Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1295/QĐ-TCT | Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN TẠI CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và các văn bản sửa đổi, bổ sung;
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg;
Căn cứ Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 8/10/2018 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố;
Căn cứ Quyết định số 1480/QĐ-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Kiểm tra và xử lý văn bản tại cơ quan Thuế các cấp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN TẠI CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1295/QĐ-TCT ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
1. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), văn bản không phải là văn bản QPPL do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo, trình Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc liên tịch ban hành; Văn bản do Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực (sau đây gọi là Chi cục Thuế) ban hành theo thẩm quyền; Văn bản QPPL do Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế.
2. Việc kiểm tra, xử lý văn bản QPPL có nội dung thuộc bí mật nhà nước trong lĩnh vực thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 2. Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra
1. Văn bản thuộc đối tượng tự kiểm tra, bao gồm:
- Văn bản QPPL do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo, trình Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc liên tịch ban hành.
- Văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo, trình Bộ Tài chính ban hành.
- Văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành.
2. Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra theo thẩm quyền:
- Văn bản có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành.
- Văn bản QPPL do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành liên quan đến lĩnh vực thuế thuộc kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản
1. Bảo đảm tính toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
2. Không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản.
Điều 4. Nội dung kiểm tra văn bản
1. Đối với văn bản QPPL, nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiểm tra về căn cứ ban hành: Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra là văn bản QPPL đảm bảo có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra và đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra.
b) Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
- Thẩm quyền về hình thức: Văn bản ban hành theo đúng hình thức (tên gọi) văn bản QPPL đã được quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền được ban hành.
- Thẩm quyền về nội dung: Văn bản ban hành có nội dung phù hợp với thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật cho phép hoặc đúng phân công, phân cấp. Thẩm quyền này được xác định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về phân công, phân cấp; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành đối với từng lĩnh vực.
c) Kiểm tra về nội dung của văn bản: Sự phù hợp của nội dung văn bản với văn bản QPPL có tính pháp lý cao hơn; Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật.
d) Kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản: Đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Quyết định số 1480/QĐ-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
2. Đối với văn bản không phải là văn bản QPPL, nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiểm tra thẩm quyền ban hành văn bản: Thẩm quyền ký, ban hành văn bản phải đảm bảo trong phạm vi lĩnh vực cơ quan Thuế được giao quản lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
b) Kiểm tra nội dung văn bản: Nội dung của văn bản phải đảm bảo phù hợp các quy định của pháp luật từng thời kỳ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành văn bản.
c) Kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày, trình tự, thủ tục ban hành văn bản: Thể thức văn bản, trình tự, thủ tục ban hành văn bản phái phù hợp quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 469/QĐ-BTC ngày 13/3/2017, Quy chế làm việc của Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 2282/QĐ-TCT ngày 31/12/2017 về soạn thảo văn bản, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, Quy chế làm việc của các đơn vị ban hành văn bản và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Điều 5. Hồ sơ kiểm tra văn bản
1. Hồ sơ kiểm tra văn bản bao gồm:
a) Văn bản được kiểm tra.
b) Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
c) Văn bản làm căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.
d) Dự thảo Tờ trình Tổng cục Thuế, Tờ trình Bộ Tài chính; Tờ trình Cục Thuế/Chi cục Thuế (đối với văn bản được kiểm tra do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành);
đ) Dự thảo kết luận văn bản trái pháp luật theo quy định tại Điều 129 Nghị định 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 28 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
e) Dự thảo văn bản xử lý văn bản trái pháp luật.
a) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ kiểm tra văn bản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Tùy theo tính chất, mức độ, văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trong trường hợp nội dung trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nếu không được bãi bỏ kịp thời.
2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trong các trường hợp sau:
a) Một phần hoặc toàn bộ văn bản được ban hành trái pháp luật theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 103 Nghị định 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b Khoản 17 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
b) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành (theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 103 Nghị định 34/2016/NĐ-CP).
3. Đính chính văn bản được thực hiện đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày. Cơ quan, người ban hành văn bản đính chính văn bản bằng văn bản hành chính.
Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc kiểm tra, xử lý văn bản
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:
Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì, đầu mối triển khai thực hiện công tác kiểm tra văn bản, giúp Tổng cục trưởng tổ chức kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định tại các văn bản hướng dẫn về kiểm tra, xử lý văn bản và Quy chế này, cụ thể:
a) Tổ chức, hướng dẫn, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện về kiểm tra văn bản trong ngành Thuế;
b) Thực hiện tự kiểm tra văn bản thuộc đối tượng kiểm tra bao gồm: Thông tư/Thông tư liên tịch, văn bản do Tổng cục Thuế trình Bộ ký ban hành và văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo trình Tổng cục ký ban hành;
c) Kiểm tra theo phân công của Tổng cục Thuế đối với văn bản do các Bộ, ngành, địa phương ban hành gửi đến, thông báo của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kiểm tra văn bản, yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về kiểm tra văn bản có nội dung liên quan đến lĩnh vực thuế thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phê duyệt.
đ) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan để đề xuất, trình Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính phương án xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật.
e) Công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
g) Tổng hợp, báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản trong ngành Thuế theo quy định.
2. Trách nhiệm của các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế:
Các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện các việc sau:
a) Thực hiện tự kiểm tra các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, xử lý do đơn vị chủ trì soạn thảo trình Tổng cục Thuế ban hành;
b) Kiểm tra theo phân công của Tổng cục đối với văn bản do các Bộ, ngành, địa phương ban hành gửi đến, thông báo của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kiểm tra văn bản, yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về kiểm tra văn bản có nội dung liên quan đến lĩnh vực thuế thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
c) Phối hợp với Vụ Pháp chế kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phê duyệt.
d) Phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan để đề xuất, trình Tổng cục Thuế, trình Bộ Tài chính phương án xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật;
đ) Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý văn bản định kỳ hàng tháng, 6 tháng, cả năm (qua Vụ Pháp chế) theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.
3. Trách nhiệm của Cục Thuế/Chi cục Thuế:
a) Thực hiện tự kiểm tra các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, xử lý do Cục Thuế/Chi cục Thuế ban hành;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý văn bản định kỳ hàng tháng, 6 tháng, cả năm (qua Vụ Pháp chế) theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.
Mục 1. KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QPPL VÀ VĂN BẢN KHÔNG PHẢI LÀ VĂN BẢN QPPL THUỘC LĨNH VỰC THUẾ
1. Sau khi lưu hành văn bản QPPL, văn bản do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo, trình Bộ Tài chính ban hành, Vụ/đơn vị chủ trì soạn thảo gửi 01 bản tới Vụ Pháp chế theo quy định tại Điểm 2.2 Điều 26 Quy chế làm việc của Tổng cục Thuế để kiểm tra.
2. Sau khi văn bản được Bộ Tài chính ban hành đối với văn bản do Vụ pháp chế chủ trì soạn thảo hoặc nhận được văn bản kiểm tra do các Vụ/đơn vị gửi tới, hoặc thông báo của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kiểm tra văn bản, yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ trưởng Vụ Pháp chế phân công cán bộ, công chức thực hiện kiểm tra văn bản. Việc kiểm tra văn bản phải được lập Phiếu kiểm tra (theo Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Quy chế này).
3. Trường hợp qua kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ Pháp chế thực hiện như sau:
a) Lập Hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b) Gửi Hồ sơ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật lấy ý kiến các Vụ/đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục Thuế.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, các Vụ/đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
c) Tổng hợp ý kiến tham gia của các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, hoàn thiện Hồ sơ, gửi lấy ý kiến Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính (nếu cần thiết).
Riêng đối với văn bản QPPL liên tịch do Bộ Tài chính ban hành, ngoài việc lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, phải trình Tổng cục Thuế, trình Bộ Tài chính về việc gửi Hồ sơ văn bản có nội dung trái pháp luật đến cơ quan liên tịch ban hành để lấy ý kiến và thống nhất hướng xử lý đối với các nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.
d) Trên cơ sở kết quả kiểm tra văn bản, ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, thực hiện tổng hợp ý kiến tham gia, lập Hồ sơ trình Tổng cục Thuế, trình Bộ Tài chính đề xuất hướng xử lý văn bản.
4. Vụ Pháp chế phải mở “Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật”, “Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Điều 9. Trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản do Tổng cục Thuế ban hành
1. Ngay sau khi văn bản được ký ban hành, Thủ trưởng Vụ/đơn vị chủ trì soạn thảo phân công cán bộ, công chức tự kiểm tra văn bản.
2. Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản nhận được thông báo của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Thủ trưởng Vụ/đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm phân công cán bộ, công chức thực hiện kiểm tra văn bản.
Việc kiểm tra văn bản theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được lập Phiếu kiểm tra (theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Quy chế này).
3. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ/đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện như sau:
a) Lập Hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b) Gửi Hồ sơ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật lấy ý kiến Vụ Pháp chế và các Vụ/đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục Thuế. Đối với văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế gửi Hồ sơ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật lấy ý kiến các Vụ/đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục Thuế.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, các Vụ/đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
c) Tổng hợp ý kiến tham gia của các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, hoàn thiện Hồ sơ, gửi lấy ý kiến Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính (nếu cần thiết).
d) Trên cơ sở kết quả kiểm tra văn bản, ý kiến tham gia của các Vụ/đơn vị có liên quan, thực hiện tổng hợp ý kiến tham gia, lập Hồ sơ trình Tổng cục Thuế (qua Vụ Pháp chế) đề xuất hướng xử lý văn bản.
4. Vụ/đơn vị chủ trì kiểm tra văn bản phải mở “Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành
1. Ngay sau khi văn bản được ký ban hành, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo phân công cán bộ, công chức tự kiểm tra văn bản.
2. Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản nhận được thông báo của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kiểm tra văn bản, hoặc yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phân công cán bộ, công chức tự kiểm tra văn bản.
Việc kiểm tra văn bản theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được lập Phiếu kiểm tra theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
3. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện như sau:
a) Lập Hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b) Gửi Hồ sơ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật lấy ý kiến Tổ chức pháp chế (Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế hoặc Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế/Đội Kê khai- Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế/Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế (Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai- Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác)/Đội Tổng hợp (Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ - Nghiệp vụ - Dự toán) và các đơn vị có liên quan thuộc Cục Thuế/Chi cục Thuế.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, các đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
c) Trên cơ sở kết quả tự kiểm tra văn bản, ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, thực hiện tổng hợp ý kiến tham gia, lập Hồ sơ trình (qua Tổ chức pháp chế) Cục Thuế, Chi cục Thuế đề xuất hướng xử lý văn bản.
4. Đơn vị chủ trì kiểm tra văn bản phải mở “Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Điều 11. Trình tự kiểm tra văn bản theo thẩm quyền
1. Theo phân công của Tổng cục, Thủ trưởng Vụ/đơn vị có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến nội dung văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban hành gửi đến hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản, hoặc yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về việc kiểm tra văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế có trách nhiệm phân công cán bộ, công chức kiểm tra văn bản.
2. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, việc xử lý văn bản thực hiện như sau:
a) Lập Hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b) Gửi Hồ sơ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật lấy ý kiến Vụ Pháp chế và các Vụ/đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục Thuế. Đối với văn bản do Vụ Pháp chế kiểm tra, Vụ Pháp chế gửi Hồ sơ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật lấy ý kiến các Vụ/đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục Thuế.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, các Vụ/đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
c) Gửi lấy ý kiến Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính (nếu cần thiết).
d) Tổng hợp ý kiến tham gia, trình (qua Vụ Pháp chế) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính về việc gửi Hồ sơ văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đến Bộ, ngành, địa phương ban hành để lấy ý kiến và thống nhất hướng xử lý đối với các nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.
đ) Trên cơ sở kết quả kiểm tra văn bản, ý kiến của các đơn vị có liên quan, thực hiện tổng hợp ý kiến tham gia, lập Hồ sơ trình (qua Vụ Pháp chế) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đề xuất hướng xử lý văn bản.
Điều 12. Xử lý văn bản kiểm tra theo thẩm quyền
1. Trên cơ sở kết luận của Bộ Tài chính theo thẩm quyền về nội dung trái pháp luật của văn bản, Vụ/đơn vị chủ trì kiểm tra trình (qua Vụ Pháp chế) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính ký công văn thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan, người đã ban hành văn bản để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản không xử lý văn bản trái pháp luật theo thời hạn quy định hoặc Bộ Tài chính không nhất trí với kết quả xử lý văn bản của cơ quan ban hành thì Vụ/đơn vị chủ trì kiểm tra văn bản trình (qua Vụ Pháp chế) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản gồm:
a) Báo cáo của Bộ Tài chính;
b) Văn bản được kiểm tra;
c) Văn bản làm căn cứ pháp lý để kiểm tra;
d) Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
đ) Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có);
e) Kết luận kiểm tra văn bản của Bộ Tài chính;
g) Các văn bản giải trình, thông báo kết quả xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Vụ/đơn vị chủ trì kiểm tra văn bản phải mở “Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành liên quan đến lĩnh vực thuế” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Mục 3. KIỂM TRA THEO CHUYÊN ĐỀ, LĨNH VỰC VĂN BẢN QPPL LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC THUẾ
Điều 13. Xác định văn bản thuộc đối tượng kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực
1. Văn bản QPPL đã thực hiện từ 01 năm trở lên, hoặc có vướng mắc cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
2. Thuộc nội dung trọng tâm của Tổng cục Thuế trong chương trình công tác hàng năm của Bộ Tài chính.
3. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Vụ/đơn vị thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực.
Điều 14. Nguyên tắc tổ chức triển khai kiểm tra văn bản thuộc kế hoạch kiểm tra
1. Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra văn bản theo kế hoạch với công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật và chỉ tiến hành kiểm tra sau khi có phương án kiểm tra cụ thể được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính phê duyệt.
2. Việc kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.
3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải đề xuất biện pháp xử lý.
Điều 15. Phương án kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực
1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực thuộc lĩnh vực thuế được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phê duyệt, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục xây dựng, trình Tổng cục phương án kiểm tra cụ thể.
2. Phương án kiểm tra gồm những nội dung cơ bản sau: Phạm vi kiểm tra, mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức, địa bàn, đối tượng kiểm tra, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra.
Tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào nội dung kiểm tra và tình hình thực tế, có thể lựa chọn hoặc kết hợp hai hình thức sau:
1. Kiểm tra thông qua báo cáo tự kiểm tra của các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo, trình Tổng cục duyệt ký công văn yêu cầu và hướng dẫn các Cục Thuế thực hiện tự kiểm tra và báo cáo kết quả về Tổng cục (qua Vụ Pháp chế).
2. Thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp: Trên cơ sở báo cáo tự kiểm tra của các Cục Thuế, Vụ Pháp chế trình Tổng cục lựa chọn đối tượng kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp theo địa bàn, lĩnh vực cụ thể.
Quyết định kiểm tra phải gửi cho đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện kiểm tra trực tiếp ít nhất là 07 ngày làm việc.
Điều 17. Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Khi kết thúc kiểm tra, Vụ Pháp chế tổng hợp kết quả báo cáo tự kiểm tra của các Cục Thuế và kết quả kiểm tra trực tiếp tại đơn vị, báo cáo Tổng cục Thuế, báo cáo Bộ Tài chính kết quả kiểm tra.
2. Báo cáo kiểm tra gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tình hình, kết quả thực hiện văn bản;
- Các khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện văn bản;
- Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung văn bản (nếu có);
- Kiến nghị xử lý các vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế tại Báo cáo kết quả kiểm tra.
Chương III
1. Báo cáo định kỳ về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và các Cục Thuế gửi về Tổng cục Thuế (qua Vụ Pháp chế) bao gồm Báo cáo tháng, Báo cáo 6 tháng, Báo cáo năm. Các Chi cục Thuế gửi báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản về Cục Thuế để tổng hợp chung gửi Tổng cục Thuế. Thời hạn gửi báo cáo, số liệu báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về công tác kiểm tra văn bản và quy định tại Quy chế này.
Mỗi kỳ gồm 02 Báo cáo theo mẫu số 05 và mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. Thời gian gửi Báo cáo cụ thể như sau:
- Báo cáo tháng gửi chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng.
- Báo cáo 6 tháng gửi chậm nhất vào ngày 31 tháng 5 hàng năm.
- Báo cáo năm gửi chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hàng năm.
2. Các Vụ/đơn vị, Cục Thuế, Chi cục Thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra văn bản có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và báo cáo đột xuất, báo cáo kiểm tra theo thẩm quyền, báo cáo kết quả kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực khi có yêu cầu.
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp báo cáo Tổng cục, báo cáo Bộ về kết quả kiểm tra văn bản thuộc trách nhiệm kiểm tra của các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tài vụ Quản trị lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán kinh phí kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 20. Tổ chức triển khai thực hiện
1. Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục, Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp có trách nhiệm tổ chức, bố trí phân công cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế của các đơn vị; thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoặc có các sai phạm trong việc thực hiện Quy chế.
3. Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh, báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế (qua Vụ Pháp chế) để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi./.
PHỤ LỤC
MẪU BIỂU
(Kèm theo Quy chế Kiểm tra và xử lý văn bản tại Cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định số 1295/QĐ-TCT ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
1. Mẫu số 01: Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
2. Mẫu số 02: Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
3. Mẫu số 03: Phiếu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
4. Mẫu số 04: Phiếu kiểm tra văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
5. Mẫu số 05: Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
6. Mẫu số 06: Danh mục văn bản đã ban hành và kết quả thực hiện tự kiểm tra (đối với văn bản do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo trình Bộ Tài chính ban hành/ ban hành theo thẩm quyền; văn bản do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành).
7. Mẫu số 07: Sổ theo dõi kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành liên quan đến lĩnh vực thuế./.
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
TÊN ĐƠN VỊ LẬP SỔ THEO DÕI
SỔ THEO DÕI KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
NĂM... |
Đơn vị
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ KẾT QUẢ KIỂM TRA, XỬ LÝ
THÁNG... NĂM ...
STT | Số, ký hiệu văn bản được kiểm tra | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Tên văn bản, trích yếu nội dung văn bản được kiểm tra | Kết quả kiểm tra | Công chức kiểm tra văn bản | ||
Phù hợp quy định | Không phù hợp quy định | ||||||
Văn bản xử lý | Nội dung xử lý | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Ghi chú:
- Cột 5: Căn cứ kết quả kiểm tra tích (x) vào các văn bản tương ứng.
- Cột 6: Ghi rõ tên, số, ký kiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản xử lý.
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
TÊN ĐƠN VỊ LẬP SỔ THEO DÕI
SỔ THEO DÕI KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN KHÔNG PHẢI LÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
NĂM... |
Đơn vị:
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
DANH MỤC VĂN BẢN KHÔNG PHẢI LÀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ KẾT QUẢ KIỂM TRA, XỬ LÝ
THÁNG... NĂM ...
STT | Số, ký hiệu văn bản được kiểm tra | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Trích yếu nội dung văn bản được kiểm tra | Kết quả kiểm tra | Công chức kiểm tra văn bản | ||
Phù hợp quy định | Không phù hợp quy định | ||||||
Văn bản xử lý | Nội dung xử lý | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Ghi chú:
- Cột 5: Căn cứ kết quả kiểm tra tích (x) vào các văn bản tương ứng.
- Cột 6: Ghi rõ tên, số, ký kiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản xử lý.
Đơn vị:
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
Người kiểm tra văn bản:
PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Số TT | Số, ký hiệu văn bản được kiểm tra | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Tên, trích yếu nội dung văn bản được kiểm tra | Dấu hiệu trái pháp luật | Cơ sở pháp lý dùng đối chiếu, kiểm tra | Ý kiến người kiểm tra | Kiến nghị xử lý | |
Đối với nội dung văn bản | Đối với cơ quan, cá nhân ban hành văn bản (nếu có) | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Người kiểm tra | Thủ trưởng đơn vị |
Ghi chú:
- Cột 5: trích dẫn nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra (ghi cụ thể Điểm, Khoản, Điều);
- Cột 6: trích dẫn nội dung văn bản dùng đối chiếu kiểm tra (ghi cụ thể Điểm, Khoản, Điều);
- Cột 7: ghi cụ thể ý kiến đánh giá của người kiểm tra văn bản đối với từng nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra;
- Cột 8: kiến nghị các hình thức xử lý cụ thể (Đình chỉ thi hành; đính chính; bãi bỏ);
- Cột 9: kiến nghị các hình thức xử lý cụ thể theo quy định hiện hành.
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
Đơn vị:
Người kiểm tra văn bản:
PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN KHÔNG PHẢI LÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Số TT | Số, ký hiệu văn bản được kiểm tra | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Trích yếu nội dung văn bản được kiểm tra | Dấu hiệu trái pháp luật | Cơ sở pháp lý dùng đối chiếu, kiểm tra | Ý kiến người kiểm tra | Kiến nghị xử lý |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Người kiểm tra | Thủ trưởng đơn vị |
Ghi chú:
- Cột 5: trích dẫn nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra (ghi cụ thể Điểm, Khoản, Điều);
- Cột 6: trích dẫn nội dung văn bản dùng đối chiếu kiểm tra (ghi cụ thể Điểm, Khoản, Điều);
- Cột 7: ghi cụ thể ý kiến đánh giá của người kiểm tra văn bản đối với từng nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra;
- Cột 8: kiến nghị các hình thức xử lý cụ thể (Đình chỉ thi hành; đính chính; bãi bỏ).
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
Đơn vị:….
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Tháng/6 Tháng/Năm
1. Đối với văn bản do Bộ Tài chính ban hành:
Số TT | Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Tên, trích yếu nội dung văn bản được kiểm tra | Kết quả kiểm tra | Xử lý | ||
Phù hợp quy định | Vi phạm | |||||
Do tự kiểm tra | Do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Ghi chú:
- Cột số 4: căn cứ kết quả kiểm tra tích (x) vào các văn bản tương ứng;
- Cột số 5: văn bản có nội dung trái pháp luật do đơn vị tự kiểm tra phát hiện ra, căn cứ kết quả kiểm tra tích (x) vào các văn bản tương ứng;
- Cột số 6: văn bản có nội dung trái pháp luật do các cơ quan có chức năng kiểm tra (Cục KTVB, Bộ, cơ quan ngang Bộ) kiểm tra, phát hiện ra và có thông báo với Bộ Tài chính;
- Cột số 7: Căn cứ kết quả xử lý, ghi cụ thể hình thức xử lý (Đình chỉ thi hành; đính chính; bãi bỏ) và số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản xử lý.
2. Đối với văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban hành:
Số TT | Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Tên cơ quan ban hành, tên văn bản, trích yếu nội dung văn bản được kiểm tra | Kết quả kiểm tra | Hình thức xử lý | Thông báo kết quả cho cơ quan ban hành văn bản | |
Phù hợp quy định | Vi phạm | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Ghi chú:
- Cột số 4: căn cứ kết quả kiểm tra tích (x) vào các văn bản tương ứng;
- Cột số 5: Căn cứ kết quả kiểm tra, ghi cụ thể nội dung vi phạm;
- Cột số 6: Căn cứ kết quả xử lý, ghi cụ thể hình thức đề nghị cơ quan ban hành văn bản xử lý (Đình chỉ thi hành; đính chính; bãi bỏ);
- Cột số 7: Ghi cụ thể số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành của công văn thông báo kết quả kiểm tra với cơ quan ban hành văn bản.
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
Đơn vị:...
DANH MỤC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TỰ KIỂM TRA
(đối với văn bản do Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo trình Bộ Tài chính ban hành/ban hành theo thẩm quyền; văn bản do Cục Thuế, Chi cục Thuế ban hành)
Tháng/6 Tháng/Năm
Số TT | Số, ký hiệu văn bản được kiểm tra | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Trích yếu nội dung văn bản được kiểm tra | Phân loại văn bản | Kết quả tự kiểm tra | Ghi chú | ||||
Ban hành theo quyền hạn nhiệm vụ | Ban hành sau khi lấy ý kiến đơn vị liên quan | Ban hành sau khi trình Bộ | Phù hợp với hình thức văn bản | Phù hợp với thẩm quyền ký văn bản | Không có quy phạm mới trong văn bản | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Ghi chú:
- Cột 5,6,7: Căn cứ vào Danh mục văn bản để tích (x) vào ô tương ứng;
- Cột 8,9,11: Căn cứ kết quả tự kiểm tra, trường hợp phù hợp quy định tích (x) vào ô tương ứng; trường hợp kết quả tự kiểm tra là không phù hợp hoặc đã có văn bản xử lý thì ghi cụ thể số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản xử lý vào cột 11;
- Cột 10, 11: Căn cứ kết quả tự kiểm tra, trường hợp không có quy phạm mới trong văn bản tích (x) vào ô 10; trường hợp kết quả tự kiểm tra có quy phạm mới trong văn bản hoặc đã có văn bản xử lý thì ghi cụ thể số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản xử lý vào cột 11.
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
Đơn vị....
TÊN ĐƠN VỊ LẬP SỔ THEO DÕI
NĂM... |
| |
| (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày / /2021 của Tổng cục Thuế) |
THÁNG... NĂM...
STT | Số, ký hiệu văn bản được kiểm tra | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra | Tên cơ quan ban hành, tên VB, trích yếu nội dung VB được kiểm tra | Kết quả kiểm tra | Công chức kiểm tra | ||||||
Phù hợp qui định | Văn bản có dấu hiệu trái pháp luật | ||||||||||
Đề xuất xử lý | Kết quả xử lý | ||||||||||
Văn bản đề xuất | Nội dung đề xuất | Người ký | Cơ quan/ người có trách nhiệm xử lý | Văn bản xử lý | Nội dung xử lý | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Ghi chú:
- Cột 5: Căn cứ kết quả kiểm tra, trường hợp phù hợp quy định tích (x) vào cột 5.
- Cột 6: Ghi rõ tên, số, ký kiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản đề xuất.
- Cột 9: Tên cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật bị đề xuất xử lý.
- Cột 10: Ghi rõ tên, số, ký kiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản xử lý của cơ quan ban hành văn bản/cơ quan có thẩm quyền.
- 1Công văn 3338/VPCP-PL năm 2021 về báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 3279/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- 3Quyết định 2163/QĐ-BGTVT năm 2021 về Kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải
- 4Công văn 2305/TCT-VP năm 2023 tăng cường phối hợp truyền thông về hoạt động của cơ quan thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Nghị định 99/2006/NĐ-CP về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- 2Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 3Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 4Quyết định 1480/QĐ-BTC năm 2016 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính của Bộ Tài chính
- 5Quyết định 469/QĐ-BTC năm 2017 ban hành Quy chế làm việc của Bộ Tài chính
- 6Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
- 10Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 11Quyết định 15/2021/QĐ-TTg sửa đổi Khoản 1 Điều 3 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 3338/VPCP-PL năm 2021 về báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 3279/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- 14Quyết định 2163/QĐ-BGTVT năm 2021 về Kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải
- 15Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 về quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế
- 16Công văn 2305/TCT-VP năm 2023 tăng cường phối hợp truyền thông về hoạt động của cơ quan thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Quyết định 1295/QĐ-TCT năm 2021 về Quy chế Kiểm tra và xử lý văn bản tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1295/QĐ-TCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2021
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra