai thác; Xây dựng một số vùng trồng rừng gỗ lớn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến với diện tích khoảng 15.000 ha (trong đó trồng mới 5.000 ha, trồng lại sau khai thác 10.000 ha).
4.2.2. Nâng cao giá trị gia tăng ngành Lâm nghiệp
a. Đối với rừng đặc dụng
- Bảo tồn nguyên trạng, tạo ra môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật, đặc hữu, quý hiếm, các hệ sinh thái rừng đặc thù nhằm nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học; bảo vệ các khu di tích lịch sử; văn hóa. Gắn với khai thác các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,...
- Tiến hành trồng rừng với những loài cây bản địa, đặc hữu, những loài cây có giá trị về bảo vệ nguồn gen và cảnh quan.
- Tổng diện tích trồng mới 768,5 ha; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên bình quân 315,7 ha/năm (khoanh nuôi trong 5 năm), bảo vệ rừng bình quân 22.614,7 ha/năm.
b. Đối với rừng phòng hộ:
- Phát triển rừng phòng hộ nhằm phát huy vai trò phòng hộ đầu nguồn; phòng hộ ven biển cho các công trình thủy điện, thủy lợi, tiếp tục trồng mới rừng ngập mặn đối với những diện tích bãi ngập triều có thể trồng rừng; phát triển rừng phòng hộ vành đai biên giới gắn với an ninh quốc phòng và ổn định đời sống dân cư.
- Rừng phòng hộ đầu nguồn 92.351,5 ha tiếp tục kiện toàn và củng cố.
- Rừng phòng hộ ven biển 20.394,7 ha: những diện tích rừng tự nhiên chưa đủ mật độ tiến hành khoanh nuôi bảo vệ, có trồng bổ sung, tiếp tục trồng mới rừng ngập mặn.
c. Đối với rừng sản xuất:
- Đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển rừng tự nhiên thông qua các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng và làm giàu rừng bằng cây đa tác dụng và lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao giá trị của rừng và tăng thu nhập cho nhân dân các dân tộc. Cải tạo những diện tích rừng nghèo kiệt, tái sinh kém, hiệu quả kinh tế thấp.
- Chuyển dịch từng bước kinh doanh gỗ nhỏ cung cấp nguồn nguyên liệu dăm giấy sang trồng rừng gỗ lớn cung cấp cho chế biến đồ mộc dân dụng và xuất khẩu, phát triển rừng trồng sản xuất chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường rừng, ưu tiên phát triển các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ mọc nhanh, khuyến khích gây trồng các loài cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ.
- Tập trung cải thiện nhanh giống và năng suất rừng trồng thông qua áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng.
- Phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương.
- Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.
Rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới định hướng thành 3 vùng chính, cụ thể như sau:
- Vùng sản xuất gỗ nhỏ
- Vùng sản xuất gỗ lớn
- Vùng sản xuất dầu nhựa
4.2.3. Cơ cấu loài cây trồng chính trong sản xuất lâm nghiệp
Ưu tiên chọn tập đoàn cây bản địa đa mục đích như: Lim xanh, sến mật, Trám, Giổi, lát hoa... Đối với rừng sản xuất bố trí các loài cây trồng có năng suất cao: Keo các loại, Bạch đàn, Mỡ, Thông các loại, Hồi; Quế ...
4.2.4. Vùng sản xuất lâm nghiệp
a. Vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng
* Vùng sản xuất gỗ nhỏ: Là vùng sản xuất, cung cấp nguyên liệu: gỗ mỏ; gỗ dăm giấy... triển khai tại các huyện; thị xã; thành phố trên địa bàn tỉnh.
* Vùng sản xuất gỗ lớn: Hình thành vùng sản xuất gỗ lớn tại Hoành Bồ, TP. Cẩm Phả, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu
b. Vùng cây lâm nghiệp đặc sản:
* Vùng cây lâm nghiệp đặc sản (quế, hồi, tre nứa, vầu, ...) cho xuất khẩu: Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đầm Hà...
* Vùng sản xuất dầu nhựa: tại Uông Bí; Đông Triều; Vân Đồn...
5.1. Mục tiêu
- Đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và cho sinh hoạt của nhân dân.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 80% diện tích gieo trồng được tưới tiêu chủ động và đến năm 2020 là 90%.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 95% hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh, đến năm 2020 tỷ lệ này là 100%.
- Phấn đấu đến năm 2015 kiên cố hóa được 70% kênh mương nội đồng và đến năm 2020 cơ bản hoàn thành kiên cố hóa kênh mương
5.2. Nội dung thực hiện
Làm mới 13 hồ, sửa chữa 46 hồ chứa, 110 Đập dâng, 07 Trạm bơm. Cứng hóa 31,7 km kênh mương, 81 cống tiêu, Nâng cấp 208,54 km hệ thống đê kè, xây dựng 54 hệ thống cấp nước sinh hoạt.
6. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
6.1. Công nghiệp chế biến
Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, sâu; đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GHP, GMP, HACCP, ISO kết hợp tổ chức sản xuất, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng. Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu từ 50% hiện nay lên 70% vào năm 2020; giảm tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô.
- Sản phẩm trồng trọt: Chuyển giao dây chuyền, thiết bị máy thu hoạch, sấy, bóc tách vỏ, đóng gói. Xúc tiến đầu tư các nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại về xay xát lúa, gạo, bảo quản hạt giống; nhà máy chế biến dầu, ba phụ gia thực phẩm từ lạc; hệ thống kho lạnh, kho bảo ôn, các cơ sở bảo quản, chế biến rau, củ, quả, nấm ăn, nấm dược liệu; nâng cấp thiết bị, công nghệ chế biến chè hiện đại...
- Sản phẩm chăn nuôi: Nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch; sớm hoàn thành nhà máy chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi tại Móng Cái, Hải Hà; xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm tại Đầm Hà, nâng cấp công nghệ, đầu tư thiết bị dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi tập trung gắn với liên kết phát triển vùng nguyên liệu (ngô, đậu tương, lạc, vùng trồng cỏ…).
- Sản phẩm thủy sản: Thực hiện di dời, đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến hiện đại, đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến; cải tiến công nghệ bảo quản đông cho nhóm sản phẩm có giá trị cao, công nghệ bảo quản thủy sản tươi sống bằng phương pháp sục khí oxy, ngủ đông... Phát triển các nhà máy sản xuất bột cá, xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu...
- Sản phẩm lâm sản: Đổi mới công nghệ, thiết bị của các cơ sở hiện có, sản xuất các sản phẩm theo hướng chế biến tinh, sâu; sớm chấm dứt xuất khẩu sản phẩm dăm gỗ. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu, đa dạng hóa các sản phẩm từ gỗ rừng trồng như: Ván MDP, ván ép thanh, ván sàn, ván ốp tường, bột giấy, đồ gỗ xuất khẩu...
6.2. Ngành nghề nông thôn
Phấn đấu đến năm 2020, có 15 - 16 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề cấp tỉnh. Xây dựng quy hoạch làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý đủ sức cạnh tranh, thích hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, bảo vệ môi trường; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống.
7. Đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Xây dựng Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả, từng bước bổ sung nguồn lực cho thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới một cách bền vững. Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đẩy mạnh đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng các khu quy hoạch sản xuất tập trung, đầu tư phát triển hệ thống cung cấp nước sạch, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
8.1. Tái cơ cấu bộ máy quản lý ngành nông nghiệp
Thực hiện tinh giản, bổ sung chức năng nhiệm vụ quản lý phù hợp với nội dung Đề án ‘‘Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” đã được Ban Thường Vụ Tỉnh ủy phê duyệt.
8.2. Tái cấu trúc Hợp tác xã nông nghiệp, Công ty Lâm nghiệp
8.3. Tái cấu trúc bộ máy các công ty lâm nghiệp
9.1. Ngành trồng trọt
- Cơ cấu ngành trồng trọt đến năm 2030: chiếm 35% tỷ trọng trong nông nghiệp (ngành hẹp).
- Tốc độ tăng trưởng GTSX trồng trọt đạt bình quân 2% năm.
- Giá trị sản lượng 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 170 triệu đồng.
9.2. Ngành chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi chiếm 60% tỷ trọng trong nông nghiệp (ngành hẹp).
- Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi đạt bình quân 3,5% năm.
- Tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp 75%.
- Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp đạt 80%.
- Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 85%.
9.3. Ngành lâm nghiệp
- Tỷ lệ đất có rừng 64%;
- Diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ lên 141.194,25 ha.
- Sản lượng gỗ đạt từ 1,5 - 2,0 triệu m3 gỗ, trong đó gỗ lớn 0,7 triệu m3
9.4. Ngành thủy sản
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản bình quân 13-14% /năm.
- Tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân 7-8%/năm.
- Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 10-15%/năm.
1- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm chính là lợi thế để tập trung chỉ đạo thực hiện; tăng cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch.
2- Gắn tái cơ cấu ngành với đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; hội tụ sức mạnh và tạo sự đồng thuận của nhân dân nhằm huy động mạnh mẽ sự đóng góp của người dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới,
3- Khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; bao gồm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy, huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực từ chính người nông dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức; đẩy mạnh các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân để huy động nguồn lực xã hội và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
4- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công
Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý chi tiêu công cho chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà khả năng thu hồi vốn không cao hoặc không thể huy động đầu tư tư nhân.
5- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nghề
- Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất giống.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chất lượng chế biến nông lâm thủy sản.
6- Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng
- Đẩy manh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể như: xuất khẩu chè, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, hàng thủy sản; Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm
- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP,...
7- Củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn
- Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đối với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao là lợi thế của tỉnh; đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; tăng cường sự liên kết, tham gia của các tổ chức xã hội (Hội nông dân, Hiệp hội ngành hàng,...).
- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành theo hướng cổ phần hóa hoặc các hình thức thích hợp khác; sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh; rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất, thu hồi diện tích sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vượt khả năng quản lý để giao lại cho chính quyền địa phương để cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường, hỗ trợ tín dụng nội bộ cho các thành viên. Phát triển các hợp tác xã, tổ đội sản xuất, khai thác thủy sản; khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ,.,.
8- Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ..
- Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; dịch vụ làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản; đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
9- Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách
- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương và của Tỉnh đang và sẽ triển khai. Đặc biệt là chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 và chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh để định hướng và phát triển sản xuất, trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách tạo sự liên kết bền vững trong sản xuất nông nghiệp; chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ khai thác thủy sản và tăng tính chủ động cho các, địa phương
10- Tăng cường quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch
Tổ chức quản lý và triển khai có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường vận động người dân “dồn điền, đổi thửa”, đặc biệt ưu tiên ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cỏ chăn nuôi...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
12. Danh mục các đề án, dự án ưu tiên (chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Điều 2. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện Đề án:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án.
- Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, nội dung tái cơ cấu ngành đến cán bộ, công chức, viên chức của toàn ngành.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.
- Hàng năm, Sở Nông nghiệp PTNT xây dựng dự toán kinh phí, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tham mưu thu hút và bố trí các nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất.
- Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp với các ngành có liên quan rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp với các ngành có liên quan rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hàng năm, thẩm định dự toán kinh phí Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu bố trí kinh phí cho các nội dung thực hiện của đề án từ nguồn sự nghiệp kinh tế.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ban, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện Đề án.
5. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu các chính sách thương mại, các hàng rào kỹ thuật và điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu linh hoạt, hiệu quả tạo thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu nông sản, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với sản xuất công nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
7. Sở Y tế: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong quá trình triển khai Luật ATTP; triển khai thực hiện chiến lược an ninh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường nông thôn.
8. Sở Thông tin và truyền thông,
Các cơ quan báo chí, truyền hình chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành; chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, tình hình và kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp.
9. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thống kê, rà soát hàng năm về kết quả sau đào tạo nghề; tổ chức phân tích, đánh giá kết quả sau đào tạo để kịp thời nhân rộng điển hình tiên tiến, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn để đảm bảo nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.
10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh
Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng trên địa bàn, ưu tiên nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; kết hợp đồng bộ giữa chính sách tín dụng ngân hàng với các chính sách khác thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
11. Ban xây dựng nông thôn mới: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các Sở ngành có liên quan và UBND các địa phương triển khai có hiệu quả chương trình mỗi xã phường một sản phẩm; đề án mô hình xây dựng nông thôn tiên tiến trên địa bàn tỉnh.
12. Trách nhiệm các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh
- Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.
- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hành động tại địa phương, định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
13. Các đơn vị, doanh nghiệp
a) Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:
- Các doanh nghiệp căn cứ năng lực, tiềm năng, lợi thế về vốn, công nghệ và thị trường, nghiên cứu Đề án và các cơ chế, chính sách của tỉnh để lựa chọn vùng, lĩnh vực đầu tư hoặc liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của nhà nước và nội dung tái cơ cấu của đề án. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng tài nguyên.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước; rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất, để bàn giao lại cho chính quyền địa phương diện tích sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vượt khả năng quản lý.
b) Các HTX trong nông nghiệp, nông thôn:
- Từng bước mở rộng quy mô, thực hiện đổi mới hoạt động theo luật HTX sửa đổi được Quốc Hội thông qua ngày 20/11/2012 và các quy định hiện hành.
- Thực hiện có hiệu quả phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và vai trò tổ chức đại diện cho nông dân theo quy định Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tư pháp; Công thương; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã và Thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
STT | TÊN DỰ ÁN |
| Năm 2015 |
1 | Hỗ trợ xây dựng mô hình trồng lúa (cánh đồng mẫu lớn), rau an toàn, hoa, vải theo GAP, na thâm canh, thâm canh chè theo GAP, thâm canh dong riềng |
2 | Dự án sản xuất giống gia súc, gia cầm có năng suất chất lượng cao |
3 | Dự án đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống thủy sản |
4 | Đầu tư phát triển các vùng sản xuất tập trung nuôi biển, mặn lợ, nước ngọt |
5 | Tăng cường năng lực hoạt động kiểm ngư |
6 | Quy hoạch thủy lợi chi tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 |
7 | Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản |
| Giai đoạn 2015-2016 |
8 | Dự án khảo sát, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng thích nghi tỉnh Quảng Ninh |
9 | Dự án điều tra đánh giá thoái hóa đất tỉnh Quảng Ninh |
10 | Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển Quảng Ninh |
11 | Nhóm dự án đầu tư phát triển giống cây lâm nghiệp |
12 | Dự án phát triển vùng sản xuất cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến |
13 | Hỗ trợ di dời 03 nhà máy chế biến thủy sản |
14 | Hỗ trợ đầu tư xây dựng lắp đặt một số hạng mục công trình các nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản |
15 | Dự án chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang những cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản |
16 | Xây dựng chợ cá đầu mối thủy sản |
17 | Dự án nâng cao năng lực quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn |
| Giai đoạn 2015 - 2017 |
18 | Nhóm dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng (các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2008 - 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt); Tiếp tục rà soát và xây dựng bổ sung đối với các dự án này đến năm 2020 |
19 | Nhóm dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh |
20 | Hỗ trợ trang thiết bị an toàn cho tàu cá trong tỉnh |
21 | Đầu tư chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang ngành nghề khác |
22 | Xây dựng khu neo đậu kết hợp cảng cá loại 1 và loại 2 |
23 | Xây dựng các bến cá |
24 | Dự án nâng cấp sửa chữa các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh |
25 | Đầu tư hoàn thiện khu neo đậu trú bão đã có quyết định đầu tư |
26 | Dự án nâng cấp hệ thống đê biển |
| Giai đoạn 2015-2020 |
27 | Đầu tư đóng, nâng cấp tàu đánh bắt gần bờ, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ |
28 | Đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh; |
29 | Dự án mở rộng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh |
30 | Dự án đầu tư phát triển giống cây lâm nghiệp |
31 | Dự án đầu tư nâng cao năng lực quản lý ngành lâm nghiệp |
32 | Dự án đầu tư xây dựng các hồ chứa nước đa mục tiêu phục vụ đa mục tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh |
| Giai đoạn 2018 đến 2020 |
33 | Dự án chế biến nông sản nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp |
34 | Dự án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học |
35 | Đề án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho lợn và trâu bò |
36 | Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
37 | Dự án bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020 |
38 | Nhóm dự án đầu tư xây dựng rừng Quốc gia Yên tử, VQG Bái Tử Long |
39 | Nhóm dự án đầu tư nâng cao năng lực chế biến gỗ và lâm sản |
40 | Dự án đầu tư nâng cao năng lực theo dõi diễn biến tài nguyên rừng |
41 | Dự án tăng cường năng lực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và thực thi pháp luật trong lâm nghiệp |
42 | Nhóm dự án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ |
43 | Nhóm các dự án tư vấn: Đề án rà soát giao đất giao rừng; Đề án chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Dự án bảo tồn và đa dạng sinh học... |
44 | Dự án phục hồi và giám sát cải tạo các khu vực mỏ than (3 mỏ Hà Tu, Suối Lại, Núi Béo) |
45 | Dự án Quy hoạch và thử nghiệm mô hình Sử dụng đất thân thiện với môi trường xung quanh mỏ đã kết thúc khai thác |
46 | Quy hoạch nghề khai thác thủy sản |
47 | Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh |
48 | Khoanh vùng bảo vệ các bãi sinh sản, bãi giống thủy sản và phục hồi tái tạo, bảo vệ và phát triển các loài hải sản, đặc sản quý hiếm đang bị cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng như Bào Ngư, Hải Sâm, Tôm Hùm, Cầu Gai |
49 | Đầu tư xây dựng khu bảo tồn biển Cô Tô-Đảo Trần |
50 | Đề án xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn |
51 | Đề án phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp |
52 | Đề án quan trắc cảnh báo môi trường |
53 | Dự án nâng cấp các tuyến đê sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh |
- 1Quyết định 1854/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 2Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 3Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định 899/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4Nghị quyết 01/2015/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Quyết định 929/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020”
- 6Quyết định 2683/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Luật hợp tác xã 2012
- 4Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH năm 2013 triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2622/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1854/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 11Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 12Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định 899/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 13Nghị quyết 01/2015/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 14Quyết định 929/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020”
- 15Quyết định 2683/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Quyết định 1396/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2030
- Số hiệu: 1396/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra