- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 2Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/2006/QĐ-UBND | Vinh, ngày 04 tháng 12 năm 2006. |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 942/TTr-TP ngày 12/10/2006; của Sở Tài chính tại Công văn số 3004/TC.HCVX ngày 09/11/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh (Hội đồng PHCTPBGDPL), Hội đồng PHCTPBGDPL các huyện, thành, thị (sau đây gọi là cấp huyện), Ban phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) do UBND các cấp thành lập, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND các cấp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An được ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động.
2. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị được giao nhiệm vụ.
Điều 2. Nội dung chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Ban phối hợp cấp xã:
- Chi văn phòng phẩm và tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng, Ban phối hợp cấp xã;
- Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra cơ sở;
- Chi sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng.
2. Chi thông tin, tuyên truyền:
- Chi thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: các báo, tập san, chuyên san, phát thanh truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề;
- Chi biên soạn, in, phát hành đề cương giới thiệu văn bản pháp luật mới; các tài liệu, tờ rơi, tờ gấp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp theo từng đối tượng. Chi biên dịch, xuất bản, in và phát hành tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc.
3. Chi xây dựng và củng cố tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học, xã, phường, thị trấn.
4. Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thi hoà giải viên giỏi; giao lưu, sinh hoạt văn hoá lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật.
5. Chi tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên.
6. Chi tổ chức các hội nghị cộng tác viên; hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện kế hoạch, đề án; các cuộc hội thảo khoa học để trao đổi nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Chi cho đội ngũ cộng tác viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm các đối tượng: báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật:
- Chi thù lao cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật;
- Chi mua tài liệu, in ấn tài liệu cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
8. Chi cho công tác hoà giải ở cơ sở:
- Chi thù lao cho hoà giải viên;
- Chi sơ kết, tổng kết các hoạt động hoà giải;
- Chi thi đua, khen thưởng;
- Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho hoà giải viên; chi in ấn các biểu mẫu, sổ sách báo cáo.
9. Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát để thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện các Đề án đã được phê duyệt.
10. Chi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh:
- Chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên;
- Chi biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Chi tổ chức các hoạt động hỗ trợ tìm hiểu pháp luật trong nhà trường;
- Chi xây dựng chương trình, rà soát cập nhật chương trình bài giảng;
- Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát nhận thức pháp luật của học sinh, sinh viên; điều tra, khảo sát việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn giáo dục công dân và pháp luật.
11. Chi sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng theo các ngành, lĩnh vực về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
12. Chi xây dựng các chuong trình, đ? án, g?m:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai chương trình, dự án;
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Viết báo cáo tổng kết đánh giá thực hiện chương trình, dự án.
13. Chi các khoản chi như: bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ; chi văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc của Hội đồng, Ban phối hợp cấp xã.
Điều 3. Mức chi cụ thể đối với hoạt động của Hội đồng các cấp và Ban phối hợp cấp xã như sau:
1. Chi cho việc xây dựng và xét duyệt chương trình, đề án; kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án tuỳ theo quy mô, tính chất và nhiệm vụ của từng chương trình, đề án và khả năng ngân sách được bố trí, cụ thể:
a) Mức chi cho việc nghiên cứu, xây dựng đề cương chi tiết:
Chương trình, đề án của Hội đồng cấp tỉnh: không quá 400.000đ/01 văn bản;
b) Tổng hợp, hoàn chỉnh đề cương tổng quát:
Chương trình, đề án của Hội đồng cấp tỉnh: không quá 300.000đ/01 văn bản;
c) Xét duyệt đề cương:
- Mức chi cho chủ trì:
Chương trình, đề án của Hội đồng cấp tỉnh: không quá 100.000đ/người /lần và tối đa không quá 3 lần;
- Mức chi cho các đại biểu tham gia hoặc được lấy ý kiến tham gia bằng văn bản (trường hợp không thành lập Hội đồng): Chương trình, đề án của Hội đồng cấp tỉnh: không quá 50.000đ/người /lần và tối đa không quá 3 lần.
2. Chi thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình, đề án; chi cộng tác viên:
a) Điều tra, khảo sát:
- Lập mẫu phiếu điều tra (khoảng 30 chỉ tiêu):
Phiếu do Hội đồng cấp tỉnh lập: không quá 100.000đ/phiếu;
- Cung cấp thông tin: 8.000đ/ phiếu;
- Chi cho điều tra viên: 25.000đ/ngày công /người;
- Chi cho người phiên dịch tiếng dân tộc hoặc người dẫn đường (áp dụng cho việc điều tra tại vùng miền núi, vùng sâu cần có người bản địa dẫn đường và phiên dịch) 30.000đ/người /ngày;
- Công tác phí cho cán bộ đi điều tra, khảo sát: thực hiện theo chế độ hiện hành;
- Tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra, khảo sát:
+ Báo cáo chương trình, đề án của Hội đồng cấp tỉnh: không quá 500.000đ/01 văn bản;
+ Báo cáo chương trình, đề án của Hội đồng cấp huyện: không quá 300.000đ/01 văn bản;
+ Báo cáo chương trình, đề án của Ban phối hợp cấp xã: không quá 200.000đ/01 văn bản.
b) Chi cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật:
- Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh: không quá 120.000đ/buổi;
- Báo cáo viên pháp luật cấp huyện: không quá 100.000đ/buổi;
- Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở: không quá 50.000đ/buổi.
c) Chi thù lao hoà giải viên: 1 vụ hoà giải thành /1 tổ hoà giải: không quá 50.000đ/vụ.
d) Công tác phí dành cho thành viên tham gia đoàn kiểm tra công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật: thực hiện theo chế độ hiện hành.
đ) Chi tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên; đội ngũ cộng tác viên; hoà giải viên; đội ngũ giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: thực hiện theo chế độ hiện hành.
3. Chi hội nghị, hội thảo: thực hiện theo chế độ hiện hành.
4. Chi thông tin, tuyên truyền:
a) Biên dịch tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc: 40.000đ/trang (tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của văn bản gốc).
b) Biên soạn, in ấn các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: thực hiện theo chế độ, định mức, đơn giá của của các ngành có công việc tương tự. Những nội dung này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện.
5. Chi xây dựng, củng cố tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học, xã, phường, thị trấn: căn cứ hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện.
6. Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật:
a) Chi biên soạn đề thi (bao gồm cả hướng dẫn và biểu điểm), tối thiểu mỗi đề thi phải đạt từ 10 câu hỏi trở lên:
- Cuộc thi tổ chức ở cấp tỉnh: không quá 400.000đ/đề thi;
- Cuộc thi tổ chức ở cấp huyện: không quá 300.000đ/đề thi;
- Cuộc thi tổ chức ở cấp xã: không quá 200.000đ/đề thi.
b) Chi bồi dưỡng chấm thi, xét công bố kết quả thi:
- Cuộc thi tổ chức ở cấp tỉnh: không quá 100.000đ/người /ngày;
- Cuộc thi tổ chức ở cấp huyện: không quá 50.000đ/người /ngày;
- Cuộc thi tổ chức ở cấp xã: không quá 30.000đ/người /ngày.
c) Chi bồi dưỡng cho thành viên Ban tổ chức (BTC) cuộc thi:
- Cuộc thi tổ chức ở cấp tỉnh:
+ Trưởng, phó BTC: không quá 120.000đ/người /ngày;
+ Thư ký, thành viên hội đồng thi: không quá 100.000đ/người /ngày;
- Cuộc thi tổ chức ở cấp huyện:
+ Trưởng, phó BTC: không quá 100.000đ/người /ngày;
+ Thư ký, thành viên hội đồng thi: không quá 70.000đ/người /ngày;
- Cuộc thi tổ chức ở cấp xã:
+ Trưởng, phó BTC: không quá 70.000đ/người /ngày;
+ Thư ký, thành viên hội đồng thi: không quá 50.000đ/người /ngày;
d) Chi giải thưởng:
- Giải nhất:
+ Tập thể:
. Cấp tỉnh: 1.000.000đ/giải;
. Cấp huyện: 600.000đ/giải;
. Cấp xã: 500.000đ/giải;
+ Cá nhân:
. Cấp tỉnh: 500.000đ/giải;
. Cấp huyện: 400.000đ/giải;
. Cấp xã: 300.000đ/giải;
- Giải nhì:
+ Tập thể:
. Cấp tỉnh: 700.000đ/giải;
. Cấp huyện: 500.000đ/giải;
. Cấp xã: 400.000đ/giải;
+ Cá nhân:
. Cấp tỉnh: 400.000đ/giải;
. Cấp huyện: 300.000đ/giải;
. Cấp xã: 200.000đ/giải;
- Giải ba:
+ Tập thể:
. Cấp tỉnh: 500.000đ/giải;
. Cấp huyện: 300.000đ/giải;
. Cấp xã: 200.000đ/giải;
+ Cá nhân:
. Cấp tỉnh: 300.000đ/giải;
. Cấp huyện: 200.000đ/giải;
. Cấp xã: 100.000đ/giải;
- Giải khuyến khích:
+ Tập thể:
. Cấp tỉnh: 300.000đ/giải;
. Cấp huyện: 200.000đ/giải;
. Cấp xã: 100.000đ1/giải;
+ Cá nhân:
. Cấp tỉnh: 200.000đ/giải;
. Cấp huyện: 150.000đ/giải;
. Cấp xã: 70.000đ/giải;
7. Các khoản chi trực tiếp khác phục vụ các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hoá có lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chi phục vụ các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; chi xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật; thực hiện theo hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (phê duyệt trong dự toán ngân sách giao từ đầu năm).
8. Chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; trong hoà giải cơ sở; trong hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: theo quy định hiện hành về chế độ chi khen thưởng và được bố trí trong dự toán ngân sách được giao đầu năm.
9. Chi khác: làm đêm, làm thêm giờ, văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác, phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc chương trình, đề án, phục vụ công tác của tổ hoà giải cơ sở, phục vụ công tác của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật... Căn cứ theo chế độ hiện hành, hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được chi trong dự toán đã giao đầu năm.
Điều 4. Lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng cùng với dự toán chi thường xuyên của đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hàng năm cho đơn vị.
Thời hạn gửi dự toán kinh phí và kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải cùng thời gian xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách.
2. UBND cấp xã lập dự toán ngân sách cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cấp mình trình HĐND cùng cấp phê duyệt.
Điều 5. Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tuân theo đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Ban phối hợp cấp xã có trách nhiệm sử dụng kinh phí bảo đảm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Nếu sử dụng sai mục đích, gây lãng phí cho Ngân sách thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, cơ quan thường trực của Hội đồng (Sở Tư pháp); Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Chủ tịch UBND các xã phường, thị trấn; Trưởng Ban phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 26/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về mức chi kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 2Quyết định 09/2011/QĐ-UBND về lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 1284/2006/QĐ-UBND về Quy định về việc chi kinh phí bảo đảm cho Công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 5Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 2Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 26/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về mức chi kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 9Quyết định 09/2011/QĐ-UBND về lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do thành phố Cần Thơ ban hành
- 10Quyết định 1284/2006/QĐ-UBND về Quy định về việc chi kinh phí bảo đảm cho Công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Quyết định 124/2006/QĐ-UBND quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 124/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/12/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Văn Hành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/12/2006
- Ngày hết hiệu lực: 08/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực