- 1Nghị định 155-HĐBT năm 1988 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 100-CP năm 1993 về kinh doanh bảo hiểm
- 3Nghị định 74-CP năm 1997 sửa đổi Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm
- 4Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/1999/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1999 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993;
Căn cứ Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển;
Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Thủy sản tại công văn số 1541 /TS-TCKT ngày 29/5/1999 về việc tham gia vào quy tắc bảo hiểm rủi ro và công văn số 2142 TS/TCKT ngày 28/7/1999 về việc góp ý biểu phí và giá trị bảo hiểm;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
- Quy tắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên phương tiện nghề cá;
- Quy tắc bảo hiểm và Biểu phí bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Điều 1: Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ tàu, thuyền có phương tiện khai thác được cấp giấy phép đánh bắt xa bờ có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.
Phạm vi bảo hiểm là thân tàu, thuyền (bao gồm: vỏ, máy tàu, các trang thiết bị hàng hải, máy móc thiết bị dùng để khai thác hải sản).
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 3: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và gia hạn hợp đồng bảo hiểm:
1. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm khi người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đủ và đúng hạn theo quy định (trừ khi có thỏa thuận hợp lệ khác). Ngoài ra, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tự động chấm dứt ngay sau khi phát sinh một trong những trường hợp sau:
a/ Thay đổi cơ quan đăng kiểm của tàu, thuyền mà không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết bằng văn bản.
b/ Tàu, thuyền bị đình chỉ hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của tàu, thuyền bị thu hồi hay hết hạn.
c/ Tàu, thuyền được chuyển chủ (trừ khi chủ tàu có thông báo trước bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận).
d/ Giấy chứng nhận đủ khả năng hoạt động và cấp của tàu, thuyền mất hiệu lực hay hết thời hạn.
Riêng đối với những trường hợp giấy phép hoạt động và các giấy tờ đăng kiểm của tàu, thuyền hết thời hạn trong lúc tàu, thuyền còn đang ở ngoài biển thì việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm được hoãn lại cho đến khi tàu, thuyền đến cảng đầu tiên, nếu hành trình của tàu bị kéo dài một cách hợp lý và đã thông báo trước cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Gia hạn hợp đồng bảo hiểm: Khi giấy chứng nhận bảo hiểm đã hết hạn mà tàu, thuyền còn đang ở ngoài khơi hoặc đang gặp nguy hiểm hay ghé vào một nơi nào đó để lánh nạn thì tàu, thuyền vẫn có thể được tiếp tục được bảo hiểm cho đến khi về neo cột an toàn tại cảng, nếu doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời nhận được thông báo xin gia hạn hợp đồng bảo hiểm và phí bảo hiểm nộp thêm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường:
l) Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu, thuyền được bảo hiểm là hậu quả do những nguyên nhân trực tiếp sau gây ra:
a/ Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.
b/ Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.
c/ Cháy nổ ngay trên tàu, thuyền hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu, thuyền.
d/ Vứt bỏ tài sản khỏi tàu, thuyền trong trường hợp cần thiết và hợp lý.
e/ Mất tích.
f/ Động đất, sụt lở, núi lửa phun.
g/ Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh.
h/ Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu khi tàu đang neo đậu tại bến, cảng hoặc trong khi tàu, thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.
i/ Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình thường không thể phát hiện được.
k/ Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người tham gia bảo hiểm.
2/ Những chi phí cần thiết và hợp lý trong việc:
a/ Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ; chi phí tố tụng đã được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận trước.
b) Kiểm tra, giám định hư hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm;
c/ Đóng góp chi phí tổn thất chung.
d) Kiểm tra đáy tàu thuyền sau khi mắc cạn kể cả trong trường hợp không phát hiện được tổn thất.
3/ Mở rộng phạm vi bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường tổn thất đối với tàu, thuyền được bảo hiểm xảy ra trong trường hợp:
a/ Lai kéo và trợ giúp tàu, thuyền khác khi gặp nạn. Những hư hỏng mất mát và tổn thất vật chất xảy ra trong thời gian này chỉ thuộc trách nhiệm bảo hiểm phần chi phí sửa chữa mà người tham gia bảo hiểm không thu hồi được đầy đủ do phía được cứu giúp thực sự không đủ khả năng hoàn trả.
b/ Tàu, thuyền được bảo hiểm đâm va với tàu, thuyền cùng chủ hoặc cùng quyền quản lý hoặc được những tàu, thuyền như vậy cứu hộ.
A. DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CÁC TỔN THẤT ĐỐI VỚI THÂN TÀU, THUYỀN ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG TRƯỜNG HỢP SAU:
1/ Tàu, thuyền không đủ khả năng hoạt động, không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi quy định.
2/ Hành động cố ý của người tham gia bảo hiểm hoặc người thừa hành như: người đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ.
3/ Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành hoặc hoạt động kinh doanh trái phép.
4/ Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn giao thông vận tải, như:
- Thuyền, máy trưởng không có bằng đúng quy định.
- Thuyền viên đang trong ca trực say rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác.
- Tàu, thuyền không có đầy đủ tín hiệu theo quy định khi đang hoạt động hoặc neo nghỉ.
- Tàu, thuyền đi vào luồng hay vùng nước bị cấm.
5/ Do vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu, thuyền quá cũ kỹ hay bị hao mòn tự nhiên vượt quá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6/ Tàu, thuyền bị mắc cạn bởi ảnh hưởng của thủy triều hoặc con nước lên xuống trong lúc đang neo đậu.
7/ Tàu, thuyền neo đậu tại bến, cảng hay bất kỳ vùng nước nào mà không được neo, cột chắc chắn hoặc thuyền viên bỏ trực.
B. DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM KHÔNG NHẬN BẢO HIỂM VÀ KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NHỮNG CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN SAU ĐÂY, DÙ NHỮNG CHI PHÍ ĐÓ DO NHỮNG RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM GÂY RA:
1/ Chi phí liên quan đến sự chậm trễ hành trình của tàu, thuyền được bảo hiểm, sản phẩm hải sản, hoặc hàng hóa bị giảm giá trị, mất thị trường hoặc chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh cuả tàu thuyền được bảo hiểm.
2/ Mọi chi phí liên quan về:
a/ Cạo hà, sơn lườn, hoặc đáy tàu, thuyền (không bao gồm chi phí làm sạch bề mặt và sơn phần tôn thay thế thuộc trách nhiệm bảo hiểm)
b/ Lương và các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn, trừ trường hợp tổn thất chung.
c/ Đưa tàu, thuyền đến nơi sửa chữa trừ trường hợp việc đưa tàu, thuyền đến nơi sửa chữa là theo yêu cầu bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm.
d/ Công tác phí, các chi phí có liên quan của người tham gia bảo hiểm hoặc của người được người tham gia bảo hiểm ủy quyền bỏ ra để thu thập hồ sơ khiếu nại hay giải quyết sự cố, trừ những chi phí đã được bảo hiểm theo mục 2 Điều 4 trên đây.
e/ Tiền cước vận chuyển hoặc tiền cho thuê tàu.
C/ Doanh nghiệp bảo hiểm không nhận bảo hiểm (trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản) và không chịu trách nhiệm bồi thường mọi hư hỏng, mất mát và tổn thất hoặc những chi phí phát sinh do:
1/ Rủi ro chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự chiến tranh.
2/ Bị cướp, bị bắt giữ tàu, thuyền tại bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì.
3/ Tàu, thuyền được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự.
4/ Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị.
5/ Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào.
6/ Rủi ro nguyên tử.
Điều 6: Phí bảo hiểm và thời hạn nộp phí bảo hiểm:
1. Phí bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm theo biểu phí bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số
128/1999/QĐ- BTC ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các rủi ro phụ khác thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể tính thêm phụ phí tương ứng với rủi ro bảo hiểm đó.
2. Thời hạn nộp phí bảo hiểm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực và phí bảo hiểm chưa đến kỳ nộp mà tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ thì người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp toàn bộ số phí bảo hiểm còn lại cho doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày người tham gia bảo hiểm gửi thông báo tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 07 (bảy) ngày, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn lại 80% số phí bảo hiểm đã nộp tương ứng với thời hạn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra trường hợp bảo hiểm liên quan đến tàu, thuyền có yêu cầu hủy bỏ bảo hiểm thì phí bảo hiểm sẽ không được hoàn lại. Việc hoàn phí được thực hiện ngay sau khi hợp đồng bảo hiểm được hủy bỏ.
Trường hợp tàu, thuyền ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc đỗ tại cảng hay địa điểm an toàn được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận với thời gian 30 ngày liên tục trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn lại 50% số phí bảo hiểm đã nộp cho thời gian tàu, thuyền ngừng hoạt động khi kết thúc năm bảo hiểm. Nếu tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ, phí bảo hiểm cho thời gian tàu, thuyền ngừng hoạt động không được hoàn lại.
Điều 8: Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm:
1/ Khi yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm và gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm 03(ba) ngày trước ngày hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực.
2/ Khi tai nạn xảy ra, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm:
2.1 Kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện và tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.
2.2 Trình báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để lập biên bản theo quy định và kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm tại nơi gần nhất biết.
2.3 Thực hiện đầy đủ những thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2.4 Giúp giám định viên doanh nghiệp bảo hiểm làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.
Nếu người tham gia bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của người tham gia bảo hiểm gây ra trừ trường hợp người tham gia bảo hiểm có lý do chính đáng khiến không thể thực hiện được các trách nhiệm trên.
Điều 9: Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:
1/ Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:
- Cung cấp cho người tham gia bảo hiểm Quy tắc, Biểu phí liên quan tới bảo hiểm thân tàu, thuyền.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ tàu, thuyền tham gia bảo hiểm.
2/ Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xét và giải quyết bồi thường trong thời hạn giải quyết bồi thường quy định tại điểm 3 Điều 17 dưới đây.
Trường hợp bảo hiểm trùng cho cùng một tàu, thuyền, người tham gia bảo hiểm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết tên những doanh nghiệp bảo hiểm trùng khác và số tiền bảo hiểm theo từng hợp đồng bảo hiểm đã giao kết đó, trừ khi hợp đồng bảo hiểm có quy định khác.
Trong trường hợp bảo hiểm trùng, trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm được xác định theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm của tất cả những doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp.
Điều 11: Bồi thường bảo hiểm trên và dưới giá trị:
1/ Bảo hiểm trên giá trị là việc người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cao hơn giá thị trường tính bằng tiền hay chi phí thay thế của tài sản được bảo hiểm, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp bảo hiểm trên giá trị do hành vi lừa dối hoặc cố ý khai báo không trung thực của người được bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có) và người được bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp cho phần giá trị vượt quá.
Trong trường hợp bảo hiểm trên giá trị do lỗi vô ý của người được bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm được xác định là giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm và người được bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp cho phần giá trị vượt quá.
2/ Bảo hiểm dưới giá trị là trường hợp bảo hiểm trong đó, số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm.
Trong trường hợp bảo hiểm dưới giá trị, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Điều 12: Tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền:
1/ Tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền quy định trong Qui tắc này bao gồm cả tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính:
a) Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất khi tàu, thuyền bị hủy hoại hoàn toàn không thể phục hồi được hoặc tàu, thuyền bị mất tích quá thời gian 03 (ba) tháng không nhận được tin tức.
b) Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất khi tàu, thuyền bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ, hoặc toàn bộ chi phí sửa chữa phục hồi, chi phí trục vớt cứu hộ và các chi phí khác vượt quá giá trị bảo hiểm. Trường hợp này nếu người tham gia bảo hiểm yêu cầu từ bỏ tàu phải làm giấy thông báo từ bỏ tàu, thuyền cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu việc từ bỏ không được chấp nhận, doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường phần tổn thất bộ phận thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
2/ Khi đã bồi thường tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền sở hữu, thu hồi và xử lý tàu, thuyền đó hoặc không đòi quyền và nghĩa vụ đối với xác tàu theo luật định.
Điều 13: Tổn thất bộ phận thân tàu, thuyền:
1/ Trong mọi trường hợp, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho từng giá trị riêng biệt của bộ phận sửa chữa hoặc thay thế. Sau khi bồi thường bộ phận thay thế, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền sở hữu, thu hồi bộ phận đó.
2) Trong mọi trường hợp, nếu tàu, thuyền bị tổn thất bộ phận chưa được sửa chữa mà tiếp đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm giải quyết bồi thường tổn thất toàn bộ.
a/ Tỷ lệ khấu trừ bằng 2% số tiền bồi thường, tối thiểu là 100.000 đồng/vụ.
b/ Những khiếu nại tổn thất dưới mức khấu trừ nêu trên không thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
c/ Trường hợp xảy ra tổn thất thân, vỏ, máy móc, trang thiết bị của tàu, thuyền mà nguyên nhân gây ra được quy một phần hoặc toàn bộ do sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ thì ngoài mức khấu trừ ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ thêm 10% số tiền đã được chấp nhận bồi thường.
Điều 14 này không áp dụng đối với tổn thất toàn bộ.
Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của người tham gia bảo hiểm hoặc người đại diện của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành giám định tại chỗ với sự chứng kiến của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất.
Phí giám định do người yêu cầu giám định trả và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm không thống nhất về kết quả giám định do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền xác định, hai bên sẽ thỏa thuận chọn người giám định độc lập thực hiện việc giám định. Kết luận của người giám định độc lập được coi là quyết định cuối cùng. Trường hợp kết luận của người giám định độc lập khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luận của người giám định độc lập trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải chịu chi phí giám định.
Hồ sơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:
1. Thư khiếu nại bồi thường của người tham gia bảo hiểm.
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Kháng nghị hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra tai nạn hoặc bến đến đầu tiên (nếu tai nạn xảy ra khi tàu, thuyền đang hành trình).
4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền hoặc biên bản giám định độc lập do các bên thỏa thuận.
5. Giấy chứng nhận mất tàu, thuyền của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp tàu, thuyền bị mất tích).
6. Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương hoặc công an lập (trường hợp tai nạn liên quan đến người, tàu thuyền và tài sản của người thứ ba).
7. Hóa đơn, chứng từ liên quan đến những chi phí đòi bồi thường.
8. Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến người thứ ba (nếu có).
9. Những chứng từ liên quan khác (trích sao nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thời tiết, sổ hành trình, giấy phép di chuyển lực lượng khai thác thủy sản, các giấy tờ Đăng kiểm, bằng cấp thuyền viên hay giấy tờ khác của tàu...tùy theo từng vụ việc cụ thể).
Sau khi người tham gia bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ khiếu nại nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm, nếu trong vòng 30 (ba mươi) ngày tiếp theo doanh nghiệp bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại đó được coi là đầy đủ và hợp lệ.
Điều 17: Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường:
1/ Thời hạn yêu cầu bồi thường của người tham gia bảo hiểm là 01 (một) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng.
2/ Thời hạn khiếu nại tổn thất chung được quy định là 02 (hai) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.
3/ Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho người tham gia bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại hợp lệ của người tham gia bảo hiểm.
Điều 18: Giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nếu không được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra tòa án tại Việt Nam giải quyết
BẢO HIỂM MỌI RỦI RO THÂN TÀU ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
(Ban hành theo Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phí bảo hiểm (chưa có thuế giá trị gia tăng) tính theo tỷ lệ % trên giá trị thân tàu, thuyền.
1. Tàu thuyền vỏ bằng gỗ hoặc xi măng lưới thép:
Từ 90cv đến 99cv: 2,30%
Từ 100cv đến 124cv : 1,90%
Từ 125cv đến 134cv: 1,60%
Từ 135cv đến 224cv : 1,40%
Từ 225cv đến 249cv: 1,25%
Từ 250cv đến 399cv: 1,15%
Từ 400cv đến 599cv: 1,00%
Từ 600cv đến 999cv: 0,80%
Từ 1000cv trở lên: 0,57%
2. Tàu thuyền vỏ bằng sắt, thép, hợp kim nhôm (Duyara) và nhựa tổng hợp (Compozit):
Từ 90cv đến 99cv: 2,00%
Từ 100cv đến 124cv : 1,70%
Từ 125cv đến 134cv: 1,40%
Từ 135cv đến 224cv : 1,20%
Từ 225cv đến 249cv: 1,10%
Từ 250cv đến 399cv: 1,00%
Từ 400cv đến 599cv: 0,90%
Từ 600cv đến 999cv: 0,70%
Từ 1000cv trở lên: 0,50%
3. Tỷ lệ phí bảo hiểm thu thêm theo tuổi tàu, thuyền:
Tàu dưới 5 tuổi: Không thu thêm
Từ 6 đến 8 tuổi: Thu thêm 0,30%
Từ 9 đến 11 tuổi: Thu thêm 0,60%
Từ 12 đến 14 tuổi: Thu thêm 1,00%
Từ 15 đến 17 tuổi: Thu thêm 2,00%
Trên 17 tuổi: Thoả thuận thêm nếu nhận bảo hiểm.
Điều 1: Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, thuyền viên làm việc và sinh hoạt trên các phương tiện nghề cá có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc tai nạn thuyền viên.
2. Người tham gia bảo hiểm bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, các thủy thủ, thợ máy, nhân viên phục vụ làm việc trên tàu, thuyền đánh bắt cá.
3. Phạm vi bảo hiểm: Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn bất ngờ xảy ra trong vùng biển của Việt Nam làm cho người tham gia bảo hiểm bị chết, thương tật thân thể hoặc mất tích.
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm tai nạn thuyền viên có thể được ký dưới dạng tập thể của xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị tàu, thuyền hoặc cá nhân.
Điều 3: Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm theo biểu phí và số tiền bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 1999.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận với người tham gia bảo hiểm để bảo hiểm theo biểu phí và số tiền bảo hiểm cao hơn hoặc phạm vi rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm, biểu phí, số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trình và được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Điều 4: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm:
Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định tại giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi người tham gia bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm (trừ khi có thỏa thuận khác).
Trường hợp yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 10 (mười) ngày. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả lại cho người tham gia bảo hiểm 90% số phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Trường hợp trong thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra trường hợp bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm hoàn trả lại số phí bảo hiểm đã nộp.
Điều 6: Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm:
1. Khi yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
2. Người tham gia bảo hiểm phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy tắc an toàn lao động của đơn vị và các yêu cầu về phòng hộ lao động khác.
3. Khi xảy ra tai nạn, người tham gia bảo hiểm hoặc người đại diện có thẩm quyền phải trình báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và thông báo ngay và cung cấp mọi tin tức về tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm nơi gần nhất.
4. Trường hợp người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng không trung thực trong việc thực hiện các điều quy định trong quy tắc này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ mức chi trả tiền bảo hiểm tương ứng với thiệt hại do lỗi của người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng gây ra.
Điều 7: Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:
- Cung cấp cho thuyền viên Quy tắc, Biểu phí và số tiền bảo hiểm liên quan tới bảo hiểm tai nạn thuyền viên;
- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để thuyền viên tham gia bảo hiểm.
2. Khi hồ sơ chi trả tiền bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xét và giải quyết trong thời hạn giải quyết chi trả tiền bảo hiểm quy định tại điểm 1 Điều 11 dưới đây.
Điều 8: Chi trả tiền bảo hiểm:
1. Trong phạm vi số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm trong trường hợp người tham gia bảo hiểm bị tai nạn chết hoặc bị thương. Mức chi trả tiền bảo hiểm cao nhất trong trường hợp bị chết hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động là số tiền bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm bị thương tật do tai nạn, mức chi trả tiền bảo hiểm áp dụng theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật áp dụng trong các nghiệp vụ bảo hiểm con người ban hành kèm theo Quyết định số 05/TC/BH ngày 2/1/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổng số các khoản chi phí quy định tại Điều 8 này trong bất kỳ trường hợp nào cũng không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm mất tích khi đang làm nhiệm vụ trên biển mà thuyền trưởng, chủ tàu đã áp dụng mọi biện pháp để tìm kiếm, cứu nạn nhưng không có kết quả và có đầy đủ tài liệu chứng minh là đã mất tích thì mức chi trả tiền bảo hiểm áp dụng như trường hợp chết. Nếu sau khi chi trả tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm này còn sống thì người thụ hưởng đã nhận tiền bảo hiểm có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền bảo hiểm đó cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không chi trả tiền bảo hiểm những tai nạn do những nguyên nhân trực tiếp sau đây:
1. Hành động cố ý tự gây thương tích kể cả tự tử hay có ý định tự tử của người tham gia bảo hiểm dù trong bất kỳ hoàn cảnh, trạng thái nào.
2. Tai nạn xảy ra do người tham gia bảo hiểm bị ảnh hưởng bởi rượu, bia, ma túy và các chất kích thích tương tự khác.
3. Do bị bệnh hoặc chết hoặc bị thương do bệnh tật gây ra.
4. Do hành vi phạm pháp của người tham gia bảo hiểm.
5. Do chiến tranh, đình công, bạo động.
Điều 10: Hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm:
Khi yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng có trách nhiệm gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm các chứng từ sau đây trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người tham gia bảo hiểm điều trị khỏi bệnh hoặc bị chết:
1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm,
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc trích (bản sao) danh sách người tham gia bảo hiểm,
3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người tham gia bảo hiểm bị tai nạn,
4. Xác nhận điều trị của cơ quan y tế (giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đến việc điều trị tai nạn),
5. Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp chết).
Trường hợp người tham gia bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận số tiền bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp.
Điều 11: Thời hạn thanh toán và khiếu nại chi trả tiền bảo hiểm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng trong vòng 15 (mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ hợp lệ nói trên.
Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn nói trên.
2. Thời hạn khiếu nại việc chi trả tiền bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng là 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối chi trả tiền bảo hiểm. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị.
Điều 12: Giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra toà án tại Việt Nam giải quyết
BIỂU PHÍ VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM TAI NẠN THUYỀN VIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/1999/QĐ- BTC ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1/ Số tiền bảo hiểm là 10 triệu đồng /người/vụ.
2/ Phí bảo hiểm tính một năm là 28.000 đồng/ người.
- 1Thông tư 05/1998/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 2Công văn 475/VPCP-NN năm 2020 phản ánh của báo chí về tình hình bán bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại Bình Định do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 94/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 155-HĐBT năm 1988 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 100-CP năm 1993 về kinh doanh bảo hiểm
- 3Nghị định 74-CP năm 1997 sửa đổi Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm
- 4Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
- 5Thông tư 05/1998/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 6Công văn 475/VPCP-NN năm 2020 phản ánh của báo chí về tình hình bán bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại Bình Định do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 94/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 128/1999/QĐ-BTC về Quy tắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên và bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 128/1999/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/10/1999
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 47
- Ngày hiệu lực: 09/11/1999
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực