Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1279/QĐ-TANDTC | Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC TRONG BAN CÁN SỰ ĐẢNG VÀ PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CHÁNH ÁN VÀ CÁC PHÓ CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Chánh án và các Phó Chánh án
1. Nguyên tắc phân công
a) Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
b) Bảo đảm thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định; không can thiệp vào công việc xét xử của các Tòa án nhân dân; chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực công tác, tạo điều kiện để lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao nắm và hiểu rõ các mặt công tác của hệ thống Tòa án nhân dân.
c) Bảo đảm tính ổn định, kế thừa và có sự điều chỉnh từng bước cho phù hợp. Khi có sự điều chỉnh phân công công tác giữa các Phó Chánh án thì các Phó Chánh án phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Chánh án biết.
d) Bảo đảm tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và thuận lợi trong giải quyết công việc.
2. Quan hệ công tác giữa Chánh án và các Phó Chánh án
a) Chánh án là người đứng đầu, lãnh đạo công tác của Tòa án nhân dân; chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước về tổ chức và toàn bộ hoạt động của Tòa án nhân dân. Chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về thực hiện chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và pháp luật trong lĩnh vực xét xử. Tổ chức công tác xét xử và theo dõi công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm thống nhất trong công tác xét xử và hướng dẫn thi hành pháp luật trong phạm vi toàn hệ thống Tòa án nhân dân; trực tiếp chỉ đạo, điều hành những vấn đề lớn, quan trọng, mang tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao.
b) Chánh án phân công công tác Phó Chánh án giúp Chánh án trực tiếp chỉ đạo và xử lý thường xuyên, toàn bộ công việc trong các lĩnh vực, đơn vị và địa bàn công tác được phân công. Trường hợp cần thiết, Chánh án trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho các Phó Chánh án.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Phó Chánh án chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Chánh án và nhân danh Chánh án để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết công việc thuộc các lĩnh vực, đơn vị, địa bàn công tác được phân công.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực đơn vị, địa bàn do Phó Chánh án khác phụ trách thì các Phó Chánh án chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Phó Chánh án có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Chánh án trực tiếp phụ trách thì Phó Chánh án đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Chánh án xem xét, quyết định.
c) Căn cứ tình hình thực tế, đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án sẽ xem xét, điều chỉnh việc phân công công tác giữa Chánh án và các Phó Chánh án quy định tại
d) Chánh án và các Phó Chánh án duy trì các cuộc họp định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và họp giao ban, hội ý đột xuất khi cần thiết để phối hợp giải quyết công việc.
Điều 2. Nội dung công tác được phân công và trách nhiệm, quyền hạn của Phó Chánh án
Phó Chánh án giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án nhân dân tối cao. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Có trách nhiệm giúp Chánh án trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc chung của Tòa án nhân dân tối cao, được Chánh án phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác; phối hợp, theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát công tác của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân địa phương theo sự phân công của Chánh án, cụ thể là:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, hằng năm; các cơ chế, chính sách, các đề án, thông tư, hướng dẫn, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình Chánh án hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề xuất báo cáo Chánh án các nội dung về công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các điều kiện khác để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chánh án về chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ; duy trì kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết nội bộ, chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng ở các đơn vị, lĩnh vực phụ trách; kịp thời báo cáo Chánh án về những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm trong công tác xét xử và công tác khác.
3. Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đề nghị Chánh án sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp, xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của Tòa án nhân dân tối cao.
4. Chủ động phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực được phân công; đề xuất với Chánh án các chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các Tòa án nhân dân.
Điều 3. Nhiệm vụ cụ thể của Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Nguyễn Hòa Bình
a) Làm nhiệm vụ Bí thư Ban cán sự đảng, chỉ đạo chung và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước và trước Ban cán sự đảng về hoạt động của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao;
b) Phụ trách chung các hoạt động của Tòa án nhân dân và trực tiếp phụ trách chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau đây:
- Phê duyệt, trình các đề án, báo cáo, các nhiệm vụ do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng pháp luật và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong Tòa án nhân dân;
- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức-Cán bộ; Cục Kế hoạch-Tài chính; các Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng Tòa án nhân dân; Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia và Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
- Tham gia làm thành viên các Hội đồng, tiểu ban, ban chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về một số lĩnh vực cụ thể theo phân công của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Phó Chánh án Lê Hồng Quang
a) Làm nhiệm vụ của Phó Bí thư Ban cán sự đảng theo Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao; thay mặt Bí thư điều hành công việc chung của Ban cán sự khi Bí thư đi vắng; phối hợp với Đảng ủy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao thực hiện Quy chế phối hợp số 79/BCS ngày 29/10/2007 của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
b) Giúp Chánh án phụ trách lĩnh vực án kinh doanh thương mại, lao động và theo dõi lĩnh vực Văn phòng.
c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Văn phòng, Vụ Tổng hợp và Vụ Công tác phía Nam.
d) Giúp Chánh án theo dõi, đôn đốc hoạt động của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắk Nông và Cần Thơ.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
3. Phó Chánh án Nguyễn Văn Thuân
a) Làm nhiệm vụ của ủy viên Ban cán sự đảng theo Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
b) Giúp Chánh án phụ trách lĩnh vực án hành chính, hôn nhân gia đình và người chưa thành niên và theo dõi về lĩnh vực thi đua, khen thưởng, bảo vệ chính trị nội bộ.
c) Làm nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
d) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Giám đốc kiểm tra III, Vụ Thi đua - Khen thưởng, Ban Thanh tra; thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; thành viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Trưởng ban Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Tòa án nhân dân.
đ) Giúp Chánh án theo dõi, đôn đốc hoạt động của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
4. Phó Chánh án Nguyễn Thúy Hiền
a) Làm nhiệm vụ của Ủy viên Ban cán sự đảng theo Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
b) Giúp Chánh án phụ trách lĩnh vực án dân sự; theo dõi về lĩnh vực quan hệ quốc tế, thông tin truyền thông.
c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Giám đốc kiểm tra II, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Vụ Hợp tác quốc tế; Trưởng ban Ban quản lý và sử dụng Quỹ tình nghĩa Tòa án nhân dân; Chủ tịch Công đoàn cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
d) Giúp Chánh án theo dõi, đôn đốc hoạt động của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Hải Phòng.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
5. Phó Chánh án Nguyễn Văn Hạnh
a) Làm nhiệm vụ của Ủy viên Ban cán sự đảng theo Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
b) Làm nhiệm vụ Chánh án Tòa án quân sự Trung ương.
c) Giúp Chánh án phụ trách Tòa án quân sự Trung ương và theo dõi về lĩnh vực Tòa án quân sự; Thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
d) Giúp Chánh án theo dõi, đôn đốc các hoạt động của Tòa án quân sự.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
6. Phó Chánh án Nguyễn Trí Tuệ
a) Làm nhiệm vụ của ủy viên Ban cán sự đảng theo Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
b) Giúp Chánh án phụ trách lĩnh vực án hình sự; theo dõi về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, pháp chế và nghiên cứu khoa học.
c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Làn nhiệm vụ Giám đốc Học viện Tòa án, Vụ Giám đốc kiểm tra I, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan Tòa án nhân dân tối cao; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Tòa án nhân dân tối cao.
d) Giúp Chánh án theo dõi, đôn đốc hoạt động của Tòa án nhân dân các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
7. Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ Trần Anh Tuấn
a) Làm nhiệm vụ của Ủy viên Ban cán sự đảng theo Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
b) Trực tiếp phụ trách Văn phòng Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017 và thay thế Quyết định số 1378/QĐ-TANDTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phân công công tác Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHÁNH ÁN |
- 1Quyết định 809/QĐ-VPCP năm 2016 về phân công công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
- 2Quyết định 2481/QĐ-BTP năm 2016 về phân công công tác của Bộ trưởng và Thứ trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 2058/QĐ-BKHCN năm 2017 về phân công công tác của Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- 4Quyết định 203/QĐ-TANDTC năm 2017 thành lập Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử thuộc Tạp chí Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- 5Quyết định 162-QĐ/TW năm 2018 về Quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Quyết định 245a/QĐ-TANDTC năm 2020 về phân công công tác trong Ban cán sự đảng và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 3Quyết định 809/QĐ-VPCP năm 2016 về phân công công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
- 4Quyết định 2481/QĐ-BTP năm 2016 về phân công công tác của Bộ trưởng và Thứ trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 2058/QĐ-BKHCN năm 2017 về phân công công tác của Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- 6Quyết định 203/QĐ-TANDTC năm 2017 thành lập Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử thuộc Tạp chí Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- 7Quyết định 162-QĐ/TW năm 2018 về Quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quyết định 1279/QĐ-TANDTC năm 2017 về phân công công tác trong Ban cán sự đảng và phân công công tác Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Số hiệu: 1279/QĐ-TANDTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/08/2017
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra