Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/QĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 18 tháng 01 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (GIAI ĐOẠN 2021 - 2030)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; Luật Sở hữu trí tuệ văn bản hợp nhất năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 48/TTr- SKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030” (viết tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung:
- Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu Chương trình phát triển tài sản trí tuệ và Chiến lượng sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 và Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức, năng lực về Sở hữu trí tuệ cho các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần làm tăng, năng suất, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của tỉnh. Tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hỗ trợ tạo lập, quản lý, khai thác và phát triển các sáng chế, giải pháp hữu ích mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh,;trong đó tập trung hỗ trợ tạo lập, quản lý, khai thác và phát triển cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù, có lợi thế của tỉnh gắn với thực hiện có hiệu quả các Chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trọng tâm là Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tỉnh Phú Thọ.
- Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2021-2025:
- Đáp ứng 100% nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn bảo hộ quyền SHTT của các tập thể, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn tỉnh, trong đó phấn đấu đơn đăng ký bảo hộ SHTT được chấp nhận đạt từ 850 đơn trở lên, số văn bằng bảo hộ được cấp tăng từ 1,5-2 lần so với giai đoạn 2016-2020.
- Tổ chức 60-70 lớp đào tạo, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực khai thác, quản lý và bảo hộ quyền SHTT từ cơ bản đến chuyên sâu cho 3.500 lượt người.
- Xây dựng 70-80 chuyên mục, chuyên trang phổ biến kiến thức về SHTT, tuyên truyền, giới thiệu kết quả bảo hộ SHTT trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các Đài phát thanh và truyền hình địa phương, Báo Phú Thọ, các Tập san và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP của tỉnh:
Hỗ trợ tạo lập và quản lý dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho từ 40 sản phẩm sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh;
Hỗ trợ khai thác, quản lý và phát triển cho từ 05 sản phẩm hàng hóa đã được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Nâng cấp và khai thác trực tuyến phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về SHTT trên địa bàn tỉnh, kết nối đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia. Xây dựng các trang thông tin điện tử tuyên truyền, giới thiệu về các sản phẩm đã được bảo hộ của tỉnh. Xây dựng phần mềm cảnh báo, phát hiện xâm phạm TSTT.
2.2. Giai đoạn 2026-2030:
- Đáp ứng 100% nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tập thể cá nhân khi có nhu cầu trên địa bàn tỉnh, trong đó phấn đấu có từ 1.100 đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trở lên, số văn bằng bảo hộ được cấp tăng 1,5-2 lần so với giai đoạn 2021-2025.
- Tổ chức 50-60 lớp đào tạo, nâng cao năng lực khai thác, quản lý SHTT chuyên sâu cho 3.000 lượt người.
- Xây dựng từ 50-70 chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền, quảng bá sản phẩm bảo hộ SHTT của tỉnh trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các Đài phát thanh và truyền hình địa phương, Báo Phú Thọ, các Tập san và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP của tỉnh:
Hỗ trợ tạo lập và quản lý dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho 10 sản phẩm sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh.
Hỗ trợ khai thác, quản lý và phát triển cho từ 40 sản phẩm hàng hóa trở lên đã được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Cập nhật, nâng cấp và khai thác trực tuyến phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về SHTT trên địa bàn tỉnh tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia. Xây dựng cổng thông tin SHTT trên địa bàn tỉnh.
1. Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập, quản lý, phát triển và thúc đẩy các hoạt động tạo ra TSTT.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về SHTT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Dự kiến tổ chức từ 110-130 lớp đào tạo, tập huấn từ cơ bản đến chuyên sâu cho từ 6.500 lượt người tham dự.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về SHTT trên sóng phát thanh truyền hình, báo, tạp chí và các trang thông tin điện tử; Xây dựng các video, in ấn phát hành tờ rơi quảng bá, giới thiệu sản phẩm bảo hộ SHTT,…; Biên soạn tài liệu, cẩm nang về sở hữu trí tuệ.
- Hỗ trợ xây dựng, triển khai hoạt động quản trị TSTT trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ; Tư vấn thúc đẩy hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp nhằm tạo ra các kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT.
- Tư vấn, hướng dẫn về SHTT cho các tập thể, cá nhân có nhu cầu bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động về sở hữu trí tuệ của các tổ chức, tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
- Xây dựng, cung cấp các công cụ và dịch vụ thông tin SHTT cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển mạng lưới chuyển giao TSTT; Phát triển đội ngũ dịch vụ hỗ trợ tư vấn về SHTT; hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo.
2. Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý, khai thác và phát triển SHTT đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, sản phẩm hàng hóa đặc thù, có lợi thế của tỉnh và các sản phẩm OCOP thông qua đặt hàng và phê duyệt triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp:
- Hỗ trợ xác lập nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.
- Hỗ trợ xác lập sáng chế, giải pháp hữu ích.
- Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc thù, có lợi thế của tỉnh và các sản phẩm OCOP chưa được bảo hộ.
- Hỗ trợ khai thác, quản lý và phát triển đối với các sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
3. Hỗ trợ kiểm soát, khai thác và áp dụng tài sản trí tuệ
Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu thông tin SHTT, trang tin điện tử, phần mềm, chương trình ứng dụng trên thiết bị điện tử, thiết bị di động để cung cấp thông tin, hỗ trợ khai thác, tư vấn các vấn đề liên quan đến SHTT;
Khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ: Tập trung hỗ trợ theo chuỗi hoạt động từ nghiên cứu hoàn thiện quy trình, công nghệ, thiết kế, sản xuất thử nghiệm, sản xuất quy mô thương mại sản phẩm được bảo hộ hoặc ứng dụng quy trình, công nghệ được bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích.
Hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP được bảo hộ SHTT theo chuỗi giá trị; Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm bảo hộ SHTT.
1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về SHTT.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của SHTT đối với phát triển kinh tế, xã hội: Sử dụng đa dạng các kênh thông tin và phương tiện truyền thông đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ. Xây dựng các chương trình, chuyên mục, chuyên trang, bài viết tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, Cổng giao tiếp điện tử tỉnh, Tập san ngành Khoa học Công nghệ và các phương tiện truyền thông khác; Biên tập, biên soạn các ấn phẩm, tài liệu thông tin về sở hữu trí tuệ.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong triển khai toàn diện các nội dung của Chương trình;
Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao về kiến thức sở hữu trí tuệ cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, khai thác và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về SHTT
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng hồ sơ bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các huyện thành thị về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh như: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về SHTT, xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình trong điều kiện cụ thể của ngành, địa phương; đề xuất các sản phẩm của làng nghề, hợp tác xã, địa phương tham gia Chương trình;
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường kỹ thuật số. Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT;
Tăng cường hoạt động tư vấn, hướng dẫn và cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ cho người dân và doanh nghiệp; Huy động và khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển sáng chế, giải pháp hữu ích và các sản phẩm có lợi thế.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền SHTT; Thúc đẩy phát triển dịch vụ giám định SHTT và dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo vệ quyền SHTT.
3. Tăng cường đầu tư hỗ trợ hoạt động tạo lập, khai thác và phát triển bảo hộ SHTT đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP của tỉnh và sản phẩm của doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tham mưu đề xuất, đặt hàng và phê duyệt triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp về tạo lập, quản lý, khai thác và phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP của tỉnh và sản phẩm của doanh nghiệp.
Hàng năm tăng tỉ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho thực hiện các nhiệm vụ KH&CN về tạo lập, khai thác và phát triển bảo hộ SHTT nhằm tiến tới tạo lập được cơ bản nhãn hiệu SHTT đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề và các sản phẩm OCOP của tỉnh, khai thác và phát triển đối với một số sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh đã được bảo hộ quyền SHTT, góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025.
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hướng dẫn năng lực bảo hộ SHTT đối với các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn doanh nghiệp tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm dịch vụ của mình; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng.
4. Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình
Hỗ trợ các đối tượng, chủ thể tham gia Chương trình phát triển tổ chức thông qua việc thành lập mới, kiện toàn các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng có sự tham gia của cộng đồng, như thêm số thành viên, cổ đông, chuyển đổi loại hình cơ sở sản xuất thành hợp tác xã, doanh nghiệp.
Mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp có điều kiện và năng lực đưa vào sản xuất các sản phẩm mới trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm, khai thác tối đa điều kiện đất đai, cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị), nhân lực, nguyên liệu... theo nhu cầu thị trường.
Đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài tỉnh
IV. Khái toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện
- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình: 85.000 triệu đồng, trong đó:
Giai đoạn 2021-2025: 41.000 triệu đồng.
Giai đoạn 2026-2030: 44.000 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện:
Ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh; huyện, thành, thị và xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Hằng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ cụ thể, các địa phương, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.v.v.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành thị và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức triển khai toàn diện các nội dung của Chương trình. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Chương trình, phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với Quỹ phát triển khoa học công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí của Chương trình theo quy định.
- Tổ chức quản lý và thực hiện các dự án hỗ trợ của Chương trình theo Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 và Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 14/11/2019 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 11/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh quy định về quản lý nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách tỉnh Phú Thọ. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.
- Tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết Chương trình và đề xuất thực hiện Chương trình giai đoạn tiếp theo.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ khả năng cân đối nguồn lực hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp các quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại điều 19, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ.
4. Sở Công thương: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm công nghiệp, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giao thương kết nối cung cầu, xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, xác định các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề chủ lực, đặc thù, có lợi thế gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từng bước xây dựng, nâng cao thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề tỉnh Phú Thọ.
6. Đài phát thanh và truyền hình, Báo Phú Thọ, Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sở hữu trí tuệ.
7. Các Sở, ban, ngành: trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị: tuyên truyền phổ biến Chương trình đến người dân và doanh nghiệp, chủ động đề xuất, xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ của địa phương. Đồng thời bố trí kinh phí hàng năm để hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn.
9. Tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình theo đúng quy định hiện hành, sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành; Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐVT: Triệu đồng
STT | Nội dung hỗ trợ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Dự kiến kinh phí | Hình thức | |||
NS tỉnh | NS TW | Nguồn khác | Tổng | ||||||
1. | Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT | Năm | 05 | 200 | 1.000 | 0 | 0 | 1.000 | Kế hoạch |
2. | Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo, tọa đàm… từ cơ bản đến chuyên sâu về SHTT | Năm | 05 | 200 | 1.000 | 0 | 0 | 1.000 | Kế hoạch |
3. | Biên soạn tài liệu, phát hành các ấn phẩm về SHTT: Cẩm nang, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn… | Năm | 05 | 100 | 500 | 0 | 0 | 500 | Kế hoạch |
4. | Xây dựng, nâng cấp hệ thống quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trực tuyến về tài sản trí tuệ của tỉnh, kết nối đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia để cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan đến SHTT; | Năm | 05 | 200 | 1.000 | 0 | 0 | 1.000 | Kế hoạch |
5. | Xây dựng phần mềm cảnh báo, phát hiện xâm phạm TSTT | Phần mềm | 01 | 500 | 500 | 0 | 0 | 500 | Kế hoạch |
6. | Hỗ trợ sản phẩm hàng hóa đã được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, sáng chế, giải pháp hữu ích và Hỗ trợ tạo lập và quản lý dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc thù, có lợi thế của tỉnh, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo… | Dự án | 45 | 600 | 20.250 | 0 | 6.750 | 27.000 | DA PTTSTT |
7. | Đối ứng dự án sở hữu trí tuệ của trung ương | Dự án | 02 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 0 | 10.000 |
|
Tổng số |
|
|
| 29.250 | 5.000 | 6.750 | 41.000 |
|
ĐVT: Triệu đồng
STT | Nội dung hỗ trợ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Dự kiến kinh phí | Hình thức | |||
NS tỉnh | NS TW | Nguồn khác | Tổng | ||||||
1. | Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT | Năm | 05 | 200 | 1.000 | 0 | 0 | 1.000 | Kế hoạch |
2. | Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo, tọa đàm… từ cơ bản đến chuyên sâu về SHTT | Năm | 05 | 200 | 1.000 | 0 | 0 | 1.000 | Kế hoạch |
3. | Biên soạn tài liệu, phát hành các ấn phẩm về SHTT: Cẩm nang, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn… | Năm | 05 | 100 | 500 | 0 | 0 | 500 | Kế hoạch |
4. | Cập nhật, nâng cấp và khai thác trực tuyến phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về SHTT trên địa bàn tỉnh tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia. | Năm | 05 | 200 | 1.000 | 0 | 0 | 1.000 | Kế hoạch |
5. | Xây dựng cổng thông tin SHTT trên địa bàn tỉnh | Cổng thông tin | 01 | 500 | 500 | 0 | 0 | 500 | Kế hoạch |
6. | Hỗ trợ sản phẩm hàng hóa đã được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, sáng chế, giải pháp hữu ích và Hỗ trợ tạo lập và quản lý dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc thù, có lợi thế, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong tỉnh | Dự án | 50 | 600 | 22.500 | 0 | 7.500 | 30.000 | DA PTTSTT |
7. | Đối ứng dự án sở hữu trí tuệ của trung ương | Dự án | 02 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 0 | 10.000 | DA PTTSTT |
Tổng số |
|
|
| 31.500 | 5.000 | 7.500 | 44.000 |
|
- 1Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
- 2Kế hoạch 69/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 3Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030
- 4Quyết định 137/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030
- 5Quyết định 1221/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 3567/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 3Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 11/2015/QĐ-UBND Quy định cụ thể về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Phú Thọ
- 7Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 8Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Quyết định 1068/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
- 12Quyết định 18/2019/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định 11/2015/QĐ-UBND quy định cụ thể về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Phú Thọ
- 13Kế hoạch 69/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 14Quyết định 2205/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030
- 16Quyết định 137/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030
- 17Quyết định 1221/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 18Quyết định 3567/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
Quyết định 132/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (giai đoạn 2021-2030)
- Số hiệu: 132/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/01/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Hồ Đại Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra