Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1313/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Công văn số 3682/BCT-CNĐP ngày 27/4/2017 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 525/TTr-SCT ngày 05/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

(Có Tóm tắt nội dung Đề án kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nhữ Văn Tâm

 

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP ĐỀ ÁN

Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực.

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX;

Căn cứ Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 3682/BCT-CNĐP ngày 27/4/2017 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển công nghiệp và các quy hoạch ngành liên quan khác, như: Sử dụng đất; phát triển mạng lưới giao thông, phát triển đô thị, cung cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường…

- Phát triển cụm công nghiệp (viết tắt là CCN) của tỉnh phải gắn với không gian công nghiệp chung trên địa bàn tỉnh, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

- Phát triển cụm công nghiệp có sự kết hợp giữa các bước đi ngắn hạn với dài hạn; kết hợp hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động gắn với mở rộng, bổ sung cụm công nghiệp mới, trên cơ sở nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất.

- Ưu tiên thu hút vào cụm công nghiệp các ngành, lĩnh vực có lợi thế về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của địa phương; đồng thời lựa chọn đầu tư xây dựng một số phân khu với trình độ công nghệ cao tạo động lực phát triển mạnh trong giai đoạn tới; ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm từ khu vực đô thị, khu đông dân cư; tập trung thu hút các dự án sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Điều chỉnh, đưa ra khỏi quy hoạch, bổ sung các cụm công nghiệp trên cơ sở phù hợp với Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trong khu dân cư đã bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm vào cụm công nghiệp đầu tư, tập trung sản xuất hiệu quả, bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần thu hẹp chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh.

- Tạo cơ sở thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, thuận lợi triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; lập kế hoạch xin hỗ trợ từ trung ương, cân đối ngân sách hàng năm, định hướng đầu tư, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí quỹ đất và nguồn lực.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Điều chỉnh và bổ sung các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất 1.259 ha 1. Trong đó, phân kỳ đầu tư như sau:

+ Giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục triển khai và đầu tư cho 28 cụm công nghiệp với diện tích triển khai giai đoạn 1 khoảng gần 731 ha (hoàn thành lập quy hoạch chi tiết cho các cụm công nghiệp được đầu tư trong giai đoạn này). Thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt trung bình khoảng (60 - 65)%.

+ Giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục triển khai thêm khoảng gần 528 ha. Trong đó, hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng theo quy hoạch chi tiết, lấp đầy toàn bộ diện tích của 28 cụm công nghiệp đã được đầu tư trong giai đoạn trước (tổng diện tích 1.056,4 ha); đầu tư cho 07 cụm công nghiệp còn lại với tổng diện tích khoảng 202,13 ha.

- Hoạt động trong cụm công nghiệp thu hút, tạo việc làm cho khoảng 600-800 lao động/năm.

- Thực hiện xử lý chất thải, nước thải tập trung trong các cụm công nghiệp theo đúng quy định Luật Bảo vệ môi trường, các quy định của địa phương; 100% cụm công nghiệp hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung.

II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Tổng quan về điều chỉnh các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Giữ nguyên quy mô 20 cụm công nghiệp với tổng diện tích 763,84 ha.

- Điều chỉnh giảm diện tích 05 cụm công nghiệp từ 253,17 ha xuống còn 209,63 ha (giảm 43,54 ha).

- Đưa ra khỏi quy hoạch 07 cụm công nghiệp với tổng diện tích 162 ha.

- Bổ sung vào quy hoạch 10 cụm công nghiệp với tổng diện tích 285,53 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục 1, 2, 3 và 4 kèm theo)

2. Điều chỉnh, bổ sung cụm công nghiệp tại các địa phương

2.1. Thành phố Thái Nguyên

- Giữ nguyên 03 CCN hiện có với tổng diện tích 95,74 ha, bao gồm: CCN số 2 (6,07 ha); CCN số 5 (39,67 ha); CCN Cao Ngạn 2 (50 ha).

- Điều chỉnh diện tích 02 CCN (tổng diện tích 113,476 ha xuống còn 82,8 ha), gồm: CCN số 1 từ 34,58 ha xuống 7,8 ha; CCN Cao Ngạn 1 từ 78,896 ha xuống 75 ha.

Như vậy, số lượng cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là 05 CCN với tổng diện tích 178,54 ha: CCN số 1 (7,8 ha), CCN số 2 (6,07 ha); CCN số 5 (39,67 ha); CCN Cao Ngạn 1 (75 ha); CCN Cao Ngạn 2 (50 ha).

Phân kỳ đầu tư như sau:

Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung nguồn lực đầu tư vào xây dựng CCN Cao Ngạn 1 và CCN số 5 (lập quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng, giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư cho khoảng 50 hộ dân đang sinh sống trong khu vực quy hoạch cụm công nghiệp…).

Giai đoạn 2021 - 2030: Đầu tư CCN Cao Ngạn 2, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp: CCN số 5; CCN Cao Ngạn 1 đã được đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020.

Khuyến khích di dời các doanh nghiệp trong CCN số 1, CCN số 2 vào các cụm công nghiệp khác của thành phố Thái Nguyên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của CCN số 1, CCN số 2 theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên được phê duyệt.

2.2. Thành phố Sông Công

- Giữ nguyên 02 cụm công nghiệp hiện có với tổng diện tích 56,6 ha, bao gồm: CCN Khuynh Thạch (40 ha); CCN Nguyên Gon (16,6 ha).

- Điều chỉnh diện tích CCN Bá Xuyên từ 50 ha xuống 48,5 ha theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

- Bổ sung 01 CCN: CCN Lương Sơn (34,53 ha).

Như vậy, trên địa bàn thành phố Sông Công quy hoạch 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 139,63 ha: CCN Bá Xuyên (48,5 ha); CCN Khuynh Thạch (40 ha), CCN Nguyên Gon (16,6 ha); CCN Lương Sơn (34,53 ha). Thời gian tới tiến hành cần lập quy hoạch chi tiết cho phần diện tích còn lại của CCN Khuynh Thạch (20,7 ha) và 34,53 ha CCN Lương Sơn; lập kế hoạch và lộ trình kêu gọi đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp đến năm 2030.

2.3. Thị xã Phổ Yên

- Giữ nguyên 02 cụm công nghiệp hiện có với tổng diện tích 77 ha, bao gồm: CCN số 2 Cảng Đa Phúc (30 ha); CCN Vân Thượng (47 ha).

- Điều chỉnh diện tích CCN số 3 Cảng Đa Phúc từ 23 ha xuống 19,64 ha.

- Đưa ra khỏi quy hoạch 03 cụm, gồm: CCN Tân Hương (12 ha); CCN Nam Tiến 1 (1 ha); CCN Nam Tiến 2 (1 ha).

- Bổ sung 01 cụm công nghiệp: CCN Làng nghề Tiên Phong (8 ha).

Như vậy, trên địa bàn thị xã Phổ Yên sẽ có 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 104,64 ha: CCN số 2 Cảng Đa Phúc (30 ha); CCN số 3 Cảng Đa Phúc (19,64 ha); CCN Vân Thượng (47 ha) và CCN Làng nghề Tiên Phong (8 ha).

Tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp, thu hút lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong các làng nghề vào các cụm công nghiệp. Định hướng các cơ sở đầu tư chiều sâu, tập trung vào các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

2.4. Huyện Phú Bình

- Giữ nguyên 1 cụm công nghiệp hiện có với diện tích 13,2 ha: CCN Kha Sơn.

- Điều chỉnh diện tích 1 cụm: CCN Điềm Thụy từ 66,695 ha xuống 58,695 ha.

- Bổ sung 2 cụm công nghiệp: CCN Bàn Đạt (30 ha); CCN Bảo Lý - Xuân Phương (27 ha).

Như vậy, trên địa bàn huyện Phú Bình quy hoạch phát triển 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 128,895 ha: CCN Điềm Thụy (58,695 ha); CCN Kha Sơn (13,2 ha); CCN Bàn Đạt (30 ha) và CCN Bảo Lý - Xuân Phương (27 ha).

Giai đoạn đến năm 2020, cần tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án thứ cấp, đầu tư đồng bộ hạ tầng CCN Điềm Thụy, 15 ha CCN Bàn Đạt.

Giai đoạn 2021-2030 triển khai đầu tư 15 ha tại CCN Bàn Đạt, CCN Bảo Lý - Xuân Phương diện tích 27ha.

2.5. Huyện Phú Lương

- Giữ nguyên 2 cụm công nghiệp hiện có với tổng diện tích 125 ha, bao gồm: CCN Sơn Cẩm 1 (75 ha); CCN Sơn Cẩm 2 (50 ha).

- Bổ sung 3 cụm công nghiệp: CCN Sơn Cẩm 3 (30 ha), CCN Yên Ninh (28 ha), CCN Yên Lạc (25,6ha).

Như vậy trên địa bàn huyện quy hoạch 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 208,6 ha: CCN Sơn Cẩm 1 (75 ha); CCN Sơn Cẩm 2 (50 ha); CCN Sơn Cẩm 3 (30 ha); CCN Yên Ninh (28 ha), CCN Yên Lạc (25,6ha).

Trong giai đoạn đến năm 2020, tập trung nguồn lực đầu tư vào xây dựng CCN Sơn Cẩm 1; CCN Sơn Cẩm 2 (giai đoạn đến 2020: Đầu tư hạ tầng, thu hút nhà đầu tư thứ cấp lấp đầy khoảng 30 ha diện tích đất cụm công nghiệp), CCN Sơn Cẩm 3 (15 ha). Cuối giai đoạn xem xét triển khai thêm CCN Yên Ninh, quy mô 28 ha.

Giai đoạn 2021 - 2030: Hoàn thành đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, thu hút lấp đầy diện tích đất công nghiệp trong 04 CCN: Sơn Cẩm 1, Sơn Cẩm 2, Sơn Cẩm 3, Yên Lạc; tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp vào CCN Yên Ninh.

2.6. Huyện Đồng Hỷ

- Giữ nguyên 4 cụm công nghiệp hiện có với tổng diện tích 187 ha, bao gồm: CCN Đại Khai (28 ha); CCN Quang Sơn 1 (74 ha); CCN Nam Hòa (40 ha); CCN Quang Trung - Chí Son (45 ha).

- Đưa ra khỏi quy hoạch 1 cụm công nghiệp: CCN Quang Sơn 2 (50 ha);

Như vậy, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ quy hoạch 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 187 ha: CCN Đại Khai (28 ha); CCN Quang Sơn 1 (74 ha); CCN Nam Hòa (40 ha); CCN Quang Trung - Chí Son (45 ha). Dự kiến phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn đến năm 2020, đầu tư 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích 142 ha, gồm: CCN Đại Khai (28 ha), CCN Quang Sơn 1 (74 ha) và CCN Nam Hòa (40 ha). Phấn đấu lấp đầy diện tích 02 CCN: Đại Khai và Nam Hòa.

+ Giai đoạn 2021 - 2030: Tiếp tục đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư thứ cấp vào CCN Quang Sơn 1; kêu gọi đầu tư vào CCN Quang Trung - Chí Son (45 ha).

Diện tích quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và đầu tư mới của các doanh nghiệp.

2.7. Huyện Đại Từ

- Giữ nguyên quy mô 3 cụm công nghiệp hiện có với tổng diện tích 154,6 ha, bao gồm: CCN Phú Lạc 1 (52 ha), CCN Phú Lạc 2 (38 ha), CCN An Khánh 1 (64,6 ha).

- Đưa ra khỏi quy hoạch 01 cụm công nghiệp là CCN An Khánh 2 (59,4 ha).

- Bổ sung 01 cụm công nghiệp: CCN Hà Thượng (59,4 ha).

Như vậy trên địa bàn huyện quy hoạch 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 214 ha, bao gồm CCN Phú Lạc 1 (52 ha), CCN Phú Lạc 2 (38 ha), CCN An Khánh 1 (64,6 ha), CCN Hà Thượng (59,4 ha).

Từ nay đến 2030, tăng cường kêu gọi đầu tư và thành lập các cụm công nghiệp nhằm tạo mặt bằng đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và đầu tư mới các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

2.8. Huyện Võ Nhai

- Giữ nguyên cụm công nghiệp hiện có: CCN Trúc Mai (27,7 ha).

- Bổ sung 1 cụm công nghiệp: CCN Cây Bòng (30 ha).

Như vậy, trên địa bàn huyện Võ Nhai sẽ có 02 cụm công nghiệp với tổng diện tích 57,7 ha: CCN Trúc Mai (27,7 ha); CCN Cây Bòng (30 ha).

Với một địa phương còn nhiều điều kiện khó khăn như huyện Võ Nhai, trước mắt trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ tiếp tục thu hút đầu tư lấp đầy diện tích CCN Trúc Mai; khai thác và quy hoạch chi tiết trước 15 ha CCN Cây Bòng, xem xét mở rộng thêm 15 ha cụm công nghiệp này vào giai đoạn 2021 - 2030.

2.9. Huyện Định Hóa

- Giữ nguyên 2 cụm công nghiệp hiện có với tổng diện tích 27 ha, bao gồm: CCN Kim Sơn (20 ha) và CCN Trung Hội (7 ha).

- Đưa ra khỏi quy hoạch 01 cụm công nghiệp: CCN Sơn Phú (13 ha).

- Bổ sung 1 cụm công nghiệp: CCN Tân Dương (13 ha).

Phát triển công nghiệp không phải là thế mạnh của huyện Định Hóa, bên cạnh những điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn (thuộc vùng núi cao, hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước chưa thuận lợi, xa khu vực các trung tâm phát triển - cả về kinh tế và công nghiệp), đồng thời để giảm áp lực vốn đầu tư, đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020, chỉ tập trung đầu tư vào CCN Kim Sơn, phân kỳ đầu tư 2 CCN Sơn Phú và Trung Hội sang giai đoạn 2021 - 2030.

Để việc triển khai CCN Kim Sơn được thuận lợi, sớm đưa cụm công nghiệp đi vào hoạt động, lập kế hoạch hỗ trợ UBND huyện Định Hóa: Đầu tư hạ tầng bên ngoài cụm công nghiệp (giao thông, cấp điện, cấp nước), hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng. Có cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp vào đầu tư tại địa bàn có điều kinh tế - xã hội khó khăn. Từ đó, tạo điều kiện thu hút đầu tư công nghiệp vào địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

Tổng hợp đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ có 35 cụm công nghiệp (tổng diện tích quy hoạch 1.259 ha 2) được phân kỳ đầu tư cho 2 giai đoạn: Đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030. Các cụm công nghiệp được quy hoạch tập trung nhiều trong tiểu vùng động lực chủ đạo. Cùng với sự phát triển 6 khu công nghiệp, các cụm công nghiệp sẽ góp phần thực hiện định hướng phát triển tiểu vùng động lực trở thành vùng kinh tế trọng điểm, phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được tổng hợp trong Phụ lục 4.

III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

1. Các giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện quy hoạch

- Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp từ ngân sách Trung ương quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg (giai đoạn 2016 - 2020: 40,5 tỷ đồng).

- Nguồn kinh phí khuyến công được quy định tại: Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/2/2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương; Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên: 05 tỷ đồng (03 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng, 02 tỷ đồng hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp).

- Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp từ ngân sách địa phương quy định tại các Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 01/12/2010 về việc ban hành quy định hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Hỗ trợ mỗi cụm công nghiệp 06 tỷ đồng, đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 30 tỷ đồng/cụm. Trong giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ 05 cụm (có chủ đầu tư hạ tầng), số tiền là: 150 tỷ đồng.

- Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp Ngân sách.

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Tổng hợp nguồn vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

TT

Nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng)

2016 - 2020

2021 - 2030

1

Vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương (chương trình mục tiêu)

40,5

140

2

Vốn đầu tư từ Ngân sách tỉnh

90

200

3

Vốn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia

15

30

4

Vốn tự có của doanh nghiệp chủ đầu tư hạ tầng (35%)

630

782

5

Vốn vay và huy động từ các nguồn hợp pháp khác

1.024,5

1.083

 

Tổng cộng

1.800

2.235

2. Các giải pháp về đất đai

Nghiên cứu đổi mới các cơ chế, chính sách về giá cho thuê lại đất, phí dịch vụ và vốn đầu tư; điều chỉnh khung giá chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp với mặt bằng thực tế.

Tăng cường hiệu lực các quy định của pháp luật về chính sách đất đai, kết hợp giữa vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật và cưỡng chế, đặc biệt là những khu vực và các địa bàn dự kiến sẽ có những khó khăn khi triển khai xây dựng các cụm công nghiệp.

Nghiên cứu, tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong cụm công nghiệp. Rà soát bổ sung, sửa đổi cơ chế hợp lý.

3. Các giải pháp về lao động, xã hội

- Giải pháp về tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các cụm công nghiệp.

- Về đào tạo nguồn nhân lực cho các cụm công nghiệp.

- Về dịch vụ tư vấn cung cấp lao động.

4. Các giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

- Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo hình thức kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp;

- Trong thu hút đầu tư hạ tầng, nếu có đơn vị đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) thì mạnh dạn xây dựng cơ chế để triển khai thực hiện.

- Phân cấp ngân sách nhằm gắn nghĩa vụ và quyền lợi trong đầu tư phát triển hạ tầng giữa tỉnh và các địa phương.

- Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông tại các cụm công nghiệp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

5. Các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong cụm công nghiệp;

- Thực hiện phương án bảo vệ môi trường cụm công nghiệp;

- Xây dựng khu xử lý môi trường tập trung;

- Thiết lập hệ thống quan trắc môi trường trong cụm công nghiệp;

- Nghiên cứu thành lập đơn vị dịch vụ môi trường cụm công nghiệp.

6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong quản lý và phát triển cụm công nghiệp

- Giao Sở Công Thương làm đầu mối quản lý quy hoạch và theo dõi tổng hợp hoạt động các cụm công nghiệp.

- Nghiên cứu ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động của đơn vị quản lý cụm công nghiệp.

- Nghiên cứu phân cấp, hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã, đơn vị quản lý cụm công nghiệp.

- Quy chế quản lý: Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung (nếu cần).

7. Cơ chế, chính sách khác hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp

- Công khai, minh bạch dự án, phương án tổng thể xây dựng cụm công nghiệp và phương án bồi thường, hỗ trợ, giải quyết hài hòa quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Xây dựng hoàn thiện bộ đơn giá quyền sử dụng đất và cơ chế chính sách về miễn, giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất trong cụm công nghiệp.

- Xây dựng và ban hành chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cụm công nghiệp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Công bố quy hoạch

- Công bố công khai “Đề án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Thái Nguyên”; sao gửi các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện.

- Dành quỹ đất và quản lý quỹ đất theo quy hoạch đã phê duyệt; lập quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch và công khai cho dân biết.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết thủ tục hành chính trong việc xem xét, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành và địa phương

2.1. Sở Công Thương

- Là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, chính sách tương ứng để thực hiện quy hoạch này.

- Là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất trong cụm công nghiệp.

- Chủ trì thẩm định dự án thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp tham gia với Sở Xây dựng thẩm định quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan liên quan, địa phương trong việc phân bổ nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp.

- Làm đầu mối nhận và tổng hợp báo cáo từ các huyện, thành phố, thị xã, đơn vị quản lý cụm công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp về tình hình triển khai, hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

- Tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đồng thời hàng năm có kế hoạch rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xem xét cân đối và huy động các nguồn lực, bố trí nguồn vốn Ngân sách theo kế hoạch 5 năm và hàng năm trình Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện quy hoạch.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến đầu tư; rà soát, đôn đốc việc triển khai các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng cụm công nghiệp, hoặc đã có chủ trương đầu tư để sớm đưa vào khai thác phát huy hiệu quả.

- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp.

2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát quỹ đất, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững.

- Thẩm định, phê duyệt, hướng dẫn và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trong các cụm công nghiệp theo quy định. Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc thu phí bảo vệ môi trường trong cụm công nghiệp.

2.4. Sở Nội vụ

Chủ trì thẩm định việc thành lập đơn vị Quản lý cụm công nghiệp do địa phương quản lý; nghiên cứu, cân đối bổ sung biên chế cho đơn vị quản lý cụm công nghiệp của các huyện/thị/thành phố; xây dựng trình UBND tỉnh duyệt Quy chế về hoạt động của đơn vị Quản lý cụm công nghiệp.

2.5. Sở Xây dựng

Chủ trì thẩm định quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp và tham gia giám sát việc triển khai các quy hoạch chi tiết.

Chủ trì thực hiện quy hoạch nội dung cắm mốc giới ngoài thực địa theo quy định tại Điều 44 Luật Xây dựng 2014.

2.6. Sở Giao thông vận tải

Hướng dẫn các các đơn vị kinh doanh hạ tầng CNN thực hiện việc đấu nối các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh, cấp phép đấu nối các tuyến đường thuộc thẩm quyền của Sở.

2.7. Sở Tài chính

- Thực hiện thủ tục liên quan đến giá thuê đất, giá thuê hạ tầng CNN.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư hạ tầng CCN sử dụng nguồn vốn ngân sách được nhà nước hỗ trợ.

2.8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch này. Có trách nhiệm cân đối các nguồn lực, vốn để đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các cụm công nghiệp đã công bố Quy hoạch chi tiết.

- Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp tại địa phương;

- Định kỳ báo cáo tình hình triển khai về đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp do địa phương quản lý; xem xét đề xuất với tỉnh bổ sung, mở rộng quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn khi cần thiết.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Quy hoạch 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất 1.259 ha. Phân kỳ đầu tư như sau:

+ Giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục triển khai và đầu tư cho 28 cụm công nghiệp với diện tích triển khai giai đoạn 1 khoảng gần 731 ha (hoàn thành lập quy hoạch chi tiết cho các cụm công nghiệp được đầu tư trong giai đoạn này). Thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt trung bình khoảng (60 - 65)%.

+ Giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục triển khai thêm khoảng gần 528 ha. Trong đó, hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng theo quy hoạch chi tiết, lấp đầy toàn bộ diện tích của 28 cụm công nghiệp đã được đầu tư trong giai đoạn trước (tổng diện tích 1.056,4 ha); đầu tư cho 7 cụm công nghiệp còn lại với tổng diện tích khoảng 202,13 ha.

- Thu hút, tạo việc làm cho khoảng 600 - 800 lao động mỗi năm trong cụm công nghiệp.

- Thực hiện xử lý chất thải, nước thải tập trung trong các cụm công nghiệp theo đúng quy định Luật Bảo vệ môi trường, các quy định của địa phương; 100% cụm công nghiệp hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung.

Để triển khai thực hiện tốt quy hoạch và phát huy hiệu quả các cụm công nghiệp trên địa bàn, chính quyền địa phương quản lý cụm công nghiệp cần đặc biệt quan tâm việc sử dụng quỹ đất, khai thác đúng kế hoạch, lộ trình, tránh lãng phí. Thu hút chủ đầu tư hạ tầng có năng lực thay thế những chủ đầu tư thiếu năng lực, chậm triển khai dự án, tập trung giải quyết các tồn đọng về phát triển các cụm công nghiệp, chủ động kêu gọi thu hút đầu tư, thực hiện di dời các đơn vị, cơ sở sản xuất, ngành nghề gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp để tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường.

Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, tham mưu xây dựng các chương trình, chính sách tương ứng để thực hiện quy hoạch; tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Hàng năm có kế hoạch rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

2. Kiến nghị

- Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan:

+ Tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo quy hoạch, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong kêu gọi, xúc tiến thu hút đầu tư;

+ Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước và hoàn thiện, nâng cấp các tuyến giao thông quốc gia nhằm tạo thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

+ Rà soát, sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện quy chế quản lý cụm công nghiệp; ban hành Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương và các doanh nghiệp./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐƯA RA KHỎI QUY HOẠCH

TT

Tên cụm công nghiệp
(CNN)

Địa điểm

Diện tích
(ha)

1

CCN Tân Hương

Xã Tân Hương - thị xã Phổ Yên

12

2

CNN Nam Tiến 1

Xã Nam Tiến - thị xã Phổ Yên

1

3

CCN Nam Tiến 2

Xã Nam Tiến - thị xã Phổ Yên

1

4

CCN Quang Sơn 2

Xã Quang Sơn - huyện Đồng Hỷ

50

5

CCN Sơn Phú

Xã Sơn Phú - huyện Định Hóa

13

6

CCN An Khánh 2

Xã An Khánh - huyện Đại Từ

59,4

7

CCN Động Đạt - Đu

Xã Động Đạt - huyện Phú Lương

25,6

 

Tổng

 

162

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐIỀU CHỈNH GIẢM DIỆN TÍCH

TT

Tên cụm công nghiệp (CNN)

Địa điểm

Diện tích quy hoạch (ha)

Diện tích điều chỉnh (ha)

1

CNN số 1

Phường Tân Lập - TP.Thái Nguyên

34,58

7,8

2

CNN Cao Ngạn 1

Xã Cao Ngạn - TP.Thái Nguyên

78,896

75

3

CNN Bá Xuyên

Xã Bá Xuyên - TP.Sông Công

50

48,5

4

CNN số 3 Cảng Đa Phúc

Xã Thuận Thành - TX.Phổ Yên

23

19,64

5

CNN Điềm Thuỵ

Xã Điềm Thụy - H.Phú Bình

66,695

58,695

 

Tổng

253,17

209,63

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP BỔ SUNG VÀO QUY HOẠCH

TT

Tên cụm công nghiệp (CCN)

Địa điểm

Diện tích quy hoạch (ha)

Trong đó, phân kỳ đầu tư

Ngành nghề sản xuất

Đến 2020

2021-2030

Diện tích (ha)

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

285,53

111

294

174,53

 

1

CCN Lương Sơn

Phường Lương Sơn - TP.Sông Công

34,53

 

 

34,53

Các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến...

2

CCN làng nghề Tiên Phong

Xã Tiên Phong - TX.Phổ Yên

8

8

24

 

Công nghiệp nông thôn (chế biến gỗ)

3

CCN Bàn Đạt

Xã Bàn Đạt - H.Phú Bình

30

15

60

15

Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, công nghiệp nông thôn

4

CCN Bảo Lý - Xuân Phương

Xã Bảo Lý, Xuân Phương - H.Phú Bình

27

 

 

27

Công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ...

5

CCN Sơn Cẩm 3

Xã Sơn Cẩm - H.Phú Lương

30

15

60

15

Chế biến khoáng sản, lâm sản, nông sản, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, công nghiệp hỗ trợ, điện tử...

6

CCN Yên Ninh

Xã Yên Ninh - H.Phú Lương

28

28

 

 

Chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, thực phẩm, đồ uống, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác.

7

CCN Yên Lạc

Xã Yên Lạc - H.Phú Lương

25,6

 

 

25,6

Chế biến gỗ, lâm sản, nông sản, dệt may, da giày, công nghiệp hỗ trợ…

8

CCN Hà Thượng

Xã Hà Thượng - H.Đại Từ

59,4

30

105

29,4

Kho bãi chứa vật tư, vật liệu; chế biến khoáng sản, luyện kim màu, VLXD, cơ khí mỏ, các ngành nghề TTCN khác.

9

CCN Cây Bòng

Xã La Hiên - H.Võ Nhai

30

15

45

15

Công nghiệp nhẹ chế biến nông lâm sản (bảo quản, chế biến thực phẩm, đồ uống; đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất...)...

10

CCN Tân Dương

Xã Tân Dương - H.Định Hóa

13

 

 

13

Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn…

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

TT

Tên cụm công nghiệp (CCN)

Địa điểm

Diện tích quy hoạch, ha

Trong đó, phân kỳ đầu tư

Ngành nghề sản xuất

Ghi chú

Đến 2020

2021- 2030

Diện tích (ha)

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

 

 

1.259

731

1.800

528

 

 

I

Thành phố Thái Nguyên

 

178,54

93,54

267

85

 

 

1

CCN số 1

Phường Tân Lập

7,8

7,8

 

 

Vật liệu xây dựng gạch siêu nhẹ, bê tông...

Điều chỉnh diện tích (diện tích cũ: 34,58 ha)

2

CCN số 2

Phường Tân Lập

6,07

6,07

 

 

Sản xuất thiết bị điện, cơ khí, vật liệu xây dựng, đồ gỗ nội thất

Không đề xuất điều chỉnh

3

CCN số 5

Phường Tân Thành - TP.Thái Nguyên và xã Lương Sơn - TP.Sông Công

39,67

39,67

127

 

Sản xuất đúc gang, thép, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, điện tử, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất...

Không đề xuất điều chỉnh

4

CCN Cao Ngạn 1

Xã Cao Ngạn

75

40

140

35

Cơ khí đúc, gia công, chế tạo; vật liệu xây dựng, luyện kim, thiết bị điện, dịch vụ công nghiệp...

Điều chỉnh quy mô (diện tích cũ: 78,896 ha). Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

5

CCN Cao Ngạn 2

Xã Cao Ngạn

50

 

 

50

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống, hóa dược, dịch vụ công nghiệp...

Giữ nguyên quy mô. Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

II

Thành phố Sông Công

 

139,63

76,6

170

63,03

 

 

6

CCN Bá Xuyên

Xã Bá Xuyên

48,5

20

70

28,5

Chế biến nông lâm sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Điều chỉnh quy mô theo QHCT (diện tích cũ: 50 ha); Đề xuất bổ sung ngành nghề sản xuất

7

CCN Khuynh Thạch

Phường Cải Đan

40

40

80

 

Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa, công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chính xác...)...

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

8

CCN Nguyên Gon

Phường Cải Đan

16,6

16,6

20

 

Thức ăn gia súc, đồ gia dụng, công nghiệp hỗ trợ...

Không đề xuất điều chỉnh

9

CCN Lương Sơn

Phường Lương Sơn

34,53

 

 

34,53

Các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến...

Quy hoạch bổ sung

III

Thị xã Phổ Yên

 

104,64

62,64

169

42

 

 

10

CCN số 2 Cảng Đa Phúc

Xã Thuận Thành

30

15

45

15

Chế biến nông lâm sản, thực phẩm đồ uống, dịch vụ công nghiệp...

Giữ nguyên quy mô; điều chỉnh ngành nghề sản xuất

11

CCN số 3 Cảng Đa Phúc

Xã Thuận Thành

19,64

19,64

20

 

Luyện, cán thép; sản xuất kim loại, cơ khí dịch vụ công nghiệp

Đề xuất điều chỉnh quy mô (diện tích cũ: 23 ha), điều chỉnh ngành nghề sản xuất

12

CCN làng nghề Tiên Phong

Xã Tiên Phong

8

8

24

 

Công nghiệp nông thôn (chế biến gỗ)

Quy hoạch bổ sung

13

CCN Vân Thượng

Xã Hồng Tiến

47

20

80

27

Vật liệu xây dựng, gốm sứ gia dụng, mỹ nghệ, công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tạo, gia công kim loại...) dịch vụ công nghiệp

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

IV

Huyện Phú Bình

 

128,895

86,895

122

42

 

 

14

CCN Điềm Thuỵ

Xã Điềm Thụy

58,695

58,695

62

 

Sản xuất kim loại, thiết bị điện, điện tử, hóa dược, vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ...

Điều chỉnh quy mô (diện tích cũ: 66,695 ha); đề xuất bổ sung ngành nghề sản xuất

15

CCN Kha Sơn

Xã Kha Sơn

13,2

13,2

 

 

May công nghiệp

Không đề xuất điều chỉnh

16

CCN Bàn Đạt

Xã Bàn Đạt

30

15

60

15

Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, công nghiệp nông thôn khác...

Quy hoạch bổ sung

17

CCN Bảo Lý - Xuân Phương

Xã Bảo Lý, xã Xuân Phương

27

 

 

27

Công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ...

Quy hoạch bổ sung

V

Huyện Phú Lương

 

183,6

123

438,6

85,6

 

 

18

CCN Sơn Cẩm 1

Xã Sơn Cẩm

50

50

114

25

Công nghiệp (Sản xuất cơ, kim khí, đúc linh kiện điện tử...), sản xuất bao bì, dệt may, dược phẩm, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng...

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

19

CCN Sơn Cẩm 2

Xã Sơn Cẩm

50

30

214,6

20

Dệt may và phụ kiện, da giày, CNHT, chế biến nông, lâm sản, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất công trình và gia đình, ngành nghề TTCN khác

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

20

CCN Yên Lạc

Xã Yên Lạc

25,6

 

 

25,6

Chế biến gỗ, lâm sản, nông sản, dệt may, da giày, CNHT, TTCN khác

Quy hoạch bổ sung

21

CCN Sơn Cẩm 3

Xã Sơn Cẩm

30

15

60

15

Chế biến khoáng sản, lâm sản, nông sản, vật liệu xây dựng dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ, điện tử...

Quy hoạch bổ sung

22

CCN Yên Ninh

Xã Yên Ninh

28

28

50

 

Chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, thực phẩm, đồ uống, các ngành nghề TTCN khác.

Quy hoạch bổ sung

VI

Huyện Đồng Hỷ

 

187

73

199

114

 

 

23

CCN Đại Khai

Xã Minh Lập

28

28

76

 

Đồ dùng nội thất, công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tạo, sản phẩm phụ gia…)

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

24

CCN Quang Sơn 1

Xã Quang Sơn

74

25

43

49

Khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, công nghiệp gia công…

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất bổ sung ngành nghề sản xuất

25

CCN Nam Hoà

Xã Nam Hòa

40

20

80

20

Chế biến nông, lâm sản, công nghiệp nhẹ...

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh giai đoạn

26

CCN Quang Trung - Chí Son

Xã Nam Hòa

45

 

 

45

Chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, công nghiệp hỗ trợ

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh giai đoạn đầu tư

VII

Huyện Đại Từ

 

214

152,6

254

61,4

 

 

27

CCN An Khánh 1

Xã An Khánh

64,6

64,6

32

 

Sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, nhiệt điện, gia công cơ khí

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

28

CCN Hà Thượng

Xã Hà Thượng

59,4

30

105

29,4

Kho bãi chứa vật tư, vật liệu; chế biến khoáng sản, luyện kim màu, VLXD, cơ khí mỏ, các ngành nghề TTCN khác.

Quy hoạch bổ sung

29

CCN Phú Lạc 1

Xã Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Cường

52

20

60

32

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp nông thôn...

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất đều chỉnh ngành nghề sản xuất

30

CCN Phú Lạc 2

Xã Tiên Hội

38

38

57

 

Công nghiệp nhẹ, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, ngành nghề truyền thống, dịch vụ công nghiệp...

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất bổ sung ngành nghề sản xuất

VIII

Huyện Võ Nhai

 

57,7

42,7

100

15

 

 

31

CCN Trúc Mai

Xã Lâu Thượng

27,7

27,7

55

 

Chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất bổ sung ngành nghề sản xuất

32

CCN Cây Bòng

Xã La Hiên

30

15

45

15

Công nghiệp nhẹ chế biến nông lâm sản (bảo quản, chế biến thực phẩm, đồ uống; đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất...) cơ khí chế tạo...

Quy hoạch bổ sung

IX

Huyện Định Hóa

 

40

20

80

20

 

 

33

CCN Kim Sơn

Xã Kim Sơn

20

20

80

 

May mặc, vật liệu xây dựng, chiết xuất tinh dầu quế, chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Giữ nguyên quy mô; Đề xuất điều chỉnh ngành nghề sản xuất

34

CCN Tân Dương

Xã Tân Dương

13

 

 

13

Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn...

Quy hoạch bổ sung

35

CCN Trung Hội

Xã Trung Hội

7

 

 

7

TTCN nông thôn (cơ khí nhỏ, chế biến nông lâm sản...)

Giữ nguyên quy mô; Điều chỉnh giai đoạn đầu tư



1 Diện tích điều chỉnh bổ sung quy hoạch phù hợp Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ

2 Đưa ra khỏi danh mục quy hoạch 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 136,4 ha. Tổng diện tích các cụm công nghiệp quy hoạch hoàn toàn phù hợp QHSD đất đến năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 23/2/2013, diện tích đất cụm công nghiệp là 1.259 ha.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1313/QĐ-UBND năm 2017 Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 1313/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Nhữ Văn Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản