Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1350/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 17 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, QUY HOẠCH LẠI 3 LOẠI RỪNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng;

Căn cứ văn bản số 122/BNN-LN ngày 12/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 812/SNN-LN ngày 27/4/2007 về việc xin phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Hiện trạng rà soát đến thời điểm 31/12/2005:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 649.369 ha (gồm 785 tiểu khu), chiếm 66,45% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó:

1. Phân chia theo 3 loại rừng :

a) Rừng đặc dụng: 91.770 ha (chiếm 14,13% diện tích đất lâm nghiệp); bao gồm:

- Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà : 64.800 ha;

- Vườn Quốc gia Cát Tiên : 26.970 ha.

b) Rừng phòng hộ: 211.075 ha (chiếm 32,50% diện tích đất lâm nghiệp); phân chia theo:

- Cấp phòng hộ:

+ Cấp rất xung yếu : 32.864 ha;

+ Cấp xung yếu : 178.211 ha.

- Loại hình phòng hộ:

+ Phòng hộ đầu nguồn : 185.494 ha;

+ Phòng hộ môi trường cảnh quan : 25.581 ha.

c) Rừng sản xuất: 346.524 ha (chiếm 53,37% diện tích đất lâm nghiệp).

2. Phân chia theo hiện trạng rừng:

- Đất có rừng : 592.243 ha; bao gồm:

+ Rừng tự nhiên : 542.319 ha;

+ Rừng trồng : 49.924 ha.

- Đất trống : 28.947 ha.

- Đất khác : 28.179 ha; (sông suối, đường sá, xâm canh, thổ cư rải rác, . . . ).

II. Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng giai đoạn 2006 - 2020:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 601.000 ha (gồm 734 tiểu khu), chiếm 61,50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó:

1. Phân chia theo 3 loại rừng:

a) Rừng đặc dụng: 83.498 ha (chiếm 13,89% diện tích đất lâm nghiệp); bao gồm :

- Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà : 55.968 ha;

- Vườn Quốc gia Cát Tiên : 27.530 ha.

b) Rừng phòng hộ: 173.553 ha (chiếm 28,88% diện tích đất lâm nghiệp); phân chia theo:

- Cấp phòng hộ:

+ Cấp rất xung yếu : 41. 645 ha;

+ Cấp xung yếu : 131.908 ha.

- Loại hình phòng hộ :

+ Phòng hộ đầu nguồn : 141.065 ha;

+ Phòng hộ môi trường cảnh quan : 32.488 ha.

c) Rừng sản xuất: 343.949 ha (chiếm 57,23% diện tích đất lâm nghiệp); phân chia theo:

- Rừng sản xuất dự trữ : 34.961 ha;

- Rừng sản xuất khác : 308.988 ha.

2. Phân chia theo hiện trạng rừng :

- Đất có rừng (độ che phủ 57,77%): 564.585 ha; bao gồm:

+ Rừng tự nhiên : 516.794 ha;

+ Rừng trồng : 47.791 ha.

- Đất trống  : 18.716 ha.

- Đất khác : 17.699 ha; (sông suối, đường xá, xâm canh, thổ cư rải rác,…)

3. Phân chia theo cơ cấu quy hoạch:

a) Rừng Quốc gia: 285.934 ha; chiếm 47,6% diện tích 3 loại rừng; trong đó:

- Rừng đặc dụng : 83 .498 ha (của 2 Vườn Quốc gia);

- Rừng phòng hộ : 167.475 ha (của các Lâm trường, Ban Quản lý rừng quốc doanh);

- Rừng sản xuất dự trữ : 34.961 ha (tập trung ở các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà).

b) Rừng sản xuất khác và phòng hộ khác: 315.066 ha chiếm 52,4% diện tích 3 loại rừng; trong đó:

- Rừng sản xuất : 308.988 ha;

- Rừng phòng hộ khác : 6.078 ha (của các đơn vị khác).

(Chi tiết diện tích quy hoạch 3 loại rừng theo từng địa phương cấp huyện và đơn vị chủ rừng có biểu đính kèm Quyết định này).

4. Tổng diện tích đất lâm nghiệp điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng để chuyển sang quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác (ngoài lâm nghiệp) giai đoạn 2006 - 2020: 48.369 ha (diện tích đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 49.991 ha và diện tích điều chỉnh đưa vào quy hoạch 3 loại rừng 1.622 ha); trong đó:

a) Chia theo hiện trạng:

- Đất có rừng : 27.657 ha; bao gồm:

+ Rừng tự nhiên : 25.524 ha;

+ Rừng trồng : 2.133 ha.

- Đất trống : 10. 232 ha.

- Đất khác : 10.480 ha; (sông suối, đường sá, xâm canh, thổ cư rải rác,…)

b) Tiến độ chuyển đổi đất quy hoạch lâm nghiệp sang các mục đích khác (ngoài lâm nghiệp) giai đoạn 2006-2020 theo biểu sau:

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Diện tích chuyển đổi theo từng giai đoạn (ha)

Tổng diện tích (ha)

2006-2010

2011-2015

2016-2020

1

Lạc Dương

4.000

2.230

-

6.230

2

Đam Rông

2.500

2.500

2.674

7.674

3

Lâm Hà

4.000

3.000

2.774

9.774

4

Đơn Dương

2.500

446

-

2.946

5

Đức Trọng

500

1.140

-

1.640

6

Di Linh

2.500

1.827

-

4.327

7

Bảo Lâm

2.500

2.500

2.648

7.648

8

Đạ Huoai

2.500

1.491

-

3.991

9

Đạ Tẻh

1.000

855

-

1.855

10

Cát Tiên

560

-

-

560

11

Bảo Lộc

2.221

-

-

2.221

12

Đà Lạt

1.125

-

-

1.125

Cộng

25.906

15.989

8.096

49.991

(Bình quân tiến độ diện tích chuyển đổi từ 1.600 - 5.100 ha/năm) .

Điều 2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này để chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt xây dựng kế hoạch xác định cụ thể ranh giới đất quy hoạch lâm nghiệp và đất quy hoạch lâm nghiệp chuyển sang các mục đích khác (ngoài lâm nghiệp) trên thực địa; điều chỉnh diện tích rừng và đất rừng của các Ban quản lý rừng, Lâm trường (Công ty Lâm nghiệp) phù hợp với quy hoạch; bàn giao kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng cho từng địa phương cấp huyện, xã và đơn vị chủ rừng; xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp sang các mục đích khác (ngoài lâm nghiệp) theo từng giai đoạn 5 năm và cụ thể hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để là cơ sở cho UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt lập hồ sơ thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định .

2. Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt tham mưu tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng; hoạch định các dự án bảo vệ, sử dụng và phát triển của từng loại rừng trên từng địa bàn cụ thể, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

3. Gửi toàn bộ hồ sơ gồm tài liệu, bản đồ số hoá theo hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 về hiện trạng, phân cấp phòng hộ và kết quả quy hoạch 3 loại rừng và các tài liệu có liên quan theo quy định về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý thống nhất, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục Trưởng Cục Thống kê; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt; Giám đốc Vườn Quốc gia: Cát Tiên, Bidoup - Núi Bà; Giám đốc các Lâm trường (Công ty Lâm nghiệp); Trưởng các Ban Quản lý rừng; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

Biểu: QUY HOẠCH CƠ CẤU 3 LOẠI RỪNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2020

(Đính kèm Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. Phân chia theo đơn vị hành chính cấp huyện:

Số TT

Huyện, thị xã, thành phố

Diện tích (ha)

Rừng đặc dụng (ha)

Rừng phòng hộ (ha)

Rừng sản xuất (ha)

Tổng DTTN

DT 3 loại rừng

Tỷ lệ %

Cộng

Rất xung yếu

Xung yếu

Cộng

Trong đó: SX dự trữ

1

Lạc Dương

126.349

117.274

92,82

54.915

39.965

-

39.965

22.394

8.916

2

Đam Rông

86.090

63.097

73,29

1.053

24.600

8.829

15.771

37.444

17.314

3

Lâm Hà

98.571

37.281

37,82

-

9.636

1.999

7.637

27.645

8.731

4

Đơn Dương

61.032

38.232

62,64

-

17.074

5.717

11.357

21.158

-

5

Đức Trọng

90.180

43.381

48,10

-

18.257

10.532

7.725

25.124

-

6

Di Linh

161.464

95.576

59,19

-

15.745

9.856

5.889

79.831

-

7

TX Bảo Lộc

23.256

1.876

08,07

-

1.105

-

1.105

771

-

8

Bảo Lâm

146.343

83.254

56,89

5.682

11.699

4.712

6.987

65.873

-

9

Đạ Huoai

49.529

31.644

63,89

-

9.565

-

9.565

22.079

-

10

Đạ Tẻh

52.419

35.666

68,04

-

4.912

-

4.912

30.754

-

11

Cát Tiên

42.657

27.207

63,78

21.848

-

-

-

5.359

-

12

TP Đà Lạt

39.329

26.512

67,41

-

20.995

-

20.995

5.517

-

 

Cộng

977.219

601.000

61,50

83.498

173.553

41.645

131.908

343.949

34.961

 

Tỷ lệ %

 

100%

 

13,89%

28,88%

07,0%

21,9%

57,23%

 

 

II. Phân chia theo các đơn vị chủ rừng:

Số TT

Đơn vị chủ rừng

Tổng số (ha)

Trong đó theo quy hoạch 3 loại rừng (ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng số

Rất xung yếu

Xung yếu

Tổng cộng 734 Tiểu khu

601.000 (100%)

83.498 (13,89%)

173.553 (28,88%)

41.645 (07,0%)

131.908 (21,9%)

343.949 (57,23%)

I

Lâm trường quốc doanh 236TK

204.950

-

30.589

12.503

18.086

174.361

1

LT Đơn Dương (23TK)

16.687

-

2.840

 

2.840

13.847

2

LT Đức Trọng (16TK)

11.550

-

8.582

8.582

 

2.968

3

LT Di Linh (29TK)

29.491

-

2.776

 

2.776

26.715

4

LT Bảo Thuận (21TK)

19.798

-

925

 

925

18.873

5

LT Tam Hiệp (27TK)

26.723

-

964

 

964

25.759

6

LT Bảo Lâm (24TK)

22.601

-

5.659

3.921

1.738

16.942

7

LT Lộc Bắc (36TK)

33.082

-

3.931

 

3.931

29.151

8

LT Đạ Huoai (18TK)

12.016

-

-

 

 

12.016

9

LT Đạ Tẻh (42TK)

33.002

-

4.912

 

4.912

28.090

II

Ban QL rừng Đặc dụng 87TK

91.730

83.498

8.232

 

8.232

-

1

VQG Bidoup – Núi Bà (57TK)

64.200

55.968

8.232

 

8.232

 

2

VQG Cát Tiên (30TK)

27.530

27.530

-

 

-

 

III

Ban QLR PH, SX 351TK

272.267

-

127.549

29.142

98.407

144.718

1

BQLRPHĐN Đa Nhim (48TK)

46.957

-

24.563

 

24.563

22.394

2

Ban QLR Đam Rông (63TK)

51.527

-

19.700

6.859

12.841

31.827

3

Ban QLR Phi Liêng (16TK)

12.109

-

6.492

1.970

4.522

5.617

4

Ban QLR Lán Tranh (15TK)

11.807

-

3.125

1.999

1.126

8.682

5

Ban QLR PH Nam Ban (33TK)

22.862

-

4.919

 

4.919

17.943

6

BQLRCA Đơn Dương (16TK)

14.563

-

14.234

5.717

8.517

329

7

Ban QLR Ya Hoa (05TK)

6.722

-

-

 

-

6.722

8

Ban QLRPH Đại Ninh (23TK)

16.056

-

2.652

1.950

702

13.404

9

Ban QLBVR Tà Năng (11TK)

9.842

-

6.281

 

6.281

3.561

10

BQLBVR Hiệp Thạnh (06TK)

5.140

-

742

 

742

4.398

11

Ban QLR Tân Thượng (10TK)

6.896

-

5.143

4.607

536

1.753

12

BQLR Hoà Bắc – H.Nam (13TK)

9.175

-

5.937

5.249

688

3.238

13

Ban QLR Bảo Lâm (21TK)

9.866

-

1.792

791

1.001

8.074

14

Ban QLBVR Lộc Tân (08TK)

6.652

-

317

 

317

6.335

15

BQLBVR Nam Huoai (20TK)

18.881

-

9.565

 

9.565

9.316

16

Ban QLR Cát Tiên (04TK)

1.125

-

-

 

-

1.125

17

Ban QLBVR Tà Nung (12TK)

8.279

-

8.279

-

8.279

-

18

Ban QLR Lâm Viên (27TK)

13.808

-

13.808

-

13.808

-

IV

Hạt Kiểm lâm (09TK)

1.876

-

1.105

-

1.105

771

1

Hạt Kiểm lâm Bảo Lộc (09TK)

1.876

-

1.105

-

1.105

771

V

Công ty, Xí nghiệp, Tổ chức khác (51TK)

30.177

-

6.078

-

6.078

24.099

1

Cty NL giấy Đồng Nai (08TK)

3.391

-

-

 

 

3.391

2

XN giống LN T.Nguyên (10TK)

5.692

-

-

 

 

5.692

3

T.Tâm NCTN L. sinh (01TK)

454

-

-

 

 

454

4

BQLKDL Hồ Tuyền Lâm (3TK)

2.794

-

2.794

 

2.794

 

5

BQLKDL Đankia-S.Vàng (7TK)

3.284

-

3.284

 

3.284

 

6

Các hộ gia đình (Dự án BVR & PTNT): 1.747 hộ (22TK)

8.900

-

-

 

 

8.900

7

Các hộ gia đình (78 hộ) Được UBND huyện giao đất LN

0

-

-

 

 

0

8

Các đơn vị kinh tế khác (DNTN, Cty TNHH,…)

5.662

-

-

 

 

5.662

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1350/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2020

  • Số hiệu: 1350/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/05/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Huỳnh Đức Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/05/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 19/02/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản