- 1Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 5Thông báo 161/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị về phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi do Văn phòng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1315/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 13 tháng 07 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017;
Căn cứ Thông tư số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT, ngày 06/02/2009 của Bộ Công an và Bộ Tài nguyên Môi trường “Thông tư liên tịch hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”;
Căn cứ Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 24/3/2017 thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị về phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện công tác phòng chống vi phạm pháp luật đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT, SỎI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1315/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh)
Quy chế này quy định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan Công an tỉnh; Bộ đội Biên phòng tỉnh; Sở Tài nguyên & Môi trường và UBND các huyện, thành phố trong việc tuyên truyền, phối hợp trao đổi thông tin, điều tra, xử lý, quản lý hồ sơ vụ việc vi phạm trong khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này áp dụng đối với lực lượng Công an tỉnh; Bộ đội Biên phòng tỉnh; Sở Tài nguyên & Môi trường; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Công an tỉnh; Bộ đội Biên phòng tỉnh; Sở Tài nguyên & Môi trường; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang thống nhất ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật đối với hoạt động khai thác cát, sỏi.
1. Quan hệ phối hợp giữa các bên về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, suối là quan hệ phối hợp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của mỗi lực lượng. Đảm bảo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo sự thống nhất, tập chung chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của từng lực lượng, đơn vị phối hợp từ tỉnh đến cơ sở.
2. Đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ riêng và công việc nội bộ của nhau; đảm bảo việc phối hợp giải quyết vụ việc được kịp thời, chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật; vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật, không vượt quá phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc làm ảnh hưởng đến công việc của các cơ quan. Trường hợp chưa có sự thống nhất trong biện pháp giải quyết vụ việc hoặc trao đổi thông tin hay những yêu cầu vượt quá quyền hạn, các cơ quan phải bàn bạc cụ thể để thống nhất giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét và có chủ trương giải quyết cụ thể.
3. Việc xử lý các vụ vi phạm phải kiên quyết, chủ động, đồng thời tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Giữ bí mật về lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ trong xử lý tình huống theo quy định của Nhà nước.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quy chế này để tổ chức các hoạt động trái pháp luật.
Hình thức phối hợp bao gồm: Hình thức trao đổi trực tiếp, hội họp, qua điện thoại... và qua văn bản đề nghị của các bên.
Điều 6. Cơ chế chỉ huy trong phối hợp
1. Các lực lượng phối hợp phải chấp hành sự chỉ huy thống nhất của người có thẩm quyền theo phương án phối hợp giải quyết các vụ việc cụ thể được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Trong trường hợp cấp bách khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh, các bên phối hợp có hệ thống nhất triển khai hoạt động kiểm tra, truy quét và xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bên nhưng sau đó phải thông báo cho nhau và báo cáo ngay kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm vụ việc đó cho cấp có thẩm quyền nắm và chỉ đạo.
Phối hợp trong việc triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về luật khoáng sản trong khai thác cát, sỏi, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động khoáng sản.
Điều 8. Công tác điều tra, xử lý
1. Phối hợp kiểm tra, điều tra, truy quét các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi lòng sông, suối trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp trong công tác điều tra, bắt giữ người, dẫn giải đối tượng vi phạm, thu giữ tang vật, phương tiện, bảo vệ hiện trường, lập biên bản vi phạm, báo cáo cơ quan chức năng giải quyết. Xác minh các thông tin liên quan để làm căn cứ xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, lập hồ sơ vi phạm, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông, suối theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan và quy định của pháp luật.
3. Phối hợp, chủ động hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo tăng cường lực lượng của các bên tham gia tuần tra, kiểm soát, truy quét khi tình hình có chiều hướng, diễn biến phức tạp về khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái pháp luật trên địa bàn.
1. Việc trao đổi, sử dụng thông tin giữa các cơ quan phối hợp phải đảm bảo bí mật, kịp thời, chính xác.
2. Nội dung trao đổi thông tin gồm tình hình khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái pháp luật; tình hình về ANTT, kết quả ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm và các nội dung khác liên quan đến công tác phối hợp của các đơn vị.
3. Khi có thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái phép, các bên phải báo cáo kịp thời cho cấp trên của mình để chỉ đạo và thông báo cho nhau cùng phối hợp đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả. Trường hợp các bên cùng nhận được thông tin tài liệu có liên quan đến hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái phép trên địa bàn thì cùng nhau bàn bạc, thống nhất để có kế hoạch, biện pháp phối hợp, xử lý.
Điều 10: Quản lý hồ sơ vi phạm
Hồ sơ vi phạm được quản lý và lưu trữ theo chế độ quản lý hồ sơ của từng ngành.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG
1. Chỉ đạo các đơn vị: Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy, Công an các huyện, thành phố phối hợp với lực lượng của các bên tiến hành các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép.
2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, tiếp nhận hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền, đồng thời thông báo kết quả xử lý cho đơn vị chuyển giao biết.
Điều 12. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng Biên phòng và nhân dân khu vực biên giới, đặc biệt là trên địa bàn xã Thanh Thủy chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công tác quản lý khoáng sản chưa khai thác và hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông Lô.
2. Các Đồn Biên phòng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ của các cơ quan khi được giao nhiệm vụ (bằng văn bản) kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Sở Tài nguyên & Môi trường
1. Cung cấp thông tin, số liệu về các khu vực có khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác để UBND cấp huyện đề xuất kế hoạch bảo vệ; UBND cấp huyện, các cơ quan phối hợp có trách nhiệm cho ý kiến về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh khi được Sở Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
2. Phối hợp cung cấp các số liệu, thông tin về các khu vực hoạt động khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khi có đề nghị của các cơ quan phối hợp (Công an, Biên phòng, UBND các huyện, thành phố).
3. Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có khoáng sản cát, sỏi được khai thác, bàn giao mốc điểm góc khu vực hoạt động khoáng sản tại thực địa để tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 14. UBND các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện triệt để, phân cấp gắn trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường hiệu lực thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản.
2. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai... cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi.
3. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt phương án, kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được phê duyệt, đồng thời chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi tại các điểm mỏ trên địa bàn. Tăng cường tuần tra, kiểm tra tại các khu vực giáp ranh, lòng sông, suối tiềm ẩn phát sinh những điểm nóng về hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép.
4. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, lực lượng Công an tiến hành rà soát, nắm các đối tượng cầm đầu, tổ chức hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái pháp luật để có biện pháp quản lý, theo dõi. Kiên quyết đưa ra truy tố những đối tượng cầm đầu, chống người thi hành công vụ; kiểm điểm và xử lý trách nhiệm chính quyền xã, phường, thị trấn thiếu trách nhiệm quản lý hoặc không phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép địa bàn.
Thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 16. Kinh phí phục vụ các hoạt động phối hợp
Đối với hoạt động phối hợp thường xuyên, mỗi cơ quan tự đảm bảo kinh phí hoạt động. Khi có kế hoạch phối hợp hoạt động dài ngày cần kinh phí lớn, các cơ quan cùng nhau bàn bạc, xác định kinh phí phối hợp, bên chủ trì có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí hoạt động theo quy định.
Điều 17. Chế độ giao ban, báo cáo
Hằng năm, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các bên tổ chức giao ban để đánh giá tình hình, kết quả, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế.
Hằng tháng, các cơ quan xây dựng báo cáo bằng văn bản (số liệu tính từ ngày 19 tháng trước đến ngày 20 tháng sau) gửi về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát Môi trường) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Chính phủ theo quy định.
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Quá trình tổ chức thực hiện Quy chế nếu có khó khăn vướng mắc hoặc cần sửa đổi bổ sung, điều chỉnh các đơn vị gửi ý kiến bằng văn bản về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát môi trường) để nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 92/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, nạo vét, khai thác và kinh doanh cát, sỏi lòng sông liên quan đến đê, kè trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 27/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 44/2017/QĐ-UBND Quy định Quản lý khai thác cát, sỏi ở bãi bồi và lòng sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 33/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi và bảo vệ tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Kế hoạch 622/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Kế hoạch 854/KH-UBND năm 2019 triển khai Chương trình Phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 1Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2015 tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 8Quyết định 92/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, nạo vét, khai thác và kinh doanh cát, sỏi lòng sông liên quan đến đê, kè trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Thông báo 161/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị về phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 27/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 11Quyết định 44/2017/QĐ-UBND Quy định Quản lý khai thác cát, sỏi ở bãi bồi và lòng sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Quyết định 33/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi và bảo vệ tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Kế hoạch 622/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 14Kế hoạch 854/KH-UBND năm 2019 triển khai Chương trình Phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Quyết định 1315/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp thực hiện công tác phòng chống vi phạm pháp luật đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 1315/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết