Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1384/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 23 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 47/TTr-SCT ngày 06/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Giao trách nhiệm Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (b/c);
- TT Tỉnh uỷ (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- PVP UBND tỉnh (S);
- Lưu: VT, Hg, To, Q.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Hiến

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1384/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014-2020; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020, gồm những nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015:

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 24/11/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015, thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể như sau:

- Thông qua công tác tuyên truyền đã nâng cao được nhận thức cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về lợi ích của TMĐT, đến nay có hơn 70% doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT; trong đó có hơn 95% doanh nghiệp thường xuyên sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở nền tảng cho việc triển khai các chương trình phát triển ứng dụng TMĐT đạt hiệu quả trong thời gian tới.

- Số lượng doanh nghiệp có website và tham gia mua bán, trao đổi trên internet ngày càng tăng. Các hình thức mua bán, trao đổi qua internet đã từng bước phát triển và bắt đầu trở nên quen thuộc đối với nhiều doanh nghiệp và một bộ phận người tiêu dùng. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 30% doanh nghiệp có website giới thiệu sản phẩm và thông tin doanh nghiệp để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Đã hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng, đáng chú ý là hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng, thanh toán điện tử phát triển mạnh, triển khai dịch vụ ví điện tử để mua hàng trên các website TMĐT, phát hành các loại thẻ để thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn những tồn tại, hạn chế:

- Công tác triển khai về phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh còn lúng túng; việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập; một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển.

- Nguồn nhân lực phục vụ cho TMĐT tại các doanh nghiệp còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp chưa có người chuyên trách về TMĐT, chủ yếu là kiêm nhiệm. Việc triển khai ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp mới ở giai đoạn đầu nên hiệu quả mang lại chưa cao, chưa theo kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung.

- Phần lớn các website doanh nghiệp chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, chưa chủ động đầu tư cập nhật thông tin thường xuyên và sử dụng website như một phương tiện kinh doanh.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, doanh nghiệp về TMĐT còn ít nên chưa đáp ứng được hết yêu cầu đặt ra hiện nay.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, phát triển nhanh trong khi đối với cán bộ quản lý nhà nước về TMĐT chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản, chưa có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này nên gặp khó khăn trong công tác triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hạn chế, khả năng về tài chính hạn hẹp, nên chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hạ tầng thương mại điện tử của tỉnh tuy phát triển nhưng chưa đồng bộ; độ tin cậy, tính pháp lý của các giao dịch điện tử chưa cao nên việc mở rộng các giao dịch thương mại còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên doanh nghiệp còn e ngại trong việc ứng dụng TMĐT trong giao dịch mua bán.

Từ thực trạng trên, việc xây dựng kế hoạch phát triển phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020 là hết sức cần thiết, để qua đó giúp các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh từng bước nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đề ra tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014-2020.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH:

1. Mục tiêu chung:

Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến được doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% doanh nghiệp lớn, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website riêng để cập nhật thông tin quảng bá thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp; 30% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên internet hoặc trên nền tảng di động; 10% - 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh.

- 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và 30% các cơ sở phân phối hiện đại, cửa hàng tiện lợi có hình thức thanh toán qua thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.

- 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình qua phương tiện điện tử;

- Mua sắm trực tuyến được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn.

- Áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về TMĐT:

- Xây dựng chuyên mục về TMĐT trên phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình) để tuyên truyền về TMĐT nói chung và các mô hình ứng dụng TMĐT thành công của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng.

- Tổ chức các sự kiện về TMĐT nhằm thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển TMĐT (có thể tổ chức lồng ghép với các hoạt động tổ chức sự kiện liên quan khác trên địa bàn tỉnh)

2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về TMĐT:

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về TMĐT theo các chủ đề chuyên sâu phù hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tổ chức đào tạo về TMĐT cho thanh niên khởi nghiệp từ các địa phương trong tỉnh hoặc sinh viên năm cuối trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, để đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng TMĐT cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT:

- Xây dựng Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh đủ về điều kiện kỹ thuật, công cụ tiện ích, nguồn lực cần thiết giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu, giao dịch trực tuyến.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT của tỉnh và thế giới; duy trì, vận hành sàn TMĐT của tỉnh.

- Tổng hợp thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại, cơ hội giao thương, tình hình thị trường, cập nhật dữ liệu. Triển khai chương trình xây dựng thương hiệu trực tuyến cho sản phẩm của tỉnh; tiếp thị trực tuyến; các giải pháp bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp của tỉnh.

- Ứng dụng giải pháp bảo mật và an toàn thông tin cho các giao dịch điện tử; xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu thông tin.

- Xây dựng, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc cung cấp và trao đổi thông tin phục vụ quản lý, điều hành và phát triển sản xuất kinh doanh.

4. Nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước và hợp tác phát triển TMĐT:

- Thường xuyên tổ chức khai thác thông tin trên Cổng thông tin thị trường nước ngoài tại địa chỉ: www.vietnamexport.com của Bộ Công Thương để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn do trung ương, các địa phương tổ chức.

- Tổ chức các đoàn công tác trao đổi, nghiên cứu các cơ chế hợp tác phát triển TMĐT với các tỉnh thành trong cả nước.

- Tổ chức điều tra, thu thập số liệu tình hình ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả.

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch là: 4.521.000.000 đồng (Bốn tỷ năm trăm hai mươi mốt triệu đồng), trong đó:

- Nguồn kinh phí từ Trung ương: 2.498.000.000 đồng (Hai tỷ bốn trăm chín mươi tám triệu đồng).

- Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh (nguồn vốn sự nghiệp): 1.433.000.000 đồng (Một tỷ bốn trăm ba mươi ba triệu đồng).

- Nguồn kinh phí của các doanh nghiệp tham gia: 590.000.000 đồng (Năm trăm chín mươi triệu đồng).

(Nội dung kinh phí có Phụ lục kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công Thương:

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì thực hiện kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả nội dung kế hoạch.

- Vận động doanh nghiệp tích cực tham gia các nội dung của kế hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

- Huy động các nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương, các doanh nghiệp để đóng góp kinh phí thực hiện kế hoạch.

- Đề xuất UBND tỉnh, Bộ Công Thương các chính sách, hướng dẫn, quy định, văn bản pháp luật cần thiết có liên quan đến TMĐT.

- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và theo hướng dẫn của Trung ương.

- Hướng dẫn, đôn đốc tổ chức, kiểm tra, việc thực hiện kế hoạch. Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện hàng năm và cả giai đoạn báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan bố trí nguồn ngân sách tỉnh để đảm bảo kinh phí hàng năm cho việc thực hiện kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Tổng hợp cân đối, lồng ghép các nguồn lực, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh với kế hoạch phát triển TMĐT hàng năm; phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh phân bố nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí hàng năm cho thực hiện kế hoạch này.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Thực hiện việc phát triển hạ tầng viễn thông và internet tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT, xây dựng và đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ hỗ trợ TMĐT.

- Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan trong việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động TMĐT.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương triển khai ứng dụng chữ ký số trong giao dịch, thanh toán trực tuyến.

5. Các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Căn cứ vào nội dung của kế hoạch phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện tốt kế hoạch này trên địa bàn.

6. Các cơ quan báo, đài

- Tích cực tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về quy định, chính sách của nhà nước về TMĐT.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chuyên mục, bản tin về các hoạt động TMĐT, lợi ích và hiệu quả từ các ứng dụng TMĐT để phổ biến, tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp.

7. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:

- Triển khai ứng dụng TMĐT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tích cực tham gia thực hiện kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

 


PHỤ LỤC

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1384/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh)

ĐVT: triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng kinh phí

NS TW

NS ĐP

DN

NS TW

NS ĐP

DN

NS TW

NS ĐP

DN

NS TW

NS ĐP

DN

NS TW

NS ĐP

DN

NS TW

NS ĐP

DN

Cộng

1

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT.

 

15

 

42

37

 

42

37

 

42

37

 

42

37

 

168

163

 

331

 

Xây dựng chuyên mục về TMĐT trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình).

 

15

 

 

15

 

 

15

 

 

15

 

 

15

 

 

75

 

75

 

Tổ chức các sự kiện về TMĐT

 

 

 

42

22

 

42

22

 

42

22

 

42

22

 

168

88

 

256

2

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về TMĐT

131

54

 

131

54

 

131

54

 

131

54

 

131

54

 

655

270

 

925

 

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về TMĐT.

75

30

 

75

30

 

75

30

 

75

30

 

75

30

 

375

150

 

525

 

Tổ chức đào tạo về TMĐT cho thanh niên khởi nghiệp từ các địa phương hoặc sinh viên năm cuối các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

56

24

 

56

24

 

56

24

 

56

24

 

56

24

 

280

120

 

400

3

Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT.

 

 

 

725

340

140

340

175

140

270

165

140

270

145

140

1605

825

560

2990

 

Xây dựng sàn giao dịch TMĐT trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

350

150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

350

150

 

500

 

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT của tỉnh và thế giới; duy trì, vận hành sàn TMĐT của tỉnh.

 

 

 

 

40

50

 

40

50

 

40

50

 

40

50

 

160

200

360

 

Triển khai chương trình xây dựng thương hiệu trực tuyến cho sản phẩm của tỉnh; tiếp thị trực tuyến; các giải pháp bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp của tỉnh.

 

 

 

150

75

45

150

75

45

150

75

45

150

75

45

600

300

180

1080

 

Ứng dụng giải pháp bảo mật và an toàn thông tin cho các giao dịch điện tử; xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu thông tin.

 

 

 

120

30

45

120

30

45

120

30

45

120

30

45

480

120

180

780

 

Xây dựng, nâng cấp và tổ chức triển khai dịch vụ công trực tuyến.

 

 

 

105

45

 

70

30

 

 

20

 

 

 

 

175

95

 

270

4

Nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước và hợp tác phát triển TMĐT.

 

20

 

 

20

 

 

60

30

70

55

 

 

20

 

70

175

30

275

 

Tham gia Hội nghị, hội thảo, tập huấn do Trung ương và các địa phương tổ chức.

 

20

 

 

20

 

 

20

 

 

20

 

 

20

 

 

100

 

100

 

Tổ chức đoàn công tác trao đổi, nghiên cứu các cơ chế hợp tác phát triển TMĐT.

 

 

 

 

 

 

 

40

30

 

 

 

 

 

 

 

40

30

70

 

Tổ chức điều tra, thu thập số liệu về ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

70

35

 

 

 

 

70

35

 

105

Tổng cộng:

131

89

-

898

451

140

513

326

170

513

311

140

443

256

140

2.498

1.433

590

4.521

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1384/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 1384/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/06/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Nguyễn Chí Hiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản