Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1326/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 20 tháng 8 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị số: 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Nghị định số: 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Thông tư số: 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số: 2111/2000/QĐ/BNN-XDCB ngày 8/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tổng dự toán xây dựng Vườn quốc gia Ba Bể (từ năm 2000 trở đi);
Căn cứ Quyết định số: 1319/QĐ-UBND ngày 27/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật - dự toán Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Văn bản số: 491/TCLN-BTTN ngày 15/4/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: 101/TTr-SNN ngày 22/7/2013; Biên bản Hội nghị thẩm định công trình quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2020 ngày 30/01/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2020 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên công trình và phạm vi xây dựng
1.1. Tên công trình:
Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2020.
1.2. Phạm vi xây dựng quy hoạch:
Diện tích đất lâm nghiệp thuộc vùng lõi VQG Ba Bể: 10.048 ha (thuộc 07 xã: Cao Trĩ, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Nam Mẫu, Hoàng Trĩ - huyện Ba Bể, xã Nam Cường - huyện Chợ Đồn) và 25.309ha vùng đệm (thuộc 07 xã: Cao Trĩ, Cao Thượng, Khang Ninh, Hoàng Trĩ, Quảng Khê, Đồng Phúc - huyện Ba Bể; xã Nam Cường - huyện Chợ Đồn).
1.3. Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
1.4. Chủ đầu tư: Vườn quốc gia Ba Bể.
1.5. Đơn vị tư vấn: Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ.
2. Nội dung quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Bảo tồn thiên nhiên
Quản lý, bảo vệ rừng, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng để nâng độ che phủ rừng của khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể lên trên 77% và bảo tồn các hệ sinh thái, vùng đất ngập nước, đa dạng sinh học trong đó đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, các danh lam thắng cảnh tự nhiên thông qua các chương trình, dự án ưu tiên trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển Kinh tế - Xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường.
2.1.2. Phát triển bền vững
Tổ chức, phát triển các hoạt động dịch vụ công, du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục bảo tồn và môi trường, tạo động lực mới và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thông qua các chương trình, dự án ưu tiên về giao thông, xây dựng khu vực hành chính, cơ sở phục vụ quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển Kinh tế - Xã hội, xây dựng các mô hình nông lâm, phát triển nguồn nhân lực tạo ra phương thức, nguồn thu để đảm bảo cơ bản cho các hoạt động sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng…, phục vụ phát triển bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể đến năm 2020.
2.1.3. Tổ chức quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên
- Đảm bảo tính ổn định bền vững các phân khu chức năng, phù hợp với thực tiễn và các quy định của Nhà nước. Góp phần tổ chức quản lý và thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển rừng bền vững.
- Đầu tư xây dựng đúng đối tượng, đúng trọng điểm nhằm bảo tồn và phát triển bền vững và nâng cao các giá trị về đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, di tích lịch sử, cảnh quan. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, tạo việc làm và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.2. Quy hoạch các phân khu chức năng, vùng đệm
- Diện tích quy hoạch các phân khu chức năng VQG Ba Bể đến năm 2020
Tổng diện tích quy hoạch Vườn Quốc gia Ba Bể là 10.048ha. Trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3.967,4ha;
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 5.374,8ha;
+ Phân khu hành chính - dịch vụ: 46,8ha;
+ Vùng đệm trong: 659,0ha.
(Chi tiết theo biểu số 01 đính kèm)
- Quy hoạch vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể đến năm 2020
Tổng diện tích quy hoạch vùng đệm ngoài Vườn Quốc gia Ba Bể là 25.309ha.
(Chi tiết theo biểu số 02 đính kèm)
2.3. Quy hoạch bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng
2.3.1. Quy hoạch quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
Gồm các nội dung: Quy hoạch vị trí đóng mốc bổ sung ranh giới Vườn quốc gia Ba Bể; Quy hoạch hệ thống các trạm bảo vệ rừng; Làm mới, nâng cấp hệ thống đường tuần tra, bảo vệ kết hợp Du lịch sinh thái; Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin phục vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; Mua sắm bổ sung phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ rừng; Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng; Xây dựng hệ thống theo dõi giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học; Quy hoạch bảo tồn và phát triển nguồn gen có giá trị kinh tế cao.
2.3.2. Phục hồi hệ sinh thái
Hàng năm Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Bể thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển rừng trên diện tích rừng đặc dụng, đồng thời là chủ dự án bảo vệ và phát triển rừng các xã vùng đệm (6.566,9ha đất rừng phòng hộ và 12.627,0ha đất rừng sản xuất).
a) Bảo tồn, quản lý, bảo vệ rừng
- Rừng đặc dụng: 62.816 lượt ha.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: 23.175 lượt ha.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 39.641 lượt ha.
- Rừng phòng hộ: 48.607 lượt ha.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: 17.534 lượt ha.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 31.073 lượt ha.
- Loài đặc hữu, quý hiếm: > 100 loài.
b) Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên
- Rừng đặc dụng: 1.546 lượt ha.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: 928 lượt ha.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 618 lượt ha.
- Rừng phòng hộ: 2.750 lượt ha.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: 1.650 lượt ha.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 1.100 lượt ha.
c) Trồng và chăm sóc rừng
- Rừng đặc dụng: 30ha rừng tập trung và 8.000 cây phân tán.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: 30ha rừng tập trung và 3.000 cây phân tán.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 5.000 cây phân tán.
- Rừng phòng hộ: 150ha.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: 60ha.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 90ha.
- Rừng sản xuất: 1.800ha.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: 1.800ha.
d) Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: Cải tạo 750ha rừng sản xuất, thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
2.4. Nghiên cứu khoa học
Thực hiện một số đề tài nghiên cứu:
- Đề tài 1: Theo dõi, giám sát quá trình phục hồi rừng;
- Đề tài 2: Theo dõi, giám sát động vật rừng;
- Đề tài 3: Đo đạc, theo dõi tốc độ bồi lắng lòng hồ, thu hẹp diện tích Hồ Ba Bể bằng công nghệ GIS;
- Đề tài 4: Nghiên cứu gây trồng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc Nam có giá trị;
- Đề tài 5: Nghiên cứu phục hồi một số loài thực vật quý hiếm;
- Đề tài 6: Nghiên cứu vật liệu thay thế chất đốt nhằm hỗ trợ nguồn chất đốt cho người dân vùng đệm.
2.5. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
Xây dựng khu hành chính mới tại vùng đệm - xã Khang Ninh - huyện Ba Bể. Xây dựng, cải tạo khu hành chính hiện tại. Xây dựng, cải tạo hệ thống đường giao thông. Mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý, bảo tồn, nghiên cứu khoa học.
2.6. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, du lịch và giáo dục môi trường gắn với bảo tồn, phát triển rừng
Tập trung khai thác hai loại hình du lịch chính: Du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái gắn với giáo dục môi trường. Củng cố các tuyến du lịch hiện có, tăng cường liên kết với các Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc - Chợ Đồn, Na Hang - Tuyên Quang, Kim Hỷ - Na Rì...
2.7. Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng
Giữ nguyên cơ cấu tổ chức, quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể như hiện tại. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận theo Quyết định 2160/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Vườn quốc gia Ba Bể.
Tuyển mới 22 người, nâng số cán bộ công nhân viên chức Vườn từ 72 người (2012) lên 94 người trong giai đoạn quy hoạch.
2.8. Quy hoạch phát triển vùng đệm
Hỗ trợ phát triển vùng đệm theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách Đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020. Mỗi thôn, bản trong vùng đệm nếu thực hiện quản lý bảo vệ rừng tốt sẽ được đầu tư 40 triệu đồng/thôn/năm. Ưu tiên các thôn vùng đệm trong và vùng tiếp giáp với ranh giới Vườn Quốc gia Ba Bể trước.
2.9. Các dự án ưu tiên
2.9.1. Những dự án đang thi công hoặc đã đầu tư một phần
- Dự án Cải tạo, nâng cấp đường 258 đoạn qua VQG Ba Bể;
- Dự án cải tạo, nâng cấp đường từ Bờ hồ đi Quảng Khê.
2.9.2. Dự án thực hiện mới
- Dự án Đo vẽ lập hồ sơ cấp đất; cắm mốc ranh giới vùng lõi, vùng đệm, các phân khu chức năng;
- Dự án xây dựng khu hành chính mới;
- Dự án xây dựng trạm kiểm lâm và thu phí thăm quan tại Buốc Lốm;
- Dự án đầu tư cho các thôn vùng đệm theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg;
- Dự án mua sắm trang thiết bị.
2.10. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 326.003 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2012-2015: 195.048 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2016-2020: 130.955 triệu đồng.
- Vốn ngân sách: 318.966 triệu đồng, chiếm 97,8% tổng vốn.
+ Chi thường xuyên: 12.770 triệu đồng (bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng).
+ Đầu tư theo dự án: 306.196 triệu đồng.
- Vốn tín dụng: 3.550 triệu đồng; chiếm 1,1% tổng vốn.
- Vốn hợp tác quốc tế: 3.487 triệu đồng; chiếm 1,1% tổng vốn.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý và thực hiện
3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Quản lý đất đai
- Cho thuê môi trường rừng
- Chính sách đầu tư và tín dụng
- Chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm
3.3. Giải pháp cho công tác bảo tồn
- Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn
- Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng
- Nâng cao đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi ích
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn
3.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ
3.5. Định hướng về bảo vệ môi trường
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
- Lập kế hoạch và thực hiện bảo tồn tài nguyên
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo và giáo dục môi trường
- Đánh giá và kiểm tra, giám sát môi trường
4. Tổ chức thực hiện
Với vai trò là chủ đầu tư, Vườn có trách nhiệm tổ chức triển khai đúng tiến độ các hạng mục quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lựa chọn, lập các Dự án đầu tư theo đúng trình tự quản lý đầu tư của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh Bắc Kạn về các hoạt động của Vườn; định kỳ báo cáo tiến độ đầu tư với UBND tỉnh.
4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ đạo về chuyên môn trong thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng. Sở có trách nhiệm xây dựng và hướng dẫn quy trình kỹ thuật về: Trồng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên Vườn Quốc gia Ba Bể, tận thu lâm sản; giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng; giám sát nguồn gốc, xuất xứ giống cây trồng và thực hiện công tác bảo tồn của Vườn...
4.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Sở Kế hoạch đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí vốn từ ngân sách và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2020.
4.4. Sở Tài nguyên Môi trường
Chủ trì, phối hợp với huyện Ba Bể, Chợ Đồn tổ chức rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho Vườn quốc gia Ba Bể theo quy định hiện hành. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT giám sát tác động trong quá trình thi công của các dự án đầu tư đối với môi trường Vườn Quốc gia Ba Bể.
4.5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Vườn Quốc gia Ba Bể tổ chức giám sát, theo dõi thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch, phù hợp với Quy hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh.
4.6. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể, Chợ Đồn
Chỉ đạo các xã nằm trong vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể có trách nhiệm tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng tại địa phương.
4.7. Ủy ban nhân dân cấp xã trong địa phận Vườn quốc gia Ba Bể
Có trách nhiệm cùng với Vườn tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Bể giai đoạn 2012 - 2020.
Điều 2. Vườn Quốc gia Ba Bể có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện trong vùng quy hoạch tổ chức thực hiện theo đúng nội dung quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 3. Các ông, bà, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Bể và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Biểu 01. Diện tích quy hoạch các phân khu chức năng
Vườn Quốc gia Ba Bể đến năm 2020
(Kèm theo Quyết định số : 1326/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Đơn vị: ha
TT | Hạng mục | Tổng cộng | Vùng lõi | Vùng đệm trong | |||
Cộng | Bảo vệ nghiêm ngặt | Phục hồi sinh thái | Hành chính - dịch vụ | ||||
| Diện tích tự nhiên | 10.048,0 | 9.389,0 | 3.967,4 | 5.374,8 | 46,8 | 659,0 |
I | Đất lâm nghiệp | 9.026,0 | 8.959,2 | 3.629,9 | 5.294,0 | 35,3 | 66,8 |
1 | Đất có rừng | 7.724,8 | 7.724,8 | 3.461,2 | 4.235,7 | 27,9 | - |
- | Rừng TNLRTX á nhiệt đới (>700m) | 909,1 | 909,1 | 687,5 | 221,6 | - | - |
- | Rừng TNLRTX mưa ẩm (<700m) | 4.484,6 | 4.484,6 | 2.172,0 | 2.298,2 | 14,4 | - |
- | Rừng hỗn giao | 61,5 | 61,5 | - | 61,5 | - | - |
- | Rừng tre nứa | 55,3 | 55,3 | 2,3 | 53,0 | - | - |
- | Rừng trên núi đá | 2.186,2 | 2.186,2 | 599,4 | 1.573,3 | 13,5 | - |
- | Rừng trồng | 28,1 | 28,1 | - | 28,1 | - | - |
2 | Đất chưa có rừng | 1.301,2 | 1.234,4 | 168,7 | 1.058,3 | 7,4 | 66,8 |
- | Cỏ, lau lách, nương không cố định | 777,4 | 710,6 | 125,3 | 579,7 | 5,6 | 66,8 |
- | Cây bụi, gỗ rải rác (Ib) | 8,6 | 8,6 | - | 8,6 | - | - |
- | Cây gỗ tái sinh (Ic) | 332,1 | 332,1 | 21,2 | 309,1 | 1,8 | - |
- | Núi đá không cây | 183,1 | 183,1 | 22,2 | 160,9 | - | - |
II | Đất ngoài lâm nghiệp | 1.022,0 | 429,8 | 337,5 | 80,8 | 11,5 | 592,2 |
1 | Đất SX nông nghiệp | 497,9 | 0 | - | - | - | 497,9 |
2 | Đất phi nông nghiệp | 524,1 | 429,8 | 337,5 | 80,8 | 11,5 | 94,3 |
Biểu 02. Quy hoạch vùng đệm ngoài Vườn Quốc gia Ba Bể đến năm 2020
TT | Hạng mục | Vùng đệm ngoài |
| Dân số (người) | 21.165 |
| Số thôn | 72 |
| Tổng cộng diện tích (ha) | 25.309,0 |
1 | Đất sản xuất lâm nghiệp | 19.193,9 |
| Đất có rừng | 15.543,0 |
| Đất chưa có rừng | 3.435,5 |
| Đất lâm nghiệp khác | 215,4 |
2 | Đất sản xuất nông nghiệp | 2.652,7 |
3 | Đất phi nông nghiệp | 981,1 |
4 | Đất chưa sử dụng | 2.481,4 |
- 1Quyết định 97/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Phát triển rừng bền vững gắn với di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2Nghị quyết 33/2012/NQ-HĐND thông qua đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Quyết định 375/QĐ-CT năm 2012 phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 5Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Chư Yang Sin đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 3559/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bái Tử Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 6Quyết định 97/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Phát triển rừng bền vững gắn với di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 7Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2160/2012/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Vườn Quốc gia Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn
- 10Nghị quyết 33/2012/NQ-HĐND thông qua đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 11Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 12Quyết định 375/QĐ-CT năm 2012 phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 13Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Chư Yang Sin đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 14Quyết định 3559/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bái Tử Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định 1326/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2020
- Số hiệu: 1326/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Nông Văn Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra