- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 11Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 12Thông tư 06/2023/TT-BXD hướng dẫn nội dung về chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 13Quyết định 323/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 15Công văn 3572/BXD-PTĐT năm 2023 hướng dẫn rà soát quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, đánh giá phân loại đô thị để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đô thị cấp huyện, cấp xã do Bộ Xây dựng ban hành
- 16Quyết định 1516/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2024 cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hải Phòng, định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1274/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 19 tháng 4 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đền năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ văn bản số 3572/BXD-PTĐT ngày 09/8/2023 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn rà soát quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, đánh giá phân loại đô thị để thực hiện sắp xếp ĐVHC đô thị để thực hiện sắp xếp ĐVHC đô thị cấp huyện, cấp xã;
Căn cứ Chương trình hành động số 59-CTr/TU ngày 07/11/2023 của Thành ủy Hải Phòng về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Kết luận số 317-KL/TU ngày 08/3/2024 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 22/3/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 41/BC-HĐTĐ ngày 15/4/2024 của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo kết quả thẩm định và đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 69/TTr-SXD ngày 15/4/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Sở Xây dựng:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị cho từng giai đoạn và phối hợp thực hiện phát triển đô thị tại các đô thị trên địa bàn thành phố theo chương trình phát triển đô thị được phê duyệt và các chương trình, kế hoạch có liên quan theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đô thị trực thuộc trên địa bàn thành phố để tổ chức thực hiện rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch đô thị, lập Chương trình phát triển đô thị, lập đề án phân loại đô thị, lập các báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với các quy hoạch định hướng phát triển đô thị, phát triển hệ thống đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn thành phố theo quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Xây dựng theo quy định.
2. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan theo Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, tổ chức rà soát, lồng ghép nội dung chương trình vào các đề án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan, chủ động tổ chức thực hiện theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng về phát triển đô thị trên địa bàn do địa phương quản lý và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn thành phố, phù hợp với các quy hoạch, chương trình, kế hoạch về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng theo quy định.
- Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 và Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023; Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, các quy định pháp luật hiện hành có liên quan theo quy định.
- Chủ trì lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch thành phố, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân thành phố để phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, tổ chức phân loại đô thị đối với các đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới) trên địa bàn do địa phương quản lý, phù hợp với lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị được phê duyệt tại Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và các chương trình, kế hoạch, quy hoạch có liên quan theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, nhất là quản lý về trật tự xây dựng đô thị đối với các đô thị, khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1274/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
- Xây dựng và phát triển thành phố trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trung tâm phát triển của vùng, là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tập trung đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá gắn với nâng cao chất lượng đô thị hóa trên địa bàn thành phố, phát triển đô thị theo hướng bền vững, đồng bộ, hiện đại, tăng trưởng xanh, thông minh, giàu bản sắc văn hóa, kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu, kết nối với khu vực và thế giới.
- Phát huy đô thị lịch sử tôn vinh giá trị văn hóa con người Hải Phòng; xây dựng thành phố Hải Phòng đảm bảo phù hợp theo Nghị quyết số 45-NQ/TW với mục tiêu: là thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngang tầm với các thành phố tiêu biểu của Châu Á với các tính chất nổi trội đặc biệt như: phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ logistics.
- Xây dựng bền vững đô thị, phát triển trở thành đô thị hàng hải toàn cầu với hạ tầng hiện đại, thông minh, hướng sông - hướng biển, xanh, sử dụng năng lượng tối ưu, bảo vệ hệ sinh thái và không gian sống hấp dẫn.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị thành phố Hải Phòng phù hợp với Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 và các quy hoạch, chương trình, kế hoạch có liên quan.
- Hoàn thiện thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn thành phố, thực hiện phát triển đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, góp phần nâng cao uy tín và vị thế quốc gia trong khu vực và trên thế giới; trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Phạm vi lập Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng trên toàn bộ phạm vi ranh giới đơn vị hành chính của thành phố Hải Phòng, bao gồm bao gồm cả nội thành, ngoại thành của thành phố, trên 15 đơn vị hành chính trực thuộc với 07 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 08 huyện ngoại thành (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo) và được có giới hạn trong phạm vi, cụ thể như sau:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh;
+ Phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình;
+ Phía Đông, Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ;
+ Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
2. Các chỉ tiêu phát triển đô thị thành phố Hải Phòng:
a) Giai đoạn đến năm 2025:
- Tỷ lệ đô thị hoá thành phố Hải Phòng đạt khoảng 60 -70%;
- Mật độ dân số toàn đô thị: 2.000 người - 3.000 người/km2;
- Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, đến năm 2025 đạt 31% - 32%.
- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, đến năm 2025 đạt 16% - ≥ 24%.
- Diện tích cây xanh bình quân đầu người toàn thành phố đạt 10 - ≥ 13 m2/người vào năm 2025, (trong đó, chỉ tiêu tại khu vực nội thành, nội thị trên địa bàn thành phố đến năm 2025, đạt 10 - ≥ 15m2/người). Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành đạt 5 - ≥ 6 m2/người.
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người thành phố đạt tối thiểu 29,2 m2/người (trong đó, khu vực nội thành, đến năm 2025 đạt 28 -≥ 32 m2/người).
- Số lượng quận, danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính, quận, phường dự kiến thành lập mới, số lượng đô thị, khu vực đô thị thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, giai đoạn 2023-2025 và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo quy định.
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn.
- Mở rộng đô thị trung tâm sang khu vực huyện An Dương và điều chỉnh địa giới hành chính quận Hồng Bàng (thành lập quận An Dương và điều chỉnh 03 xã An Hưng, Đại Bản và An Hồng sang quận Hồng Bàng). Khu vực nội thành bao gồm 8 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và An Dương.
- Thành lập thành phố Thủy Nguyên trên cơ sở hiện trạng địa giới hành chính huyện Thủy Nguyên và toàn bộ đảo Vũ Yên.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I thành phố Hải Phòng theo quy định; 100% các đô thị hiện có, đô thị mới có Quy hoạch chung đô thị, Quy hoạch phân khu và cơ bản hoàn thiện xây dựng Chương trình phát triển đô thị, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị theo quy định; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.
b) Giai đoạn đến năm 2030:
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 74% - 76%.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt: 3.000 người - 3.500 người/km2.
- Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, đến năm 2030, đạt 34% - 35%.
- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, đến năm 2030, đạt 16% - ≥ 26%.
- Diện tích cây xanh bình quân đầu người toàn thành phố đạt 10 - ≥ 13 m2/người vào năm 2030, (trong đó, chỉ tiêu tại khu vực nội thành, đến năm 2030 đạt 10 - ≥ 15m2/người). Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành đạt 6 - ≥ 7 m2/người.
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người thành phố đến năm 2030 đạt tối thiểu 36,5 m2/người (trong đó, khu vực nội thành, nội thị đến năm 2030 đạt 28 - ≥ 32 m2/người).
- Số lượng quận, danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính, quận, phường dự kiến thành lập mới, số lượng đô thị, khu vực đô thị thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, giai đoạn 2025-2030 và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo quy định.
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G đạt 100%, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử đạt 100%.
- Mở rộng đô thị trung tâm sang khu vực huyện Kiến Thụy. Khu vực nội thành bao gồm 9 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và Kiến Thụy.
- Phát triển các đô thị An Lão (thị trấn An Lão, huyện An Lão), Tiên Lãng (thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng) và Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo) đạt tiêu chí đô thị loại IV.
- Xây dựng, phát triển các đô thị mới các đô thị loại V và một số đô thị hiện hữu lên đô thị loại IV theo định hướng phát triển đô thị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Quy hoạch thành phố theo quy định.
- Xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn thành phố kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng và có ít nhất 01 đô thị trực thuộc thành phố được công nhận đô thị thông minh tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.
- Phát triển thành phố Hải Phòng phù hợp với định hướng quy hoạch thành phố Hải Phòng, hướng đến mục tiêu cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt về cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị. Xây dựng thành phố là một trong số đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.
c) Giai đoạn đến năm 2035:
Trong giai đoạn này tiếp tục phát triển thành phố Hải Phòng theo hướng cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt về cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 76% - 80%.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt: 3.000 người - 3.800 người/km2.
- Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố đạt khoảng 34% - 38%.
- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị, khu vực nội thành đến năm 2035 đạt 16% - ≥ 26%.
- Diện tích cây xanh bình quân đầu người toàn thành phố đạt 10 - ≥15 m2/người vào năm 2035, (trong đó, chỉ tiêu tại khu vực nội thành, đến năm 2035 đạt 10 - ≥ 15m2/người). Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành đạt 6 - ≥ 7 m2/người.
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người thành phố đến năm 2035 đạt trên 36,5 m2/người (trong đó, khu vực nội thành, nội thị đến năm 2035 đạt 28 - ≥ 32 m2/người).
- Số lượng quận, danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính, quận, phường dự kiến thành lập mới, số lượng đô thị, khu vực đô thị thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, giai đoạn 2030-2035 và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo quy định.
+ Phát triển đô thị thành phố Thủy Nguyên đạt tiêu chí đô thị loại II.
+ Xây dựng, phát triển các đô thị mới các đô thị loại V và một số đô thị hiện hữu lên đô thị loại IV theo định hướng phát triển đô thị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) theo quy định.
2.4. Giai đoạn đến năm 2040:
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80% - 86%.
- Số lượng quận, danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính, quận, phường dự kiến thành lập mới, số lượng đô thị, khu vực đô thị thực hiện theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, giai đoạn 2035-2040 và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo quy định.
- Phân loại đô thị và mở rộng nội thị: Mở rộng khu vực đô thị trung tâm sang khu vực huyện Cát Hải, thành lập quận Cát Hải (đô thị ở hải đảo). Khu vực nội thành gồm 10 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương, Kiến Thụy và Cát Hải.
d) Tầm nhìn đến năm 2045 - 2050:
- Tầm nhìn đến năm 2045: Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và Châu Á, giúp liên kết hệ thống các đô thị trong khu vực thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị trên địa bàn thành phố phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.
- Tầm nhìn đến năm 2045 - 2050: Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
e) Các chỉ tiêu phát triển đô thị khác:
Trên cơ sở các quy định, quy hoạch, định hướng phát triển đô thị được cấp thẩm quyền ban hành tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 và số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 8/7/2019 và số 59-CTr/TU ngày 07/11/2023 của Thành ủy Hải Phòng; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy và các chương trình, kế hoạch, quy hoạch liên quan, các đơn vị có liên quan nghiên cứu tổ chức thực hiện, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng theo quy định.
3.1. Các đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.
3.2. Căn cứ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh), quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị, hồ sơ đề xuất và kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị được lập theo quy định tại Chương II, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 12/10/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định có liên quan.
3.3. Danh mục ưu tiên, tập trung đầu tư hình thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiến trúc cảnh quan đô thị theo từng giai đoạn:
a) Danh mục ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của đô thị loại I, thành phố Hải Phòng:
- Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề ra mục tiêu đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I.
- Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, thành phố Hải Phòng hiện đạt 05/05 tiêu chí, còn 06/63 tiêu chuẩn chưa đạt, cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sống đô thị. Trong thời gian tới, bên cạnh việc tập trung đầu tư mở rộng nội thành thành phố sang địa bàn huyện Kiến Thụy đến năm 2030, ưu tiên một số danh mục chính đầu tư về tiêu chuẩn đô thị loại I, như sau:
(1) Thu nhập bình quân đầu người so với cả nước (lần): tiếp tục quan tâm chuyển dịch về cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triển về công nghiệp- dịch vụ, trọng tâm phát triển dịch vụ cảng biển và logistics, dịch vụ thương mại,...theo định hướng phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 về Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040, từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố so với thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước. Tiêu chuẩn về thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước đạt từ 1,75 lần ÷ ≥ 2,14 lần.
(2) Tỷ lệ tăng dân số (%) (tiêu chuẩn đô thị loại I): Tập trung thu hút tăng dân số cơ học theo hướng thu hút nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội gắn với việc nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, đảm bảo chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị. Chú trọng đầu tư các công trình hạ tầng xã hội như: nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, tái định cư..., tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu sinh sống và làm việc tại thành phố từ đó giúp gia tăng dân số cho đô thị, trong đó: Dân số toàn đô thị (toàn thành phố) đạt từ 1 triệu người ÷ ≥ 5 triệu người; Dân số khu vực nội thành, nội thị đạt từ 0,5 triệu người ÷ ≥ 3 triệu người; Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 ÷ ≥ 3.000 người/km2; Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn đạt từ 10.000 người/km2 ÷ ≥ 12.000 người/km2.
(3) Tỷ lệ mật độ đường giao thông đô thị (km/km2) tính đến đường có bề rộng mặt đường ≥14m (tiêu chuẩn đô thị loại I): Ưu tiên các dự án về hệ thống giao thông đối với các tuyến đường có bề rộng mặt đường ≥14m, trong đó đảm bảo mật độ đường giao thông đô thị đạt từ 8 km/km2 ÷ ≥ 10 km/km2; Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt từ 16% ÷ ≥ 24%; Diện tích đất giao thông bình quân đầu người đạt từ 13 m2/người ÷ ≥ 15 m2/người.
(4) Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị (tiêu chuẩn đô thị loại I): đầu tư xây dựng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành của thành phố đạt bình quân đầu người từ 5 m2/người ÷ ≥ 6 m2/người, đề xuất xây dựng một số công viên đến năm 2025, như sau:
+ Công viên quảng trường văn hóa - hành chính tại xã Tân Dương, Dương Quan - Thủy Nguyên.
+ Công viên huyện An Dương.
+ Công viên ven sông Lạch Tray...
(5) Tiêu chuẩn tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị (%) (tiêu chuẩn đô thị loại I): Xây dựng, hoàn thiện các trình tự, thủ tục xem xét công nhận đô thị văn minh theo quy định, trong đó quan tâm xây dựng, cải tạo các tuyến phố trên địa bàn thành phố, đảm bảo trên 50% số tuyến phố trên địa bàn đạt tuyến phố văn minh đô thị.
(6) Tiêu chuẩn các Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh (tiêu chuẩn đô thị loại I): Tập trung quy hoạch, thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển đối với các khu chức năng đô thị, khu đô thị mới theo hướng đô thị xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ bước quy hoạch các khu chức năng đô thị, các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị phù hợp với các mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh, trong đó “Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh” đạt từ 4 khu ÷ ≥ 6 khu.
b) Danh mục ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan hướng đến cơ bản đạt các tiêu tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt đối với thành phố Hải Phòng:
Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề ra mục tiêu đến năm 2030, thành phố Hải Phòng cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại đặc biệt.
Trong thời gian tới, trên cơ sở các khu vực phát triển đô thị được xác định theo quy hoạch đô thị, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đô thị loại I (thành phố Hải Phòng), đồng thời với việc đầu tư hoàn thiện cơ bản các tiêu chí đô thị loại đặc biệt đến năm 2030, ưu tiên một số danh mục chính cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại đặc biệt (tổng hợp thành 05 nhóm chính), như sau:
(1) Nhóm các tiêu chuẩn về dân số, tỷ lệ tăng dân số, mật độ dân số, thu nhập bình quân người (tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt): Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tăng dân số, mật độ dân số theo quy định, trong đó: Dân số toàn đô thị (toàn thành phố) đạt từ 5 triệu người ÷ ≥ 6 triệu người; Dân số khu vực nội thành, nội thị đạt từ 3 triệu người ÷ ≥ 4 triệu người; Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 ÷ ≥ 3.500 người/km2; Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn đạt từ 12.000 người/km2 ÷ > 20.000 người/km2; Tiêu chuẩn về thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (lần) đạt từ 2,1 lần ÷ ≥ 3 lần.
(2) Tỷ lệ mật độ đường giao thông đô thị (km/km2), tính đến đường có bề rộng mặt đường ≥14m; đất giao thông đô thị; vận tải hành khách công cộng; tuyến phố văn minh đô thị (tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt): Ưu tiên các dự án về hệ thống giao thông đối với các tuyến đường có bề rộng mặt đường ≥14m, trong đó đảm bảo mật độ đường giao thông đô thị đạt từ 8 km/km2 ÷ ≥ 10 km/km2; Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt từ 18% ÷ ≥ 26%; Diện tích đất giao thông bình quân đầu người đạt từ 15 m2/người ÷ ≥ 17 m2/người. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 30 - ≥ 40%. Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị (%) công nhận đô thị văn minh theo quy định, đảm bảo 50 - ≥ 60% số tuyến phố trên địa bàn đạt tuyến phố văn minh đô thị.
(3) Nhà tang lễ (cơ sở) và tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng (%) (tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt): đến năm 2030 xây dựng nhà tang lễ đạt từ 10 cơ sở ÷ ≥ 15 cơ sở; tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt từ 60% ÷ ≥ 80%.
(4) Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị (tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt): đầu tư xây dựng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành của thành phố đạt bình quân đầu người từ 6 m2/người ÷ ≥ 7 m2/người.
(5) Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh (tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt): Tiếp tục tập trung quy hoạch, thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển đối với các khu chức năng đô thị, khu đô thị mới theo hướng đô thị xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó “Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh” đạt từ 06 khu ÷ ≥ 10 khu.
4.1. Các khu vực phát triển đô thị:
a) Mô hình, cấu trúc không gian đô thị:
- Mô hình không gian đô thị: Phát triển từ mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh” thành mô hình “Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh”.
- Cấu trúc không gian đô thị: Hai vành đai - Ba hành lang - Ba trung tâm và các đô thị vệ tinh. Trong đó:
+ Hai vành đai kinh tế gồm: (1) Vành đai kinh tế ven biển phát triển dịch vụ - du lịch - đô thị hướng ra biển; (2) Vành đai kinh tế công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thủy Nguyên), phía Tây (dọc quốc lộ 10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) kết nối với mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng.
+ Ba hành lang cảnh quan gồm: Hành lang sông Cấm, sông Lạch Tray và Văn Úc.
+ Ba trung tâm đô thị và các đô thị vệ tinh gồm: (1) Trung tâm đô thị lịch sử (khu phố cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc và phụ cận) và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; (2) Trung tâm thương mại, tài chính quốc tế (CBD) ở Hải An và Dương Kinh; (3) Đô thị sân bay Tiên Lãng. Các đô thị vệ tinh gồm các đô thị trong vùng sinh thái biển, nông nghiệp, nông thôn.
b) Các khu vực, định hướng phát triển đô thị:
Các khu vực, định hướng phát triển đô thị, định hướng bảo tồn, tôn tạo về không gian, các công trình kiến trúc có giá trị cao, cải tạo cảnh quan, nâng cấp hạ tầng để tạo dựng được bản sắc của một đô thị có bề dày lịch sử; khu vực quy hoạch phát triển không gian ven biển; khu vực quy hoạch phát triển không gian cây xanh, mặt nước; khu vực phát triển bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa; các vùng cảnh quan đặc trưng; các trục không gian cảnh quan đô thị;... thực hiện theo quy định tại khoản 5 đến khoản 11, Điều 1, Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy định khác có liên quan.
4.2. Các phương án phát triển hệ thống đô thị:
Các phương án phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 2, mục IV, Điều 1 và Phụ lục I, ban hành tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
4.3. Danh mục, lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị:
Danh mục, lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị và danh mục các đô thị cần hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị để thực hiện phương án phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
4.3.1. Danh mục thực hiện phân loại đô thị:
a. Danh mục thực hiện phân loại đô thị đến năm 2025:
- Thành phố Hải Phòng: đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, một trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại; đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Khu vực đô thị trung tâm hình thành từ đô thị nội đô lịch sử (gồm 3 quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền) phát triển về các hướng, phía Bắc qua sông Cấm thuộc huyện Thủy Nguyên; phía Nam và Đông Nam thuộc quận Kiến An, quận Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy; phía Tây dọc quốc lộ 5 thuộc huyện An Dương. Mở rộng khu vực đô thị trung tâm sang khu vực huyện An Dương (thành lập quận An Dương và điều chỉnh 03 xã An Hưng, Đại Bản và An Hồng sang quận Hồng Bàng). Khu vực nội thành bao gồm 8 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và An Dương.
- Các đô thị hiện hữu, đô thị mới được phân loại phù hợp với các quy hoạch, Chương trình phát triển từng đô thị, Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2023 - 2025 được cấp thẩm quyền ban hành theo quy định.
- Đô thị loại III: dự kiến hình thành đô thị Thủy Nguyên (ranh giới huyện Thủy Nguyên và toàn bộ đảo Vũ Yên) làm cơ sở thành lập thành phố Thủy Nguyên.
- Đô thị loại IV, loại V: các thị trấn không thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025, tối thiểu phải được công nhận là đô thị loại V, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện, trình công nhận theo quy định, trong đó các đô thị được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng, dự kiến: 07 đô thị tối thiểu loại V: đô thị Cát Bà (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải) và đô thị Tiên Lãng (thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng), đô thị Núi Đối (thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy); đô thị Cát Hải (thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải); đô thị Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo); đô thị An Lão (thị trấn An Lão, huyện An Lão) và đô thị Trường Sơn (thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão).
b. Danh mục thực hiện phân loại đô thị đến năm 2030:
- Khu vực đô thị trung tâm: Mở rộng khu vực đô thị trung tâm (nội thành thành phố Hải Phòng), đô thị loại I sang khu vực huyện Kiến Thụy (thành lập quận Kiến Thụy). Khu vực nội thành bao gồm 9 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và Kiến Thụy và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại Đặc biệt đối với thành phố Hải Phòng về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.
- Các đô thị được phân loại phù hợp với các quy hoạch, Chương trình phát triển từng đô thị, Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2025 - 2030 được cấp thẩm quyền ban hành theo quy định.
- Hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại III, thành phố Thủy Nguyên và tập trung xây dựng thành phố Thủy Nguyên hướng đến đạt tiêu chí của đô thị loại II đến năm 2035.
- 04 đô thị loại IV: Đô thị Cát Bà (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải); đô thị Tiên Lãng (thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng); đô thị Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo); đô thị An Lão (thị trấn An Lão, huyện An Lão).
- 06 đô thị loại V: đô thị Xuân Đám, đô thị Phù Long (thuộc huyện Cát Hải); đô thị Hùng Thắng (thuộc huyện Tiên Lãng); đô thị Tam Cường (thuộc huyện Vĩnh Bảo); đô thị Trường Sơn (thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão).
c. Danh mục thực hiện phân loại đô thị đến năm 2035:
- Khu vực đô thị trung tâm: Khu vực đô thị trung tâm gồm 9 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và Kiến Thụy. Đồng thời, tiếp tục củng cố các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của đô thị loại Đặc biệt.
- Các đô thị được phân loại phù hợp với các quy hoạch, Chương trình phát triển từng đô thị, Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2030 - 2035 được cấp thẩm quyền ban hành theo quy định.
- 01 đô thị loại II: thành phố Thủy Nguyên.
- 04 đô thị loại IV: đô thị Cát Bà (huyện Cát Hải); đô thị Tiên Lãng (huyện Tiên Lãng); đô thị Vĩnh Bảo (huyện Vĩnh Bảo); đô thị An Lão (huyện An Lão).
- 06 đô thị loại V: đô thị Xuân Đám; đô thị Phù Long (huyện Cát Hải); đô thị Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng); đô thị Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo); đô thị Trường Sơn (thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão).
d. Danh mục thực hiện phân loại đô thị đến năm 2040:
- Khu vực đô thị trung tâm: Mở rộng đô thị trung tâm sang khu vực đảo Cát Hải (thành lập quận Cát Hải là quận biển đảo). Khu vực nội thành bao gồm 10 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương, Kiến Thụy và Cát Hải.
- Các đô thị được phân loại phù hợp với các quy hoạch, Chương trình phát triển từng đô thị, Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2035 - 2040 được cấp thẩm quyền ban hành theo quy định.
- 01 đô thị loại II: thành phố Thủy Nguyên nâng lên đô thị loại II.
- 03 đô thị loại IV: đô thị Tiên Lãng (thành lập Thị xã Tiên Lãng, gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Tiên Lãng); đô thị Vĩnh Bảo (thành lập Thị xã Vĩnh Bảo, gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Vĩnh Bảo); đô thị An Lão (thành lập Thị xã An Lão, gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện An Lão).
4.3.2. Lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị:
(1) Thành phố Hải phòng:
a) Giai đoạn đến năm 2025 (đô thị loại I):
- Tổ chức lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch phân khu cho các quận trung tâm làm cơ sở triển khai đầu tư, phát triển đô thị.
- Tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc cho toàn thành phố theo quy định tại Luật Kiến trúc.
- Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn thành phố Hải Phòng.
- Mở rộng khu vực nội thành thành phố Hải Phòng, đô thị loại I sang huyện An Dương và điều chỉnh địa giới hành chính quận Hồng Bàng:
+ Tổ chức lập báo cáo rà soát, đánh giá phân loại đô thị loại I, thành phố Hải Phòng khi mở rộng nội thành sang địa bàn huyện An Dương (phạm vi mở rộng nội thành thành phố Hải Phòng, bao gồm 8 quận, huyện: quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và huyện An Dương).
+ Tổ chức lập các Báo cáo đánh giá về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các khu vực dự kiến thành lập phường, quận trên địa bàn huyện An Dương và quận Hồng Bàng, trình đánh giá, công nhận theo quy định.
b) Giai đoạn đến năm 2030 (cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại đặc biệt):
- Mở rộng khu vực nội thành phố Hải Phòng, đô thị loại I sang khu vực huyện Kiến Thụy và rà soát, đánh giá về thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị để đầu tư phát triển đô thị - nông thôn đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại I đối với thành phố Hải Phòng (phạm vi mở rộng nội thành thành phố Hải Phòng, bao gồm 9 quận, huyện: gồm các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và huyện Kiến Thụy).
- Tổ chức lập quy hoạch phân khu theo định hướng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố được phê duyệt: Là khu vực đô thị mới, khu công nghiệp, cảng dọc sông Văn Úc gắn với các khu dịch vụ tổng hợp - logistic cảng biển tại Nam Đồ Sơn; xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp vùng.
- Đầu tư phát triển thành phố Hải Phòng (đô thị loại I) cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại Đặc biệt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.
- Tổ chức lập Báo cáo rà soát đánh giá, phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I khi mở rộng nội thành thành phố sang địa bàn huyện Kiến Thụy (phạm vi mở rộng nội thành thành phố Hải Phòng, bao gồm 9 quận, huyện: gồm các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và huyện Kiến Thụy) trình công nhận theo quy định.
- Tổ chức lập các Báo cáo đánh giá về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các khu vực dự kiến thành lập phường, quận trên địa bàn huyện Kiến Thụy, trình đánh giá, công nhận theo quy định.
c) Giai đoạn đến năm 2035:
Tập trung rà soát, lập, điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Quy hoạch chung cho các đô thị trực thuộc nhằm phát triển hệ thống đô thị gắn với thành lập các thị xã và quận trong tương lai, phát triển đô thị gắn với địa giới hành chính, làm tiền đề phát triển các thị xã gồm: đô thị Tiên Lãng (ranh giới toàn bộ huyện Tiên Lãng), đô thị Vĩnh Bảo (ranh giới toàn bộ huyện Vĩnh Bảo) và đô thị An Lão (ranh giới toàn bộ huyện An Lão). Triển khai các quy hoạch phân khu, ưu tiên các khu vực dự kiến phát triển thành phường thuộc thị xã trong tương lai, lộ trình thực hiện như sau:
- Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, phục vụ phát triển mở rộng nội thành (thành lập quận Cát Hải), phát triển đô thị mới trực thuộc thành phố Hải Phòng (dự kiến thành lập thị xã Tiên Lãng, thị xã Vĩnh Bảo, thị xã An Lão) theo quy hoạch thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 22/12/2023.
- Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị (nếu có) phù hợp với các quy hoạch trên địa bàn thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành, làm cơ sở phát triển đô thị, đầu tư nâng cao chất lượng đô thị phù hợp định hướng quy hoạch phát triển đô thị từng giai đoạn.
- Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng đô thị, hoàn thiện các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị thành phố Hải Phòng theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại I và loại Đặc biệt.
d) Giai đoạn đến năm 2040:
- Dự kiến phát triển mở rộng khu vực nội thành thành phố Hải Phòng sang huyện Cát Hải (dự kiến thành lập quận biển đảo): rà soát, đánh giá về thực trạng trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, đầu tư phát triển đô thị - nông thôn đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại I hoặc loại Đặc biệt (phạm vi nội thị bao gồm 10 quận, huyện: gồm các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương, Kiến Thụy và huyện Cát Hải).
- Tổ chức lập quy hoạch phân khu theo định hướng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố (quy hoạch đô thị), Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) được phê duyệt: Là khu vực đô thị mới, khu công nghiệp, cảng dọc sông Văn Úc gắn với các khu dịch vụ tổng hợp - logistic cảng biển tại Nam Đồ Sơn; xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp vùng.
- Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hải Phòng hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại Đặc biệt theo quy định.
- Tổ chức lập Báo cáo hoặc Đề án đánh giá, phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc loại Đặc biệt khi mở rộng nội thành thành phố Hải Phòng sang địa bàn huyện Cát Hải (phạm vi nội thị bao gồm 10 quận, huyện: gồm 09 quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương, Kiến Thụy và 01 huyện Cát Hải) trình công nhận theo quy định.
- Tổ chức lập các Báo cáo phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các phường, quận dự kiến thành lập trên địa bàn huyện Cát Hải, trình đánh giá, công nhận theo quy định.
đ) Sau năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050:
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo tiêu chí đô thị loại đặc biệt, đảm bảo chất lượng đô thị theo quy định.
(2) Khu vực huyện An Dương (khu vực phát triển mở rộng nội thành thành phố Hải Phòng, giai đoạn đến năm 2025):
- Xây dựng huyện An Dương trở thành quận của thành phố Hải Phòng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng đô thị hóa, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ trên cơ sở tiền đề công nghiệp có lựa chọn và thân thiện môi trường. Là trung tâm động lực phát triển công nghiệp công nghệ cao của thành phố, phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, dịch vụ, trọng tâm là du lịch, logistics và lưu trú.
- Xây dựng và phát triển huyện trở thành đơn vị hành chính quận trước năm 2025 (trong đó điều chỉnh 03 xã Đại Bản, An Hưng và An Hồng sang quận Hồng Bàng) là trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistics, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.
a) Đến năm 2025:
- Lập Quy hoạch phân khu đô thị là khu vực mở rộng phía Tây với định hướng phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ đa chức năng trên tuyến đường trục chính đô thị. Phát triển trung tâm dịch vụ logistic, công nghiệp trên Quốc lộ 10 và Quốc lộ 5.
- Xây dựng các khu chức năng công cộng cấp vùng về y tế, giáo dục và dịch vụ thương mại và phát triển công viên sinh thái, công viên nông nghiệp đô thị kết hợp duy trì đa dạng sinh thái sông Rế, sông Lạch Tray và sông Cấm. Chỉnh trang các điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch được phê duyệt.
- Lập Báo cáo rà soát đánh giá, phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I khi mở rộng nội thành thành phố sang địa bàn huyện An Dương (phạm vi nội thị bao gồm 08 quận, huyện: gồm quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và huyện An Dương), trình công nhận theo quy định.
- Lập các Báo cáo đánh giá về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các phường, quận dự kiến thành lập trên địa bàn huyện An Dương, trình công nhận theo quy định.
b) Sau năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050:
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện về trình độ phát triển về cơ sở hạ tầng đô thị, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành quận sau sắp xếp theo quy định.
(3) Khu vực huyện Thủy Nguyên (khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng, gồm cả đảo Vũ Yên), dự kiến đến năm 2025):
- Huyện Thủy Nguyên (bao gồm toàn bộ đảo Vũ Yên) trở thành thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng, đô thị loại III đến năm 2025, 2030; đô thị loại II đến năm 2035; là khu đô thị mới gắn với trung tâm hành chính, chính trị mới của thành phố Hải Phòng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch văn hóa và giải trí, y tế, giáo dục, trung tâm nghề cá cấp vùng; trọng điểm về phát triển công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; động lực phát triển kinh tế biển.
- Định hướng quy hoạch là trung tâm hành chính, chính trị mới của thành phố Hải Phòng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính, du lịch văn hóa và giải trí, y tế, giáo dục trung tâm nghề cá duyên hải Bắc Bộ.
a) Đến năm 2025:
- Lập Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên (bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Thủy Nguyên và toàn bộ đảo Vũ Yên, trong đó có một phần địa giới hành chính của đảo Vũ Yên thuộc địa giới hành chính phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng).
- Lập Quy hoạch phân khu tại các khu vực dự kiến thành lập phường (khu vực nội thành của thành phố Thủy Nguyên) và lập các quy hoạch chi tiết thực hiện đầu tư, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị theo quy định;
- Lập Chương trình phát triển đô thị Thủy Nguyên theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2030, đô thị loại II đến năm 2035.
- Đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tại khu vực Bắc sông Cấm và các khu vực dự kiến thành lập phường trên địa bàn huyện theo định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên được cấp thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở hình thành thành phố thuộc thành phố Hải Phòng.
- Lập Đề án phân loại đô thị loại III, trình công nhận theo quy định;
- Lập các Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập thành phố, thành lập phường thuộc đô thị Thủy Nguyên, trình công nhận theo quy định.
b) Đến năm 2030:
Tiếp tục đầu tư nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sau khi thành lập thành phố, đô thị loại III, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành sau sắp xếp theo quy định và hướng tới các tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại II trong giai đoạn đến năm 2035.
c) Đến năm 2035:
- Rà soát, lập, điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị Thủy Nguyên (Thành phố Thủy Nguyên) theo tiêu chí đô thị loại II, đến năm 2035 theo quy định.
- Lập Đề án phân loại đô thành phố Thủy Nguyên, thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng là đô thị loại II, trình công nhận theo quy định;
- Lập các Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập thành phố, thành lập phường thuộc đô thị Thủy Nguyên phù hợp với đô thị loại II, trình công nhận theo quy định.
d) Định hướng sau năm 2035, đến năm 2050:
Tiếp tục đầu tư nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sau khi thành lập thành phố, đô thị loại II, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành sau sắp xếp theo quy định.
(4) Khu vực huyện Kiến Thụy (khu vực phát triển mở rộng nội thành thành phố Hải Phòng, giai đoạn đến năm 2030):
Xây dựng huyện Kiến Thụy trở thành đơn vị hành chính quận thuộc thành phố Hải Phòng đến năm 2030. Hình thành không gian khu kinh tế, khu công nghiệp tại một số khu vực thuộc Kiến Thụy; phát triển các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ logistics và các ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác tuyến đường ven biển và các công trình giao thông cấp quốc gia được quy hoạch trên địa bàn Kiến Thụy, phát triển nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao.
a) Đến năm 2030:
- Lập quy hoạch phân khu theo định hướng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố được phê duyệt, xây dựng và phát triển huyện Kiến Thụy trở thành đơn vị hành chính quận đến năm 2030.
- Chỉnh trang các điểm dân cư nông thôn; Hình thành dải đô thị mới, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội dọc sông Văn Úc gắn với hành lang công nghiệp; cải thiện hạ tầng thị trấn Núi Đối; tăng cường các dịch vụ an sinh xã hội phục vụ cư dân làng xóm cũ và khu nhà ở mới; khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp nhà ở - dịch vụ - công nghiệp - đào tạo nghề. Hình thành và phát triển dải đô thị mới dọc Tỉnh lộ 363 đoạn kênh Hòa Bình; hình thành các khu đô thị, khu dân cư tại thị trấn Núi Đối... theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Lập Báo cáo rà soát đánh giá, phân loại đô thị thành phố Hải Phòng, đô thị loại I khi mở rộng nội thành thành phố sang địa bàn huyện Kiến Thụy (phạm vi nội thành thành phố Hải Phòng, bao gồm 09 quận, huyện: gồm các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và huyện Kiến Thụy), trình đánh giá, công nhận theo quy định.
- Lập các Báo cáo đánh giá về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các phường, quận dự kiến thành lập trên địa bàn huyện Kiến Thụy trình công nhận theo quy định.
b) Định hướng sau năm 2030, đến năm 2050:
Tiếp tục đầu tư nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sau khi thành lập quận, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành sau sắp xếp theo quy định.
(5) Khu vực huyện Cát Hải (khu vực phát triển mở rộng nội thành thành phố Hải Phòng, giai đoạn đến năm 2040):
- Xây dựng huyện Cát Hải trở thành quận biển đảo thuộc thành phố Hải Phòng đến năm 2040. Phát triển huyện Cát Hải trở thành trọng điểm kinh tế biển của thành phố, huyện đảo thông minh, trong đó đảo Cát Bà là trung tâm du lịch sinh thái quốc gia và quốc tế; đảo Cát Hải là trung tâm dịch vụ cảng biển, trung tâm dịch vụ logistics, khu công nghiệp công nghệ hiện đại. Phát triển đa dạng, đồng bộ các phương thức giao thông kết nối giữa đảo với đất liền, đây nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các bến, công trình hạ tầng thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và thủy sản. Ưu tiên xây dựng các công trình quốc phòng - an ninh tuyến biển, đảo.
- Định hướng quy hoạch là khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, cảng biển và dịch vụ hàng hải quốc tế; trung tâm du lịch quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh thái biển đảo.
a) Đến năm 2025, 2030:
- Triển khai rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị: Thị trấn Cát Bà, thị trấn Cát Hải; đô thị mới Xuân Đám, đô thị mới Phù Long, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đô thị, phát triển hệ thống đô thị theo điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố, Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan, phù hợp với từng giai đoạn và triển khai đầu tư xây dựng theo quy định.
- Triển khai rà soát lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết: (đô thị Cát Bà, Cát Hải; Xuân Đám, Phù Long) phù hợp với các quy hoạch đô thị, xây dựng, nông thôn, quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch khác có liên quan, triển khai đầu tư theo quy định.
- Lập Chương trình phát triển từng đô thị: đô thị Cát Bà (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải); đô thị Cát Hải (thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải); đô thị mới Xuân Đám (thuộc huyện Cát Hải); đô thị mới Phù Long (thuộc huyện Cát Hải) phù hợp với quy hoạch chung từng đô thị được phê duyệt.
- Lập Đề án phân loại đô thị đối với từng đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, loại V cho từng đô thị (đô thị Cát Bà, Cát Hải; Xuân Đám, Phù Long), phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy hoạch chung, quy hoạch thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Đến năm 2035, 2040:
- Triển khai lập các quy hoạch phân khu, khu vực dự kiến thành lập các phường, quận trên địa bàn huyện Cát Hải và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội, hoàn thiện các tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng đô thị dự kiến thành lập quận, phường thuộc đô thị loại I của thành phố Hải Phòng (hướng đến cơ bản đạt các tiêu chuẩn đô thị loại Đặc biệt theo định hướng quy hoạch phát triển hệ thống đô thị thành phố Hải Phòng): Là khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, cảng biển và dịch vụ hàng hải quốc tế; trung tâm du lịch quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh thái biển đảo.
- Lập Báo cáo rà soát đánh giá, phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I (hoặc Đề án phân loại đô thị, thành phố Hải Phòng, đô thị loại đặc biệt) khi mở rộng nội thành thành phố sang địa bàn huyện Cát Hải (phạm vi nội thị bao gồm 10 quận, huyện: gồm quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương, Kiến Thụy và huyện Cát Hải) trình công nhận theo quy định.
- Lập các Báo cáo phân loại đô thị, báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các phường, quận (quận biển đảo) dự kiến thành lập trên địa bàn huyện Cát Hải trình công nhận theo quy định.
c) Định hướng sau năm 2040, đến năm 2050:
Tiếp tục đầu tư nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sau khi thành lập quận, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành sau sắp xếp theo quy định.
(6) Khu vực huyện An Lão (khu vực dự kiến thành lập Thị xã, thuộc thành phố Hải Phòng, đô thị loại IV đến năm 2040):
- Xây dựng huyện An Lão trở thành Thị xã thuộc thành phố Hải Phòng đến năm 2040. Tổ chức không gian và phát triển ngành nông nghiệp hợp lý trong xu thế đô thị hóa nhanh của thành phố, là vùng đệm phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ cao. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Định hướng quy hoạch đến năm 2040, phát triển huyện An Lão trở thành Thị xã, đô thị loại IV, thuộc thành phố Hải Phòng, với vai trò là trung tâm dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, phát triển công nghiệp sạch, dịch vụ logistics và là đầu mối giao thông phía Tây của thành phố Hải Phòng.
a) Đến năm 2025, 2030:
- Triển khai rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị An Lão (thị trấn An Lão thuộc huyện An Lão); đô thị Trường Sơn (Thị trấn Trường Sơn thuộc huyện An Lão), phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố, Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch khác có liên quan, làm cơ sở triển khai đầu tư theo quy định.
- Triển khai rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết: đô thị An Lão (thị trấn An Lão thuộc huyện An Lão); đô thị Trường Sơn (Thị trấn Trường Sơn thuộc huyện An Lão), phù hợp với các quy hoạch chung thành phố, quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch khác có liên quan, triển khai đầu tư, xây dựng theo quy định.
- Lập Chương trình phát triển từng đô thị: đô thị An Lão (thị trấn An Lão thuộc huyện An Lão); đô thị Trường Sơn (Thị trấn Trường Sơn thuộc huyện An Lão), phù hợp với quy hoạch chung từng đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo đô thị tương ứng. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
- Lập Đề án phân loại đô thị đối với từng đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, loại V theo từng giai đoạn đối với đô thị An Lão (thị trấn An Lão thuộc huyện An Lão); đô thị Trường Sơn (Thị trấn Trường Sơn thuộc huyện An Lão), phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Lập các báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định.
b) Đến năm 2035:
- Lập Quy hoạch chung đô thị mới An Lão (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện An Lão) hướng tới tối thiểu đạt đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập Thị xã An Lão.
- Lập Chương trình phát triển đô thị mới An Lão (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện An Lão) để định hướng phát triển đô thị mới An Lão thành lập thị xã An Lão theo các quy hoạch đô thị, quy hoạch thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực dự kiến thành lập phường (nội thị của thị xã) phù hợp với quy hoạch chung đô thị mới An Lão.
- Triển khai đầu tư hệ thống hạ tầng đô thị theo tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại IV (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện An Lão) và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thị xã.
c) Đến năm 2040:
- Lập Đề án phân loại đô thị (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện An Lão) theo tiêu chí đô thị loại IV, trình công nhận theo quy định.
- Lập các Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập Thị xã, thành lập các phường thuộc Thị xã An Lão, trình công nhận theo quy định.
d) Định hướng sau năm 2040, đến năm 2050:
Tiếp tục đầu tư nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sau khi thành lập Thị xã, đô thị loại IV, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành sau sắp xếp theo quy định.
(7) Khu vực huyện Tiên Lãng (khu vực dự kiến thành lập Thị xã, thuộc thành phố Hải Phòng, đô thị loại IV đến năm 2040):
- Xây dựng huyện Tiên Lãng trở thành Thị xã thuộc thành phố Hải Phòng đến năm 2040. Hình thành không gian chức năng tại một số khu vực thuộc huyện Tiên Lãng. Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở khai thác các công trình giao thông cấp quốc gia, khu chức năng được quy hoạch trên địa bàn huyện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
- Định hướng quy hoạch là khu vực đô thị phát triển công nghiệp, dịch vụ mới gắn với cảng hàng không quốc tế Tiên Lãng và đô thị dịch vụ hàng không hình thành đô thị sân bay Tiên Lãng là một trong ba trung tâm đô thị của thành phố Hải Phòng. Xây dựng đô thị mới đô thị Hùng Thắng phù hợp với tiến trình xây dựng sân bay Tiên Lãng. Phát triển hệ thống cảng sông Văn Úc, công nghiệp và logistics. Mở rộng không gian đa dạng sinh thái cửa sông Văn Úc về phía vùng biển nông, tạo quỹ đất mới xây dựng đô thị sân bay. Vùng cửa sông Văn Úc và phát triển cảng Nam Đồ Sơn.
a) Đến năm 2025, 2030:
- Triển khai rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị Tiên Lãng (thị trấn Tiên Lãng), đô thị mới Hùng Thắng (thuộc huyện Tiên Lãng), phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch khác có liên quan, làm cơ sở triển khai đầu tư theo quy định.
- Triển khai rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết: đô thị Tiên Lãng (thị trấn Tiên Lãng, thuộc huyện Tiên Lãng); đô thị Hùng Thắng (thuộc huyện Tiên Lãng) phù hợp với các Quy hoạch chung thành phố, quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch khác có liên quan, triển khai đầu tư theo quy định.
- Lập Chương trình phát triển từng đô thị: đô thị Tiên Lãng (thị trấn Tiên Lãng thuộc huyện Tiên Lãng); đô thị Hùng Thắng (thuộc huyện Tiên Lãng) phù hợp với quy hoạch chung từng đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Lập Đề án phân loại đô thị đối với từng đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, loại V cho từng đô thị (đô thị Tiên Lãng, đô thị Hùng Thắng), phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Lập các Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tương ứng. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
b) Đến năm 2035:
- Lập Quy hoạch chung đô thị mới Tiên Lãng (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Tiên Lãng), tối thiểu đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập thị xã Tiên Lãng.
- Lập Chương trình phát triển đô thị mới Tiên Lãng (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Tiên Lãng) để định hướng phát triển đô thị mới Tiên Lãng, thành lập thị xã Tiên Lãng phù hợp với các quy hoạch đô thị, quy hoạch thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực dự kiến thành lập phường (nội thị của thị xã) phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Tiên Lãng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị theo tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại IV (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Tiên Lãng) và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập phường thuộc Thị xã.
c) Đến năm 2040:
- Lập Đề án phân loại đô thị (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Tiên Lãng) theo tiêu chí đô thị loại IV, trình công nhận theo quy định.
- Lập các Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập thị xã, thành lập các phường thuộc thị xã Tiên Lãng, trình công nhận theo quy định.
d) Định hướng sau năm 2040, đến năm 2050:
Tiếp tục đầu tư nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sau khi thành lập Thị xã, đô thị loại IV, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành sau sắp xếp theo quy định.
(8) Khu vực huyện Vĩnh Bảo (khu vực dự kiến thành lập Thị xã, thuộc thành phố Hải Phòng, đô thị loại IV đến năm 2040):
- Xây dựng huyện Vĩnh Bảo trở thành thị xã thuộc thành phố Hải Phòng đến năm 2040. Hình thành không gian khu chức năng tại một số khu vực của huyện Vĩnh Bảo. Phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở khai thác hiệu quả không gian khu chức năng, các công trình hạ tầng quốc gia, thành phố trên địa bàn huyện. Chú trọng hình thành các vùng nông nghiệp tập trung trồng cây đặc trưng của Hải Phòng, khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Định hướng quy hoạch đến năm 2040, phát triển huyện Vĩnh Bảo trở thành Thị xã, đô thị loại IV, thuộc thành phố Hải Phòng, với mô hình đa ngành, đa kết nối với hành lang Quốc lộ 10, Quốc lộ 37 và tuyến đường Cao tốc ven biển trong tương lai.
a) Đến năm 2025, 2030:
- Triển khai rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo thuộc huyện Vĩnh Bảo); đô thị mới Tam Cường (thuộc huyện Vĩnh Bảo), phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch khác có liên quan, làm cơ sở triển khai đầu tư, xây dựng theo quy định.
- Triển khai rà soát lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết: đô thị Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo thuộc huyện Vĩnh Bảo); đô thị mới Tam Cường (thuộc huyện Vĩnh Bảo) phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Quy hoạch thành phố (quy hoạch tỉnh) và các quy hoạch khác có liên quan, triển khai đầu tư, xây dựng theo quy định.
- Lập Chương trình phát triển từng đô thị: đô thị Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo thuộc huyện Vĩnh Bảo); đô thị mới Tam Cường (thuộc huyện Vĩnh Bảo) phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tương ứng. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
- Lập Đề án phân loại đô thị đối với từng đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, loại V cho từng giai đoạn đối với đô thị Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo thuộc huyện Vĩnh Bảo); đô thị mới Tam Cường (thuộc huyện Vĩnh Bảo), phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Lập các báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định.
b) Đến năm 2035:
- Lập Quy hoạch chung đô thị mới Vĩnh Bảo (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Vĩnh Bảo) hướng tới đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập thị xã Vĩnh Bảo.
- Lập Chương trình phát triển đô thị mới Vĩnh Bảo (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Vĩnh Bảo) để định hướng phát triển đô thị mới Vĩnh Bảo thành lập thị xã Vĩnh Bảo theo các quy hoạch đô thị, quy hoạch thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực dự kiến thành lập phường (nội thị của thị xã) phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Vĩnh Bảo.
- Triển khai đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị theo tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại IV (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Vĩnh Bảo) và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thị xã.
c) Đến năm 2040:
- Lập Đề án phân loại đô thị (trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Vĩnh Bảo) theo tiêu chí đô thị loại IV, trình công nhận theo quy định.
- Lập các Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập thị xã, thành lập các phường thuộc thị xã Vĩnh Bảo, trình công nhận theo quy định.
d) Định hướng sau năm 2040, đến năm 2050:
Tiếp tục đầu tư nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sau khi thành lập Thị xã, đô thị loại IV, đảm bảo chất lượng đô thị hình thành sau sắp xếp theo quy định.
(9) Khu vực huyện Bạch Long Vĩ:
- Là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng huyện gắn chặt với đảm bảo quốc phòng, an ninh biển đảo. Xây dựng đảo Bạch Long Vĩ trở thành trung tâm hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc. Nghiên cứu, khai thác hiệu quả tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn. Ưu tiên xây dựng các công trình quốc phòng - an ninh tuyến biển, đảo.
- Định hướng quy hoạch phát triển huyện đảo Bạch Long Vĩ, hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn trên biển Bắc Bộ, phát triển dịch vụ du lịch và hàng hải gắn với an ninh quốc phòng.
5. Các chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị:
- Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về phát triển đô thị hiện đại, thông minh, bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu...; căn cứ điểm d, khoản 3, Điều 3a, Nghị định số số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2023 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ và khoản 3, Điều 4, Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08/9/2023 của Bộ Xây dựng và một số chương trình, kế hoạch đang triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đề ra một số nhóm nhiệm vụ, góp phần phát triển thành phố Hải Phòng bền vững trong thời gian tới, như sau:
+ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống hạ tầng khung của Quốc gia và thành phố;
+ Nghiên cứu, xây dựng mô hình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Nghiên cứu, xây dựng hạ tầng và các giải pháp quản lý ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Nghiên cứu, xây dựng, thực hiện các mô hình thúc đẩy đô thị thông minh thành phố Hải Phòng.
+ Nghiên cứu, phát triển thành phố Hải Phòng xanh (cây xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, phát thải,...).
+ Nghiên cứu, phát triển giao thông công cộng (xe Bus, Metro...).
- Căn cứ các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố về phát triển đô thị hiện đại, thông minh, bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu..., các ngành, lĩnh vực có liên quan, nghiên cứu tổ chức thực hiện, lồng ghép trong các đề án, chương trình, kế hoạch của ngành, lĩnh vực theo quy định.
a) Về đầu tư phát triển đô thị, bao gồm: Quy hoạch đô thị; hình thành, công bố kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị; thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác, chuyển giao các dự án đầu tư phát triển đô thị. Trong đó, đối với các đề xuất ưu tiên phát triển về hạ tầng đô thị nhằm đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị của đô thị, tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai và các quy định có liên quan, đảm bảo các nguyên tắc:
+ Phù hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
+ Phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan trong đô thị, gắn với an ninh quốc phòng.
+ Khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
+ Tạo ra môi trường sống tốt cho cư dân đô thị; bảo đảm lợi ích của cộng đồng hài hoà với lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử hiện có.
b) Danh mục dự kiến nguồn vốn ưu tiên đề xuất:
Trên cơ sở danh mục các dự án ưu tiên thực hiện về hạ tầng kỹ thuật khung đô thị thành phố Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại các Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023, Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 và các kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn thành phố, các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan và thực trạng phát triển đô thị thành phố Hải Phòng được rà soát theo yêu cầu tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, chương trình đề ra danh mục dự kiến nguồn vốn ưu tiên phát triển hạ tầng khung đô thị (thành phố Hải Phòng) theo từng giai đoạn, như sau:
- Dự kiến, tổng nhu cầu vốn phát triển đô thị (thành phố Hải Phòng) theo giai đoạn từ nay đến năm 2040 là: 361.002,74 tỷ đồng, trong đó dự kiến:
+ Ngân sách Trung ương: 47.183,00 tỷ đồng.
+ Ngân sách địa phương: 152.266,00 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn khác: 161.553,74 tỷ đồng.
- Đề xuất ưu tiên đầu tư và nguồn vốn, kinh phí thực hiện nêu trên, chỉ là dự kiến. Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư sẽ được cụ thể tính toán, lựa chọn và xác định trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, đầu tư xây dựng, giao đất theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai.... để triển khai thực hiện dự án theo quy định.
- Đề xuất ưu tiên đầu tư và nguồn vốn, kinh phí cho các đô thị trực thuộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng (đô thị Thủy Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Bà, Cát Hải, Núi Đối...), sẽ được cụ thể hóa trong và kế hoạch đầu tư công trung hạn, các quy hoạch, các Chương trình phát triển của từng đô thị trên được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo quy định.
c) Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện: Sử dụng các nguồn lực tổng hợp, chủ đạo từ các loại nguồn vốn đầu tư công để đầu tư các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối cho từng giai đoạn, thu hút đầu tư từ điều kiện tự nhiên, tài nguyên, quỹ đất hiện có. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, mô hình hợp tác công - tư PPP, FDI và vốn của các thành phần kinh tế khác. Căn cứ danh mục chi tiết dự án đầu tư, kế hoạch phân bổ nguồn vốn các giai đoạn 05 năm và hàng năm theo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn, dài hạn của địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
(Kèm theo Thuyết minh Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050).
- 1Quyết định 3431/QĐ-UBND năm 2022 về điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030
- 2Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Trà Vinh (mở rộng), tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Luật Kiến trúc 2019
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 12Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 13Thông tư 06/2023/TT-BXD hướng dẫn nội dung về chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 14Quyết định 3431/QĐ-UBND năm 2022 về điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030
- 15Quyết định 323/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 17Công văn 3572/BXD-PTĐT năm 2023 hướng dẫn rà soát quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, đánh giá phân loại đô thị để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đô thị cấp huyện, cấp xã do Bộ Xây dựng ban hành
- 18Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 19Quyết định 1516/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Trà Vinh (mở rộng), tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
- 21Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2024 cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hải Phòng, định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định 1274/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 1274/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/04/2024
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Anh Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết