Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1268/QĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 31 tháng 5 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành đề án đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Văn bản số 850/SYT-TTr ngày 19/5/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2016 - 2020".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”, UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung: Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Phú Thọ.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo tỷ lệ tăng ngân sách nhà nước ở địa phương thông qua Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số tăng dần qua các năm đến năm 2020.
- Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước ở địa phương, đảm bảo được cơ bản nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
- Huy động nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2016, 25% vào năm 2020.
-. Đảm bảo 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp.
- Đảm bảo 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2016 và đạt 100% vào năm 2020.
- Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các nhiệm vụ trọng tâm
1.1. Nhóm hoạt động 1 - Dự phòng và can thiệp giảm hại:
1.1.1. Chỉ tiêu đến năm 2020: Tỷ lệ người dân 15-49 tuổi hiểu đúng, có kiến thức và thực hành về các cách dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80%. Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV lên 80%. Tăng tỷ lệ người NCMT tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm lên 90%; tỷ lệ PNBD tiếp cận với chương trình bao cao su lên 90%; đảm bảo 80% người nghiện chất dạng thuốc phiện có hồ sơ quản lý trong tỉnh được điều trị methadone.
1.1.2. Nội dung triển khai:
- Tăng cường truyền thông thường xuyên, sâu rộng, có chủ đích, hướng tới từng nhóm đối tượng trong cộng đồng. Đa dạng hóa về nội dung, hình thức, kênh tuyên truyền và cách tiếp cận phù hợp, hiệu quả để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bền vững cho người dân về phòng, chống HIV/AIDS.
- Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Triển khai điều trị methadone vào trong trung tâm cai nghiện, giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam do ngành Công an và Lao động, thương binh - xã hội quản lý; triển khai các mô hình phân phát bao cao su, bơm kim tiêm theo hướng dẫn của chương trình quốc gia.
- Tiếp tục củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên tình nguyện. Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành và các địa phương trong quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người NCMT, PNBD.
1.2. Nhóm hoạt động 2 - Điều trị người nhiễm HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
1.2.1. Chỉ tiêu đến năm 2020: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm được điều trị ARV; 90% người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền. 70% phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện và con của họ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, khống chế tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con ở mức dưới 2%.
1.2.2. Nội dung triển khai:
- Mở rộng phạm vi cung cấp, đảm bảo tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện; dịch vụ điều trị ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, dự phòng lao cho người nhiễm HIV, dự phòng lây truyền mẹ con.
- Củng cố hệ thống chuyển tuyến, chuyển tiếp người nhiễm HIV/AIDS từ trạm y tế xã, phường tới các phòng khám ngoại trú điều trị ARV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện.
- Thực hiện quản lý thai sản và tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhằm phát hiện các trường hợp phụ nữ mang thai có HIV(+) và thực hiện quy trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Quản lý điều phối chương trình tư vấn, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS giữa các phòng khám ngoại trú điều trị ARV và các cơ sở dịch vụ hỗ trợ khác (tư vấn xét nghiệm tự nguyện, dự phòng và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Lao…) trên địa bàn tỉnh để phối hợp nâng cao hiệu quả chương trình. Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS theo quy định hiện hành.
- Lồng ghép các hoạt động theo dõi và chăm sóc người nhiễm HIV tại cộng đồng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS.
1.3. Nhóm hoạt động 3 - Xét nghiệm và Giám sát dịch HIV/AIDS:
- Củng cố, kiện toàn hệ thống xét nghiệm HIV/AIDS. Mở rộng độ bao phủ xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS. Cải thiện chất lượng xét nghiệm và phân cấp mạng lưới phòng xét nghiệm khẳng định HIV tới 70% các huyện, thị, thành. Duy trì, cung cấp dịch vụ xét nghiệm CD4, xét nghiệm tải lượng vi rút, xét nghiệm lao, xét nghiệm STIs và lấy mẫu, xét nghiệm PCR nhằm thực hiện điều trị ARV kịp thời, hiệu quả. Triển khai hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm.
- Xây dựng và triển khai giám sát dịch HIV thường xuyên với chất lượng ngày càng được nâng cao, lồng ghép giám sát hành vi lây nhiễm HIV đối với các nhóm dân cư, đặc biệt các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Tăng cường năng lực phân tích, đánh giá, nhận định, dự báo diễn biến và xu hướng dịch.
1.4. Nhóm hoạt động 4 - Tăng cường năng lực hệ thống, đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS:
- Đảm bảo đủ số lượng cán bộ tham gia triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến y tế theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cho đội ngũ này.
- Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, quản lý, giám sát và chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại các tuyến y tế.
- Lồng ghép và kết nối cung cấp dịch vụ gồm triển khai phân phát bơm kim tiêm, bao cao su với tư vấn xét nghiệm tự nguyện; tư vấn xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV với các dịch vụ khám chữa bệnh tại mạng lưới y tế cơ sở…
- Kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin và tài liệu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: 51.956.670.000 VNĐ, trong đó:
2.1. Theo nhóm hoạt động:
Nhóm hoạt động | Kinh phí | |
Số tiền (nghìn đồng) | Tỷ lệ % | |
1. Dự phòng và can thiệp giảm hại | 12 443 200 | 23,9 |
2. Điều trị người nhiễm HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | 35 047 580 | 67,4 |
3. Giám sát dịch HIV/AIDS | 4 465 890 | 8,7 |
4. Tăng cường năng lực hệ thống, đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS |
|
|
Tổng số | 51 956 670 | 100 |
2.2. Theo nguồn ngân sách
Nguồn ngân sách | Kinh phí | |
Số tiền (nghìn đồng) | Tỷ lệ % | |
Nguồn CTMT y tế, dân số | 5 244 520 | 10,1 |
Nguồn hỗ trợ quốc tế | 15 414 000 | 29,6 |
Nguồn ngân sách địa phương | 11 735 169 | 22,6 |
Nguồn Bảo hiểm y tế thanh toán | 11 773 665 | 22,7 |
Nguồn người dân tự chi trả | 7 789 316 | 14,9 |
Tổng số | 51 956 670 | 100 |
(Chi tiết tại các Phụ lục đính kèm)
- Nguồn CTMT Y tế, dân số: cung ứng vật tư, dụng cụ can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV, quản lý giám sát dịch theo quy định của Bộ Y tế.
- Nguồn hỗ trợ Quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu): cung ứng thuốc chữa bệnh toàn bộ đến hết năm 2017 và một phần các năm tiếp theo.
- Nguồn ngân sách của tỉnh đảm bảo các hoạt động tối thiểu về truyền thông tại các tuyến; xét nghiệm HIV miễn phí trong giám sát dịch và cho phụ nữ có thai theo quy định của Luật về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người số 64/2006/QH11; hoạt động liên ngành phòng, chống HIV/AIDS; hỗ trợ nhân viên tiếp cận cộng đồng, tình nguyện viên, đồng đẳng viên thực hiện các hoạt động vận động, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại cộng đồng...
- Nguồn Bảo hiểm y tế thanh toán: đảm bảo chi phí khám, điều trị HIV/AIDS bao gồm cả ARV theo quy định hiện hành (khi Dự án Quỹ Toàn cầu kết thúc tài trợ, dự kiến từ năm 2018).
- Nguồn người dân tự chi trả: đảm bảo chi trả toàn bộ (với người không tham gia BHYT), hoặc đồng chi trả (với người tham gia BHYT) chi phí khám, điều trị HIV/AIDS và thuốc điều trị ARV theo quy định hiện hành (khi Dự án Quỹ Toàn cầu kết thúc tài trợ, dự kiến từ năm 2018).
III. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ KINH PHÍ
1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí
1.1. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước ở địa phương cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng tính chủ động của các ban, ngành, đoàn thể trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.
1.2. Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của các địa phương, đơn vị trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, đơn vị:
- Xây dựng và ban hành quy định về vai trò, trách nhiệm của các địa phương, đơn vị trong việc lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là các hoạt động thường xuyên của địa phương, đơn vị.
1.3. Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:
- Xây dựng và ban hành các quy định, cơ chế về vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và phân bổ kinh phí hàng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.
1.4. Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS:
- Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 theo Kế hoạch số 2775/KH-UBND ngày 14/7/2015 của UBND tỉnh, nhằm tăng độ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của người nhiễm HIV khi tham gia bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.
- Mở rộng tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và có cơ chế sử dụng nguồn thu từ hoạt động này.
2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
2.1. Xây dựng cơ chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được:
- Hoàn thiện tiêu chí và cơ cấu phân bổ nguồn kinh phí của địa phương cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các nguồn kinh phí huy động khác phù hợp với tình hình dịch, tình hình kinh tế - xã hội.
- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin giữa cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS, các sở, ngành, các nhà tài trợ và liên tục cập nhật về các lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cần ưu tiên can thiệp nhằm chủ động bố trí và điều phối nguồn lực hợp lý cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được thực hiện bởi kinh phí của các nhà tài trợ quốc tế theo từng giai đoạn, lĩnh vực và địa bàn.
2.2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí:
- Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường vai trò giám sát của UBND và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.
- Định kỳ, các cơ quan tài chính và kế hoạch đầu tư phối hợp với cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS cùng cấp tiến hành kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các chương trình, dự án và của các cơ quan, đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí
- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến nhằm tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp, các ngành, đơn vị.
- Định kỳ nghiên cứu xác định ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS (địa bàn, lĩnh vực, hoạt động, đối tượng) để có sự phân bổ kinh phí hợp lý.
- Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các đoàn thể và được thực hiện bởi các nguồn kinh phí thường xuyên của tỉnh và các địa phương. Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng của địa phương.
- Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ, mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
- Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động.
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh công tác chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ.
- Phối hợp với Sở Tài chính hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nội dung thuộc đề án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Đề án theo quy định.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế đề xuất dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định.
- Thẩm định kinh phí do các cơ quan liên quan gửi Sở Tài Chính về mức chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS; trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư và thực hiện việc phân bổ, điều phối các nguồn đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định hiện hành. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về “Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.
4. Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, với các cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp cụ thể huy động tài chính cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin tuyên truyền ở cơ sở theo thẩm quyền. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trong tỉnh thực hiện thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên bằng nguồn ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn ngành xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học; sử dụng có hiệu quả kinh phí phòng, chống HIV/AIDS huy động được. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tài chính, chỉ tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS trong các nhà trường bằng nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị theo thẩm quyền.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn và tổ chức tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để nhiều người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được các chính sách xã hội hiện hành dành cho những người yếu thế, những người dễ bị tổn thương.
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm, theo quy định của pháp luật. Khuyến khích, hỗ trợ đẩy mạnh mở rộng độ bao phủ BHYT đối với người nhiễm HIV/AIDS.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, với các cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng các giải pháp cụ thể huy động tài chính cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở vui chơi giải trí, khu công cộng, bến tàu, bến xe, công viên, vườn hoa, nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn...Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt tại cộng đồng ở cơ sở.
9. Các Sở, ban, ngành khác lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người vào nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị. Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của đơn vị. Định kỳ báo cáo mức huy động kinh phí bổ sung về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh: Chủ động tham gia triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình. Phối hợp với ngành Y tế và các ngành liên quan khác cùng cấp huy động các tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí huy động được. Triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia Phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng dân cư.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, xây dựng Kế hoạch để triển khai trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS của địa phương. Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch thực hiện trên địa bàn; xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài nguồn ngân sách tỉnh cấp, các địa phương chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá triển khai Kế hoạch trên địa bàn; báo cáo định kỳ về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1 - Tổng hợp nhu cầu kinh phí đảm bảo cho các hoạt động PC HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: nghìn VNĐ
TT | Nội dung | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tổng giai đoạn 2016-2020 | ||||||
Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | ||
I | Tổng nhu cầu | 8 777 600 | 100 | 10 234 560 | 100 | 10 262 990 | 100 | 11 085 260 | 100 | 11 596 260 | 100 | 51 956 670 | 100 |
| Dự phòng lây nhiễm HIV | 1 909 600 | 21.8 | 2 765 400 | 27.0 | 2 481 400 | 24.2 | 2 631 400 | 23.7 | 2 655 400 | 22.9 | 12 443 200 | 23.9 |
| Điều trị người nhiễm HIV/AIDS | 5 936 000 | 67.6 | 6 592 860 | 64.4 | 6 926 000 | 67.5 | 7 561 860 | 68.2 | 8 030 860 | 69.3 | 35 047 580 | 67.5 |
| Giám sát và đánh giá chương trình | 932 000 | 10.6 | 876 300 | 8.6 | 855 590 | 8.3 | 892 000 | 8.0 | 910 000 | 7.8 | 4 465 890 | 8.6 |
| Nâng cao năng lực hệ thống PC HIV/AIDS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Khả năng huy động | 7 099 000 | 80.9 | 8 318 100 | 81.3 | 4 849 690 | 47.3 | 4 606 073 | 41.6 | 3 575 034 | 30.8 | 28 447 897 | 54.8 |
| Ngân sách CTMT y tế, dân số | 859 000 | 9.8 | 944 900 | 9.2 | 1 039 690 | 10.1 | 1 143 329 | 10.3 | 1 257 662 | 10.8 | 5 244 581 | 10.1 |
| Nguồn hỗ trợ Quốc tế | 5 640 000 | 64.3 | 6 774 000 | 66.2 | 1 000 000 | 9.7 | 1 000 000 | 9.0 | 1 000 000 | 8.6 | 15 414 000 | 29.7 |
| Người dân tự chi trả | 600 000 |
| 599 200 | 5.9 | 2 810 000 | 27.4 | 2 462 744 | 22.2 | 1 317 372 | 11.4 | 7 789 316 | 15.0 |
III | Kinh phí thiếu hụt tỉnh bổ sung | 1 678 600 | 19.1 | 1 916 460 | 18.7 | 5 413 300 | 52.7 | 6 479 187 | 58.4 | 8 021 226 | 69.2 | 23 508 773 | 45.2 |
| Độ bao phủ BHYT |
|
|
|
| 50% |
| 60% |
| 80% |
|
|
|
PHỤ LỤC 2: Tổng hợp nhu cầu kinh phí đảm bảo cho các hoạt động PC HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Theo nhóm hoạt động)
TT | Nhóm hoạt động | Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2016-2020 (nghìn VNĐ) | |||||||||||
Tổng | Từng năm | ||||||||||||
Số tiền | Tỷ lệ % | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||||||
Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | ||||
1 | Dự phòng lây nhiễm HIV | 12 443 200 | 23.95 | 1 909 600 | 21.76 | 2 765 400 | 27.02 | 2 481 400 | 24.18 | 2 631 400 | 23.74 | 2 655 400 | 22.899 |
2 | Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS | 35 047 580 | 67.46 | 5 936 000 | 67.63 | 6 592 860 | 64.42 | 6 926 000 | 67.49 | 7 561 860 | 68.22 | 8 030 860 | 69.254 |
3 | Theo dõi, giám sát và đánh giá | 4 465 890 | 8.60 | 932 000 | 10.62 | 876 300 | 8.56 | 855 590 | 8.34 | 892 000 | 8.05 | 910 000 | 7.8474 |
4 | Tăng cường năng lực |
| 0.00 |
| 0.00 |
| 0.00 |
| 0.00 |
| 0.00 |
| 0 |
| Tổng nhu cầu | 51 956 670 | 100 | 8 777 600 | 100 | 10 234 560 | 100 | 10 262 990 | 100 | 11 085 260 | 100 | 11 596 260 | 100 |
PHỤ LỤC 3: Chi tiết ngân sách tỉnh hỗ trợ các hoạt động PC HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020
Đơn vị tinh: Triệu VNĐ
| Nội dung hoạt động | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tổng 2016-2020 |
I | Kinh phí thực hiện các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV | 731 600 | 891 800 | 1 299 800 | 1 398 800 | 1 326 738 | 5 648 738 |
1 | Thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi | 671 600 | 627 800 | 1 035 800 | 1 134 800 | 1 062 738 | 3 908 938 |
1.1 | Tuyến xã, phường, thị trấn | 148 800 | 148 800 | 148 800 | 148 800 | 148 800 | 744 000 |
- | Thù lao cán bộ chuyên trách xã trọng điểm | 148 800 | 148 800 | 148 800 | 148 800 | 148 800 | 744 000 |
1.2 | Tuyến huyện, | 39 000 | 39 000 | 39 000 | 39 000 | 39 000 | 130 000 |
- | Truyền thông (Truyền thanh) qua hệ thống Đài phát thanh, huyện, |
|
|
|
|
| 65 000 |
- | Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS: Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (mít tinh, cổ động, diễu hành, băng done tuyên truyền) | 39 000 | 39 000 | 39 000 | 39 000 | 39 000 | 65 000 |
1.3 | Tuyến tỉnh | 483 800 | 440 000 | 848 000 | 947 000 | 874 938 | 3 034 938 |
- | Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS: Tháng hành động quốc gia PC AIDS nhân ngày 1/12. | 80 000 | 120 000 | 150 000 | 150 000 | 150 000 | 650 000 |
- | In ấn tờ rơi tuyên truyền đến cộng đồng | 40 000 | 50 000 | 50 000 | 50 000 | 50 000 | 240 000 |
- | Đào tạo đồng đẳng viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế thôn bản (người không hưởng lương từ NSNN): 3 ngày, 60 người/lớp, chi phí cụ thể 1 lớp: | 90 000 | 90 000 | 308 000 | 407 000 | 354 938 | 1 249 938 |
| Hỗ trợ tiền ăn đại biểu | 18 000 | 18 000 | 18 000 | 18 000 | 18 000 | 90 000 |
| Hỗ trợ đi lại cho học viên | 27 000 | 27 000 | 27 000 | 27 000 | 27 000 | 135 000 |
| Tiền nước uống HV, GV | 5 400 | 5 400 | 5 400 | 5 400 | 5 400 | 27 000 |
| Tiền thuê phòng ngủ HV | 45 000 | 45 000 | 45 000 | 45 000 | 45 000 | 225 000 |
| Tiền thuê hội trường | 15 000 | 15 000 | 15 000 | 15 000 | 15 000 | 75 000 |
| Phô tô tài liệu | 3 000 | 3 000 | 3 000 | 3 000 | 3 000 | 15 000 |
| Thù lao giảng viên | 1 200 | 1 200 | 1 200 | 1 200 | 1 200 | 6 000 |
| Chi mua VPP | 4 200 | 4 200 | 4 200 | 4 200 | 4 200 | 21 000 |
- | Tuyên truyền lồng ghép phối hợp các ban ngành đoàn thể tuyến tỉnh | 40 000 | 50 000 | 60 000 | 60 000 | 60 000 | 270 000 |
- | Chi khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt công tác PC HIV hàng năm | 20 000 | 30 000 | 30 000 | 30 000 | 30 000 | 140 000 |
- | Mua ấn phẩm Tạp chí HIV/AIDS và cộng đồng cấp phát cho các sở, ngành, và các huyện | 15 000 | 20 000 | 20 000 | 20 000 | 20 000 | 95 000 |
- | Hội nghị triển khai kế hoạch hàng năm với các đơn vị liên quan tỉnh và huyện |
|
| 80 000 | 80 000 | 60 000 | 220 000 |
| Tiền xăng xe giám sát, điện nước VPP. .. | 80 000 | 80 000 | 150 000 | 150 000 | 150 000 | 170 000 |
2 | Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV | 60 000 | 264 000 | 264 000 | 264 000 | 264 000 | 1 116 000 |
2.1 | Can thiệp cho người Nghiện chích ma túy (NCMT) | 60 000 | 264 000 | 264 000 | 264 000 | 264 000 | 1 116 000 |
- | Phụ cấp cho đồng đẳng viên ma túy |
| 174 000 | 174 000 | 174 000 | 174 000 | 696 000 |
- | Bảo hộ lao động | 10 000 | 20 000 | 20 000 | 20 000 | 20 000 | 90 000 |
- | Mua hộp đựng BKT bẩn (01 hộp thu gom 150 chiếc bơm kim tiêm bẩn) | 50 000 | 70 000 | 70 000 | 70 000 | 70 000 | 330 000 |
II | Kinh phí thực hiện các hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS | 360 000 | 408 660 | 550 000 | 580 000 | 630 000 | 2 528 660 |
1 | Điều trị người nhiễm HIV/AIDS | 290 000 | 330 000 | 430 000 | 430 000 | 440 000 | 1 920 000 |
- | Thuốc nhiễm trùng cơ hội (1 năm) | 30 000 | 30 000 | 50 000 | 50 000 | 50 000 | 210 000 |
- | Xét nghiệm tải lượng vi rut | 55 000 | 60 000 | 80 000 | 80 000 | 60 000 | 335 000 |
- | Xét nghiệm CD4 theo TT 32/2013/TT-BYT ngày 17/10/2013 | 40 000 | 50 000 | 70 000 | 70 000 | 50 000 | 280 000 |
- | Xét nghiệm cơ bản gồm (huyết học, sinh hóa, nước tiểu...) | 40 000 | 50 000 | 70 000 | 70 000 | 80 000 | 310 000 |
- | Vận chuyển mẫu xét nghiệm khẳng định lên tỉnh và tải lượng vi rút, CD4, PCR lên TW | 20 000 | 20 000 | 40 000 | 40 000 | 50 000 | 170 000 |
- | Kiểm tra giám sát hoạt động điều trị ARV | 60 000 | 70 000 | 70 000 | 70 000 | 80 000 | 350 000 |
- | In bệnh án điều trị, biểu mẫu | 30 000 | 30 000 | 30 000 | 30 000 | 40 000 | 160 000 |
- | Quản lý, đánh giá kháng thuốc điều trị | 15 000 | 20 000 | 20 000 | 20 000 | 30 000 | 105 000 |
2 | Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | 70 000 | 78 660 | 120 000 | 150 000 | 190 000 | 608 660 |
- | Sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai (khoảng 20% phụ nữ mang thai trên năm) | 30 000 | 38 660 | 60 000 | 70 000 | 90 000 | 288 660 |
- | Vật tư tiêu hao (găng tay, bơm tiêm, bông, cồn…) | 20 000 | 20 000 | 30 000 | 40 000 | 50 000 | 160 000 |
- | Hỗ trợ công lấy mẫu và xét nghiệm | 20 000 | 20 000 | 30 000 | 40 000 | 50 000 | 160 000 |
III | Kinh phí hoạt động giám sát và đánh giá chương trình | 468 200 | 616 000 | 753 500 | 806 271 | 795 000 | 3 438 971 |
1 | Xét nghiệm sàng lọc HIV (giám sát thường xuyên) | 195 000 | 280 000 | 360 000 | 360 271 | 270 000 | 1 465 271 |
- | Sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV | 165 000 | 160 000 | 180 000 | 240 000 | 280 000 | 1 025 000 |
- | Hỗ trợ công lấy mẫu, xét nghiệm | 15 000 | 20 000 | 50 000 | 70 000 | 90 000 | 245 000 |
- | Vật tư tiêu hao (găng tay, bơm tiêm...) | 15 000 | 20 000 | 50 000 | 70 000 | 90 000 | 245 000 |
2 | Xét nghiệm sàng lọc HIV nhóm NCMT, PNBD (giám sát trọng điểm) theo quy định của Bộ Y tế | 55 000 | 118 000 | 136 500 | 150 000 | 190 000 | 649 500 |
- | Sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV | 25 000 | 30 000 | 50 000 | 100 000 | 120 000 | 325 000 |
- | Hỗ trợ công lấy mẫu, xét nghiệm | 15 000 | 20 000 | 40 000 | 20 000 | 30 000 | 125 000 |
- | Vật tư tiêu hao (găng tay, bơm tiêm...) | 15 000 | 20 000 | 40 000 | 30 000 | 40 000 | 145 000 |
3 | Xét nghiệm khẳng định phát hiện HIV | 124 000 | 108 000 | 117 000 | 126 000 | 135 000 | 610 000 |
- | Sinh phẩm xét nghiệm khẳng định HIV (700 mẫu dương tính/năm x 2 test) | 104 000 | 50 000 | 120 000 | 150 000 | 180 000 | 604 000 |
- | Hỗ trợ công xét nghiệm | 10 000 | 15 000 | 30 000 | 50 000 | 60 000 | 165 000 |
- | Vật tư tiêu hao (găng tay, bơm tiêm...) | 10 000 | 15 000 | 30 000 | 50 000 | 60 000 | 165 000 |
4 | Kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình | 94 200 | 110 000 | 140 000 | 170 000 | 200 000 | 714 200 |
- | Nghiên cứu KH, đánh giá diễn biến dịch, kết quả can thiệp giảm hại, điều trị và kiến thức, thực hành của cộng đồng | 30 000 | 40 000 | 50 000 | 60 000 | 70 000 | 250 000 |
- | Kiểm tra giám sát hoạt động xét nghiệm, thống kê, báo cáo | 30 000 | 30 000 | 40 000 | 50 000 | 60 000 | 210 000 |
- | In ấn tài liệu biểu mẫu giám sát, báo cáo, bảo quản , VPP…. | 34 200 | 40 000 | 50 000 | 60 000 | 70 000 | 254 200 |
IV | Tăng cường năng lực hệ thống (Đầu tư trang thiết bị và hệ thống cơ sở hạ tầng) |
|
|
|
|
|
|
- | Mua bổ sung trang thiết bị hằng năm |
|
|
|
|
|
|
- | Sửa chữa, bảo dưỡng, mua mới: Trang thiết bị, máy xét nghiệm, phương tiện vận chuyển … |
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí (I+II+III+IV) | 1 559 800 | 1 916 460 | 2 603 300 | 2 785 071 | 2 751 738 | 11 616 369 |
- 1Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2Quyết định 597/QĐ-UBND về kế hoạch và kinh phí dự án "Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên năm 2016
- 3Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về tăng cường triển khai thực hiện chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90, phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 1732/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hoạt động và ngân sách chi tiết năm 2016 của Ban quản lý Dự án Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng tỉnh Thanh Hóa sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á
- 5Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thái Bình
- 6Nghị quyết 40/2016/NQ-HĐND9 về bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 30/2016/QĐ-UBND bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 108/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
- 4Quyết định 608/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 32/2013/TT-BYT hướng dẫn quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Kế hoạch 2775/KH-UBND năm 2015 triển khai thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020
- 9Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 10Quyết định 597/QĐ-UBND về kế hoạch và kinh phí dự án "Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên năm 2016
- 11Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về tăng cường triển khai thực hiện chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90, phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 1732/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hoạt động và ngân sách chi tiết năm 2016 của Ban quản lý Dự án Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng tỉnh Thanh Hóa sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á
- 13Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thái Bình
- 14Nghị quyết 40/2016/NQ-HĐND9 về bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
- 15Quyết định 30/2016/QĐ-UBND bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
Quyết định 1268/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 1268/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Bùi Minh Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra