Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/QĐ-BCĐCCLKTĐMMH | Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-BCĐCCLKTĐMMH ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Ban Chỉ đạo quốc gia
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) có chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Điều 2. Những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Chỉ đạo quy định tại Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương II
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC
Điều 3. Nguyên tắc điều hành
1. Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo.
3. Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công.
Điều 4. Trưởng ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng một lần và các phiên họp đột xuất khi cần thiết. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban triệu tập và chủ trì các phiên họp. Các thành viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia và chuẩn bị nội dung báo cáo theo quy định; trường hợp các thành viên trong Ban Chỉ đạo quốc gia không thể tham dự phiên họp phải ủy quyền cho người có trách nhiệm tham dự.
Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ.
Điều 5. Phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo
1. Phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo được thực hiện vào tháng đầu tiên của kỳ kế tiếp theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng ban Thường trực.
2. Nội dung phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo:
a) Tổng kết, đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
- Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các điển hình tốt, cách làm tốt và các trường hợp điển hình chưa tốt trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhân rộng các điển hình tốt, cách làm tốt.
- Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật cản trở cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các thị trường vận hành đồng bộ, thông suốt.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của các bộ, ngành, địa phương.
- Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện tiếp theo.
b) Kiến nghị, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
3. Phiên họp của kỳ đầu năm (diễn ra vào tháng đầu tiên của kỳ đầu năm) tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo năm trước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo trong năm.
Điều 6. Chế độ thông tin báo cáo
1. Định kỳ 6 tháng, các ủy viên Ban Chỉ đạo báo cáo tình hình nhiệm vụ do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường được phân công để tổng hợp, kịp thời tham mưu, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vướng mắc của quá trình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Báo cáo của các ủy viên Ban Chỉ đạo được gửi đến Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực và Phó Trưởng ban trước ngày 15 của tháng cuối cùng trong kỳ hoạt động.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo nội dung do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực yêu cầu. Thời gian báo cáo do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực yêu cầu.
Chương III
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 7. Phân công trách nhiệm giữa các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo
a) Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo theo Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Chỉ đạo chung hoạt động của Ban Chỉ đạo, thông qua kế hoạch công tác, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ủy viên Ban Chỉ đạo.
d) Ủy quyền cho Phó Trưởng ban thường trực, Phó Trưởng ban hoặc các thành viên khác của Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban khi cần thiết.
2. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban Thường trực, Phó Thủ tướng Chính phủ
a) Phó Trưởng ban Thường trực có trách nhiệm giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp điều phối các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
b) Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
c) Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động và quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo.
d) Quyết định thành lập Tổ thư ký hỗ trợ Ban Chỉ đạo.
đ) Quyết định mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia hoạt động của Ban Chỉ đạo khi cần thiết.
3. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Tham mưu, giúp Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
b) Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ hoạt động và cả năm (tại phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm) và dự thảo quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo, trình Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực xem xét, quyết định.
c) Dự thảo nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ và báo cáo tổng kết hoạt động cả năm (tại phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm sau).
d) Dự kiến danh sách các chuyên gia, nhà khoa học mời tham gia hoạt động của Ban Chỉ đạo (khi cần thiết) để trình Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực xem xét, quyết định.
đ) Dự kiến danh sách thành viên Tổ thư ký trình Phó Trưởng ban Thường trực xem xét, quyết định.
e) Chỉ đạo đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
4. Trách nhiệm của các ủy viên Ban Chỉ đạo
a) Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực về những vấn đề được phân công.
b) Thực hiện các công việc thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo sự phân công của Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực; có ý kiến về các vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
c) Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong lĩnh vực ủy viên phụ trách.
d) Đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn đối với các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
đ) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
e) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và khi có yêu cầu.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo.
2. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ hoạt động và cả năm (phục vụ phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm) và dự thảo quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo.
b) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
c) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự thảo nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ và báo cáo tổng kết hoạt động cả năm (phục vụ phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm sau).
d) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự kiến danh sách các chuyên gia, nhà khoa học mời tham gia hoạt động của Ban Chỉ đạo.
đ) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban thực hiện các công việc do Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng ban Thường trực giao.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao đơn vị thuộc bộ làm đầu mối tham mưu giúp Tổ thư ký và Phó Trưởng ban.
Điều 9. Tổ thư ký
1. Tổ thư ký có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực trong các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Trách nhiệm của Tổ thư ký:
a) Phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học được mời để tham mưu, giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng báo cáo đánh giá, giám sát kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
b) Tham mưu, giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
c) Tham mưu, giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động và quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo.
d) Thực hiện các nhiệm vụ do Phó Trưởng ban Thường trực và Phó Trưởng ban giao.
3. Tổ thư ký gồm các thành viên thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực) và các bộ, cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Tổ thư ký do Phó Trưởng ban Thường trực quyết định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những công việc được Ban Chỉ đạo quốc gia phân công; được sử dụng cán bộ, phương tiện, các trang thiết bị do đơn vị mình quản lý để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 11. Trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện
1. Trưởng Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế này.
2. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Quy chế, trên cơ sở đề xuất của các thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 462/QĐ-BTP năm 2017 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Hướng dẫn 37-HD/BTGTW năm 2017 về tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”; “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 3Công văn 8724/BKHĐT-QLKTTW năm 2017 về báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 126/QĐ-BCĐQGĐL năm 2021 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực
- 1Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Quyết định 462/QĐ-BTP năm 2017 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Hướng dẫn 37-HD/BTGTW năm 2017 về tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”; “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 5Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 8724/BKHĐT-QLKTTW năm 2017 về báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Quyết định 126/QĐ-BCĐQGĐL năm 2021 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực
Quyết định 13/QĐ-BCĐCCLKTĐMMH năm 2018 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
- Số hiệu: 13/QĐ-BCĐCCLKTĐMMH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2018
- Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 221 đến số 222
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra