Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1276/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI HỖ TRỢ SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 320/TTr-SNN ngày 30 tháng 12 năm 2021 về việc đề nghị phê duyệt Đề án giao đất, giao rừng cho cộng đồng gắn với hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án giao rừng gắn với hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (có Đề án kèm theo), với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát huy nội lực của cộng đồng/hộ gia đình, thông qua hỗ trợ thúc đẩy của Nhà nước nhằm cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình hướng đến thu nhập khá và ổn định từ kinh tế rừng, từ đó giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

2. Mục tiêu cụ thể

- Sử dụng có hiệu quả 15.616,06 ha rừng và đất lâm nghiệp; bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng một cách bền vững; đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên nguyên tắc rừng và đất rừng phải có chủ thật sự; huy động nguồn lực của các hộ gia đình, cộng đồng tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Đến năm 2025 trồng mới được 1.200 ha rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng 892,9 ha, phát triển 15 ha Sâm dây, 01 ha Sâm Ngọc Linh, 50 ha Sa Nhân tím và 10 ha Sâm cau, thu nhập bình quân đầu người 70 triệu đồng/năm.

II. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

1. Đối tượng hưởng lợi của Đề án: Cộng đồng các dân tộc đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Quy mô, địa điểm thực hiện:

a) Quy mô là 15.616,06 ha (Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đang quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum).

b) Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ đề án đến năm 2025, giao rừng và đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 15.616,06 ha cho cộng đồng dân cư. Trong đó:

a) Đối với diện tích có rừng 13.091,09 ha giao các cộng đồng để quản lý bảo vệ hưởng lợi sản phẩm từ rừng (Lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng, trồng dược liệu dưới tán rừng và nhu cầu thiết yếu về gỗ khi rừng được phép khai thác) và được hỗ trợ của Nhà nước từ các chính sách hiện hành.

b) Đối với diện tích đất chưa có rừng 2.524,97 ha giao cho các cộng đồng để hỗ trợ cho các hộ gia đình trong cộng đồng phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng sản xuất, trồng dược liệu.

2. Nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng sau giao đất, giao rừng và mức hỗ trợ sau giao đất, giao rừng cụ thể như sau:

2.1. Hỗ trợ phát triển cộng đồng sau giao đất, giao rừng: (i) Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng là 13.091,1 ha.

(ii) Hỗ trợ kinh phí thực hiện khoanh nuôi phục hồi rừng trồng bổ sung cây lâm nghiệp, quy mô 892,9 ha;

(iii) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất quy mô 1.000 ha.

(iv) Đầu tư cho cộng đồng trồng rừng phòng hộ 200 ha để hưởng dịch vụ môi trường rừng và lâm sản theo quy định.

(v) Hỗ trợ trồng cây phân tán khoảng 304.000 cây (mỗi cộng đồng hỗ trợ 2.000 cây).

(vi) Hỗ trợ giống Sâm dây cho các cộng đồng trên địa bàn các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông khoảng 15 ha (mỗi cộng đồng 01 ha).

(vii) Hỗ trợ giống Sâm Ngọc Linh cho các cộng đồng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông quy mô 01 ha.

(viii) Hỗ trợ trồng Sa nhân tím trên địa bàn huyện Đăk Tô, Kon Rẫy, quy mô 50 ha.

(ix) Hỗ trợ trồng Sâm cau trên địa bàn Ia H'Drai, quy mô 10 ha.

(x) Hỗ trợ cộng đồng thí điểm 02 mô hình theo giá thực tế cụ thể: Thí điểm 01 mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ (Trồng Song mây, Cu ly); xây dựng mô hình mẫu về nông lâm kết hợp "Vườn rừng - sự sống trong mô hình tương hợp năng lượng".

2.2. Mức hỗ trợ các nội dung tại Mục 2.1 Quyết định này thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

3. Giải pháp thực hiện Đề án:

a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật lâm nghiệp, Luật Đất đai và các chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp đến các cấp các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp và Nhân dân nhằm nâng cao ý thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm của người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

b) Tổ chức rà soát giao đất, giao rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Luật Đất đai, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai và các quy định pháp luật liên quan.

c) Tăng cường vận động, huy động các nguồn đầu tư, nguồn đóng góp hợp pháp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp; huy động nguồn vốn của các tổ chức cá nhân trong việc trồng cây phân tán; bố trí, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn theo quy định.

d) Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương để thực hiện có hiệu quả Đề án giao đất, giao rừng cho cộng đồng gắn với hỗ trợ sinh

kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

IV. KINH PHÍ THỨC HIỆN:

1. Nhu cầu vốn thực hiện Đề án khoảng 72.789.428,3 nghìn đồng (Trong đó, chi phí giao đất giao rừng là 9.390.998,8 nghìn đồng; hỗ trợ sinh kế cho người dân là 56.207.420 nghìn đồng; thí điểm mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ là 100.000 nghìn đồng; xây dựng mô hình nông lâm kết hợp là 200.000 nghìn đồng; hỗ trợ lập hồ sơ và khuyến lâm là 1.499.200,0 nghìn đồng và chi phí quản lý là 5.391.809,5 nghìn đồng).

2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được sử dụng từ các nguồn: tài trợ, ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án được duyệt theo quy định hiện hành. Định kỳ 06 tháng, hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả đề án và báo cáo tiến độ thực hiện đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổng hợp khó khăn vướng mắc, đề xuất hướng giải quyết để Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư lập kế hoạch hằng năm, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho các địa phương để thực hiện đề án.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật về đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cán bộ cấp huyện, cấp xã trong việc thực hiện giao đất, giao rừng.

- Phối hợp với các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, rừng của các chủ thể quản lý đề xuất hướng xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét khả năng cân đối vốn, bố trí nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và huy động vốn từ các chương trình, dự án để thực hiện đề án.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp theo đúng quy định để đơn vị thực hiện đề án. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kinh phí cho công tác giao đất, giao rừng hằng năm của tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, thanh toán, quyết toán việc sử dụng kinh phí giao đất, giao rừng theo đúng quy định hiện hành.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao đất, giao rừng, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng đến Nhân dân trên địa bàn quản lý; nhất là các đối tượng tham gia đề án.

b) Xây dựng Kế hoạch giao đất, giao rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư đảm bảo mục tiêu đề ra và đúng quy định hiện hành.

6. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao đất, giao rừng có trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục về giao đất, giao rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao đúng nục đích. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong công tác giao đất, giao rừng theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Ban Quản lý dự án KfW10;
- Văn phòng UBND tỉnh: PCVPKSX;
- Lưu VT, NNTN.NTT.NVH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

ĐỀ ÁN

GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI HỖ TRỢ SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1276 /QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Kon Tum)

 

PHẦN MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Kon Tum xác định: Phát huy lợi thế rừng và đất rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng cho người dân, cộng đồng dân cư; gắn việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích người dân nhận khoán và trồng rừng, lựa chọn cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượng, chu kỳ kinh doanh ngắn; các loại cây gỗ quí hiếm; đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu theo qui hoạch gắn với thu hút nhà máy chế biến lâm sản, phấn đấu đến năm 2025 trồng thêm được 15.000 ha rừng... như vậy phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp đã được Tỉnh Đảng bộ quan tâm.

Giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (gọi tắt là giao đất, giao rừng) cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của người dân. Điều đó được thể hiện trong Luật lâm nghiệp. Đây là bước chuyển biến căn bản trong lĩnh vực lâm nghiệp, làm cho rừng và đất lâm nghiệp có chủ quản lý thực sự, chủ rừng yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích được giao.

Việc thu hút người dân mà cụ thể là các cộng đồng dân tộc thiểu số vào tiến trình quản lý rừng là hết sức cần thiết để góp phần bảo vệ rừng cũng như gắn với chương trình nông thôn mới hiện nay. Trong thực tế, các cộng đồng dân tộc thiểu số sống trong và gần rừng đã có đời sống gắn bó với rừng, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm truyền thống trong quản lý sử dụng rừng; đồng thời rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, sản xuất của cộng đồng. Nhiều năm qua, cộng đồng vẫn đứng ngoài cuộc với tiến trình quản lý rừng và sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng đã trở nên khó khăn, diện tích rừng đang có nguy cơ giảm sút về diện tích và chất lượng ở nhiều nơi. Việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn sẽ mang lại nhiều lợi ích như bảo vệ được vốn rừng hiện có, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích được giao, gắn trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng với cộng đồng dân cư thôn, hạn chế và chấm dứt nạn phát rừng làm nương rẫy, nâng cao đời sống của người dân.

Thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện giao rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý sử dụng. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao còn có nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả sử dụng còn thấp, một số diện tích sử dụng chưa đúng mục đích; nguồn thu nhập từ rừng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp; tình trạng xâm lấn đất rừng vẫn còn xảy ra, rừng giảm nhanh về số lượng cũng như chất lượng.

Triển khai thực hiệnPhương án thí điểm giao rừng gắn với hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum” giai đoạn 2018-2020 đã đem lại hiệu quả thiết thực, sau 3 năm thực hiện phương án, mỗi cộng đồng thu nhập 703,1 triệu đồng, mỗi hộ gia đình thu nhập bình quân khi trồng trồng 1 ha rừng 84 triệu đồng.

Theo số liệu rà soát theo dõi diễn biến rừng năm 2020 tỉnh Kon Tum có hơn 228.015 ha rừng và đất rừng do UBND xã quản lý (đất có rừng 104.052 ha; đất chưa có rừng 123.963 ha), thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát rừng và đất rừng do xã quản lý giao cho các chủ rừng quản lý. Kết quả rà soát UBND tỉnh đã có quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 10/11/2021 Giao diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý (chưa có kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng) cho các chủ rừng là các Ban Quản lý rừng và các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp để quản lý bảo vệ, theo đó giao 28.838,27 ha rừng cho các chủ rừng quản lý. Như vậy hiện tại còn 199.177 ha rừng và đất rừng chưa có chủ quản lý thật sự, việc quản lý sử dụng, bảo vệ diện tích này chưa thật sự bền vững, nguy cơ mất rừng còn rất cao, do vậy cần phải tiến hành giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên diện tích này để quản lý sử dụng một cách bền vững.

Việc xây dựng Đề án giao rừng gắn với hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhằm đánh giá lại công tác giao đất giao rừng trước đây, đề xuất giải pháp giao đất, giao rừng theo hướng tiếp cận mới: Phát huy sức mạnh của cộng đồng, chia xẻ lợi ích với cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng và giải quyết những bất cập nêu trên.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Văn bản quy phạm pháp luật Trung ương

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc Hội khóa XIV;

- Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

- Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn liền với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”

- Quyết định 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030;

- Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng;

- Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh;

- Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

2. Văn bản Địa phương

- Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;

Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 02/12/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2021;

- Nghị Quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025;

- Nghị Quyết số 64/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Phương hướng, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2021;

- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngay 09/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng và chi tiết địa danh, diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp theo chức năng 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Văn bản số 392/UBND-NNTN ngày 31/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc nhân rộng mô hình giao rừng gắn với hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh;

- Văn bản số 783/UBND-NNTN ngày 09/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thống nhất đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án giao rừng gắn với hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025

3. Tài liệu sử dụng.

- Kết quả kiểm kê rừng năm 2014 tỉnh Kon Tum.

- Kết quả rà soát cập nhật diễn biến rừng năm 2020 tỉnh Kon Tum.

- Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2020.

PHẦN I

KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ ÁN

I. Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Kon Tum nằm ở cực bắc Tây Nguyên, có đường biên giới chung với hai nước Lào và Cam Pu Chia. Tọa độ địa lý từ 13055’30” đến 15025’30” vĩ độ Bắc, từ 107020’15” đến 108033’00” kinh độ Đông.

Giới cận hành chính: phia Bĕ́c giap tinh Quang Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (chiều dài ranh giới 203 km), phia Đông giáp Quảng Ngãi (chiều dài ranh giới 74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có đường biên giới trên bộ dài khoảng 292,913 km, giáp với Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 154,222 km và Vương quốc Campuchia 138,691 km);

2. Địa hình.

Địa hình của Kon Tum có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và độ dốc thấp 2% - 5% ở phía nam. Địa hình đa dạng, gò đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Phía bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu vực, với độ cao 2.596 m. Độ cao trung bình ở phía bắc 800 - 1.200 m, ở phía nam chỉ có 500 - 530 m. Địa hình có độ dốc 00-150 chiếm khoảng 24,3% tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là đất khu dân cư, đất đã sản xuất nông nghiệp, đất trống, cây bụi, trảm cỏ, đất có khả năng nông nghiệp. Có thể phân chia thành 4 kiểu địa hình chính:

2.1. Kiểu địa hình núi cao.

Kiểu địa hình này chiếm 0,7 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 250- 300. Độ cao bình quân 1.500m. Tỷ lệ che phủ rừng lớn, tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao, có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm.

2.2. Kiểu địa hình núi trung bình.

Kiểu địa hình này chiếm 61,6% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Hà. Địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 200- 250. Độ cao bình quân 1.200m. Tỷ lệ che phủ rừng cao, là nơi tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao.

2.3. Kiểu địa hình núi thấp.

Kiểu địa hình này chiếm 20,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Tô và phía nam các huyện Đăk Hà, Kon Plông. Đây là vùng chuyển tiếp giữa kiểu địa hình núi trung bình và vùng thung lũng, độ dốc bình quân từ 150- 200, độ cao trung bình từ 600 - 800 m. Độ che phủ của rừng không cao, rừng tự nhiên còn ít, rừng trồng manh mún.

2.4. Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng.

Kiểu địa hình này chiếm 17,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở thành phố Kon Tum, Huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Sa Thầy, nằm dọc theo các triền sông Pô Kô, Đăk Pơ Xi và Đăk Bla. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 400 - 600m, độ dốc trung bình từ 50 - 100.

Hình 1: Mô hình không gian ba chiều địa hình tỉnh Kon Tum

3. Khí hậu, thuỷ văn

3.1. Khí hậu.

Tỉnh Kon Tum có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5-10 hàng năm, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 6-9 hàng năm (Chiếm trên 80% lượng mưa trong năm). Độ ẩm không khí cao >80%, nhất là những ngày mưa liên tục độ ẩm không khí đạt tới độ bão hoà.

- Mùa khô từ tháng 11-4 năm sau. Vào mùa khô độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy thấp, khí hậu khô hanh và gió nên vào mùa này nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

* Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của vĩ độ địa lý nên nhiệt độ ở đây tương đối cao, nhiệt độ bình quân năm 24,90C, nhiệt độ cao nhất 27,40C (tháng 5), nhiệt độ thấp nhất 21,80C (tháng 12). Số ngày có nhiệt độ lớn hơn 200C khoảng 220 ngày, tổng nhiệt lượng trong năm từ 7.700-8.7000C.

* Mưa: Mưa tập trung theo mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 mm, lượng mưa tháng cao nhất 379,6 mm, lượng mưa tháng thấp nhất 1-2 mm.

Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4-6 và kết thúc vào tháng 10-11, mưa tập trung vào tháng 7-8(1).

* Gió: Có hai loại gió chính thịnh hành:

- Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10, tần suất cao nhất 32% (tháng 5), tần suất thấp nhất 13% (tháng 9).

- Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tần suất cao nhất 24% (tháng 3, 4), tần suất thấp nhất 7% (tháng 11)

Hình 2: Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng

3.2. Thuỷ văn

3.2.1. Nguồn nước mặt.

Kon Tum có nguồn nước mặt khá dồi dào, được dự trữ từ 4 hệ thống sông lớn và các hồ chứa nước.

- Hệ thống sông Sê San có lưu vực chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, do chảy qua nhiều bậc thềm địa hình nên độ dốc dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, do vậy hệ thống sông này có tiềm năng tiềm năng thuỷ điện lớn. Tổng lượng dòng chảy của sông từ 10-11 tỷ m3 nước.

- Phía Đông bắc là đầu nguồn sông Trà Khúc, phía Bắc là đầu nguồn sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Các sông này đều chảy về các tỉnh Duyên Hải và đổ ra biển Đông, diện tích lưu vực của 3 con sông này chỉ chiếm 1/4 diện tích của toàn tỉnh.

- Ngoài nguồn nước mặt từ các hệ thống sông suối, Kon Tum còn có nguồn nước mặt khá dồi dào được chứa từ các hệ thống hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện như hồ thuỷ điện Plei Krông, các hồ thuỷ lợi: Đăk Hniêng, Mùa xuân (Đăk Uy).

3.2.2. Nguồn nước ngầm

Tài nguyên nước ngầm ở Kon Tum chủ yếu tồn tại dươi 2 dạng là tầng chứa nước lỗ hổng và tầng chưa nước khe nứt. Kon Tum có tiềm năng nguồn nước ngầm tương đối lớn và trữ lượng công nghiêp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn óc 9 điểm có nước khoáng nóng, co khả năng khai thác, sử dung làm nước giải khát và chữa bệnh. Với trữ lượng nước ngầm như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.

Hiện nay, tại một số vùng trọng điểm như thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, Kon Plông, Sa Thầy đã tiến hành điều tra chi tiết để đánh giá trữ lượng, chất lượng và thành lập bản đồ địa chất thủy văn để khoanh vùng khu vực khai thác nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt và các mục tiêu kinh tế trên địa bàn.

Toàn tỉnh đã phát hiện khai thác 15 điểm nước khoáng nóng tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ huyện Đăk Tô; Đăk Ring, Ngọc Tem, xã Hiếu - huyện Kon Plông. Đây là nguồn nước có dược tính cao, phục vụ dân sinh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

II. Điều kiện kinh tế xã hội;

1. Dân số.

Kon Tum có 9 huyện và 1 thành phố (thành phố Kon Tum và huyên Đăk Ha, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngoc Hồi, Kon Plông, Kon Rây, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai) với 102 xã, phường, thị trấn. Theo số liệu thống kê, dân số năm 2020 của tỉnh Kon Tum là 550.000 người tăng 25,7‰ so với năm 2018, trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là 14,8‰, phần lớn sống ở vùng nông thôn với 355.850 người, chiếm 64,7% dân số, khu vực thành thị có 194.150 người chiếm 35,3%. Mật độ dân số trung bình 56 người/km2. Thành phố Kon Tum có mật độ dân cư đông nhất (364 người/km2). Huyện Ia H’Drai có mật độ dân cư thấp nhất (16 người/km2). Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên về sức khỏe, thể chất, trình độ học vấn và tuổi thọ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, nhân dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được nâng lên.

2. Dân tộc.

Kon Tum có 42 dân tộc cùng sinh sống, trong đo dân tộc kinh chiếm đa số với tỷ lệ 47%, các dân tộc thiểu số chiếm trên 53%. Trong đó, 06 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Mâm. Sau ngày thống nhất đất nước (1975), một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đã đến Kon Tum sinh sống, tạo cho thành phần dân tộc trong tỉnh ngày càng đa dạng.

3. Lao động.

Tổng số người trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh là 323.950 người, chiếm 58,9% dân số, lao động thuộc lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp 135.375 chiếm 49,1% lao động. Về chất lượng lao động: tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 26,1% vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước. Số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 11,9%, chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 88,1%. Phần lớn lực lượng lao động là lao động phổ thông trong các ngành nông, lâm nghiệp.

4. Kinh tế.

Quy mô kinh tế của tỉnh tăng đáng kể; đến cuối năm 2020 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 25.400 tỷ đồng, tăng gần 72% so với năm 2015. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9,13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 23,19% năm 2015 lên 29,1% năm 2020; thương mại-dịch vụ tăng từ 39,08% năm 2015 lên 43,64% năm 2020; nông, lâm, thủy sản giảm từ 30,17% năm 2015 xuống còn 19,32% năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.406 USD năm 2015 lên 1.990 USD vào cuối năm 2020 (tăng 41,5%). Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đến năm 2020 đạt 3.505 tỷ đồng.

III. Tài nguyên rừng tỉnh Kon Tum.

1. Diện tích, phân bố và các kiểu rừng.

- Diện tích: Theo số liệu công bố diễn biến rừng năm 2021, Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên 967.418,35 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 781.153,06 ha (chiếm 80,75% diện tích tự nhiên), diện tích có rừng 609.468,58 ha; diện tích chưa có rừng 171.684,5 ha; độ che phủ rừng đạt 63%.

- Phân theo chức năng: Rừng và đất rừng sản xuất 505.298 ha; rừng và đất rừng phòng hộ 182.608,1 ha; rừng và đất rừng đặc dụng 93.246,94 ha.

- Phân theo chủ quản lý, sử dụng: Ban quản lý rừng phòng hộ 123.632 ha; Ban quản lý rừng đặc dụng 94.281 ha; các Công ty Lâm nghiệp 214.273 ha; tổ chức kinh tế khác 62.051 ha; hộ gia đình 55.242 ha; cộng đồng dân cư thôn 7.955 ha ha; UBND xã quản lý 221.996 ha; đơn vị vũ trang 7.097 ha; doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài 1.720,72 ha.

- Phân bố. Rừng phân bố ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên không đồng đều. Các huyện có nhiều rừng, độ che phủ của rừng cao chủ yếu nằm các huyện như Kon Plông, Đăk Glei, Sa Thầy, và Tu Mơ Rông, các huyện còn lại độ che phủ của rừng còn khá thấp, điển hình là thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, Đăk Tô.

- Các kiểu rừng. Rừng tự nhiên hiện có ở Kon Tum chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá với diện tích: 443.052,31 ha (chiếm 81%), rừng gỗ lá rộng rụng lá với diện tích: 481,4 ha (chiếm 0,1%), rừng gỗ lá kim: 13.402,9ha (chiếm 2,4%), rừng hỗn giao gỗ lá rộng và lá kim: 15.933,3 ha (chiếm 2,9%), rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: 52.652,2 ha (9,6%) và rừng tre nứa: 21.743,2 ha (chiếm 4%).

2. Tiềm năng của rừng:

Tài nguyên rừng của Kon Tum rất giàu tiềm năng cung cấp gỗ, lâm sản, có giá trị phòng hộ môi trường to lớn và tính đa dạng sinh học cao.

- Khả năng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Trên cơ cở chỉ tiêu trữ lượng của các loại rừng ở địa bàn tỉnh Kon Tum(2), qua tính toán xác định tổng trữ lượng gỗ 83,316 triệu m3 và 1,15 tỷ cây tre nứa đây được xem là tiềm năng và thế mạnh số một của ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum. Trữ lượng các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng cao, có giá trị kinh tế như: Sâm Ngọc Linh, Hồng đẵng sâm, Sa nhân, Nhựa thông, Song mây, Mã tiền, Vạng đắng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, Cây cu ly, Dây máu chó… trong đó đặc biệt là sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu đặc hữu với giá trị đẳng cấp thế giới đang là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Tính toán trên quan điểm khai thác rừng bền vững thì hang năm có thể khai thác đươc từ 30.000 - 35.000 m3 gỗ tròn từ rừng tự nhiên. Với 61.890,46 ha rừng trồng (kể cả cao su trên đất lâm nghiệp) hiện có của tỉnh, diện tích rừng trồng sản xuất có thể khai thac cung cấp gỗ nguyên liệu trong thời gian đến khoảng 30.000 ha.

- Giá trị phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch.

Tinh Kon Tum là điểm khởi nguồn sinh thuỷ cua cac con sông lơn chảy xuống vùng Duyên hải miên Trung, cac tinh ha Lao va Campuchia, trên đó co nhiều công trình thủy lợi và thủy điện lơn như công trình thủy điện Yaly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4, Pleikrông, công trình thủy lợi Thạch nham. Do có trên 75% diện tích đất phân bố trên nhưng vùng có độ dốc lơn hơn 150, nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (từ 1.800 mm đến 2.000 mm), phân bố không đều với 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa cho nên vấn đề chống xói mòn đất và điều tiết nguồn nươc, bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi nhằm sử dụng hiệu quả các tài nguyên nước là đặc biệt quan trọng. Chính hệ thống rừng của tỉnh Kon Tum là nơi nuôi dưỡng nguồn nước cho các dòng sông, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống cho người dân trong vùng và tạo nên nhiều vùng sinh thái cảnh quan của tỉnh hết sức phong phú, đa dạng.

- Về giá trị đa dạng sinh học. Rừng Kon Tum có tính đa dạng sinh học cao, là nôi sinh sống của rất nhiều loài động vật, thực vật có giá trị. Theo thống kê chưa đầy đủ, rừng Kon Tum có khoảng 1.610 loài thực vật thuộc 734 chi của 175 họ thực vật trong đó có nhiều loài thực vật quý như Sâm Ngọc linh, Pơ mu, Trầm hương, Vàng đắng, Trắc, Cẩm lai, Gõ đỏ, … và các loài khác. Về hệ động vật, có trên 100 loài thú, 350 loài chim và nhiều loài động vật khác, trong đó có thể kể đến một số loài quý hiếm như Hổ, Bò rừng, Gấu, Trĩ, Sao, … và các loài khác.

IV. Tình hình chung của ngành lâm nghiệp tỉnh

1. Đánh giá chung kết quả hoạt động lâm nghiệp.

1.1. Kết quả đạt được.

- Hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh được nâng lên; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng được tăng cường; đã huy động toàn hệ thống chính trị và Nhân dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng; qua đó hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, trong đó, cơ bản nhất là bảo vệ được vốn rừng hiện có, duy trì độ che phủ của rừng đến năm 2020 là 63%. Công tác theo dõi, nắm bắt thông tin và triệt phá các vụ khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản đạt nhiều kết quả tích cực; đã xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

- Đã tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, việc đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp cũng đã góp phần cùng với các chương trình khác của Nhà nước xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.

- Rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên, dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích khác, không cấp phép khai thác tận dụng trên diện tích rừng tự nhiên đối với các dự án đã có quyết định chuyển đổi nhưng chưa khai thác tận dụng (trừ các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

- Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp được sắp xếp, kiện toàn, bộ máy, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã dần hoạt động ổn định và hiệu quả. Việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành. Thường xuyên luân chuyển cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, không bố trí cán bộ đã bị xử lý kỷ luật hoặc có dấu hiệu vi phạm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.

- Các khó khăn vướng mắc về hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được chính quyền địa phương xác định rõ và kiến nghị với Bộ ngành Trung ương. Đồng thời, đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm ưu đãi, thu hút các dự án đầu tư về phát triển lâm nghiệp và công tác giao đất, giao rừng cho các cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ theo quy định, nhất là đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng để vừa đạt mục tiêu phát triển dược liệu, kinh tế-xã hội gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.

1.2. Khuyết điểm, hạn chế

- Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, ảnh hưởng của ngành lâm nghiệp đối với việc xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế người dân chưa thể sống ổn định bằng nghề rừng. Việc đảm bảo nguồn lực cho ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và bền vững còn khó khăn, chưa thu hút hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia, cơ chế tín dụng đầu tư trong lâm nghiệp hạn chế, nhất là các ngân hàng thương mại chưa cung cấp các gói tín dụng cho đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực phát triển rừng sản xuất.

- Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp còn xảy ra có lúc có nơi còn diễn biến phức tạp; các phương tiện độ chế dùng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép chưa được xử lý triệt để.

- Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ rừng chưa được nâng cao đặc biệt là vai trò của người đứng đầu. Có hiện tượng cán bộ buông lỏng quản lý, tiếp tay cho các đối tượng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Ý thức hách nhiệm của một bộ phận người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế đặc biệt là các hộ gia đình được nhận đất nhận rừng hưởng lợi theo Quyết định 178 và Quyết định 304 của Thủ tướng Chính phủ.

- Công tác phối hợp của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đôi lúc đôi nơi còn thiếu chặt chẽ.

1.3. Nguyên nhân

1.3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống người dân còn nhiều khó khăn; nhận thức của một bộ phận dân cư vùng nông thôn còn hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, phát triển lâm nghiệp.

- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài, độ rủi ro cao (địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên khó khăn, chi phỉ đầu tư cao, thiêu tai, hỏa hoạn...), lợi nhuận thấp nên chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư và các nguồn lực xã hội tham gia trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản. Chính sách thu hút đầu tư trong lâm nghiệp chưa tạo đột phá, hấp dẫn nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.

- Diện tích rừng lớn, sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng gia tăng, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa.

- Thị trường đầu ra của sản phẩm rừng trồng không có tiềm năng nên người dân không phát triển trồng rừng sản xuất. Tình hình giá cả thị trường của một số loại nông sản như cà phê, mì, tiêu... tăng cao đã tác động không nhỏ đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, người dân phá rừng để lấy đất sản xuất.

1.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

- Nguồn vốn Phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được phát huy.

- Mô hình các công ty lâm nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, cơ chế liên doanh liên kết của các công ty lâm nghiệp, lâm trường quốc doanh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trồng rừng sản xuất còn nhiều bất cập nên khó thực hiện.

- Nguyên nhân tình hình vi phạm Luật lâm nghiệp vẫn xảy ra: (i) Năng lục tổ chức, điều hành và tinh thần trách nhiệm của một số chủ rừng còn hạn chế, yếu kém; (ii) Lực lượng bảo vệ rừng ở một số nơi còn buông lỏng quản lý, che giấu vi phạm, có dấu hiệu tiếp tay cho các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; (iii) Chính quyền cấp xã thiếu sụ kiểm tra, chấn chỉnh thường xuyên; (iv) Việc kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra vào khu vực biên giới chưa chặt chẽ...

2. Đánh giá công tác QLBVR đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã đang quản lý.

Trong những năm gần đây các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nên công tác quản lý, bảo vệ rừng thuộc UBND xã quản lý bước đầu đã có chuyển biến tích cực nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ rừng trên diện tích do UBND xã quản lý còn nhiều bất cập, tình trạng xâm lấn, lấn chiếm rừng và khai thác lâm sản trái phép, cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chính là do trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, các ngành nhất là UBND cấp xã chưa cao, việc quản lý bảo vệ rừng còn lỏng lẻo, công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác tuần tra, truy quét, ngăn chặn việc phá rừng, lấn chiếm rừng, khai thác gỗ trái phép chưa được thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước trong công tác bảo vệ rừng cho UBND cấp xã chưa được thực hiện.

3. Công tác giao đất giao rừng cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Việc giao đất, giao rừng cho tổ chức, các nhân thuộc các thành phần kinh tế là bước đi ban đầu làm nền tảng cho xã hội hoá nghề rừng; thời gian qua tỉnhcđã chú trọng đến công tác giao rừng cho cộng đồng, kết quả như sau:

- Giai đoạn 2006-2016 đã giao 3.745,2 ha rừng và đất rừng cho 23 cộng đồng thôn, làng để quản lý bảo vệ chiếm tỷ lệ 0,5% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh3.

- Giai đoạn 2016 -2020, đã giao đất, giao rừng, với tổng diện tích 6.391,15 ha (giao theo Dụ án của Viện CODE và KWflO).

- Tổng diện tích rừng và đất rừng đã giao cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến nay 10.676,35 ha.

Rừng sau khi giao được hỗ trợ của dự án để người dân trồng bổ sung các loài cây bản địa quí hiếm như Trắc, Hương, cấm, Sao đen, Xoan mộc, Nhôi và Sa nhân tím. Thông qua các hoạt động hỗ trợ sau giao đất giao rừng đã góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá nghề rừng, huy động các nguồn lực là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư buôn làng tham gia bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng, sử dụng tiềm năng lao động ở địa phương để bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế.

- Toàn bộ diện tích được giao đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4. Đánh giá tình hình QLBVR và sử dụng rừng sau khi giao

4.1. Công tác tổ chức quản lý rừng của hộ gia đình và cộng đồng.

Thông qua chính sách giao đất giao rừng người dân đã quan tâm nhiều hơn về công tác quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra trên diện tích rừng và đất rừng được giao, phát hiện, ngăn chặn và phản ánh kịp thời các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, tình ưạng phá rừng trái phép không xảy ra, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản ưái phép trên diện tích rừng và đất rừng đã giao cho cộng đồng đã được hạn chế. Hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng của người dân trên diện tích rừng được giao ngày càng tốt hơn, tài nguyên rừng đã được bảo vệ phát ưiển tốt.

4.2. Hiệu quả tác động sau khi thực hiện công tác giao đất giao rừng.

Chính sách giao đất giao rừng đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, các hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn đã được hưởng lợi từ nguồn kinh phí tiền dịch vụ môi trường rừng qua các năm. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2020, tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được nhận là 176.794 triệu đồng. Trung bình mỗi năm thu nhập của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt bình quân mỗi hộ gia đình khoảng 5,6 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng dân cư thôn khoảng 68 triệu đồng/cộng đồng/năm.

Rừng được bảo vệ tốt hơn, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng được nâng lên rõ rệt, thay đổi quan niệm bảo vệ rừng, phát triển rừng là việc của các cơ quan Nhà nước như lâm trường, kiểm lâm, mà việc bảo vệ rừng, phát triển rừng là sự nghiệp của toàn dân. Đất rừng được sử dụng hiệu quả hơn, diện tích rừng có tăng lên thông qua các hoạt động hỗ trợ hoạt động của dự án KfW10 và Viện nghiên cứu phát triển (CODE)

Rừng đã có chủ thật sự, thông qua các hoạt động hỗ trợ sau giao đất giao rừng đã góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá nghề rừng, huy động các nguồn lực là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư buôn làng tham gia bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng, sử dụng tiềm năng lao động ở địa phương để bảo vệ rừng gán với phát triển bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống người dân miền núi, xây dựng nông thôn mới.

5. Đánh giá hiệu quả Phương án thí điểm giao rừng gắn với hỗ trơ cộng đồng, hộ gia đình phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

5.1. Về kinh tế, xã hội và môi trường.

Sau 3 năm thực hiện phương án 3 cộng đồng thu nhập khoảng 2.109,41 triệu đồng, bình quân mỗi cộng đồng thu nhập 703,1 triệu đồng. Theo tính toán, hỗ trợ trồng rừng sản xuất 221 ha keo lai với năng suất bình quân khoảng 140 m3/ha, giá thu mua hiện nay khoảng 600.000 đồng/m3 thì giá trị thu được ước 18,5 tỷ đồng. Bình quân trồng 1 ha thu nhập 84 triệu đồng.

Rừng được bảo vệ tốt hơn, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng được nâng lên rõ rệt, thay đổi quan niệm bảo vệ rừng, phát triển rừng là việc của các cơ quan Nhà nước như lâm trường, kiểm lâm, mà việc bảo vệ rừng, phát triển rừng là sự nghiệp của toàn dân. Đất rừng được sử dụng hiệu quả hơn, diện tích rừng có tăng lên thông qua các hoạt động hỗ trợ hoạt động của dự án KfW10. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng - an ninh

- Giữ được diện tích rừng tự nhiên, tăng độ che phủ trên cơ sở trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, tăng cường khả năng phòng hộ đầu nguồn cho các thủy điện như Ya ly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4, Pleikrông và một số thủy điện nhỏ, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh tiến đến tiếp cận thị trường tín chỉ cacbon.

5.2. Đánh giá sự thay đổi của cộng đồng/hộ gia đình sau khi nhận đất, nhận rừng.

5.2.1. Sự thay đổi trong sử dụng đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng.

Sau khi nhận đất nhận rừng, cộng đồng đã biết khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lâm nghiệp, trồng rừng bằng các loài cây bản địa. Chưa có thay đổi về phương thức sản xuất, vẫn lấy hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính, chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây nông nghiệp truyền thống như sắn (mỳ), ngô, lúa rẫy... sang trồng các loài cây có năng suất chất lượng cao hơn như Keo lai, Bạch đàn, Cao su.

Trước khi giao đất giao rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được người dân chú trọng, quan tâm, người dân tự vào rừng khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, tài nguyên rừng giảm nhanh về số lượng cũng như chất lượng. Từ khi giao đất giao rừng cho đến nay có sự thay đổi về nhận thức và họ thấy rằng rừng tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho họ như gỗ làm nhà, nước sinh hoạt, lâm sản ngoài gỗ... và họ cũng cho rằng những hộ không tham gia bảo vệ rừng là những người không biết nhìn xa, chỉ thấy cái lợi trước mắt.

5.2.2. Sự thay đổi sinh kế của người dân sau giao đất giao rừng

a) Thay đổi các yếu tố tự nhiên trong cộng đồng: Rừng được bảo vệ tốt hơn làm hạn chế xói mòn và cải thiện chất đất; lượng nước dồi dào và ổn định đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất; thay đổi cơ cấu sản xuất hộ gia đình, qua phỏng vấn một số hộ và chính quyền địa phương các hoạt động như canh tác nương rẫy, lấy gỗ củi, thu hái lâm sản ngoài gỗ có xu hướng giảm, các hoạt động như trồng lúa nước, chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây công nghiệp có xu hướng tăng; độ che phủ rừng trên địa bàn ổn định và có xu hướng tăng; cách tiếp cận của cộng đồng với chủ trương chính sách, chia sẻ lợi ích trong bảo vệ và phát triển rừng đầy đủ và kịp thời.

b) Sự thay đổi về yếu tố con người trong cộng đồng: Thông qua các hoạt động truyền thông sau giao đất giao rừng kiến thức và kỹ năng sản xuất, đời sống của người dân tăng lên; tăng nhận thức về môi trường, tài nguyên rừng; thay đổi nhận thức về giới trong sản xuất và xã hội.

c) Sự thay đổi về các yếu tố xã hội: Đã tạo việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng; góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương; củng cố hệ thống tổ chức xã hội.

d) Thay đổi về nguồn vốn tài chính: Cơ cấu chi phí hộ gia đình không có sự thay đổi rõ nét, chi phí cho hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao; cơ cấu thu nhập hộ gia đình có sự thay đổi nhưng không đáng kể, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ trọng cao, hoạt động lâm nghiệp có tăng lên thông qua sự hỗ trợ của dự án và khai thác lâm sản ngoài gỗ nhưng không đáng kể, theo số liệu thu thập tại UBND các xã và phỏng vấn người dân cơ cấu thu nhập bình quân đầu người từ hoạt động lâm nghiệp khoảng 10%, với mức thu nhập này chưa đủ sự hấp dẫn lôi kéo người dân vào hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng.

6. Những thuận lợi, khó khăn trong giao đất giao rừng.

6.1. Những thuận lợi.

Giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình để quản lý bảo vệ là một chính sách lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước với mục đích sử dụng hiệu quả rừng và đất lâm nghiệp gắn quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng do đó được sự quan tâm của các cấp ủy đảng

Giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng là xu hướng hiện nay trong quản lý rừng ở nhiều nước trên thế giới, phù hợp với quy luật tất yếu, khách quan trong quản lý tài nguyên rừng.

Giao đất giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương.

Chính sách giao đất giao rừng đáp ứng được nguyện vọng của người dân nên có sự ủng hộ nhiệt tình của họ. Việc phân công, phân cấp hợp lý, cơ quan thực hiện chương trình giao đất giao rừng có chuyên môn và tâm huyết do đó công tác tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về giao đất giao rừng thuận lợi.

6.2. Những khó khăn bất cập.

Quyền hưởng lợi trực tiếp từ rừng của người dân chưa có mà chỉ được hưởng lợi gián tiếp từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hỗ trợ từ các dự án. Chính sách hưởng lợi theo quy định hiện hành còn nhiều bất cập và khó thực hiện, đối tượng rừng giao cho người dân chủ yếu là rừng nghèo kiệt, phần lớn các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng là hộ nghèo, không có khả năng tự đầu tư trên diện tích được giao, việc được hưởng lợi về khai thác gỗ từ lượng tăng trưởng của rừng thì phải cần một thời gian khá dài để cho rừng tăng trưởng, do đó, người nhận rừng chưa có được nhiều lợi ích từ khi nhận rừng, nhưng phải tốn công để quản lý bảo vệ.

- Quyền hưởng lợi hiện hành chưa khuyến khích được người dân tích cực tham gia thực hiện tốt công tác QLBVR trên diện tích được giao, có nhiều hộ dân trả lại diện tích rừng, đất rừng được giao, không muốn tiếp tục quản lý bảo vệ.

- Hộ gia đình, cá nhân nhận rừng không được Nhà nước hỗ trợ tiền để quản lý bảo vệ trên diện tích được giao đối với diện tích không nằm trong lưu vực các công trình thủy điện được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Việc kiểm tra, đôn đốc của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về thực hiện công tác QLBVR của các hộ dân đã được giao rừng chưa được chú trọng. Việc thực hiện công tác QLBVR của các hộ dân trên lâm phần được giao chưa được chủ động.

- Một số hộ gia đình đã được Nhà nước giao rừng chưa thực sự hiểu các quyền và nghĩa vụ, còn thiếu tinh thần trách nhiệm trên lâm phần được giao, thậm chí có một số hộ có dấu hiệu chuyển nhượng, cho thuê lại rừng và đất rừng trái phép; phá rừng trái phép hoặc để cho người khác vào lâm phần được giao để phá rừng trái phép.

- Một số diện tích rừng được giao tại một số xã nằm rất xa khu vực sinh sống của các hộ nhận rừng nên các hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng của người dân không được thường xuyên, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy trái phép vẫn xảy ra trên lâm phần được giao.

7. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ giao đất giao rừng.

- Một là: Cần làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước bằng những hình thức đa dạng thích hợp để người dân thấy rõ mục đích yêu cầu, hiểu rõ mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Hai là: Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn phải tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia vào công tác rà soát, đo đạc, xây dựng phương án GĐGR và xây dựng kế hoạch, quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao. Phương pháp GĐGR dựa vào cộng đồng có nhiều hiệu quả khi giao những khu rừng có vai trò gắn kết với cộng đồng (rừng bảo vệ nguồn nước, rừng gắn với văn hóa, tâm linh, tập quán... của cộng đồng)... Giao cho cộng đồng những đối tượng rừng này không nhất thiết cần hỗ trợ kinh phí họ vẫn bảo vệ được rừng vì mục đích chung của cộng đồng.

- Ba là: Việc GĐGR cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn để bảo vệ rừng và phát triển rừng kết quả cho thấy hình thức giao rừng cho cộng đồng là hiệu quả nhất, vì cộng đồng có đủ lực lượng để thường xuyên kiểm tra giám sát công tác quản lý bảo vệ rừng; có sự đồng thuận của mọi người dân trong cộng đồng, có sự lồng ghép hài hòa giữa luật tục (quy ước) và luật pháp trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, cùng chia sẽ lợi ích giữa cộng đồng và các hộ dân, phát huy được uy tín của già làng, hội đồng già làng, uy tín của trưởng họ để tập hợp cộng đồng tham gia nhằm giải quyết các mâu thuẫn về đất đai xảy ra trong và ngoài cộng đồng. Đây là mô hình cần được nhân rộng và triển khai thực hiện trong năm 2017 và các năm tiếp theo.

PHẦN II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Tên gọi, phạm vi, quy mô, địa điểm và thời gian thực hiện.

1. Tên gọi: Đề án giao rừng gắn với hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

2. Phạm vi: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

3. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

4. Quy mô: 15.616,06 ha.

Chi tiết theo huyện, xã như biểu sau:

TT

Huyện

Diện tích (ha)

Đất có rừng

Đất chưa có rừng

Ghi chú

DT2

DT1

 

Tổng cộng

15.616,06

13.091,09

892,86

1.632,11

 

1

Đăk Glei

Đăk Pét

109,77

57,81

35,09

16,87

 

Đăk Kroong

2,50

2,50

 

 

 

Cộng

112,27

60,31

35,09

16,87

 

2

Đăk Hà

Xã Đắk Hring

920,33

900,74

19,59

 

 

Xã Đắk La

4,86

4,86

 

 

 

Xã Đắk Long

933,74

782,67

75,92

75,15

 

Xã Đắk Mar

319,33

312,62

6,71

 

 

Xã Đắk Ngok

177,35

177,35

 

 

 

Xã Đắk Pxi

676,06

676,06

 

 

 

Xã Đắk Ui

251,16

250,05

1,11

 

 

Xã Ngok Réo

162,17

110,98

 

51,19

 

Xã Ngok Wang

204,77

161,01

10,00

33,76

 

Cộng

3.649,77

3.376,34

113,33

160,10

 

3

Đăk Tô

TT Đắk Tô

303,52

285,27

18,25

 

 

Xã Diên Bình

135,98

109,15

11,34

15,49

 

Xã Đắk Rơ Nga

63,96

63,96

 

 

 

Xã Đắk Trăm

617,66

235,92

57,25

324,49

 

Xã Kon Đào

10,21

10,21

 

 

 

Xã Ngọk Tụ

34,40

34,40

 

 

 

Xã Pô Cô

137,98

32,98

48,51

56,49

 

Xã Tân Cảnh

208,48

208,48

 

 

 

Xã Văn Lem

1.283,45

560,45

135,72

587,28

 

Cộng

2.795,64

1.540,82

271,07

983,75

 

4

Ia H'Drai

la Dal

263,62

243,24

20,38

 

 

la Dom

322,71

214,44

12,41

95,86

 

Ia Tơi

217,86

217,86

 

 

 

Cộng

804,19

675,54

32,79

95,86

 

5

Kon Plông

Xã Đắk Ring

498,79

475,82

22,97

 

 

Xã Đắk Tăng

41,95

41,95

 

 

 

Xã Măng Buk

103,66

95,32

8,34

 

 

Xã Măng Cành

772,90

738,61

34,29

 

 

Cộng

1.417,30

1.351,70

65,60

 

 

6

Kon Rẫy

Xã Đắk Tơ Re

310,37

105,89

93,68

110,80

 

7

Ngọc Hồi

Xã Đắk Ang

499,98

349,97

47,27

102,74

 

Xã Đắk Dục

190,64

190,64

 

 

 

Xã Đắk Kan

28,07

28,07

 

 

 

Xã Đắk Nông

107,21

104,11

3,10

 

 

Xã Đắk Xú

182,68

182,68

 

 

 

Xã Pờ Y

35,82

35,82

 

 

 

Xã Sa Loong

26,26

26,26

 

 

 

Cộng

1.070,66

917,55

50,37

102,74

 

8

Sa Thầy

Xã Hơ Moong

6,64

6,64

 

 

 

Xã Rờ Kơi

55,44

55,44

 

 

 

Xã Sa Bình

9,07

9,07

 

 

 

Xã Sa Nhơn

21,46

21,46

 

 

 

Xã Sa Sơn

4,50

4,50

 

 

 

Xã Ya Ly

56,25

56,25

 

 

 

Cộng

153,36

153,36

 

 

 

9

Tu Mơ Rông

Xã Đắk Hà

269,62

269,62

 

 

 

Xã Đắk Na

513,99

492,57

 

21,42

 

Xã Đắk Rơ Ông

392,68

379,59

13,09

 

 

Xã Măng Ri

211,12

179,85

15,23

16,04

 

Xã Ngọk Lây

650,72

550,72

39,78

60,22

 

Xã Ngok Yêu

1.394,30

1.292,00

37,99

64,31

 

Xã Tê Xăng

421,89

367,34

54,55

 

 

Xã Tu Mơ Rông

782,87

771,40

11,47

 

 

Xã Văn Xuôi

665,31

606,49

58,82

 

 

Cộng

5.302,50

4.909,58

230,93

161,99

 

5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.

6. Đơn vị thực hiện Đề án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7. Đối tượng hưởng lợi của dự án: Cộng đồng các dân tộc đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh.

8. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp khu vực thực hiện đề án.

Theo khảo sát ban đầu và qua làm việc với Chính quyền địa phương, diện tích rừng và đất rừng dự kiên giao phân tán và manh mún, Diện tích và hiện trạng các loại đất, loại rùng dự kiến giao như biểu sau:

STT

Loại đất, loại rừng

Diện tích (ha)

Chức năng rừng

Phòng hộ

sản xuất

I

Diện tích đất lâm nghiệp

15.616,06

2.443,66

13.172,40

1

Đất có rừng

13.091,09

2.086,76

11.004,33

1.1

Rừng thường xanh

9.752,49

1.648,19

8.104,30

-

Rừng gỗ lá rộng thường xanh giàu (TXG)

181,26

27,27

153,99

 

Rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình (TXB)

1.662,70

241,73

1.420,97

-

Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo (TXN)

588,35

83,56

504,79

 

Rừng gỗ lá rộng thường xanh kiệt (TXK)

4,84

 

4,84

-

Rừng lá chưa có trữ lượng (TXP)

7.315,34

1.295,63

6.019,71

1.2

Rừng lá kim

163,19

11,21

151,98

-

Rừng lá kim trung bình (LKB)

151,86

11,21

140,65

 

Rừng chưa có trữ lượng (LKP)

11,33

 

11,33

1.3

Rừng rụng lá

56,25

_

56,25

 

Rừng rụng lá kiệt (RLK)

56,25

 

56,25

1.4

Rừng hỗn giao

1.163,78

136,09

1.027,69

-

Rừng hỗ giao lá rộng, lá kim trung bình (RKB)

40,30

0,53

39,77

-

Rừng hỗn giao gỗ tre nứa (HG1)

914,36

110,02

804,34

-

Rừng hỗn giao tre nứa gỗ (HG2)

186,23

25,54

160,69

-

Rừng chưa có trữ lượng (RKP)

22,89

 

22,89

1.5

Rừng tre nứa

1.725,42

285,96

1.439,46

-

Rừng tre nứa khác (TNK)

1.725,42

285,96

1.439,46

1.6

Rừng trồng

229,96

5,31

224,65

-

Rừng trồng gỗ (RTG)

229,96

5,31

224,65

2

Đất chưa có rừng

2.524,97

356,90

2.168,07

-

Đất trống có cây gỗ rải rác (DT2)

892,86

139,71

753,15

-

Đất trống cỏ (DT1)

1.632,11

217,19

1.414,92

( Chi tiết theo từng huyện có biểu kèm theo)

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung.

Phát huy nội lực của cộng đồng/hộ gia đình, thông qua hỗ trợ thúc đẩy của Nhà nước nhằm cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình hướng đến thu nhập khá và ổn định từ kinh tế rừng, từ đó giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Sử dụng có hiệu quả 15.616,06 ha rừng và đất lâm nghiệp; bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng một cách bền vững; đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên nguyên tắc rừng và đất rừng phải có chủ thật sự; huy động nguồn lực của các hộ gia đình, cộng đồng tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Đến năm 2025 trồng mới được 1.200 ha rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng 892,9 ha, phát triển 15 ha Sâm dây và 01 ha Sâm Ngọc linh, 50 ha Sa Nhân tím. 10 ha Sâm cau, thu nhập bình quân đầu người 70 triệu đồng/năm.

III. NHIỆM VỤ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.

1. Nhiệm vụ.

1.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Nhà nước về giao đất, giao rừng, quyền lợi và nghĩa vụ đối với chủ rừng sau khi được giao đất, giao rừng... đến mọi người dân, cộng đồng địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn thôn, bản.

1.2. Đến Năm 2025, giao rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 15.616,06 ha cho cộng đồng dân cư trong đó:

+ Đối với diện tích có rừng 13.091,09 ha giao cho 152 cộng đồng để quản lý bảo vệ hưởng lợi sản phẩm từ rừng (Lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng, trồng dược liệu dưới tán rừng và nhu cầu thiết yếu về gỗ khi rừng được phép khai thác) và được hỗ trợ của Nhà nước từ các chính sách hiện hành.

+ Đối với diện tích đất chưa có rừng 2.524,97 ha giao cho các cộng đồng để hỗ trợ cho các hộ gia đình trong cộng đồng phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng sản xuất, trồng dược liệu.

1.3. Triển khai hỗ trợ phát triển cộng đồng sau giao đất giao rừng. Các nội dung hỗ trợ:

Áp dụng Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp (thay thế cho Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và Quyết định số 38/2016/QĐ- TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ) hỗ trợ các hạng mục sau:

- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng: 13091,1 ha, mức khoán 500.000 đồng/ha/năm

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện khoanh nuôi phục hồi rừng trồng bổ sung cây lâm nghiệp, mức hỗ trợ 10,8 triệu đồng/ha, qui mô hỗ trợ 892,9 ha.

- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha, qui mô hỗ trợ 1.000 ha.

- Đầu tư cho cộng đồng trồng rừng phòng hộ 200 ha để hưởng dịch vụ môi trường rừng và lâm sản theo quy định, mức đầu tư 67,6 triệu đồng/ha.

- Hỗ trợ trồng cây phân tán, mỗi cộng đồng hỗ trợ 2.000 cây, tổng số cây hỗ trợ 304.000 cây, mức hỗ trợ 7,5 triệu đồng/1000 cây.

Áp dụng Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hỗ trợ các hạng mục sau:

- Hỗ trợ giống Sâm dây cho các cộng đồng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông; Đăk Glei; Kon Plông, mức hỗ trợ 120 triệu đồng/ha, qui mô hỗ trợ 15 ha (mỗi cộng đồng 1 ha).

- Hỗ trợ giống Sâm Ngọc Linh cho các cộng đồng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/ha (10.000 cây) qui mô hỗ trợ 1 ha.

- Hỗ trợ trồng Sa nhân tím trên địa bàn huyện Đăk Tô, Kon Rẫy, qui mô hỗ trợ 50 ha, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha

- Hỗ trợ trồng Sâm cau trên địa bàn la H'Drai, qui mô hỗ trợ 10 ha, mức hỗ trợ 15triệu đồng/ha.

Từ thực tiễn sản xuất đề xuất hỗ trợ cộng đồng thí điểm 02 mô hình theo giá thực tế gồm:

- Thí điểm 01 mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ (Trồng Song mây; cu ly)

- Xây dựng mô hình mẫu về nông lâm kết hợp "Vườn rừng - sự sống trong mô hình tương hợp năng lượng"

2. Tiến độ thực hiện.

Khởi động năm 2021 và kết thúc năm 2025, tiến độ thực hiện các hạng mục của Đề án xem biểu sau:

TT

Hạng mục công việc

ĐVT

Qui mô

Tiến độ

2021

2022

2023

2024

2025

1

Xây dựng đề án

Đề án

1

1

 

 

 

 

2

Giao đất giao rừng

ha

15.616,06

 

7.000,00

8.616,06

 

 

3

Hỗ trợ cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Bảo vệ rừng

lượt/ha

52.364,40

 

13.091,10

13.091,10

13.091,10

13.091,10

3.2

Khoanh nuôi phục hồi rừng

ha

892,90

 

200,00

300,00

392,90

 

3.3

Trồng rừng sản xuất

ha

1.000,00

 

250,00

250,00

250,00

250,00

3.4

Trồng rừng phòng hộ

ha

200,00

 

50,00

50,00

50,00

50,00

3.5

Trồng cây phân tán

1.000cây

304,00

 

76,00

76,00

76,00

76,00

3.6

Trồng Sâm dây

ha

15,00

 

 

5,00

5,00

5,00

3.7

Trồng Sâm Ngọc linh

ha

1,00

 

0,50

0,50

 

 

3.8

Trồng Sa Nhân tim

ha

50,00

 

10,00

10,00

15,00

15,00

3.9

Trồng Sâm cau

ha

10,00

 

2,50

2,50

2,50

2,50

4

Thí điểm mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ

Mô hình

1

 

 

1

 

 

5

Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp

Mô hình

1

 

 

1

 

 

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chính sách về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật lâm nghiệp và các chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp của Chính phủ sâu rộng đến các cấp các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp và nhân dân. T uyên truyền về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, quốc phòng, an ninh của rừng; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm của người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

2. Giải pháp chính sách thực hiện đề án.

2.1. Chính sách của Trung ương.

a) Chính sách về quyền hưởng lợi thực hiện theo Điều 86 Luật Lâm nghiệp năm 2017 (Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

b) Chính sách hỗ trợ đầu tư quản lý, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp.

Áp dụng chính sách quy định tại dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp (thay thế cho Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ).

c) Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc Hội khóa XIV và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Cộng đồng/hộ gia đình được hưởng toàn bộ số tiền cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên diện tích rừng được giao.

2.2. Chính sách của tỉnh Kon Tum

Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Turn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3. Giải pháp về đất đai.

Thực hiện theo Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013; và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Tổ chức giao đất giao rừng thực hiện theo chương Điều 35, 36, 37, 38 Chương III Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Các bước thực hiện giao đất giao rừng như sau:

Bước 1: Đăng ký nhu cầu giao rừng: UBND huyện gửi văn bản thông báo đến các UBND cấp xã đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng. Trên cơ sở này, UBND xã thông tin về đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng đến các thôn/ cộng đồng dân cư. Thời gian từ khi UBND xã nhận được thông báo từ UBND huyện đến khi tổng hợp nhu cầu đăng ký giao rừng cấp xã gửi lên là 20 ngày làm việc.

Bước 2: UBND xã nhận và thẩm fra hồ sơ xin GĐGR của các thôn/ cộng đồng dân cư.

Bước 3: UBND huyện tổng hợp nhu cầu GĐGR cấp huyện để gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Thẩm định và phê duyệt kế hoạch GĐGR cấp huyện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan nhận Hồ sơ kế hoạch giao rừng cấp huyện. Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và trình UBND tỉnh phê duyệt. UBND tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện (cho năm kế tiếp) trước 31 tháng 12 hàng năm.

Bước 5: Ra quyết định giao rừng gắn với đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn. Thời gian thực hiện : 3 ngày làm việc

Bước 6: Thực hiện quyết định giao rừng gắn với đất lâm nghiệp

Sau khi nhận được quyết định về giao rừng gán với đất lâm nghiệp của UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau khi cộng đồng dân cư thôn thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có). Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND cấp xã tiến hành việc bàn giao rừng gắn với đất lâm nghiệp tại thực địa cho cộng đồng dân cư thôn có sự tham của các chủ rừng liền kề.

Thời gian thực hiện bước này là 5 (năm) ngày làm việc.

Bước 7: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và lưu trữ

Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành việc giao rừng gắn với đất lâm nghiệp tại thực địa, Phòng Tài nguyên và môi trường trình UBND cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư

(Chi tiết từng bước có phụ lục 01 kèm theo)

4. Giải pháp về tài chính.

- Bố trí, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho đề án theo quy định. Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho công tác bảo vệ và phát triển rừng; đa dạng nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện đề án, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định. Tăng cường vận động, tạo cơ chế huy động các nguồn đầu tư, đóng góp hợp pháp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp.

5. Các hoạt động hỗ trợ sau khi giao đất giao rừng.

- Hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình trồng rừng sản xuất trên địa bàn giao đất, rừng theo dụ thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách lâm nghiệp.

- Đầu tư trồng rừng phòng hộ trên diện tích được giao đối với diện tích quy hoạch phòng hộ.

- Hỗ trợ các hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lâm nghiệp hoặc trồng xen cây nông nghiệp theo theo dụ thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách lâm nghiệp.

- Hỗ trợ trồng dược liệu dưới tán rừng (Sâm Ngọc Linh) và dược liệu tập trung (Hồng Đang Sâm; Sa Nhân tím, Sâm Cau)

- Thí điểm mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ (trồng Song mây, Cu ly)

- Xây dựng mô hình mẫu nông lâm kết hợp.

Ngoài ra hỗ trợ cộng đồng thôn thực hiện: (i)Thành lập các Ban quản lý rừng cộng đồng tại mỗi thôn (ii) Thành lập Ban giám sát tại mỗi thôn; (iii) Thành lập các Tổ bảo vệ rừng để thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng; (iv) Xây dựng Qui chế hoạt động cho Ban quản lý rừng cộng đồng; (v) Xây dựng Qui ước bảo vệ rừng cho các thôn; (vi) Mở tài khoản tại ngân hàng cho cộng đồng; (vii) Xây dựng phương án chia sẻ lợi ích cho các cộng đồng và (viii) Tập huấn xây dựng kế hoạch tuần tra, giám sát cho các cộng đồng.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Nguồn Vốn thực hiện.

- Ngân sách Nhà nước Trung ương đầu tư theo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các hạng mục khoán bảo vệ rừng (ngoài vùng dịch vụ môi trường rừng); trồng rừng (phòng hộ, sản xuất), khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng cây phân tán; thí điểm mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ; mô hình nông lâm kết hợp và khuyến lâm.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí giao đất giao rừng và hỗ trợ trồng dược liệu dưới tán rừng, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ (phần chênh lệch giữa ngân sách Trung ương hỗ trợ so với đơn giá trồng rừng của tỉnh 17,6 triệu/ha); hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2022 khi chưa có vốn Trung ương

- Vốn Dịch vụ môi trường rừng và vốn Huy động hợp pháp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (vốn dự án) thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng.

2. Khái toán vốn thực hiện Đề án.

Tổng mức vốn đầu tư của Đề án là: 90.650.057,9 nghìn đồng (90,650 tỷ đồng).

Trong đó:

2.1. Đầu tư trực tiếp: 83.935.238,8 nghìn đồng.

- Giao đất giao rừng: 9.390.998,8 nghìn đồng

- Hỗ trợ sinh kế cho người dân: 72.325.520,0 nghìn đồng

- Thí điểm mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ: 100.000 nghìn đồng

- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp: 200.000 nghìn đồng

- Hỗ trợ lập hồ sơ và khuyến lâm: 1.918.720,0 nghìn đồng

2.2. Chi phí quản lý : 6.714.819,1 nghìn đồng

3. Phân theo nguồn vốn:

3.1. vốn Ngân sách Nhà nước Trung ương: Hỗ trợ theo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững: 45.554.508,0 nghìn đồng

3.2. Vốn Ngăn sách tỉnh: 24.419.878,7 nghìn đồng

3.3. Vốn huy động khác : 20.675.671,2 nghìn đồng.

(Chi tiết xem bảng kèm theo)

4. Đánh giá sơ bộ hiệu quả đem lại sau khi thực hiện đề án.

4.1. Về kinh tế.

Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng bình quân 400.000 đồng/ha/năm cộng đồng sẽ thu được 26,2 tỷ đồng sau 4 năm thực hiện đề án.

Nguồn thu từ trồng dược liệu dưới tán rừng (Sâm Ngọc Linh), theo tính toán, sản lượng thu hoạch khoảng 250 kg/ha, với giá mua hiện nay 100 triệu đồng/kg với qui mô trồng 01 ha sau khi thu hoạch cộng đồng sẽ thu được khoảng 40 tỷ đồng.

Thu nhập từ trồng Sâm dây, theo tính toán, sản lượng thu hoạch khoảng 3.600 kg/ha, với giá mua hiện nay 80.000 đồng/kg với qui mô trồng 15 ha sau khi thu hoạch cộng đồng sẽ thu được khoảng 4,3 tỷ đồng.

Thu nhập từ trồng rừng 1.200 ha với năng suất bình quân khoảng 100 m3/ha, giá thu mua hiện nay khoảng 800.000 đồng/m3 thì giá trị thu được khi khai thác là 96 tỷ đồng.

Thu nhập từ tiền công khoanh nuôi phục hồi rừng 892 ha sau 4 năm thu 10 tỷ đồng.

Thu nhập từ trồng Sa Nhân tím, theo tính toán bình quân 1 ha sa nhân tím có thể cho thu từ 150 - 250 kg quả khô/năm, với giá bán hiện nay khoảng 100.000 - 150.000đ/kg, mỗi năm thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/ha, trồng 50ha Sa nhân tím thu nhập 1,5 tỷ đồng.

Thu nhập từ trồng Sâm cau, theo tính toán mỗi ha Sâm cau cho năng suất 30 tấn, giá thị trường hiện nay khoảng 10 triệu/tấn (10.000 đồng/kg) thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha, như vậy trồng 10 ha sâm cau sẽ cho thu nhập 3 tỷ đồng.

Như vậy sau 4 năm thực hiện đề án các cộng đồng sẽ thu nhập khoảng 181 tỷ đồng, trừ đi chi phí đầu tư theo đề án 88,2 tỷ đồng hiệu quả đem lại ước đạt 92,8 tỷ đồng.

4.2. Về xã hội.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng - an ninh

4.3. Về Môi trường.

Giữ được diện tích rừng tự nhiên, tăng độ che phủ trên cơ sở trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, tăng cường khả năng phòng hộ đầu nguồn cho các thủy điện như Ya ly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4, Pleikrông và một số thủy điện nhỏ, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh tiến đến tiếp cận thị trường tín chỉ cacbon.

PHẦN III

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VU CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN THAM GIA ĐỀ ÁN

I. QUYỀN LỢI:

1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tụ đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.

4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.

5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.

6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.

7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.

8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.

9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác gồm:

b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;

c) Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bàng cây lâm nghiệp bản địa;

d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Lâm nghiệp; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trông rừng do chủ rừng đầu tư.

II. NGHĨA VỤ:

1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.

3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.

4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.

5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

6. Chấp hành sự quản lý, thanh fra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

8. Các nghĩa vụ khác gồm:

b) Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;

d) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;

đ) Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bàng giá trị quyền sử dụng rừng.

PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

- Tổ chức triển khai thực hiện đề án sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì và phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư lập kế hoạch hàng năm, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các địa phương để thực hiện đề án.

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đề án báo cáo UBND tỉnh định kỳ 1 năm/lần.

- Tổng hợp khó khăn vướng mắc, đề xuất hướng giải quyết để UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

II. Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Chủ trì việc tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật về đo đạc, cấp giấy CNQSDĐLN cho cán bộ cấp huyện, cấp xã trong việc thực hiện giao đất, giao rừng.

- Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, thanh tra các vi phạm trong quản lý sử dụng đất, rừng của các chủ rừng tham mưu UBND các cấp xử lý đúng quy định pháp luật.

- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện công tác giao đất đồng thời với giao rừng, cấp GCNQSDĐLN trên địa bàn.

III. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối nguồn lực thực hiện đề án.

- Huy động vốn từ các nguồn lực để thực hiện đề án.

IV. Sở Tài chính.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và kinh phí cho công tác giao đất, giao rừng hàng năm của tỉnh.

- Cân đối nguồn lực từ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững để thực hiện đề án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh toán, quyết toán việc sử dụng kinh phí giao đất, giao rừng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

V. UBND các huyện thành phố.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo giao đất, giao rừng cấp huyện và Tổ công tác giao đất, giao rừng cấp huyện.

- UBND cấp huyện có trách nhiệm:

+ Xây dựng Kế hoạch giao đất giao rừng hình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Chỉ đạo thực hiện việc giao đất đồng thời với việc giao rừng đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

VI. UBND cấp xã

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao đất, giao rừng, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng đến mọi người dân.

- Tổng hợp kế hoạch giao giao đất, giao rừng cấp xã trình UBND huyện

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn;

- Xem xét đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn; Phối hợp với Hạt kiểm lâm kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.

- Xác nhận và chuyển đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phối hợp với Hạt Kiểm lâm, cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn sau khi có quyết định giao rừng của UBND cấp huyện.

VII. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao đất giao rừng

- Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền các trình tự thủ tục về giao đất, giao rừng.

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Ngay sau khi nhận đất, nhận rừng tại thực địa, chủ rừng có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng khác có chung ranh giới.

- Quản lý, sử dụng rừng đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt và quy chế quản lý từng loại rừng theo quy định của Chính phủ.

- Các chủ rừng đều bình đẳng, thực hiện về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai và các văn bản pháp luật hiện hành.

VIII. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

Phối hợp với Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, UBND xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng; giải ngân kịp thời tiền dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng để thực hiện công tác bảo vệ rừng và cải thiện đời sống.

Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gán với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng sâu rộng đến người dân, cộng đồng dân cư thôn, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức khác, chính quyền địa phương các cấp bàng nhiều hình thức khác nhau nhàm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng..

IX. Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp.

Ủy ban MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nám rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cộng đồng dân cư để tham gia thực hiện Đề án.

Trên đây là Đề án giao rừng gán với hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

 

PHỤ LỤC 1: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIAO RỪNG GẮN VỚI ĐẤT LÂM NGHIỆP

GIAI ĐOẠN

 

CÁC BƯỚC

 

NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC

 

KẾT QUẢ

 

 

 

Bước 1. Đăng ký nhu cầu giao rừng

UBND huyện gửi văn bản thông báo đến các UBND cấp xã đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng. Trên cơ sở này, UBND xã thông tin về đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng đến các thôn/cộng đồng dân cư. Thời gian từ khi UBND xã nhận được thông báo từ UBND huyện đến khi tổng hợp nhu cầu đăng ký giao rừng cấp xã gửi lên là 20 ngày làm việc.

 

UBND huyện gửi văn bản thông báo đến các UBND cấp xã đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng

(Đối tượng đua vào Kế hoạch: Trên cơ sở hiện trạng rừng và đất LN do UBND xã quản lý có nguồn gốc từ các Nông lâm trường trả về. UBND xã chỉ đạo Cán bộ Địa chỉnh xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn rà soát các diện tích rừng, đất sạch để giao; đất đang tranh chấp, lấn chiếm; xác định diện tích thực tế đề xuất giao và hạn mức giao đưa vào kế hoạch)

- UBND xã thông tin về đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng đến các thôn/ cộng đồng dân cư

- Lãnh đạo các thôn và cộng đồng dân cư được thông tin về việc đăng ký nhu cầu giao đất gắn với giao rừng để chuẩn bị họp bàn lấy ý kiến

- UBND xã hướng dẫn Các thôn/ cộng đồng dân cư đăng ký nhu cầu giao đất gắn với giao rừng

- UBND xã tổng hợp nhu cầu GĐGR của cấp xã chi tiết đến từng thôn/ cộng đồng dân cư lên UBND huyện

 

Công văn UBND huyện gửi UBND cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND xã thông tin về đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng đến các thôn/ cộng  đồng dân cư thông qua các tối thiểu 2 trong số các hình thức dưới đây:

Niêm yết thông tin trên bản tin tại trụ sở UBND xã/ Nhà văn hóa thôn và truyền thông qua hệ thống loa phát thanh của xã/ thôn

Thông báo tại cuộc họp giao ban cấp xã có sự tham gia của lãnh đạo thôn và đại diện các tổ chức đoàn thể cấp thôn Thông báo và tham vấn tại cuộc họp toàn thể của thôn/ cộng đồng dân cư để xác định nhu cầu giao rừng

 

Lãnh đạo các thôn và cộng đồng dân cư được thông tin về việc đăng ký nhu cầu giao đất gắn với giao rừng để chuẩn bị họp bàn lấy ý kiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các thôn xác định nhu cầu giao rừng thông qua cuộc họp toàn thể của thôn/ cộng đồng dân cư để thông tin và tham vấn ý kiến

 

Biên bản cuộc họp thôn xác định thông tin ban đầu về nhu cầu giao rừng của cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành lập Ban đại diện cộng đồng tham gia vào tiến trình giao đất gắn với giao rừng (GĐGR)

 

Ban đại diện cộng đồng được thành lập với khoảng 5-7 thành viên (40% nữ)= Ban quản lý rừng cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện khảo sát - đánh giá nhanh thực trạng tài nguyên rừng

 

Báo cáo khảo sát thực trạng tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng Kế hoạch giao rừng

 

Kế hoạch giao rừng

 

Quá trình giao đất đồng bộ với giao rừng

 

 

 

Các thôn/ cộng đồng dân cư đăng ký nhu cầu giao đất gắn với giao rừng với UBND xã

 

Bộ hồ sơ bao gồm: 1) Đơn xin GĐGR cho cộng đồng (Mau số 3- Phụ lục II- Nghị định 156/2018/ NĐ-CP), 2) Kế hoạch giao rừng (bao gồm: Kế hoạch quản lý và phát triển rừng bền vững, Quy ước bảo vệ rừng,

Phương án phồng cháy chữa cháy (Theo mẫu số 1- Phụ lục III- Nghị định

156/2018/N Đ- CP)

 

 

 

 

 

Bước 2: UBND xã nhận và thẩm tra hồ sơ xin GĐGR của các thôn/ cộng đồng dân cư

 

UBND xã thành lập đoàn khảo sát đánh giá thực địa

 

Đoàn khảo sát đánh giá thực địa (có sự tham gia của đại diện ban ngành cấp thôn/bản, đại diện người dân (ít nhất 30% thành viên là phụ nữ tham gia)

 

 

 

 

Khảo sát đánh giá thực địa

 

Xác định các diện tích rừng, đất sạch để giao; đất đang tranh chấp, lấn chiếm; xác định diện tích thực tế đề xuất giao và hạn mức giao đưa vào kế hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND xã tổng hợp nhu cầu GĐGR của cấp xã chi tiết đến từng thôn/ cộng đồng dân cư lên UBND huyện

 

Bộ hồ sơ gồm: Tờ trình, Tổng hợp nhu cầu GĐGR cấp xã theo mẫu số 1- Phụ lục II- Nghị định 156/2018/NĐ- CP, Thuyết minh phương án và Bản đồ ranh giới khu vực giao đất gắn với giao rừng cho cộng đồng, dân cư

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3: UBND huyện tổng hợp nhu cầu GĐGR cấp huyện để gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

UBND huyện/ Cơ quan chức năng cấp huyện rà soát, thẩm tra hồ sơ đề nghị GĐGR của các xã

 

Tổng hợp và rà soát diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, xác định nhu cầu và chỉ tiêu giao rừng cấp huyện chi tiết đến từng đơn vị cấp xã

 

 

 

 

 

UBND huyện gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện

 

Bộ hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng gồm: Tờ trình, Tổng hợp kế hoạch giao đất giao rừng; Báo cáo thuyết minh, Bản đồ kế hoạch giao đất giao rừng

 

 

 

 

Quá trình giao đất đồng bộ vớI giao rừng

 

Bước 4: Thẩm định và phê duyệt kế hoạch GĐGR cấp huyện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan nhận Hồ sơ kế hoạch giao rừng cấp huyện. Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và trình UBND tỉnh phê duyệt. UBND tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện (cho năm kế tiếp) trước 31 tháng 12 hàng năm.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và thẩm định hồ sơ GĐGR cấp huyện

- Theo Quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 35, mục 1, Chương III của NĐ 156/2018/NĐ-CP thành phần không có Sở TN&MT (Chỉ áp dụng thuê đất đối với tổ chức)

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Tài Nguyên và Môi trường để cùng phối hợp thẩm tra hồ sơ, xác định tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ yêu cầu UBND huyện bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh hồ sơ GĐGR cấp huyện để phê duyệt

 

Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm Hồ sơ GĐGR cấp huyện đã được thẩm định

 

 

 

 

UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện

 

Quyết định phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện của UBND tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND huyện công khai kế hoạch giao rừng đã được phê duyệt tại trụ sở UBND huyện và UBND xã có rừng được giao, cho thuê

 

Công khai kế hoạch giao rừng trong 30 ngày kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

 

 

 

 

 

 

Bước 5. Ra quyết định giao rừng gắn với đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn

Thời gian thực hiện : 3 ngày làm việc

 

UBND cấp huyện xem xét, ký quyết định giao rừng gắn với đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn

 

Quyết định giao rừng gắn với đất lâm nghiệp Phê duyệt Bản cam kết giao rừng gắn với đất lâm nghiệp của cộng đồng dân cư

Quá trình giao đất đồng bộ với giao rừng

 

Bước 6. Thực hiện quyết định giao rừng gắn với đất lâm nghiệp

Sau khi nhận được quyết định về giao rừng gắn với đất lâm nghiệp của UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau khi cộng đồng dân cư thôn thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có). Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND cấp xã tiến hành việc bàn giao rừng gắn với đất lâm nghiệp tại thực địa cho cộng đồng dân cư thôn có sụ tham của các chủ rừng liền kề Thời gian thực hiện bước này là 5 (năm) ngày làm việc.

 

UBND xã thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)

 

Cộng đồng dân cư thôn hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có)

Bàn giao rừng gắn với đất lâm nghiệp tại thực địa cho cộng đồng dân cư

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND cấp xã tiến hành việc bàn giao rừng gắn với đất lâm nghiệp tại thực địa cho cộng đồng dân cư thôn có sự tham của các chủ rừng liền kề

Biên bản bàn giao có chữ ký của đại diện các đơn vị tham dự, các chủ rừng liền kề và đại diện cộng đồng dân cư thôn là thôn trưởng

 

 

 

 

 

 

 

Bước 7. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và lưu trữ

Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành việc giao rừng gắn với đất lâm nghiệp tại thực địa, Phòng Tài nguyên và môi trường trình UBND cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư

 

Phòng Tài nguyên và môi trường trình UBND cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư và trao cho đại diện cộng đồng

 

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được trao cho đại diện cộng đồng dân cư

 

 

 



1 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Kon Tum

2 Tài liệu: Kết quả kiểm kê rừng năm 2014

3 + Dự án hỗ trợ dân làng quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên (JICA) giao 808 ha cho cộng đồng thôn Vi Chring, xã Hiếu của huyện Kon Plông.

+ Phương án giao đất giao rừng UBND huyện Đăk Glei giao 2.851,1 ha/18 cộng đồng.

+ Dự án GĐGR tại xã Hơ Moong do Viện tư vấn phát hiển (CODE) hỗ trợ đã giao 86,1 ha/4 cộng đồng