Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1348/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 07 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ, LĨNH VỰC VẬN TẢI DU LỊCH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1448/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực Đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 4874/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1679/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 8 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Đường bộ, lĩnh vực Vận tải du lịch thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải.

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh cập nhật lên Cơ sở dữ liệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và niêm yết, công khai tại Trung tâm hành chính công tỉnh theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp; Sở Nội vụ;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NCKSTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hải

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ, LĨNH VỰC VẬN TẢI DU LỊCH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1348/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ.

STT

Tên thủ tục hành chính

Thành phần, số Iượng, hồ sơ

Trình tự thực hiện; Thời gian giải quyết

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

01

Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ được ủy thác quản lý có tổng chiều dài từ 01 km trở xuống, công trình diện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống, đường ống cấp, thoát nước có đường kính từ 200 mm trở xuống.

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu 01 đính kèm;

- Bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu (thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công), báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thông tin về vị trí và lý trình công trình đường bộ tại nơi xây dựng công trình thiết yếu; bản vẽ thể hiện diện tích, kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; bản vẽ thể hiện mặt đứng và khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ, khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ; bộ phận công trình đường bộ phải đào, khoan khi xây dựng công trình thiết yếu; thiết kế kết cấu và biện pháp thi công hoàn trả công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị đào hoặc ảnh hưởng do thi công công trình thiết yếu;

- Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ, ngoài hồ sơ quy định (đơn đề nghị, bản vẽ nêu trên) phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến bề mặt dải phân cách giữa, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa;

- Công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ có kết cấu phức tạp khác ngoài hồ sơ quy định (đơn đề nghị, bản vẽ nêu trên) phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông - Số 01, Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Nộp trực tuyến: dichvucong.daknong.gov.vn; Cổng dịch vụ công Bộ Giao thông vận tải tại địa chỉ: http://dichvucong.mt.gov.vn/ (hiện nay Cổng dịch vụ công Bộ GTVT chỉ mới triển khai nộp hồ sơ trực tuyến đối với TTHC liên quan đến công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống).

Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải.

Bước 2. Giải quyết TTHC:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản phản hồi Trung tâm hành chính công tỉnh để hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

+ Trường hợp hồ sơ đủ thành phần theo quy định, trong thời hạn 6,5 ngày làm việc Sở Giao thông vận tải giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

 

Không

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

02

Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ được ủy thác quản lý, công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông giao cắt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ.

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu 02 đính kèm;

- 02 (hai) bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Trong đó:

+ Nội dung bản vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định:

(1) Bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu (thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công), báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thông tin về vị trí và lý trình công trình đường bộ tại nơi xây dựng công trình thiết yếu; bản vẽ thế hiện diện tích, kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; bản vẽ thể hiện mặt đứng và khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ, khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ; bộ phận công trình đường bộ phải đào, khoan khi xây dựng công trình thiết yếu; thiết kế kết cấu và biện pháp thi công hoàn trả công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị đào hoặc ảnh hưởng do thi công công trình thiết yếu;

(2) Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ, ngoài hồ sơ quy định tại mục (1) phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến bề mặt dải phân cách giữa, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa;

(3) Công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ có kết cấu phức tạp khác ngoài hồ sơ quy định tại mục (1) phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế.

+ Biện pháp tổ chức thi công thể hiện phương án thi công, phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn giao thông và tổ chức giao thông.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông - Số 01, Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Nộp trực tuyến: dichvucong.daknong.gov.vn; Cổng dịch vụ công Bộ Giao thông vận tải tại địa chỉ: http://dichvucong.mt.gov.vn/ (hiện nay Cổng dịch vụ công Bộ GTVT chỉ mới triển khai nộp hồ sơ trực tuyến đối với TTHC liên quan đến công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống).

Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải.

Bước 2. Giải quyết TTHC:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

+ Trường hợp hồ sơ đủ thành phần theo quy định, trong thời hạn 6,5 ngày làm việc Sở GTVT giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Thời gian thực hiện: 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Không quá 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (không tính thời gian kiểm tra hiện trường) đối với chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình điện từ 35 kV trở xuống có tổng chiều dài nhỏ hơn 01 km xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp phải kiểm tra hiện trường thì thời hạn chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công không quá 10 ngày làm việc.

Không

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

03

Gia hạn Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu đối với các trường hợp: sửa chữa công trình thiết yếu có tổng chiều dài từ 01 km trở xuống; công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông giao cắt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ.

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu 03 đính kèm;

- Văn bản chấp thuận gia hạn thời gian thi công đối với công trình thiết yếu của cơ quan có thẩm quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông - Số 01, Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Nộp trực tuyến: dichvucong.daknong.gov.vn; Cổng dịch vụ công Bộ Giao thông vận tải tại địa chỉ: http://dichvucong.mt.gov.vn/ (hiện nay Cổng dịch vụ công Bộ GTVT chỉ mới triển khai nộp hồ sơ trực tuyến đối với TTHC liên quan đến công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống).

Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải.

Bước 2. Giải quyết TTHC:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

+ Trường hợp hồ sơ đủ thành phần theo quy định, trong thời hạn 4,5 ngày làm việc Sở GTVT giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Thời hạn thực hiện: 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị gia hạn;

- Thời gian gia hạn: Chỉ thực hiện việc gia hạn 01 lần với thời gian không quá 12 tháng.

Không

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

04

Cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ được ủy thác quản lý.

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công công trình theo mẫu 04 đính kèm;

- 02 (hai) bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Trong đó:

+ Nội dung bản vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định:

(1) Bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế công trình thiết yếu (thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công), báo cáo kinh tế- kỹ thuật bao gồm các thông tin về vị trí và lý trình công trình đường bộ tại nơi xây dựng công trình thiết yếu; bản vẽ thể hiện diện tích, kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; bản vẽ thể hiện mặt đứng và khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ, khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ; bộ phận công trình đường bộ phải đào, khoan khi xây dựng công trình thiết yếu; thiết kế kết cấu và biện pháp thi công hoàn trả công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị đào hoặc ảnh hưởng do thi công công trình thiết yếu;

(2) Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ, ngoài hồ sơ quy định tại mục (1) phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến bề mặt dải phân cách giữa, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa;

(3) Công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ có kết cấu phức tạp khác ngoài hồ sơ quy định tại mục (1) phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế.

+ Biện pháp tổ chức thi công thể hiện phương án thi công, phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn giao thông và tổ chức giao thông.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông - Số 01, Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Nộp trực tuyến: dichvucong.daknong.gov.vn; Cổng dịch vụ công Bộ Giao thông vận tải tại địa chỉ: http://dichvucong.mt.gov.vn/ (hiện nay Cổng dịch vụ công Bộ GTVT chỉ mới triển khai nộp hồ sơ trực tuyến đối với TTHC liên quan đến công trình điện lực có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống).

Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc Trung tâm hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải.

Bước 2. Giải quyết TTHC:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

+ Trường hợp hồ sơ đủ thành phần theo quy định, trong thời hạn 6,5 ngày làm việc Sở Giao thông vận tải giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Thời gian thực hiện: 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Không quá 04 (bốn) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (không tính thời gian kiểm tra hiện trường) đối với chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình điện tử 35 kV trở xuống có tổng chiều dài nhỏ hơn 01 km xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp phải kiểm tra hiện trường thì thời hạn chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công không quá 10 ngày làm việc.

 

Không

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

II. LĨNH VỰC VẬN TẢI DU LỊCH

STT

Tên thủ tục hành chính

Thành phần, số Iượng hồ sơ

Trình tự thực hiện,
Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1

Thủ tục cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

a) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch (Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017)

(2) Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện theo quy định (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

(3) Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện vận tải hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã;

b) Số Iượng hồ sơ: 01 bộ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông - Số 01, Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp phương tiện là xe ô tô thì trong thời hạn 1,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.

Trường hợp phương tiện là thủy nội địa thì trong thời hạn 6,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.

Trường hợp từ chối không cấp biển hiệu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Thời gian giải quyết:

- Sở Giao thông vận tải:

+ Trường hợp phương tiện là xe ô tô: 1,5 ngày làm việc

+ Trường hợp phương tiện là thủy nội địa: 6.5 ngày làm việc - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày.

Không quy định

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2

Thủ tục cấp đổi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

a) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp đổi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch (Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017);

(2) Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện theo quy định (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

(3) Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện vận tải hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã.

b) Số Iượng hồ sơ: 01 bộ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông - Số 01, Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp phương tiện là xe ô tô thì trong thời hạn 1,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp đổi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.

Trường hợp phương tiện là thủy nội địa thì trong thời hạn 6,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp đổi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.

Trường hợp từ chối không cấp đổi biển hiệu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Thời gian giải quyết:

- Sở Giao thông vận tải:

+ Trường hợp phương tiện là xe ô tô: 1,5 ngày làm việc

+ Trường hợp phương tiện là thủy nội địa: 6.5 ngày làm việc

- Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày.

Không quy định

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

3

Thủ tục cấp lại biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

a) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp lại biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch (Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017)

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông - Số 01, Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 1,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại biển hiệu, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp lại biển hiệu cho phương tiện vận tải.

Trường hợp từ chối không cấp lại biển hiệu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Thời gian giải quyết: 02 ngày làm việc:

- Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày.

- Sở Giao thông vận tải: 1,5 ngày.

Không quy định

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Đường bộ, lĩnh vực Vận tải du lịch thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu: 1348/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/09/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Trần Xuân Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản