Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1240/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 16 tháng 8 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 21/2023/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 467/TTr-SNN ngày 26 tháng 7 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Trà Vinh giai 2023 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: NN&PTNT, KH&ĐT, TC;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP. UBND tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm; BQL rừng phòng hộ;
- Các Phòng: KT, CN-XD, KG-VX,  TH-NV; BTCD-NC và TT. TH - CB;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2025 đạt 50% các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 20302. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế - xã hội

- Về kinh tế

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân là 2,5%/năm.

Giai đoạn 2023 - 2025, trồng mới 656 ha rừng (rừng sản xuất 353 ha, rừng phòng hộ 303 ha), nâng tổng số diện tích rừng toàn tỉnh đạt 10.097 ha vào năm 2025.

Triển khai khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh, năng lực về đánh giá tích tụ các-bon của rừng góp phần phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật.

Triển khai các biện pháp nâng chất lượng rừng, tập trung huy động nguồn lực thực hiện trồng rừng bổ sung, góp phần nâng giá trị, chất lượng và tác dụng rừng; triển khai đánh giá và lựa chọn các mô hình nông - lâm kết hợp hiệu quả, làm cơ sở ứng dụng và nhân rộng tại các khu vực rừng.

- Về xã hội

Tạo việc làm cho 250 lao động thông qua các hoạt động, dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho lực lượng Kiểm lâm và chủ rừng. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Tăng cường tuần tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp; phấn đấu số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp giảm trung bình 5%/năm.

b) Về môi trường

- Quản lý, bảo vệ tốt 9.538,74 ha rừng hiện có; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đối với 420 ha rừng Phi lao, không để xảy ra cháy rừng; trồng 1.386.210 cây xanh- Thành lập khu bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái rừng ngập mặn Cồn Nạng, huyện Cầu Ngang, góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học kết hợp phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái rừng. Tiếp tục triển khai trồng, phục hồi và bảo tồn loài Gõ Nước trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các biện pháp lâm sinh góp phần nâng chất lượng và tác dụng phòng hộ của rừng.

c) Về an ninh, quốc phòng

Phát triển lâm nghiệp bền vững, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội và góp phần tham gia đảm bảo an ninh, quốc phòng, đặc biệt là khu vực biên giới biểnII. NHIỆM VỤ

1. Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

a) Về bảo vệ rừng

- Tăng cường quản lý, bảo vệ tốt 9.538,74 ha rừng hiện có. Phấn đấu đến năm 2025, có 80% diện tích rừng được giao cho chủ rừng quản lý. Tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

- Tiếp tục triển khai khoán bảo vệ rừng phòng hộ; xúc tiến triển khai công tác giao rừng, phấn đấu đến năm 2025 tiến hành giao 2.535 ha rừng sản xuất cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý.

- Áp dụng biện pháp lâm sinh làm giàu rừng (tỉa thưa rừng và trồng bổ sung), phấn đấu đến năm 2025, tổng trữ lượng rừng toàn tỉnh đạt 0,83 triệu m3, tăng 0,16% trữ lượng rừng so với năm 2022.

- Tăng cường tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp (trung bình giảm 5%/năm), không để xảy ra các vụ việc vi phạm có tính chất phức tạp, nghiêm trọng.

- Nghiên cứu cơ sở pháp lý và điều kiện thực tế để xây dựng và thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 và Dự án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2023 - 2030 đảm bảo đúng theo quy định.

- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.

- Tiếp tục tăng cường thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại rừng; tập trung chuyển đổi cây trồng, áp dụng kỹ thuật trồng rừng bổ sung vào khu vực rừng trồng thuần loài, góp phần củng cố tính năng phòng hộ của rừng, đồng thời hạn chế xảy ra dịch bệnh trên diện rộng.

- Đo đạc cắm mốc ranh giới rừng, góp phần quản lý tốt đất rừng và rừng; phát triển dịch vụ môi trường rừng và các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp; thực hiện các hoạt động giảm thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất, suy thoái rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng.

- Hạn chế chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho tổ chức.

- Hướng dẫn quản lý rừng bền vững cho chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng; tăng cường nâng cao năng lực về quản lý bền vững và chứng chỉ rừng. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho chủ rừng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu hướng đến năm 2025 có 100% các chủ rừng là tổ chức đủ năng lực theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng về phòng cháy, chữa cháy rừng.

b) Phòng cháy, chữa cháy rừng

Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và triển khai Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm; tổ chức tuần tra và trực phòng cháy, chữa cháy rừng Phi lao; tập huấn, tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

Thành lập khu bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái rừng Cồn Nạng, huyện Cầu Ngang, góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Tiếp tục triển khai trồng, phục hồi và bảo tồn loài Gõ Nước trên địa bàn tỉnh. Rà soát quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học các khu vực rừng tại xã Long Vĩnh, Long Khánh, Đông Hải huyện Duyên Hải và xã Trường Long Hòa, xã Dân Thành thị xã Duyên Hải.

2. Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

a) Phát triển rừng

- Phối hợp, lồng ghép triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh, phấn đấu giai đoạn 2023 - 2025 trồng mới 656 ha rừng, nâng tổng số diện tích rừng toàn tỉnh đạt 10.097 ha vào năm 2025, gồm:

Diện tích trồng rừng sản xuất: 353 ha (trung bình 117,67 ha/năm);

Diện tích trồng rừng phòng hộ: 303 ha (trung bình 101 ha/năm).

- Chú trọng triển khai trồng rừng, tăng nhanh diện tích rừng nhằm đạt độ che phủ rừng 4,2% vào năm 2025; không thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

- Đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng phát triển diện tích cây lâm sản ngoài gỗ, phấn đấu đến năm 2025, diện tích cây lâm sản ngoài gỗ đạt 100 ha (rừng Dừa nước, cây dược liệu, cây ngắn ngày trồng dưới tán rừng).

- Tập trung triển khai các kế hoạch, dự án trồng rừng giai đoạn 2023 - 2025: Dự án Đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 (trồng mới 148 ha). Dự án Khôi phục và Quản lý bền vững rừng ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (trồng mới 350 ha). Kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 (trồng mới 118 ha). Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2023 - 2025 (trồng mới 40 ha).

b) Nâng cao năng suất chất lượng rừng

- Ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ để giảm thiểu tác hại do thiên tai, cải thiện môi trường, giảm phát thải; cung ứng dịch vụ môi trường rừng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời tạo tiền đề để thu hút và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng.

- Áp dụng biện pháp kỹ thuật nâng chất lượng rừng, chú trọng trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế cao (cây họ Đước), góp phần nâng chất lượng, tác dụng phòng hộ, đồng thời góp phần nâng mức đa dạng sinh học và giá trị rừng. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên được nâng chất lượng đạt 30% so với tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh.

- Xúc tiến công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận đến đạt 80%. Đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng áp dụng các biện pháp thâm canh trong trồng rừng sản xuất, phấn đấu đến năm 2025, năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình đạt 22,5 m3/năm; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, thị trường.

- Xây dựng Đề án cải tạo rừng kém hiệu quả, sắp xếp lại rừng theo hướng tập trung, thuần loài kết hợp với nuôi trồng thủy sản huyện Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Xây dựng Đề án chuyển hóa rừng giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

3. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

Triển khai hướng dẫn, đôn đốc chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, làm cơ sở đánh giá và cấp chứng chỉ rừng bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% chủ rừng là tổ chức được quản lý rừng bền vững. Tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý bền vững và chứng chỉ rừng; có hướng dẫn riêng cho các nhóm đối tượng khác nhau như: cá nhân, hộ, nhóm hộ, cộng đồng...; tăng cường nâng cao năng lực cho các bên liên quan về quản lý bền vững và chứng chỉ rừng.

4. Hoạt động khác

a) Tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp

Lồng ghép triển khai các dự án, đề án và các chính sách phát triển lâm nghiệp góp phần đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân là 2,5%/năm:

- Chú trọng phát triển khai thác và chế biến gỗ, củi từ cây phân tán: phấn đấu sản lượng khai thác trung bình gỗ đạt 74.306 m3/năm, củi là 295.437 ster/năm, các loài tre là 2.851.000 cây/năm, lá dừa nước 18.927.000 lá/năm và các loài lâm sản ngoài gỗ khác đạt 137 tấn/năm. Tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tăng cường triển khai chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND).

- Tiếp tục tuyên truyền và triển khai Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

- Xây dựng mới các dự án đầu tư trồng rừng trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

b) Tăng giá trị sản phẩm lâm sản được tiêu thụ

Phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản. Tiếp tục phát triển sản xuất đỗ gỗ phục vụ tiêu dùng tại địa phương, phấn đấu giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước trung bình đạt 148 tỷ đồng/năm (tương đương 6,4 triệu USD/năm).

c) Khai thác gỗ từ rừng trồng

Khai thác, tỉa thưa rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kết hợp trồng bổ sung những loại cây có giá trị kinh tế cao (chú trọng trồng loài cây Đước đôi); phấn đấu sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng trung bình đạt 74.306 m3/năm và củi là 295.437 ster/năm (tương đương 0,28 triệu m3/năm). Tỷ lệ sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ trong tỉnh trung bình đạt 20%/năm.

d) Phát triển dịch vụ môi trường rừng

- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền xúc tiến thuê dịch vụ môi trường rừng. Phấn đấu trung bình 02 đơn vị/năm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến năm 2025, diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng là 100 ha (rừng phòng hộ); số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng: ước trung bình đạt 100 triệu/năm. Tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân tăng 2,5%. Chú trọng thu tiền dịch vụ môi trường rừng từ các hoạt động thuê dịch vụ môi trường rừng (du lịch; nuôi thủy sản).

- Tiếp tục triển khai khoán bảo vệ rừng phòng hộ. Duy trì số hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng là 1.638 hộ, với tổng diện tích là 3.650 ha vào năm 2025.

- Triển khai thực hiện xây dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về đánh giá tích tụ các bon của rừng, góp phần triển khai thực hiện phát triển dịch vụ môi trường rừng của tỉnh.

đ) Tăng giá trị thu nhập từ rừng

Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển rừng, khoán bảo vệ rừng, phát triển các mô hình sản xuất dưới tán rừng nhằm góp phần tăng thu nhập từ rừng cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Phấn đấu tăng giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất đến năm 2025 tăng 1,5 lần so với năm 2020. Sau khi hoàn thành giao rừng sản xuất, các chủ rừng là cá nhân, hộ dân địa phương được tăng nguồn thu nhập từ rừng, từ hoạt động khai thác rừng và khai thác, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng. Phấn đấu tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp đến năm 2025 tăng 1,5 lần so với năm 2020, gồm các nguồn thu chính như: tiền khoán bảo vệ rừng phòng hộ (500.000 đồng/ha), khai thác rừng sản xuất và khai thác, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng; khai thác lâm sản ngoài gỗ.

e) Ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa trong lâm nghiệp

- Đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa trong lâm nghiệp, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trồng rừng tập trung đạt 10% (sử dụng máy móc từ khâu sản xuất, vận chuyển cây giống và đào hố, lấp hố trồng rừng).

- Thí điểm ứng dụng công nghệ cao trong quản lý bảo vệ rừng tại 01 khu vực rừng phòng hộ. Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại về kiểm kê, thống kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; có ít nhất 01/02 chủ rừng là tổ chức (Ban Quản lý rừng phòng hộ) ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng, chiếm 50% tổng số chủ rừng là tổ chức trên địa bàn tỉnh; có ít nhất 10% doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao, làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp.

g) Tăng cường năng lực cho tổ chức, cá nhân ngành lâm nghiệp

- Tuyên truyền, đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 có 50% lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực lâm nghiệp được đào tạo (không tính lao động làm việc theo vụ việc, hợp đồng ngắn hạn), bao gồm cơ quan quản lý về lâm nghiệp (Chi cục Kiểm lâm), chủ rừng là tổ chức và doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Tiếp tục duy trì tăng cường năng lực quản lý rừng và đa dạng sinh học cho Ban Quản lý rừng phòng hộ.

- Xây dựng Dự án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2023 - 2030.

h) Tăng tỷ lệ che phủ rừng

Triển khai các dự án, kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2023 - 2025. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 4,2%, trung bình tỷ lệ độ che phủ rừng tăng 0,044%/năm.

i) Tăng cường trồng cây xanh phân tán

Tiếp tục tăng cường triển khai Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về trồng rừng, trồng cây xanh phân tán trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025: trồng 616.040 cây xanh phân tán (năm 2023: 204.090 cây; năm 2024: 211.725 cây; năm 2025: 200.225 cây), góp phần đạt chỉ tiêu trồng 2,1 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp; rà soát, tham mưu sửa đổi bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển rừng, trồng cây phân tán theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững; quản lý rừng tự nhiên, phát triển lâm nghiệp cộng đồng, dịch vụ môi trường rừng; chính sách định giá rừng, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đối với các ban quản lý rừng phòng hộ; chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường...

- Xây dựng chính sách huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, như: giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư, phát triển rừng cộng đồng; hưởng lợi từ rừng, thực sự tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng; quyền sử dụng đất, rừng để sản xuất kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường; cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng, chữa cháy rừng; chính sách đối với người lao động, người dân sống gần rừng ở vùng sâu, vùng xa.

- Thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất lâm - ngư kết hợp, nông - lâm kết hợp để làm cơ sở tổng kết, đánh giá, xây dựng mới các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp.

2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

- Tổ chức tuyên truyền truyền nâng cao nhận thức pháp luật về Lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp cho các hộ dân vùng ven rừng. Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc trồng cây xanh, trồng rừng; tăng cường ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của Nhân dân, vận động nhân dân lên án, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phá rừng, khai thác rừng trái phép.

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị cung ứng dịch vụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững của tỉnh.

- Tăng cường truyền thông với nội dung phong phú và hình thức đa dạng, phát huy truyền thống hiện đại và mạng xã hội tạo sự thay đổi về nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng; chú ý yếu tố văn hóa, dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở và các ngành về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn, cam kết về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp.

- Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh; phát triển nông lâm kết hợp, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường rừng.

3. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

- Thực hiện điều tra, kiểm kê, cập nhật diễn biến rừng, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu về lâm nghiệp tỉnh Trà Vinh, làm cơ sở định hướng, quy hoạch phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới.

- Xây dựng bản đồ trồng rừng giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030.

- Phối hợp các bên liên quan rà soát, thống nhất cập nhật quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp vào quy hoạch chung của tỉnh. Xây dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh.

4. Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất

- Đối với rừng phòng hộ: kiện toàn hệ thống chủ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng hiệu quả, tập trung nhiệm vụ phát triển rừng gắn với tăng thu nhập từ rừng.

- Đối với sản xuất hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo nhóm hộ; áp dụng thâm canh rừng sản xuất, tập trung vào trồng các cây họ Đước kết hợp phát triển mô hình lâm - ngư kết hợp theo hướng tận dụng tối đa không gian rừng.

5. Khoa học, công nghệ và khuyến lâm

- Tiến hành công nhận cây trội đối với loài cây Dầu con rái, Sao đen, Đước đôi, Mắm trắng, Phi lao, Mắm đen, Đưng, Cóc trắng. Xây dựng Dự án chuyển hóa rừng giống tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025.

- Nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật, mật độ trồng rừng phù hợp cho từng khu vực rừng trên địa bàn tình theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thực vật rừng với năng suất thủy sản trong các mô hình lâm ngư kết hợp làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển bền vững rừng ngập mặn tại khu vực huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”.

- Đẩy mạnh hiện đại hóa, cơ giới hóa trong các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy chữa cháy rừng, khai thác vận chuyển gỗ và lâm sản đạt ít nhất 10%. Ưu tiên, tăng cường nâng cao năng lực, cơ sở vật chất theo dõi, giám sát tài nguyên rừng đạt tầm cỡ khu vực; trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế, kỹ thuật trong lâm nghiệp của tỉnh.

6. Phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành lâm nghiệp, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp; ưu tiên đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại, tạo những bước đột phá trong nghiên cứu, chọn, tạo và sản xuất giống, công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp để kịp thời giải quyết các vấn đề, thách thức của ngành.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý theo hướng hiệu quả hiệu lực, đổi mới hoạt động và tăng cường năng lực cho các chủ rừng.

7. Hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại

- Tranh thủ nguồn vốn của các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương, đa phương để phát triển lâm nghiệp, trong đó ưu tiên các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển rừng ven biển gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; giảm phát thải khí nhà kính, hấp thu, lưu giữ các-bon từ rừng, dịch vụ môi trường rừng; các chương trình, dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung huy động nguồn lực tài trợ trồng cây phân tán, trồng rừng, tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng theo hình thức tài trợ không hoàn lại.

- Tăng cường phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đặc biệt là sản xuất, chế biến lâm sản.

8. Huy động các nguồn vốn

- Lồng ghép, phối hợp với việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh và Trung ương, Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và đúng theo kinh phí thực hiện nêu tại Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tinh và các Kế hoạch trồng rừng từ nguồn vốn tài trợ không hoàn lại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

- Định hướng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thực hiện:

Vốn ngân sách nhà nước: tập trung triển khai các hạng mục sử dụng vốn sự nghiệp do Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình, chú trọng thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng và các hoạt động đặc thù theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản theo quy định của pháp luật; huy động các nguồn, huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, các thành phần kinh tế; tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguồn thu cho ngành lâm nghiệp.

Phát triển các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, khai thác các tiềm năng, các dịch vụ mới để tăng nguồn thu, đặc biệt là dịch vụ môi trường rừng...; tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo cơ chế phù hợp để huy động tổ chức, cá nhân đầu tư vào lâm nghiệp; bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường triển khai, giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND.

9. Lồng ghép, phối hợp với các Chương trình khác

Lồng ghép việc xây dựng và triển khai thực hiện các dự án: Nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, giai đoạn 2021 - 2030; Đề án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; Đề án “Khôi phục và Quản lý bền vững rừng ven biển Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu”; Dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025; Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ; Kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025; phương án trồng rừng thay thế...

10. Quản lý, điều hành thực hiện Chương trình

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo hướng hiện đại; tăng cường nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.

- Tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công về lâm nghiệp nhằm giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước, cung cấp cho xã hội chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Giám sát thực hiện Kế hoạch theo hướng hiệu quả và hiệu lực làm căn cứ hoạch định chính sách, điều chỉnh kế hoạch và có giải pháp khắc phục kịp thời. Giám sát thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch 5 năm hoặc đột xuất.

- Rà soát, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện thực tiễn. Việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch được thực hiện đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.

- Xây dựng, triển khai hệ thống giám sát Kế hoạch trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời.

IV. NHU CẦU VỐN

1. Tổng dự toán nhu cầu vốn thực hiện Chương trình, chia theo nguồn vốn

Tổng dự toán nhu cầu vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2023 - 2025 là 39.661.615.000 đồng (Ba mươi chín tỷ, sáu trăm sáu mươi mốt triệu, sáu trăm mười lăm ngàn đồng), gồm;

- Vốn Trung ương hỗ trợ (nguồn vốn sự nghiệp do Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình): 10.140.865.000 đồng.

Năm 2023: 4.572.000.000 đồng (bao gồm nguồn vốn năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 là 2.536.000.000 đồng);

Năm 2024: 2.888.409.000 đồng;

Năm 2025: 2.680.456.000 đồng.

- Vốn xã hội hóa: 29.520.750.000 đồng;

Năm 2023: 9.322.000.000 đồng;

Năm 2024: 10.243.125.000 đồng;

Năm 2025: 9.955.625.000 đồng.

(Chi tiết tại Biểu số I, Biểu II, Biểu II đính kèm).

2. Về phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình

- Đối với nguồn vốn ngân sách: sau khi Trung ương phân bổ vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình hàng năm, Sở Tài chính kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chương trình.

- Đối với nguồn vốn xã hội hóa: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai huy động nguồn vốn xã hội hóa thực hiện trồng rừng, trồng cây xanh phân tán theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt; đồng thời, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch và chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này.

- Tổ chức xây dựng và triển khai các dự án, kế hoạch triển khai hàng năm, lồng ghép từ các chương trình, dự án và kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, huy động các nguồn vốn hợp pháp tham gia thực hiện Kế hoạch.

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm (vào ngày 15 tháng cuối của quý, 6 tháng, năm đúng theo quy định hoặc khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo về tiến độ thực hiện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm, tổng hợp (nội dung, biểu mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư, khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công; cân đối và bố trí vốn, tính toán các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác, hướng dẫn các thủ tục đầu tư để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Tùy vào tình hình ngân sách của năm, Sở Tài chính cân đối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương tăng cường triển khai công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh; trong đó, có lồng ghép xúc tiến thương mại lâm sản; nghiên cứu đề xuất các chương trình, đề án xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu lâm sản, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thế mạnh của tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp các cơ quan chuyên tăng cường triển khai quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn quản lý; phối hợp triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng và các quy định pháp luật về lâm nghiệp; rà soát, đề xuất các khu vực, địa điểm trồng rừng trên địa bàn quản lý.

- Tăng cường triển khai và hoàn thành các chỉ tiêu về trồng cây xanh phân tán theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung nội dung Kế hoạch, các sở, ngành, địa phương có liên quan kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, xử lý theo thẩm quyền./.

 

Biểu I

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

(Kèm theo Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Mức đầu tư, (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo nguồn vốn (tr.đ)

Tổng

Trong đó, hỗ trợ từ NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

DVMTR

Tín dụng

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

Tổng NSNN

Trong đó

Chia ra

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

TỔNG 2023 - 2025

 

 

39.661,615

10.140,865

39.661,615

10.140,865

 

10.140,865

9.842,493

 

10.140,865

 

 

 

 

 

 

29.520,750

A

NĂM 2023

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

13.894,000

4.572,000

13.894,000

4.572,000

 

4.572,000

4.472,540

 

4.572,000

 

 

 

 

 

 

9.322,000

I

TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

%

4,08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giảm diện tích rừng bị thiệt hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Truy quét, xử lý vi phạm

lượt

100

50,000

50,000

50,000

50,000

 

50,000

50,000

 

50,000

 

 

 

 

 

 

 

 

PCCCR

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trực PCCCR (làm thêm giờ)

giờ

1.344

99,460

99,460

99,460

99,460

 

99,460

 

 

99,460

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức các lớp tuyên truyền về PCCCR cho nhân dân vùng ven rừng Phi lao.

lớp

5

18,000

18,000

18.000

18,000

 

18,000

18,000

 

18,000

 

 

 

 

 

 

 

2

Giảm số vụ vi phạm các quy định của PL về BV&PTR.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp

lớp

30

108,000

108,000

108,000

108,000

 

108,000

108,000

 

108,000

 

 

 

 

 

 

 

-

Khoán bảo vệ rừng

ha

3.490,00

1.745,000

1.745,000

1.745,000

1.745,000

 

1.745,000

1.745,000

 

1.745,000

 

 

 

 

 

 

 

3

Các hoạt động bảo vệ rừng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các hoạt động đặc thù khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030

Dự án

1

700,000

700,000

700,000

700,000

 

700,000

700,000

 

700,000

 

 

 

 

 

 

 

2

Lập dự án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2023 - 2030

Dự án

1

344,195

344,195

344,195

344,195

 

344,195

344,195

 

344,195

 

 

 

 

 

 

 

3

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về điều tra, nhận dạng, lập danh mục các loài thực vật rừng

lớp

1

90,000

90,000

90,000

90,000

 

90,000

90,000

 

90,000

 

 

 

 

 

 

 

4

Tư vấn xây dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh

Ha

9.490

650,000

650,000

650,000

650,000

 

650,000

650,000

 

650,000

 

 

 

 

 

 

 

5

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về phòng cháy chữa cháy rừng

lớp

1

64,000

64,000

64,000

64,000

 

64,000

64,000

 

64,000

 

 

 

 

 

 

 

6

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại về kiểm kê, thống kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

lớp

1

90,000

90,000

90,000

90,000

 

90,000

90,000

 

90,000

 

 

 

 

 

 

 

7

Đo đạc cắm mốc ranh giới rừng xã Long Hòa, xã Hưng Mỹ huyện Châu Thành

Mốc

260

613,345

613,345

613,345

613,345

 

613,345

613,345

 

613,345

 

 

 

 

 

 

 

III

PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng đặc dụng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng phòng hộ

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó phòng hộ ven biển

ha

10

3.300,000

 

3.300,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,300,000

2

Trồng cây phân tán

Cây

204,09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.022,000

3

Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát giống

%

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

ha

9.197,18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

ha

2.922,03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

ha

6.275,15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

NĂM 2024

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

13.131,534

2.388,409

13.131,534

2.888,409

 

2.888,409

2.788,953

 

2.888,409

 

 

 

 

 

 

10.243,125

I

TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

%

4,09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giảm diện tích rừng bị thiệt hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Truy quét, xử lý vi phạm

lượt

100

50,000

50,000

50,000

50,000

 

50,000

50,000

 

50,000

 

 

 

 

 

 

 

 

PCCCR

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trực PCCCR (làm thêm giờ)

giờ

1.344

99,456

99,456

99,456

99,456

 

99,456

 

 

99,456

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Tổ chức các lớp tuyên truyền về PCCCR cho nhân dân vùng ven rừng Phi lao

lớp

5

18,000

18,000

18,000

18,000

 

18,000

18,000

 

18,000

 

 

 

 

 

 

 

2

Giảm số vụ vi phạm các quy định của PL về BV&PTR.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp

lớp

30

108,000

108,000

108,000

108,000

 

108,000

108,000

 

108,000

 

 

 

 

 

 

 

Khoán bảo vệ rừng

ha

3.550,00

1.775,000

1.775,000

1.775,000

1.775,000

 

1.775,000

1.775,000

 

1.775,000

 

 

 

 

 

 

 

3

Các hoạt động bảo vệ rừng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các hoạt động đặc thù khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đo đạc cắm mốc ranh giới rừng Thành phố Trà Vinh

mốc

185

437,953

437,953

437,953

437,953

 

437,953

437,953

 

437,953

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Tư vấn xây dựng Đề án cải tạo rừng kém hiệu quả, sắp xếp lại rừng theo hướng tập trung, thuần loài kết hợp với nuôi trồng thủy sản huyện Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Hợp đồng

1

200,000

200,000

200,000

200,000

 

200,000

200,000

 

200,000

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Tư vấn thành lập khu bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cồn Nạng, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Hợp đồng

1

200,000

200,000

200,000

200,000

 

200,000

200,000

 

200,000

 

 

 

 

 

 

 

III

PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Trồng rừng tập trung

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng phòng hộ

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó phòng hộ ven biển

ha

15

4.950,000

 

4.950,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.950,000

1.2

Trồng cây phân tán

Cây

211,725

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.293,125

3

Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát giống

%

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

ha

9.197,18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

ha

2.922,03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

ha

6.275,15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

NĂM 2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

7.630,456

2.680,456

7.630,456

2.680,456

 

2.680,456

2.581,000

 

2.680,456

 

 

 

 

 

 

9.955,625

I

TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

%

4,2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giảm diện tích rừng bị thiệt hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Truy quét, xử lý vi phạm

lượt

100

50,000

50,000

50,000

50,000

 

50,000

50,000

 

50,000

 

 

 

 

 

 

 

 

PCCCR

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trực PCCCR (làm thêm giờ)

giờ

1.344

99,456

99,456

99,456

99,456

 

99,456

 

 

99,456

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Tổ chức các lớp tuyên truyền về PCCCR cho nhân dân vùng ven rừng Phi lao.

lớp

5

18,000

18,000

18,000

18,000

 

18,000

18,000

 

18,000

 

 

 

 

 

 

 

2

Giảm số vụ vi phạm các quy định của PL về BV&PTR.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp

lớp

30

108,000

108,000

108,000

108,000

 

108,000

108,000

 

108,000

 

 

 

 

 

 

 

Khoán bảo vệ rừng

ha

3.650,00

1.825,000

1.825,000

1.825,000

1.825,000

 

1.825,000

1.825,000

 

1.825,000

 

 

 

 

 

 

 

5

Các hoạt động bảo vệ rừng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về nhận dạng và lập danh mục các loài động vật rừng

lớp

1

90,000

90,000

90,000

90,000

 

90,000

90,000

 

90,000

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về đánh giá tích tụ các bon của rừng

lớp

1

90,000

90,000

90,000

90,000

 

90,000

90,000

 

90,000

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Đo đạc cắm mốc ranh giới rừng xã Hiệp Thạnh, thị xã  Duyên Hải

Hợp đồng

1

200,000

200,000

200,000

200,000

 

200,000

200,000

 

200,000

 

 

 

 

 

 

 

5.4

Tư vấn xây dựng Đề án chuyển hóa rừng giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Hợp đồng

1

200,000

200,000

200,000

200,000

 

200,000

200,000

 

200,000

 

 

 

 

 

 

 

III

PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Trồng rừng tập trung

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng phòng hộ

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó phòng hộ ven biển

ha

15

4.950,000

 

4.950,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.950,000

1.2

Trồng cây phân tán

Cây

200,225

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.005,625

1.3

Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát giống

%

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

ha

9.197,18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

ha

2.922,03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

ha

6.275.15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu II

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN SỰ NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

(Kèm theo Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Định mức

Thành tiền

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

 

TỔNG

 

 

 

10.140,865

 

1

Khoán bảo vệ rừng

ha

 

 

 

 

 

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

 

 

 

 

 

 

Rừng phòng hộ

ha

 

 

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

ha

10.690,00

0,500

5.345,000

 

2

Phát triển rừng, nâng cao NSCLR

 

 

 

 

 

Trồng cây phân tán

nghìn cây

616,04

 

 

 

3

Các hoạt động, nhiệm vụ đặc thù khác

 

 

 

 

 

3.1

Truy quét, xử lý vi phạm

lượt

300

 

150,000

 

3.2

PCCCR

 

 

 

 

 

Trực PCCCR (làm thêm giờ)

giờ

4.032

 

298,372

 

Tổ chức các lớp tuyên truyền về PCCCR cho nhân dân vùng ven rừng Phi lao.

lớp

15

 

54,000

 

3.3

Tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp

lớp

90

 

324,000

 

3.4

Xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030

Dự án

1

 

700,000

 

3.5

Lập dự án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2023 - 2030

Dự án

1

 

344,195

 

3.6

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về điều tra, nhận dạng, lập danh mục các loài thực vật rừng

lớp

1

 

90,000

 

3.7

Tư vấn xây dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh

Ha

9.490

 

650,000

 

3.8

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về phòng cháy chữa cháy rừng

lớp

1

 

64,000

 

3.9

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại về kiểm kê, thống kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

lớp

1

 

90,00

 

3.10

Đo đạc cắm mốc ranh giới rừng huyện Châu Thành

mốc

260

 

613,35

 

3.11

Đo đạc cắm mốc ranh giới rừng Thành phố Trà Vinh

mốc

185

 

437,95

 

3.12

Tư vấn xây dựng Đề án cải tạo rừng kém hiệu quả, sắp xếp lại rừng theo hướng tập trung, thuần loài kết hợp với nuôi trồng thủy sản huyện Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

hợp đồng

1

 

200,00

 

3.13

Tư vấn thành lập khu bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cồn Nạng, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

hợp đồng

1

 

200,00

 

3.14

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về nhận dạng và lập danh mục các loài động vật rừng

lớp

1

 

90,00

 

3.15

Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng về đánh giá tích tụ các bon của rừng

lớp

1

 

90,00

 

3.16

Đo đạc cắm mốc ranh giới rừng xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải

Hợp đồng

1

 

200,00

 

3.17

Tư vấn xây dựng Đề án chuyển hóa rừng giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Hợp đồng

1

 

200,00

 

 

Biểu III

CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

(Kèm theo Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

Các chỉ số đánh giá căn cứ theo Quyết định số 52/QĐ-TCLN-KHTC ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Tổng cục Lâm nghiệp ban hành sổ tay hướng dẫn tạm thời thực hiện Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

TT

Mã số

Tên Chỉ số

Đơn vị tính

Chỉ tiêu giai đoạn 2023 - 2025

 

01

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp

 

 

1

0101

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp

% năm

2,5

 

02

Giá trị sản phẩm lâm sản được tiêu thụ

 

 

2

0201

Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản

tỷ USD

Trên địa bàn tỉnh chưa có hoạt động liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản

3

0202

Giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước

Triệu USD

6,4

 

03

Khai thác gỗ từ rừng trồng

 

 

4

0301

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng

triệu m3

0,28

5

0302

Tỷ lệ sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến

%

20

 

04

Phát triển rừng

 

 

6

0401

Diện tích trồng rừng sản xuất làng năm

ha/năm

353

7

0402

Diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng hàng năm

ha/năm

303

8

0403

Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

ha/năm

Không khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (tập trung trồng mới rừng)

9

0404

Tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn so với diện tích rừng trồng sản xuất

%

Rừng sản xuất của tỉnh không thích hợp trồng các loại cây gỗ lớn (rừng ngập mặn)

10

0405

Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ

ha

100

 

05

Nâng cao năng suất, chất lượng rừng

 

 

11

0501

Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng

%

30

12

0502

Tỷ lệ diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận

%

80

13

0503

Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình

m3/ha/ năm

22,5

 

06

Phát triển dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)

 

 

14

0601

Tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân

%/năm

2,5

15

0602

Số đối tượng phải chi trả DVMTR được thể chế hóa, áp dụng

đơn vị

02/năm

16

0603

Diện tích rừng cung ứng DVMTR

ha

100

17

0604

Số hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán BVR

đơn vị

1.638

18

D605

Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng DVMTR

tỷ đồng

0,1

 

07

Quản lý rừng bền vững (QLRBV)

 

 

19

3701

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

triệu ha

Sau năm 2025, tỉnh mới tiến hành các thủ tục, hồ sơ liên quan đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (do đang trong thời gian giao đất, giao rừng)

20

0702

Tỷ lệ diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững

%

100

 

08

Tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

 

 

21

0801

Số công ty lâm nghiệp được đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả

đơn vị

04

 

09

Giá trị thu nhập từ rừng

 

 

22

0901

Mức tăng giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên đơn vị diện tích so với năm 2020

lần

1,5

23

0902

Mức tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp

lần

1,5

 

10

Ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa trong lâm nghiệp

 

 

24

1001

Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trồng rừng tập trung

%

10

25

1002

Số khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xây dựng

khu

01

26

1003

Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng

%

25

27

1004

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao, làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp

%

10

 

11

Tăng cường năng lực cho tổ chức, cá nhân ngành lâm nghiệp

 

 

28

1101

Tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo

%

50

29

1102

Tỷ lệ các ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được tăng cường năng lực quản lý rừng và đa dạng sinh học

%

100

 

12

Sự tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân miền núi

 

 

30

1201

Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp nhằm đảm bảo bình đẳng giới

%

35

31

1202

Tỷ lệ số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa

%

Trà Vinh không thuộc khu vực miền núi, nên không triển khai chỉ tiêu này

 

13

Tỷ lệ che phủ rừng

 

 

32

1301

Tỷ lệ che phủ rừng

%

4,2

 

14

Số lượng cây xanh được trồng

 

 

33

1401

Số lượng cây xanh phân tán được trồng

triệu cây

0,616

 

15

Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; thực thi pháp luật về lâm nghiệp

 

 

34

1501

Tỷ lệ diện tích rừng được giao cho chủ quản lý

%

55

35

1502

Diện tích rừng được bảo vệ

ha

9.538,74

36

1503

Diện tích rừng được giao cho hộ gia đình và cộng đồng

ha

2.535

37

1504

Tỷ lệ giảm các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp

%

15

38

1505

Trữ lượng rừng

triệu m3

0,83

 

16

Nâng cao hiệu lực quản lý ngành lâm nghiệp

 

 

39

1601

Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược được ban hành, tổ chức thực hiện

tỉnh có rừng

Triển khai 10/12 nhiệm vụ tại Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 28/2/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh

 

17

Huy động nguồn vốn

 

 

40

1701

Tổng số vốn huy động thực hiện Chiến lược

tỷ đồng

10,671 (hiện có)

 



span', 'dctk > span', 'dctd > span']; var hasChild = selectors.some(function(selector) { return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0; }); if (!hasChild) { var totalSubLevels = 1; } else { function findMatchingParent(element) { var parent = element.parent(); if (parent.length === 0) return null; for (var i = 0; i < selectors.length; i++) { if (parent.is(selectors[i])) { superLevel++; return parent; } } return findMatchingParent(parent); } var parentElement = findMatchingParent(clickedElement); while (parentElement !== null) { level++; parentElement = findMatchingParent(parentElement); } var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', ')); var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase(); var className = closestElement.attr('class'); var textContent = closestElement.text().trim(); var address = selectors.find(function(selector) { return closestElement.is(selector); }); var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1; var parent_id = closestElement.parent().attr('id'); var variableName = 'parent_id_' + level; // Gán giá trị của parent_id cho biến động này window[variableName] = parent_id; } if (totalSubLevels>1) { var dynamicVars = {}; var variableName = 'parent_id_' + level; dynamicVars[variableName] = parent_id; var buble_id = dynamicVars[variableName]; } else { buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id'); } if ($this.next('.pointy').length === 0) { $this.after('

'); } var $pointer = $this.next('.pointer'); var $canvas = $this.next('canvas'); var $pointy = $canvas.next('div.pointy'); if ($pointy.is(':visible')) { } if ($pointer.is(':visible')) { } else { if ($('#ajax_tra_cuu').is(':visible')) { $('#ajax_tra_cuu').hide(); } $("#right_info_col").css('height', '1px'); $('#rightdocinfo').hide('slow'); $('#r-toc').hide('slow'); if ($('button#toggleSidebar').length) { if (parseInt($('#customSidebar').css('right'),10) == 0) { $('#customSidebar').animate({ right: '-280px' }, 500); $('#toggleSidebar').html(''); } else { } } if ($pointy.is(':visible')) { var $pointer = $canvas.next('.pointer'); if ($pointer.is(':visible')) { $pointer.hide(); $canvas.hide(); } else { } } else { if ($canvas.length==1) { var $canvas = $this.next('canvas'); var $pointer = $canvas.next('.pointer'); if ($pointer.length>0) { $pointer.show(); $canvas.show(); } $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $pointer.css({'z-index':9999}); $canvas.css({'z-index':9999}); if (level==0) { if (totalSubLevels==1) { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $(window).height() / 4; } else { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $('#nav-tab-vb').height()-10; } $('html,body').animate({ scrollTop: scrollTop_offset }, 'slow'); } } else { $pointer.show(); if ($pointy.length==0) { var elementOffset = $(this).position().top; var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); if (level>0 && e.originalEvent === undefined) { //clicked by js var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/(level+1), 450)); var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); } else { var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); } if (level>0 && e.originalEvent === undefined) { newTop = newTop+pointerHeight+10; } var position = $this.position(); $pointer.css({ left: $('#doc-left-col, #noi_dung_dk').width() + 50 + "px", width: $('#doc-right-col').width()-30, height: pointerHeight, 'z-index': 9999, top: newTop + "px" }); $this.pointy({ pointer: $pointer, defaultClass: 'zindex', activeClass: 'pointy-active', arrowWidth: 20 }); var initialTop = $pointer.position().top; $pointer.draggable({ containment: 'document', drag: function() { if (screen.width<1280) { var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); } $this.trigger('pointy-update'); } }); $pointer.on('click', '.close_pointy', function(e) { $pointer.hide(); $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); }); var isDragging = false, startX, startY, offsetX, offsetY; var startDragging = function(e) { if (checkIfScrollingContent(e)) return; if ($(e.target).is('.close_pointy')) { return; } isDragging = true; var touch = e.originalEvent.touches[0]; var pos = $pointer.position(); startX = touch.pageX; startY = touch.pageY; offsetX = startX - pos.left; offsetY = startY - pos.top-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); //e.preventDefault(); }; var duringDragging = function(e) { if (checkIfScrollingContent(e)) return; if (isDragging) { var touch = e.originalEvent.touches[0]; var moveX = touch.pageX; var moveY = touch.pageY; if (screen.width<1280) { var newLeft = moveX - offsetX; var newTop = moveY - offsetY-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; if (newLeft < 0) { newLeft = 0; } else if (newLeft + $pointer.outerWidth() > $(window).width()) { newLeft = $(window).width() - $pointer.outerWidth(); } if (newTop < initialTop) { newTop = initialTop; } $pointer.css({ left: newLeft, top: newTop }); } else { var newLeft = moveX - offsetX; var newTop = moveY - offsetY-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; if (newLeft < 0) { newLeft = 0; } else if (newLeft + $pointer.outerWidth() > $(window).width()) { newLeft = $(window).width() - $pointer.outerWidth(); } $pointer.css({ left: newLeft, top: newTop }); } $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); //e.preventDefault(); } }; var stopDragging = function(e) { $pointer.prev('canvas.pointy').show(); if (checkIfScrollingContent(e)) return; if (screen.width<1280) { var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); } $this.trigger('pointy-update'); }; function checkIfScrollingContent(e) { if ($(e.target).closest('.list_tds').length > 0) { //e.stopPropagation(); return true; } return false; } $pointer.on('touchstart', startDragging); $pointer.on('touchmove', duringDragging); $pointer.on('touchend', stopDragging); var updatePointerPosition = function() { var offset = $this.position(); var windowHeight = $(window).height() - $('#nav-tab-vb').height()-20; var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); var elementOffset = $this.position().top; var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); $pointer.css({ left: $('#doc-left-col, #noi_dung_dk').width() + 50 + "px", width: $('#doc-right-col').width() - 30, height: pointerHeight, top: newTop + "px" }); }; $(window).on('resize orientationchange', function() { updatePointerPosition(); var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); $this.trigger('pointy-update'); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); }); } } } if ($pointer.is(':visible')) { if (level==0) { if (totalSubLevels==1) { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $(window).height() / 4; } else { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $('#nav-tab-vb').height()-10; } $('html,body').animate({ scrollTop: scrollTop_offset }, 'slow'); } } } $pointer.css('opacity', '1'); $('.pointy').click(function(e) { //e.preventDefault(); //e.stopPropagation(); }); var parent = $(this).parent(); var dataCT = parent.attr('data-ct'); var dataDC = parent.attr('data-dc'); var dataTN = parent.attr('data-tn'); var loai_buble = parent.prop('nodeName').toLowerCase(); var text_html = $(this).text(); if (loai_buble=='cttd' || loai_buble=='a') { pointer_html = ''; } else if(loai_buble=='dctd') { if (this.hasAttribute('o-title')) { tieu_de_dan_chieu = $(this).attr('o-title'); } else { tieu_de_dan_chieu = text_html; } pointer_html = ''; } else if(loai_buble=='dctk') { pointer_html = ''; } if ($pointer.find('#chu_thich_buble_'+buble_id).length) { } else { $pointer.html(pointer_html); } if (loai_buble=='cttd' || loai_buble=='a') { var load_cttd = setInterval(function(){ if (!$pointer.find('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_'+buble_id+'_loading').length) { $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/vanban/chu-thich/', data: { 'ndct': dataCT, 'id_ct': buble_id, 'dc_text': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } }); $('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').addClass('dc_'+buble_id+'_loading'); } },500); } else if(loai_buble=='dctd') { var load_cttd = setInterval(function(){ if ($pointer.find('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').length){ if (dataDC.length == 32) { $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/public/dan-chieu/' + dataDC, data: { 'text_dan_chieu': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } }); } else { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).load('/ajax/public/dan-chieu/' + dataDC + '/'); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } } else { clearInterval(load_cttd); } },500); } else if(loai_buble=='dctk') { if ($('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').length){ $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/vanban/chu-thich/', data: { 'ndct': dataCT, 'id_ct': buble_id, 'loai_hd': 'noi_dung_tham_khao', 'dc_text': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} } }); } } $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $pointer.css({'z-index':9999}); $canvas.css({'z-index':9999}); $('.pointer').on('mouseenter mouseleave click touchstart', function() { // Khi di chuột vào $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $(this).css({'z-index':9999}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $(this).prev('canvas.pointy').addClass('pointy-active'); $(this).prev('canvas.pointy').css({'z-index':9999}); } ); var list_tds_max_height_interval = setInterval(function(){ if ($pointer.find('.list_tds').length) { var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); $pointer.find('.list_tds').css('max-height', pointerHeight + 'px'); clearInterval(list_tds_max_height_interval); } },50); $(window).resize(function() { if ($(document).width()<=768) { $pointer.hide(); $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); } var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); var list_tds_max_height_interval = setInterval(function(){ if ($pointer.find('.list_tds').length) { var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); $pointer.find('.list_tds').css('max-height', pointerHeight + 'px'); clearInterval(list_tds_max_height_interval); } },50); }); var parentElement = $(this).parent(); var selectors = 'cttd.chuthichtudong > span, a.chuthichtudong > span, dctk > span, dctd > span'; // Find and click all matching child elements parentElement.find(selectors).each(function() { //$(this).click(); }); var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); }); }); function random_string_id(numstr) { var text = ""; var possible = "abcdefghijklmnopqrstuvwxyz0123456789"; for (var i = 0; i < numstr; i++) text += possible.charAt(Math.floor(Math.random() * possible.length)); return text; } let lastChosen = null; let lastChosentr = null; function scroll_den_hd(ndsh_dich_address) { if (lastChosen) { $(lastChosen).css('background-color', ''); } if (lastChosentr) { $(lastChosentr).css('background-color', ''); } lastChosen = $('[href="javascript:scroll_den_hd(\'' + ndsh_dich_address + '\')"]'); lastChosentr = $('[data-ct="' + ndsh_dich_address + '"]'); $(lastChosen).css('background-color', 'yellow'); $(lastChosentr).css('background-color', 'yellow'); var targetElement = $('[address="' + ndsh_dich_address + '"]'); $('.selected_dchd').removeClass('selected_dchd'); targetElement.addClass('selected_dchd'); targetElement.children('p').children('cttd').click(); targetElement.children('cttd').click(); targetElement.children('p').children('dctk').click(); targetElement.children('dctk').click(); } $(document).ready(function() { $(document).on('click', 'cttd.chuthichtudong span, a.chuthichtudong span, dctk span, dctd span', function() { $('#modal_noi_dung_tra_phi .modal-dialog.zoom').removeAttr('style'); $('.pointer, canvas').css({ 'z-index': '50', 'important': true }); }); });