Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2009/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 05 tháng 02 năm 2009 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỔ CHỨC - CÁN BỘ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 04 năm 2003;
Căn cứ các Nghị định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về tổ chức - cán bộ;
Căn cứ Quyết định số 576-QĐ/TU ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum tại Công văn số 1765/SNV-CCVC, ngày 10 tháng 11 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định phân cấp, ủy quyền quản lý công tác tổ chức - cán bộ tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 03/2005/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức - cán bộ.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành và cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
|
PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỔ CHỨC - CÁN BỘ TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo quyết định số 13/2009/QĐ-UB, ngày 05/02/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Điều 1. Công tác tổ chức - cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện đúng đắn quan điểm đường lối, nguyên tắc cơ bản của Đảng về công tác tổ chức - cán bộ.
Công tác tổ chức - cán bộ của tỉnh Kon Tum được quy định tại Quyết định này gồm: công tác tổ chức bộ máy; công tác biên chế - quỹ tiền lương; công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức do Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất lãnh đạo, quản lý toàn diện, có phân công, phân cấp.
Khi cần thiết Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quyết định công tác tổ chức - cán bộ của tỉnh; điều động, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khối Nhà nước trong phạm vi toàn tỉnh (kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước); huỷ bỏ những quyết định của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh nếu những quyết định đó trái thẩm quyền được giao hoặc trái với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 2. Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý chung về công tác nội vụ của tỉnh và được uỷ quyền giải quyết một số công việc cụ thể về công tác tổ chức - cán bộ.
Điều 3. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) quyết định về công tác tổ chức - cán bộ (trong phạm vi phân cấp ủy quyền) phải thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác tổ chức - cán bộ; đồng thời chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về các quyết định của mình.
Công tác tổ chức - cán bộ có liên quan đến cấp, ngành khác thì Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải trao đổi thống nhất với các ngành đó trước khi quyết định. Trường hợp không thống nhất được phải báo cáo bằng văn bản về Uỷ ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Nội vụ) xem xét quyết định.
Điều 4. Các quyết định về công tác tổ chức - cán bộ ( theo quy định phân cấp ủy quyền) của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực thi hành phải gửi về Sở Nội vụ theo dõi, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Đối với những phần việc không được uỷ quyền giải quyết thì các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; các huyện, thị xã phải làm đầy đủ thủ tục gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét quyết định.
Đối với những công việc đã được pháp luật quy định thì thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Điều 6. Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể:
1. Phòng và tương đương thuộc Sở; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh mà nhà nước không giao biên chế.
2. Phòng và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã.
Điều 7. Sở Nội vụ làm đầu mối tổng hợp, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định, đề nghị, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết, quyết định những nội dung nêu tại Điều 6 quy định này.
Điều 8. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định:
1. Thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng và tương đương thuộc Sở; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc nêu tại Khoản 1, Điều 6 quy định này, sau khi có sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Riêng Thanh tra Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Sở, các tổ chức trực thuộc (trừ các chi cục) và xây dựng hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ các tổ chức của ngành thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã theo quy định.
3. Thành lập các đơn vị bên trong các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh (trừ hệ thống kiểm lâm) sau khi trao đổi thống nhất bằng văn bản với giám đốc Sở Nội vụ.
Điều 9. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định:
1. Thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng và tương đương trực thuộc nêu tại Khoản 2, Điều 6 quy định này, sau khi có sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
3. Quyết định quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức thấp hơn theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
MỤC 2: BIÊN CHẾ VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG
2. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ biên chế, quỹ tiền lương được giao xây dựng cơ cấu ngạch công chức bảo đảm tinh, gọn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét quyết định.
MỤC 3: QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
- Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp.
- Hiệu phó các trường: Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp thuộc tỉnh.
- Phó chủ tịch các Hội: Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật tỉnh, các hội xã hội, xã hội nhân đạo, xã hội nghề nghiệp cấp tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch các hội xã hội, xã hội nhân đạo, xã hội nghề nghiệp hội cấp huyện, xã.
- Giám đốc bệnh viên đa khoa tỉnh.
- Chi cục trưởng các chi cục thuộc sở.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty nhà nước.
Các chức danh trên trước khi quyết định phải trao đổi ý kiến với các Ban xây dựng Đảng có liên quan.
- Giám đốc các trung tâm thuộc sở (các Trung tâm được tỉnh giao biên chế), kể cả giám đốc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã.
- Chi cục phó chi cục thuộc sở.
- Giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, chức danh đại diện phần vốn nhà nước tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh (trong nước và ngoài nước);
- Trưởng, phó các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc tỉnh.
- Trưởng, phó các đơn vị thuộc tỉnh (ngoài các đơn vị trên).
2. Sở Nội vụ:
a, Làm đầu mối tổng hợp, thẩm định, đề xuất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định những nội dung nêu tại điểm 1, Điều này.
b, Được uỷ quyền quyết định những vấn đề sau:
- Tiếp nhận và bố trí cán bộ, công chức, viên chức vào khu vực biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc tỉnh theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
- Điều động cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính Nhà nước, từ Sở, Ban ngành, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện này sang Sở, Ban ngành cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện khác theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
- Thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức ra khỏi khu vực hành chính sự nghiệp của tỉnh theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
Những cán bộ, công chức, viên chức nêu ở Khoản 2, Điều này không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý.
- Xếp lại lương, chuyển ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức từ loại A1 trở xuống (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh).
3. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại đơn vị và các tổ chức trực thuộc, ngoài ra:
a, Quyết định điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức thuộc mình quản lý trong nội bộ đơn vị theo chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương được giao.
Việc điều động cán bộ, công chức, viên chức nêu tại tiết a điểm 3, Điều 11 phải thực hiện đúng quy định hiện hành.
b, Quyết định lương đối với cán bộ, công chức, viên chức loại A1 trở xuống (trừ xếp lại lương, chuyển ngạch và nâng ngạch lương) thuộc quyền quản lý.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
a, Trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại địa phương mình.
b, Quyết định điều động cán bộ, công chức, viên chức trong nội bộ địa phương, đơn vị do mình quản lý theo chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương được giao (trừ các chức danh do cấp trên trực tiếp quản lý), theo đúng quy định hiện hành.
c, Quyết định lương đối với cán bộ, công chức và viên chức loại A1 trở xuống (trừ xếp lại lương, chuyển ngạch và nâng ngạch lương) thuộc quyền quản lý.
Quyết định xếp lương và nâng bậc lương cho cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 12. Tuyển dụng mới, thi nâng ngạch.
a, Việc tuyển dụng mới, thi nâng ngạch cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
b. Căn cứ kết quả trúng tuyển tại các kỳ thi (thi tuyển, hoặc thi nâng ngạch) hoặc xét tuyển, Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch theo đúng quy định của Nhà nước đối với công chức hành chính, thông báo hợp đồng đối với viên chức sự nghiệp (trừ các chức danh do Ban thường vụ tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý).
Riêng Tuyển dụng mới viên chức sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo thực hiện ủy quyền như sau:
- Sau khi có quyết định phê chuẩn biên chế sự nghiệp tăng thêm của cấp có thẩm quyền, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, xây dựng kế hoạch tuyển dụng của ngành, đơn vị mình gửi Sở Nội vụ phê duyệt kế hoạch tuyển dụng.
- Sau khi kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành lập Hội đồng thi, xét tuyển và tổ chức thi, xét tuyển viên chức theo đúng quy chế tuyển dụng hiện hành.
Báo cáo về Sở Nội vụ phê duyệt kết quả tuyển dụng.
Điều 13. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quyết định các chức danh được nêu tại điểm 1, Điều 11, quy định này và theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
2. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh sau đây: Cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc mà Uỷ ban nhân dân tỉnh giao biên chế, kể cả Phó giám đốc Trung tâm y tế các huyện, thị xã; Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc mà Uỷ ban nhân dân tỉnh không giao biên chế; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn và tương đương thuộc sở theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành sau khi trao đổi thống nhất bằng văn bản với Giám đốc Sở Nội vụ (riêng chức danh Phó trưởng phòng chuyên môn và tương đương không phải trao đổi ý kiến với Sở Nội vụ); đối với các đơn vị sự nghiệp đứng chân trên địa bàn huyện, thị xã phải trao đổi với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (nếu là người tại chỗ).
Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở sau khi trao đổi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ.
Đối với các chức danh trực thuộc Chi cục kiểm lâm phải có ý kiến của Sở Nội vụ.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
a, Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn và tương đương trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện.
b, Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường: Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và trường phổ thông dân tộc bán trú.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh nêu tại Điều này phải theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Sau khi ký ban hành phải gửi quyết định về Sở Nội vụ để theo dõi chung.
Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định nghỉ hưu, thôi việc theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của đơn vị.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức do Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý.
2. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện:
- Quyết định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý (kể cả các các đơn vị trực thuộc không được UBND tỉnh giao biên chế) theo đúng quy định hiện hành của nhà nước và phân cấp quản lý cán bộ, công chức của UBND tỉnh.
- Sau khi chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật việc xếp lương, bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức phải thực hiện theo đúng quy định về nâng lương, nâng ngạch, bổ nhiệm cán bộ và được cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quyết định.
Điều 16. Nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Hàng năm Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tiến hành nhận xét, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Khi có kết quả đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức gửi báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, theo dõi phục vụ cho công tác cán bộ. Thủ tục gửi phải đầy đủ theo quy định.
MỤC 4: ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định:
a, Cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các chức danh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý thuộc khối nhà nước.
b, Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
1. Lập thủ tục cử đi đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng nêu tại khoản 2, Điều 17 của quy định này trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Thẩm định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo các lớp thạc sỹ, tiến sỹ (trừ các chức danh do Ban thường vụ Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý).
Điều 19. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện:
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại 5 năm và hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở đơn vị mình trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét phê duyệt. Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh, từng ngạch công chức.
2.Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp theo kế hoạch đã được phê duyệt (trừ các chức danh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý và các lớp đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ).
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức gồm:
1.1. Bì hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức( Mẫu B03 có kích thước: 250x340x20 mm)
1.2. Quyển lý lịch cán bộ, công chức, viên chức. Ký hiệu: Mẫu 01a-BNV/2007.
1.3. Sơ yếu lý lịch cán bộ,công chức, viên chức. Ký hiệu: Mẫu 02a-BNV/2007.
1.4. Tiểu sử tóm tắt. Ký hiệu: Mẫu 03a-BNV/2007.
1.5. Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức, viên chức. Ký hiệu: Mẫu 04a-BNV/2007.
1.6. Bìa kẹp bảng kê thành phần tài liệu trong hồ sơ. Ký hiệu: Mẫu 01b-BNV/2007.
1.7. Phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Ký hiệu: Mẫu 02b-BNV/2007.
1.8. Phiếu chuyển hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Ký hiệu: Mẫu 03b-BNV/2007.
1.9. Phiếu nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Ký hiệu: Mẫu 04b-BNV/2007.
1.10. Phiếu theo dõi việc sử dụng, khai thác hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Ký hiệu: Mẫu 05b-BNV/2007.
1.11. Bìa kẹp nghị quyết, quyết định về nhân sự (như quyết định bổ nhiệm, quyết định nâng ngạch công chức, quyết định điều động...) Ký hiệu: Mẫu 06b-BNV/2007.
1.12. Bìa kẹp các nhận xét, đánh giá, đơn thư. Ký hiệu: Mẫu 07b-BNV/2007.
Ngoài ra hồ sơ còn có: Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Các biểu mẫu trên do Sở Nội vụ phát hành theo quy định của Bộ Nội vụ.
2. Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức phải được giữ gìn, quản lý chặt chẽ, đầy đủ, không được tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi hồ sơ gốc và hồ sơ bổ sung. Hồ sơ bị mất phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền làm lại đầy đủ, chính xác, bảo đảm mỗi cán bộ, công chức, viên chức đều có bộ hồ sơ nhân sự tương ứng. Tổ chức, cá nhân nào làm mất mát, hư hỏng, tẩy xoá, sửa chữa, khai man hồ sơ thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm bổ sung lý lịch cán bộ, công chức, viên chức đơn vị mình (theo mẫu quy định). Hồ sơ cán bộ, công chức phải được lưu trữ tại Văn phòng hoặc Phòng tổ chức - Hành chính của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Nội vụ thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm thanh tra, giải quyết và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ giải quyết theo quy định.
Điều 23. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại quy định này và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Điều 24. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định này./.
- 1Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và công tác tổ chức, cán bộ ở doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 97/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2014 thuộc kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố; Danh mục văn bản pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2015 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Quyết định 24/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 13/2009/QĐ-UBND quy định phân cấp, uỷ quyền quản lý công tác tổ chức - cán bộ do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và công tác tổ chức, cán bộ ở doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 97/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2014 thuộc kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố; Danh mục văn bản pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2015 do tỉnh Kon Tum ban hành
Quyết định 13/2009/QĐ-UBND ban hành quy định phân cấp, ủy quyền quản lý công tác tổ chức - cán bộ do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 13/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/02/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Hà Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra