Hệ thống pháp luật

HĐND TỈNH CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1331/QĐ.UBT.93

Cần Thơ, ngày 15 tháng 6 năm 1993

 

QUYẾT ĐỊNH

“BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT RUỘNG ĐẤT, ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẠI LÂM TRƯỜNG PHƯƠNG NINH VÀ LÂM TRƯỜNG MÙA XUÂN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP TỈNH CẦN THƠ”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 30-06-1989;

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 29-12-1987;

- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19-08-1991;

- Thực hiện KH 07 ngày 08-03-1993 và biên bản số 03 ngày 24-03-1993 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giải quyết ruộng đất và đổi mới cơ chế quản lý ở các nông- lâm trường - trạm - trại trong tỉnh Cần Thơ;

- Căn cứ biên bản thỏa thuận giữa Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Cần Thơ và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Sóc Trăng ngày 29-04-1993, về địa giới Lâm trường Mùa Xuân giữa hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành “Quy định về giảI quyết ruộng đất, đổi mới cơ chế ủan lý tại lâm trường Phương Ninh và lâm trường Mùa Xuân trực thuộc Sở Nông Nghiệp tỉnh Cần Thơ”.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Giám đốc Sở Thủy lợi, Giám đốc Sở Tài chánh Vật giá, Cục trưởng Cục thuế, Chi cục trưởng Chi cục quản lý đất đai, Chủ nhiệm UBKH tỉnh, Giám đốc Lâm trường Mùa Xuân, Giám đốc Lâm trường Phương Ninh, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ và các hộ nông dân trực tiếp liên quan đến lâm trường Phương Ninh và Lâm trường Mùa Xuân chiếu Quyết định thi hành.

Các quy định trước đây đối với hai lâm trường nói trên, tráI với quy định ban hành kèm theo quyết định này không còn giá trị thi hành./.

 

 

 

TM. UBND TỈNH CẦN THƠ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Phong Quang

 

QUY ĐỊNH

VỀ GIẢI QUYẾT RUỘNG ĐẤT, ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẠI LÂM TRƯỜNG PHƯƠNG NINH VÀ LÂM TRƯỜNG MÙA XUÂN
(Theo QĐ số 1331/QĐ.UBT.93 ngày 15-06-93 của UBND tỉnh Cần Thơ)

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Điều1. Những quy định trong văn bản này, chỉ để giải quyết ruộng đất, đổi mới cơ chế quản lý lâm trường Phương Ninh và lâm trường Mùa Xuân trực thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ.

Điều 2. Lâm trường Phương Ninh và lâm trường Mùa Xuân là doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp, được phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp gắn với khai thác, chế biến và hoạt động dịch vụ theo cơ cấu kinh tế lâm - công nghiệp - dịch vụ đúng với chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước.

Chương II

GIAO KHOÁN ĐẤT, TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG VÀ HOA LỢI

Điều 1. Giao cho Ban chỉ đạo giải quyết ruộng đất và Giám đốc lâm trường kết hợp với chính quyền địa phương khẩn trương tiến hành khảo sát, đo đạc để:

1 - Lập hồ sơ, phân vạch ranh giới mới của lâm trường Mùa Xuân theo địa giới hành chính giữa tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.

2 - Khoanh lại diện tích trồng rừng, diện tích đất trồng lúa theo lộ liên hoàn, đề xuất với UBND tỉnh quyết định, để giao khoán phần đất trồng lúa cho chính quyền địa phương, giao khoán lạI nông dân, ưu tiên cho những hộ có trực canh lúc thành lập lâm trường để SX.

Điều 2. Phần đất lâm trường giao cho địa phương để giao khoán hộ nông dân trồng lúa gồm có:

a) Đất trồng lúa của lâm trường chưa giao khoán.

b) Đất trồng rau màu (kể cả đất thổ cư).

c) Đất hoang, đất lung bàu chưa được khai phá.

d) Đất thu hồi từ các hộ nhận khoán mà không trực tiếp sản xuất: ừ hộ CBCNV đang làm việc và được hưởng lương.

đ) Đất được đIều chỉnh từ những hộ vượt định mức khoán và những hộ nhận khoán đã có cơ sở SX kinh doanh ở nơI khác đảm bảo được cuộc sống gia đình.

Điều 3. Đối tượng giao khoán đất trồng lúa.

Khoản 1: Ban chỉ đạo giải quyết ruộng đất của tỉnh cùng với chính quyền địa phương có trách nhiệm xem xét, giai khoán đất trồng lúa cho các đối tượng sau:

1 - Nông hộ đang trực tiếp sử dụng đất SX lúa trong các lộ liên hoàn như đã nói ở điểm 2 điều 1.

2 - Nông hộ thực sự trực canh lúc thành lập lâm trường chưa được giao khoán và không có cơ sở SXKD nào khác.

3 - CBCNV của lâm trường đã nghỉ việc theo diện chính sách có yêu cầu được nhận đất khoán để SX.

Khoản 2: Mức giao khoán: tùy theo số khẩu trong mỗi hộ mà giao đất, nhưng nhiều nhất là 1,5ha/hộ (kể cả kinh mương, thủy lợi nội đồng).

Khoản 3: Đối với các hộ đã nhận khoán trước đây, vượt quá định mức theo quy định ở khoản 2 điều này, UBND huyện có trách nhiệm đIều chỉnh theo đúng quy định này.

Khoản 4: Những nông hộ được giao khoán đất trồng lúa, có trách nhiệm hoàn trả chi phí san ủi mặt bằng, cải tạo đồng ruộng do lâm trường đầu tư (nếu có); và nộp thủy lợi phí cho lâm trường theo từng vụ lúa đối với nông hộ có sử dụng nguồn nước tưới tiêu do lâm trường đầu tư tạo nguồn (theo ủy nhiệm của Sở Thủy lợi).

Điều 4. Bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động.

Khoản 1: Việc bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động chỉ được tính trên phần diện tích dành để trồng rừng của lâm trường.

Khoản 2: Lâm trường phối hợp với chính quyền địa phương xem xét bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động cho những nông hộ có đủ cơ sở để chứng minh là thực sự trực canh tại đây ở thời điểm thành lập lâm trường.

a) Diện tích để tính đền bù công lao động cho mỗi hộ chính đã trực canh tại lâm trường là diện tích cụ thể của hộ đó nhưng nhiều nhất cũng không quá 5 ha (kể cả diện tích nhận khoán đối với những hộ tiếp tục nhận khoán).

b) Trị giá tính để đền bù công lao động cho các hộ có trực canh ở đây là 12,5 giạ/1.000m2 đối với những hộ tiếp tục nhận khoán và 17,5giạ/1.000m2 cho những hộ hoàn toàn không nhận khoán.

Khoản 3: Kinh phí đền bù công lao động và hoa lợi cho nông hộ đã nói ở khoản 2 đIều 4 lâm trường có trách nhiệm tự cân đối từ các nguồn:

a) Trích từ các quỹ của lâm trường.

b) Thu lại từ hộ nhận khoán các khoản chi phí mà lâm trường đã đầu tư san ủi mặt bằng, cải tạo đồng ruộng như đã nói ở khoản 5 điều 3 quy định này.

c) Tỉnh để lại một phần tiền khai thác rừng cho lâm trường.

Chương III

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ Ở LÂM TRƯỜNG

Điều 1. Căn cứ vàp chức năng, nhiệm vụ, Giám đốc lâm trường khẩn trưong:

1- Tiến hành khảo sát, quy hoạch cụ thể để khoanh lại diện tích trồng rừng theo lộ mới; Đồng thời có biện pháp để quản lý, chăm sóc bảo vệ, ươm trồng, phát triển nguồn lợi trên diện tích quy hoạch rừng.

2- Xây dựng kế hoạch SXKD một cách hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển rừng với CN chế biến và dịch vụ nuôI trồng khai thác đặc sản rừng.

3- Tiến hành XD cơ chế và định mức để giao khoán cho hộ nông dân bảo vệ chăm sóc rừng đã trồng và trồng mới cây rừng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa lâm trường và người lao động (tỉnh sẽ có hướng dẫn sau).

Điều 2. Khi nhận khoán đất trồng rừng ở lâm trường thì nông hộ có trách nhiệm và nghĩa vụ:

1- Thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch do lâm trường quy định nhằm bảo vệ, chăm sóc, mở rộng diện tích và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong lâm trường.

2- Thực hiện nghĩa vụ nộp đủ thuế cho Nhà nước thông qua lâm trường (theo ủy nhiệm của Cục thuế) đúng chính sách và pháp luật.

3- Hộ nhận khoán khi đã hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật và thanh lý xong các hợp đồng KT với lâm trường thì có quyền tự định đoạt sản phẩm còn lạI của mình.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 1. Tập thể và cá nhân thực hiện tốt các quy định tại văn bản này sẽ được khen thưởng theo quy định chung.

Điều 2. Những ai cố ý làm sai, hoặc lợi dụng gây rối, làm trái những đIều khoản quy định trong văn bản này, thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt theo pháp luật.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1331/QĐ.UBT.93 năm 1993 về giải quyết ruộng đất, đổi mới cơ chế quản lý tại Lâm trường Phương Ninh và Lâm trường Mùa Xuân trực thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ

  • Số hiệu: 1331/QĐ.UBT.93
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/06/1993
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
  • Người ký: Nguyễn Phong Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/06/1993
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản