Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/2012/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 550/TTr- SGTVT ngày 10 tháng 5 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2012/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Quy định này quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
3. Đường nhánh là đường nối vào đường chính (đường có cấp quản lý cao hơn).
4. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
5. Công trình thiết yếu bao gồm:
a) Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ;
c) Công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí;
d) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; công trình phải bố trí trên cùng một mặt bằng với công trình đường bộ để bảo đảm tính đồng bộ và tiết kiệm.
6. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố (UBND cấp huyện); UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã).
BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 4. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất dành cho đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Chương V Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP).
Điều 5. Phạm vi đất dành cho đường bộ
Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ được xác định theo cấp đường quy hoạch.
Đối với những đoạn tuyến đường bộ đi qua đô thị, phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giới hạn đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được quy định cụ thể tại Phụ lục VII và Phụ lục VIII kèm theo Quy định này.
Điều 6. Phân cấp quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh được giao quản lý.
2. UBND cấp huyện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường huyện và những đoạn tuyến đường tỉnh được giao quản lý; phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh trên địa bàn huyện.
3. UBND cấp xã quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường xã; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn xã.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đường chuyên dùng trực tiếp xem xét, quyết định việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông, điểm đấu nối liên quan đến đường chuyên dùng đó.
SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 7. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ
Việc sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ thực hiện theo Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT).
Điều 8. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ
Việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ thực hiện theo Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT và Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 66/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2010; trường hợp cơ quan, tổ chức cá nhân có nhu cầu đấu nối vào quốc lộ ngoài Quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt, giao cho Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh
1. Đất dành cho đường bộ chỉ để xây dựng công trình đường bộ, sử dụng và khai thác cho mục đích an toàn giao thông vận tải đường bộ; trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đường gom phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ; đường gom được xây dựng theo hướng sử dụng cho một hoặc nhiều dự án liền kề.
Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất, giao Sở Giao thông vận tải xem xét có thể cho phép một phần đường gom nằm trong hành lang an toàn đường bộ.
3. Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng cho mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ và tuân theo quy định sau đây:
a) Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường. Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào;
b) Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét;
c) Các mương phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường;
d) Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ, không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận. Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
4. Đường nhánh được đấu nối vào đường tỉnh theo quy định tại Điều 15, 16 và Điều 17 Quy định này. Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu xây dựng dọc theo đường tỉnh phải nằm trong quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu được UBND tỉnh phê duyệt.
5. Việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông, điểm đấu nối liên quan đến công trình đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) hoặc Xây dựng - Chuyển giao (BT), cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền khi thực hiện chấp thuận và cấp phép thi công, ngoài việc thực hiện theo Quy định này còn phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Nhà đầu tư dự án BOT, BTO, BT về các vấn đề an toàn giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu công trình và các vấn đề khác có liên quan.
1. Trường hợp không thể xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công trình thiết yếu có thể được cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trường hợp xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc xây dựng công trình thiết yếu phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền có ý kiến chấp thuận.
2. Công trình thiết yếu xây dựng dọc theo đường bộ phải đảm bảo khoảng cách an toàn đường bộ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/TT-BGTVT.
3. Công trình thiết yếu được chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công theo quy định tại khoản 1 Điều này, phải di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan.
1. Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, chủ đầu tư công trình thiết yếu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác theo Điều 20 Quy định này.
3. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quy định này;
b) Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình (bản chính).
4. Thời hạn giải quyết: trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
1. Sau khi có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, chủ đầu tư công trình thiết yếu phải: hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế theo nội dung của văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền và gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đề nghị cấp phép thi công công trình.
2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh đang khai thác theo Điều 20 Quy định này.
3. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Quy định này;
b) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản phô tô);
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (bản chính).
4. Thời hạn giải quyết: trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư công trình thiết yếu phải nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
6. Chủ sử dụng, kinh doanh, khai thác công trình thiết yếu chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa công trình thiết yếu và đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình sửa chữa; việc bảo dưỡng thường xuyên công trình thiết yếu không phải đề nghị cấp phép thi công; khi sửa chữa định kỳ công trình thiết yếu phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ, tuân theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cá nhân, tổ chức được phép lắp đặt biển quảng cáo chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.
2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang của biển quảng cáo, tính từ mép đất của đường bộ đến điểm gần nhất của biển quảng cáo, tối thiểu bằng 1,3 (một phẩy ba) lần chiều cao của biển (điểm cao nhất của biển) và không được nhỏ hơn 05 (năm) mét.
Nếu giới hạn này bị vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ đề nghị cơ quan cấp phép xây dựng biển quảng cáo yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng việc lắp đặt biển quảng cáo.
3. Thủ tục cấp phép thi công biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh đang khai thác như sau:
a) Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp phép thi công biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh đang khai thác theo Điều 20 Quy định này.
b) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Quy định này;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (bản chính).
c) Thời hạn giải quyết: trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
1. Trước khi thi công, Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ trên đường tỉnh đang khai thác phải đề nghị cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép thi công bảo đảm an toàn giao thông, cụ thể như sau:
a) Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp phép thi công công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với đường tỉnh đang khai thác theo Điều 20 Quy định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Quy định này;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông (bản chính);
- Bản sao Hợp đồng thi công (đối với trường hợp nhà thầu thi công công trình đường bộ đề nghị cấp phép thi công).
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Điều 15. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh
1. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh ngoài phạm vi đô thị phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận điểm đấu nối và cấp phép thi công theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Quy định này.
2. Dự án khu đô thị mới, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác dọc theo các tuyến: ĐT.292, ĐT.293, ĐT.295B, ĐT.296 và ĐT.398, Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào đường tỉnh thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối trong Quy hoạch các điểm đấu nối được UBND tỉnh phê duyệt. Trong khi chưa phê duyệt Quy hoạch này, cho phép đấu nối tạm thời đường nhánh vào đường tỉnh. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm thời đến khi UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh; trường hợp sau thời hạn này, điểm đấu nối tạm thời không nằm trong Quy hoạch, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm thời, hoàn trả hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối theo đúng Quy hoạch được duyệt.
Thủ tục chấp thuận điểm đấu nối và cấp phép thi công đấu nối tạm thời đường nhánh vào đường tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Quy định này.
3. Nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải được thiết kế, thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn giao thông và không ảnh hưởng đến sự bền vững của kết cấu công trình đường tỉnh đó.
4. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao đồng thời nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công nút giao để cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền lưu trữ, bổ sung và cập nhật vào hồ sơ quản lý tuyến đường. Việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công công trình nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công công trình theo quy định.
Điều 16. Thủ tục chấp thuận điểm đấu nối vào đường tỉnh đang khai thác
1. Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, chủ đầu tư dự án hoặc chủ sử dụng nút giao lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xem xét chấp thuận điểm đấu nối vào đường tỉnh đang khai thác.
2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục chấp thuận điểm đấu nối vào đường tỉnh đang khai thác theo Điều 20 Quy định này.
3. Thành phần hồ sơ chấp thuận gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận điểm đấu nối vào đường tỉnh đang khai thác theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Quy định này;
b) Bản sao các tài liệu liên quan: quyết định giao đất, giấy chứng nhận đầu tư, sơ đồ khu đất được giao,…;
c) Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến đường tỉnh có điểm đấu nối. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 17. Thủ tục cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh
1. Sau khi có văn bản chấp thuận điểm đấu nối vào đường tỉnh, chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao phải: Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao, biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông và gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đề nghị cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh.
2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh theo quy định tại Điều 20 Quy định này.
3. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào đường bộ (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Quy định này;
b) Hồ sơ thiết kế trong đó có phương án tổ chức giao thông của nút giao và biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông (bản chính).
4. Thời hạn giải quyết: trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Mục 3. ĐỐI VỚI ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ
1. Đối với đường huyện thực hiện theo quy định như đối với đường tỉnh tại các khoản 1, 3, 4 Điều 9 và các Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Quy định này.
2. Đối với đường xã thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 9 Quy định này.
Điều 19. Đấu nối đường nhánh vào đường huyện, đường xã
1. Việc đấu nối đường nhánh vào đường huyện phải được cơ quan quản lý đường huyện có thẩm quyền chấp thuận và cấp phép thi công và đảm bảo theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Quy định này.
Trình tự thủ tục chấp thuận và cấp phép thi công thực hiện theo quy định như đối với đường tỉnh tại Điều 16 và Điều 17 Quy định này.
2. Việc đấu nối đường nhánh vào đường xã phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn giao thông và không ảnh hưởng đến bền vững kết cấu công trình đường xã.
Điều 20. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy định này.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đầy đủ theo quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả; nếu không đầy đủ theo quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính.
3. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu đủ điều kiện, giải quyết theo đúng thời hạn quy định; trường hợp không giải quyết, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (khi nhận kết quả phải xuất trình giấy hẹn trả kết quả của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền).
1. Trước khi Giấy phép thi công công trình hết hạn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải làm đơn đề nghị gia hạn nêu rõ lý do và thời gian xin gia hạn theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quy định này gửi đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại Điều 20 Quy định này.
3. Thời gian giải quyết: trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin gia hạn.
Điều 22. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ
1. Đối với đường dân sinh đấu nối tự phát vào các tuyến đường tỉnh ĐT.292, ĐT.293, ĐT.295B, ĐT.296 và ĐT.398, trong khi chưa xây dựng Quy hoạch các điểm đấu nối, tạm thời cho phép tồn tại, giữ nguyên hiện trạng đến khi UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối, trường hợp điểm đấu nối không nằm trong Quy hoạch sẽ bị xóa bỏ.
2. Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ dọc hai bên các tuyến đường bộ, khi xây dựng phải thực hiện cấp phép xây dựng theo quy định, việc đấu nối vào đường bộ phải đảm bảo thoát nước mặt đường và không được cao hơn cao độ vai đường bộ.
3. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với UBND cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải toả và người sử dụng có nhu cầu cải tạo để sử dụng, cơ quan quản lý đường bộ phối hợp với địa phương xem xét kiểm kê đất và tài sản trên đó để có cơ sở đền bù hoặc cấp phép thi công tạm thời.
4. Đối với các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, kiên quyết giải toả và không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.
5. Cơ sở giải quyết việc đền bù, giải toả khi bắt buộc di dời các công trình tồn tại trong hành lang an toàn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất đai, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai phải căn cứ mốc thời gian xây dựng công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ.
a) Công trình xây dựng trước ngày 21 tháng 12 năm 1982 là thời gian chưa có quy định cụ thể về hành lang an toàn đường bộ.
b) Công trình xây dựng từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2000 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về Điều lệ bảo vệ đường bộ.
c) Công trình xây dựng từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến trước ngày 30 tháng 11 năm 2004 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ.
d) Công trình xây dựng từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 đến trước ngày 15 tháng 4 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
đ) Công trình xây dựng từ ngày 15 tháng 04 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Quản lý nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh được giao quản lý.
b) Xây dựng kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ đối với các quốc lộ, đường tỉnh được giao quản lý.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
d) Chỉ đạo Thanh tra giao thông vận tải kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
đ) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, thực hiện công tác phòng chống khắc phục hư hại do thiên tai, bão, lũ gây ra đối với các công trình trên quốc lộ, đường tỉnh được giao quản lý.
e) Phối hợp với Sở Tài chính để xây dựng kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ, giải tỏa hành lang đường bộ, phòng chống khắc phục thiên tai, bão, lũ xảy ra trên các tuyến đường tỉnh.
g) Phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh xác định và xử lý các điểm đen và các điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông trên các tuyến đường.
h) Lập quy hoạch các điểm đấu nối vào các tuyến đường ĐT.292, ĐT.293, ĐT.295B, ĐT.296 và ĐT.398 trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.
i) Hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
k) Thực hiện việc cắm mốc lộ giới và bàn giao cho địa phương quản lý trên các tuyến đường tỉnh xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.
l) Giám đốc Sở Giao thông vận tải thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống quốc lộ, đường tỉnh được giao quản lý.
2. Sở Công Thương:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc trên các tuyến đường bộ phải tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và an toàn giao thông.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải để xác định các vị trí đấu nối từ cửa hàng bán lẻ xăng dầu vào đường tỉnh đảm bảo khoảng cách theo quy định (nếu có).
3. Các Sở, ngành liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố thực hiện quy định.
Điều 25. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. UBND cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân nâng cao ý thức thực hiện tốt các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ, công trình đường bộ theo thẩm quyền.
c) Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ.
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
đ) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khắc phục thiên tai, bão lũ xảy ra trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện quản lý.
e) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
g) Khi lập quy hoạch khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ... dọc hai bên đường bộ phải thỏa thuận với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về đấu nối vào quốc lộ, đường tỉnh trên địa bàn tỉnh;
h) Rà soát, tổng hợp xác định, công bố phạm vi đất dành cho đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường xã trước tháng 6 năm 2013; thực hiện việc cắm mốc lộ giới và bàn giao cho địa phương quản lý trên các tuyến đường huyện;
i) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải rà soát, tổng hợp các điểm đấu nối vào các tuyến đường ĐT.292, ĐT.293, ĐT.295B, ĐT.296 và ĐT.398 để phục vụ cho việc lập Quy hoạch các điểm đấu nối trình UBND phê duyệt.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện:
a) Tổ chức, quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường trên địa bàn huyện. Chỉ đạo, kiểm tra, quyết định giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các trường hợp vi phạm công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ theo thẩm quyền;
b) Thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống đường huyện và những đoạn tuyến đường tỉnh được giao quản lý.
Điều 26. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. UBND cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân nâng cao ý thức thực hiện tốt các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn quản lý;
c) Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ;
d) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khắc phục thiên tai, bão lũ xảy ra trên các tuyến đường thuộc địa bàn xã quản lý;
đ) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên và hướng dẫn của các ngành chức năng về công tác bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; phối hợp với các địa phương khác và các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết vi phạm xảy ra tại các địa bàn giáp ranh;
g) Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ bao gồm cả việc giữ gìn các cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của dự án.
2. Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức, quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường trên địa bàn; hướng dẫn, chỉ đạo việc đấu nối đường nhánh vào đường xã; tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm hành lang giao thông đường bộ theo thẩm quyền.
Điều 27. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hai bên đường bộ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
2. Phát hiện và thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hoặc UBND nơi gần nhất các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt trong trường hợp không chấp hành yêu cầu của đơn vị quản lý đường bộ hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
3. Không tự ý xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà cửa hay bất kỳ công trình nào khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ; không lấn chiếm lề, lòng đường làm nơi họp chợ, để nông, lâm, hải sản, vật liệu xây dựng hoặc làm nơi sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác; không tự ý tháo dỡ, di chuyển hoặc làm hư hỏng, mất tác dụng của công trình đường bộ.
4. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Giao thông vận tải, cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương về việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ.
1. Thực hiện đầy đủ các thủ tục về chấp thuận điểm đấu nối, chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công theo quy định tại Quy định này.
2. Tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn giao thông trên đường bộ trong quá trình thi công theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra mất an toàn giao thông trên đường bộ do không thực hiện đầy đủ các quy định của Giấy phép thi công. Chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông vận tải và cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Tháo dỡ, di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, không yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan.
1. Những quy định khác có liên quan đến quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không có trong Quy định này, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT .
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp kịp thời phản ánh những phát sinh, vướng mắc, những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............/............. | ..............., ngày........ tháng........năm 201..... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Chấp thuận xây dựng (…3…)
Kính gửi: ...........................................(4)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Căn cứ (…5..); (…..2….) đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình (…6…) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của (…7…). Gửi kèm theo các tài liệu sau:
- Hồ sơ thiết kế của (...6...);
- (...8...)
(…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để (...6...) được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
Địa chỉ liên hệ: ………
Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: | (……2…..) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị:
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, tên đường, địa phương; ví dụ “Chấp thuận xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của ĐT.293, địa phận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có).
(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình.
(7) Ghi rõ tên đường bộ, cấp kỹ thuật của đường hiện tại, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải tuyến đường, các vị
trí cắt ngang qua đường bộ (nếu có).
(8) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............/............. | ..............., ngày........ tháng........năm 201...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Gia hạn xây dựng (…3…)
Kính gửi: ...........................................(4)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Căn cứ (…5..); (…..2….) đề nghị được gia hạn Giấy phép thi công công trình (nêu rõ lý do gia hạn). Gửi kèm theo các tài liệu sau:
- Bản phô tô Giấy phép thi công công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp;
- (...6...) (…2…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan.
Địa chỉ liên hệ: ………
Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: | (……2…..) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị:
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thi công công trình.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, tên đường bộ, địa phương; ví dụ “Gia hạn Giấy phép thi công công trình: đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của ĐT.293, địa phận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
(4) Tên cơ quan cấp Giấy phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(5) Các căn cứ khác (nếu có).
(6) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............/............. | ..............., ngày........ tháng........năm 201...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Cấp Giấy phép thi công (…3…)
Kính gửi: ...........................................(…4…)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Căn cứ (…5..); (…..2….) đề nghị được cấp Giấy phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày …tháng … năm ...
Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ Bản phô tô (…5…).
+ (…8…)
+ (…9…)
(…2…) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Giấy cấp phép thi công.
(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Giấy cấp phép thi công.
(…2…) Đối với thi công nút giao đường nhánh đấu nối vào đường bộ: xin cam tự xóa bỏ hoặc cải tạo nút giao đấu nối vào đường bộ đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ
có thẩm quyền và không đòi bồi thường, hỗ trợ khi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền yêu cầu xóa bỏ hoặc cải tạo nút giao và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Giấy cấp phép thi công.
(…2…) xin cam kết tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ liên hệ: ………
Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: | (……2…..) |
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị:
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp Giấy phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác).
(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp Giấy phép thi công, tên đường, địa phương;ví dụ “Cấp Giấy phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của ĐT.293, địa phận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
(4) Tên cơ quan cấp Giấy phép thi công.
(5) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp Giấy phép thi công.
(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên đường, thuộc địa phận huyện nào.
(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận.
(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN ĐIỂM ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............/............. | ..............., ngày........ tháng........năm 201...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN ĐIỂM ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO ĐƯỜNG BỘ
Chấp thuận đấu nối (…3…)
Kính gửi: ...........................................(4)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Căn cứ (…5..);
(…..2….) đề nghị được chấp thuận điểm đấu nối đường nhánh đấu nối vào đường bộ
(…6…). với các nội dung như sau:
1. Lý do đấu nối vào đường bộ (…3…)
2. Vị trí đấu nối vào đường bộ thuộc lý trình Km..+.../Trái tuyến hoặc phải tuyến/ của đường …
3. Thời gian sử dụng điểm đấu nối: đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối đường nhánh vào đường bộ. Trường hợp sau thời hạn này, điểm đấu nối không nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối đường nhánh vào đường bộ, (…2…) có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu và thực hiện đấu nối theo đúng quy hoạch được duyệt (áp dụng khi tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận điểm đấu nối vào một trong các tuyến: ĐT.292, ĐT.293, ĐT.295B, ĐT.296 và ĐT.398).
4. Gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến đường tỉnh có điểm đấu nối;
+ Bản sao các tài liệu liên quan: Quyết định giao đất, Giấy chứng nhận đầu tư, Sơ đồ khu đất được giao,…
5. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
(…2…) cam kết tự xóa bỏ hoặc cải tạo nút giao đấu nối vào đường bộ đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền và không đòi bồi thường, hỗ trợ khi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền yêu cầu xóa bỏ hoặc cải tạo nút giao và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan.
Địa chỉ liên hệ: ………
Số điện thoại: ..............
Nơi nhận: | (……2…..) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị:
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận điểm đấu nối đường nhánh đấu nối vào đường bộ (Do Chủ đầu tư đứng đơn).
(3) Nêu rõ lý do đấu nối vào đường bộ để làm gì, hoặc xây dựng công trình gì (ghi vắn tắt tên công trình, tên đường, địa phương; ví dụ “Chấp thuận đấu nối đường nhánh vào đường bộ tại Km..+.../Trái tuyến hoặc phải tuyến/ ĐT.293).
(4) Tên cơ quan chấp thuận điểm đấu nối đường nhánh đấu nối vào đường bộ.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có).
(6) Ghi rõ, đầy đủ tên đường, cấp kỹ thuật của đường, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải tuyến đường bộ./.
Ghi chú: Trên đây là nội dung chính của các mẫu Đơn tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể để ghi các nội dung và gửi kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp.
MẪU ĐƠN CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HOẶC CHẤP THUẬN ĐIỂM ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............/............. | ..............., ngày........ tháng........năm 201...... |
Kính gửi: .......................(3)........................
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Căn cứ (…4..);
Sau khi xem xét Công văn (Đơn đề nghị) của .....(3).... (địa chỉ: …………; điện thoại: ……) về việc…..(5) …. và Hồ sơ thiết kế công trình, đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước,
….(1)…. có ý kiến như sau: a)............................................................................................................................; b)............................................................................................................................; c)...........................................................................................................................;
..)...............................................................................................................................
Căn cứ vào các nội dung trên, .....(3).... hoàn thiện Hồ sơ thiết kế và phê duyệt thiết kế (nếu có), sau đó làm các thủ tục để xin cấp phép thi công theo quy định ./.
Nơi nhận: | (……1…..) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong mẫu Giấy phép thi công:
(1) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công công trình.
(2) Ghi rõ nội dung chấp thuận xây dựng.
(3) Ghi tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thi công.
(4) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc các văn bản liên quan khác (nếu có).
(5) Ghi rõ tên nội dung đề nghị của tổ chức, cá nhân.
(6) Cơ quan, đơn vị khác có liên quan (nếu có)./.
Ghi chú: Trên đây là các nội dung chính của mẫu Văn bản chấp thuận, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận xây dựng công trình căn cứ từng công trình cụ thể để quy định nội dung Văn bản chấp thuận cho phù hợp./.
MẪU GIẤY CẤP PHÉP THI CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............/............. | ..............., ngày........ tháng........năm 201...... |
GIẤY PHÉP THI CÔNG
Công trình:.........................(2)...............................
Lý trình:................................................thuộc đường ....
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Sau khi xem xét Công văn (Đơn đề nghị) của .....(3).... (địa chỉ: …………; điện thoại: ……) về việc…..(4) …. và Hồ sơ thiết kế công trình, đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước,
….(1)…. có ý kiến như sau:
1. Cấp cho: ……..(3)…… Địa chỉ…………………; Điện thoại ……………………….;
Được phép thi công công trình:...(2)... trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ lý trình Km...... đến Km..... Đường tỉnh (hoặc đường huyện, đường xã)..., theo hồ sơ thiết kế và tổ chức thi công được duyệt theo Quyết định số:......../..... ngày..../...../200.. của …..(5)…(nếu có), gồm các nội dung chính như sau:
a)............................................................................................................................;
b)............................................................................................................................;
c)...........................................................................................................................;
..)...............................................................................................................................
2. Các yêu cầu đối với chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình:
- Mang giấy này đến đơn vị quản lý đường bộ (trực tiếp quản lý tuyến đường) để nhận bàn giao mặt bằng hiện trường; tiến hành thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo hồ sơ tổ chức thi công được duyệt và các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đất dành cho đường bộ;
- Sau khi nhận mặt bằng hiện trường, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm về an toàn giao thông, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông đường bộ và cơ quan có thẩm quyền khác;
- Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, nếu đơn vị thi công không thực hiện việc tổ chức giao thông, gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công; mọi trách nhiệm liên quan đến tai nạn giao thông và chi phí thiệt hại khác (nếu có) đơn vị thi công tự chịu, ngoài ra còn chịu xử lý theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đền bù thiệt hại công trình đường bộ do lỗi của đơn vị thi công gây ra khi thi công trên đường bộ đang khai thác;
- Khi kết thúc thi công phải bàn giao lại mặt bằng, hiện trường cho đơn vị quản lý đường bộ;
- …………………(các nội dung khác nếu cần thiết)…………………………………..
3. Thời hạn thi công: Giấy phép thi công này có thời hạn từ ngày ../...../201...đến ngày...../....../201....Quá thời hạn quy định phải đề nghị cấp gia hạn./.
Nơi nhận: | (……1…..) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong mẫu Giấy phép thi công:
(1) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công công trình.
(2) Ghi tên dự án, công trình cấp giấy phép thi công.
(3) Ghi tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thi công.
(4) Ghi rõ tên nội dung đề nghị của tổ chức, cá nhân.
(5) Chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền (trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực phê duyệt thiết kế).
(6) Cơ quan, đơn vị khác có liên quan./.
Ghi chú: Trên đây là các nội dung chính của mẫu Giấy phép thi công, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép thi công công trình căn cứ từng công trình cụ thể để quy định nội dung Giấy phép thi công cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC LỘ
(Kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
TT | Tên đường | Điểm đầu | Điểm cuối | Hiện trạng | Quy hoạch đến 2020 | Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (m) | Giới hạn hành lang an toàn đường bộ (m) | Ghi chú (Tuyến đi qua huyện, thành phố) | ||||
Chiều dài (km) | Chiều rộng | Cấp đường hiện tại | Cấp đường | B nền (m) | ||||||||
(Lý trình đường giao và địa danh) | (Lý trình đường giao và địa danh) | B nền (m) | B mặt (m) | |||||||||
1 | QL.1 | Cầu Lường (Km94+700) | Như Nguyệt (Km132+100) | 37,4 | 9-12 | 7 |
|
|
|
|
|
|
| Đoạn 1 | Cầu Lường (Km94+700) | Tân Xuyên (Km109+400) | 14,7 | 9-12 | 7 | III | II | 22,5 | 3 | 17 | Lạng Giang, TP Bắc Giang |
| Đoạn 2 | Tân Xuyên (Km109+400) | Như Nguyệt (Km132+100) | 22,7 | 9-12 | 7 | III | I | 32,5 | 3 | 17 | TP Bắc Giang, Việt Yên |
2 | QL 31 | Km114+090 QL.1 | Hữu Sản | 97 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Km2 | Km77+500 | 75,5 | 7 | 6 | IV | III | 12 | 2 | 13 | Bắc Giang, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động |
|
| Km75+500 | Km97 | 21,5 | 7 | 3,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Sơn Động |
3 | QL 37 | Km13 (giáp tỉnh Hải Dương) | Km97 (giáp tỉnh Thái Nguyên) | 60,4 |
|
| IV | III | 12 | 2 | 13 |
|
| Đoạn 1 | Km13 (giáp tỉnh Hải Dương) | Km104 QL.1 mới | 33,4 |
|
|
| III | 12 | 2 | 13 | Lục Nam, Lạng Giang |
|
| Km13 | Km18 | 5 | 6,5 | 5,5 | IV |
|
|
|
|
|
| " | Km18 | Km34 | 16 | 6,5 | 5,5 | IV |
|
|
|
|
|
| " | Km34 | Km46+400 | 12,4 | 7 | 3,5 | V |
|
|
|
|
|
| Đoạn2 | Km70 giao tại Km126+250 QL.1 mới | Km97 (giáp tỉnh Thái nguyên) | 27 | 11 | 9 | IV | III | 12 | 2 | 13 | Việt Yên, Hiệp Hoà |
4 | QL.279 | Km37 (giáp tỉnh Quảng Ninh) | Km94 (giáp tỉnh Lạng Sơn) | 57 |
|
| IV |
|
|
|
|
|
| Đoạn1 | Km37 (giáp tỉnh Quảng Ninh) | Km64 giao tại Km76+500 QL.31 | 27 |
|
|
|
|
|
|
| Sơn Động |
| " | Km37 (giáp tỉnh Quảng Ninh) | Km41 | 4 | 8 | 6 |
| IV | 9 | 1 | 9 |
|
| " | Km41 | Km64 giao tại km76+500 QL.31 | 23 | 8 | 6 |
| IV | 9 | 1 | 9 |
|
| Đoạn 2 | Km64 giao tại Km 56 QL.31 | Km94 (giáp tỉnh Lạng Sơn) | 30 |
|
|
| IV | 9 | 1 | 9 |
|
| " | Km64 giao tại Km 56 QL.31 | Km85 | 21 | 8 | 6 |
| IV | 9 | 1 | 9 | Lục Ngạn |
| " | Km85 | Km86 | 1 | 9 | 9 |
| IV | 9 | 1 | 9 |
|
| " | Km86 | Km94 giáp tỉnh Lạng Sơn | 8 | 8 | 6 |
| IV | 9 | 1 | 9 |
|
| Tổng cộng | 251,8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
QUY ĐỊNH PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
TT | Tên đường | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | Hiện trạng | Quy hoạch đến 2020 | Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (m) | Giới hạn hành lang an toàn đường bộ (m) | Ghi chú (Tuyến đi qua huyện, thành phố) | |||
Chiều rộng | Cấp đường | Cấp đường | B nền (m) | |||||||||
(Lý trình đường giao và địa danh) | (Lý trình đường giao và địa danh) | B nền (m) | B mặt (m) | |||||||||
1 | ĐT.242 | Bố Hạ | Đèo Cà | 6 | 7,5 | 5,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Yên Thế |
2 | ĐT.248 | Phong Minh | Xa Lý | 26 | 6,5 | 3,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Lục Ngạn |
3 | ĐT.288 | Ba Hàng | Gia Tư Khuôn | 9 | 7,5 | 3,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Hiệp Hoà |
4 | ĐT.289 | Chũ | Thần | 9,7 | 7 | 3,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Lục Ngạn |
5 | ĐT.290 | Kép Hạ | Cống Lầu | 15 | 7 | 3,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Lục Ngạn |
6 | ĐT.291 | Yên Định | Thanh Sơn | 25 | 7 | 3,5-6 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Sơn Động |
7 | ĐT.292 | Kép | Tam Kha | 35 |
|
|
| IV | 9 | 1 | 9 | Huyện : Lạng Giang - Yên Thế |
| " | Km0 | Km20 | 20 | 7 | 9 | IV | IV | 9 | 1 | 9 |
|
| " | Km20 | Km26 | 6 | 7,5 | 6 | V | IV | 9 | 1 | 9 |
|
| " | Km26 | Km31 | 5 | 7 | 5 | V | IV | 9 | 1 | 9 |
|
| " | Km31 | Km34 | 3 | 7 | 3,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 |
|
| " | Km34 | Km35 | 1 | 7 | 5 | V | IV | 9 | 1 | 9 |
|
8 | ĐT.293 | Tiên Hưng | Mai Sưu | 63,9 |
|
| V | III | 12 | 2 | 13 | Huyện Lục Nam |
| " | Km0 | Km1+900 | 1,9 | 7 | 5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km1+900 | Km14 | 12,1 | 7 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km14 | Km22 | 8 | 7 | 5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km22 | Km25+400 | 3,4 | 7 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km25+400 | Km44 | 18,6 | 6,5 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km44 | Km51 | 7 | 7 | 5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km51 | Km54 | 3 | 6,5 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km54 | Km63,9 | 9,9 | 6,5 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
9 | ĐT.294 | Sỏi | Cầu Ca | 15 | 7,5 | 5,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện : Yên Thế - Tân Yên |
10 | ĐT.295 | Bảo Lộc | Đông Xuyên | 70,5 | 7 | 3,5 | V | III | 12 | 2 | 13 | Huyện : Lục Nam - Lạng Giang – Tân Yên - Hiệp Hoà |
11 | ĐT.295B | Tân Xuyên | Đáp Cầu | 23,8 |
|
| IV | III | 12 | 2 | 13 | Huyện Lạng Giang, TP Bắc Giang, huyện Việt Yên |
| “ | Km0 | Km4 | 4 | 7 | 5,5 |
|
|
|
|
|
|
| “ | Km4 | Km11 | 7 | 7 | 5,5 |
|
|
|
|
| UBND thành phố Bắc Giang quản lý |
| “ | Km11 | Km23,5 | 12,5 | 7 | 5,5 |
|
|
|
|
|
|
12 | ĐT.296 | Thắng | Vát | 9,5 | 9 | 7 | IV | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Hiệp Hoà |
13 | ĐT.297 | Phúc Sơn | Việt Ngọc | 8 | 7,5 | 6 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện : Tân Yên - Hiệp Hoà |
14 | ĐT.298 | Liên Sơn | Phúc Lâm | 18 | 7,5 | 6 | V | IV | 9 | 1 | 9 |
|
15 | ĐT.298B | Khả Lý | Chùa Bổ | 7 | 7 |
| V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện : Tân Yên - Việt Yên |
| “ | Km0 | Km2 | 2 | 5 | 3,5 |
|
|
|
|
| Huyện Việt Yên |
| “ | Km2 | Km4 | 2 | 6 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
| “ | Km4 | Km7 | 3 | 5 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
16 | ĐT.299 | Thái Đào | Neo | 11,7 | 7,5 | 6 | V | IV | 7,5 | 1 | 9 | Thành phố Bắc Giang - Huyện Yên Dũng |
17 | ĐT.299B | Tân An | Chùa La | 8,4 | 5,5 | 3,5 | V | IV | 9 | 1 | 9 | Huyện Yên Dũng |
18 | ĐT.398 | Đồng Việt | Cầu Gồ | 50,3 |
|
| V, IV | III | 12 | 2 | 13 | Huyện Yên Dũng - Tân Yên - Yên Thế |
| " | Km0 | Km8 | 8 | 7 | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km8 | Km17 | 9 | 9 | 6 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km17 | Km19 | 2 | 15 | 15 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km19 | Km23 | 4 | 7 | 3,5 |
|
|
|
|
| UBND thành phố Bắc Giang quản lý |
| " | Km23 | Km28 | 5 | 12 | 11 |
|
|
|
|
| UBND thành phố Bắc Giang quản lý |
| " | Km28 | Km36+800 | 8,8 | 7,5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km36+800 | Km38+400 | 1,6 | 10 | 8,7 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km38+400 | Km39+500 | 1,1 | 20 | 17,4 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km39+500 | Km49+000 | 9,5 | 7,5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
| " | Km49+000 | Km50+300 | 1,3 | 14,7 | 14,1 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng | 411,8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 56/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 3Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 30/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 5Quyết định 05/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 68/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần năm 2018
- 1Quyết định 05/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2Quyết định 68/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần năm 2018
- 1Nghị định 203-HĐBT năm 1982 về Điều lệ bảo vệ đường bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 172/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Luật giao thông đường bộ 2008
- 8Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 9Quyết định 56/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 10Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 12Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 13Quyết định 30/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Quyết định 124/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Số hiệu: 124/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lại Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra