- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 3Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Công an ban hành
- 4Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Luật đất đai 2013
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 11Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1238/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 15 tháng 11 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY CHẾ PHỐI HỢP VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2008;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 09/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;
Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BCA ngày 21/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông báo số 111a/TB-UBND ngày 27/10/2022 về Kết luận của UBND tỉnh tại phiên họp giao ban Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh tại Tờ trình số 103/TTr-BATGT ngày 26/9/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1238/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung phối hợp về Quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, gồm: Cắm mốc lộ giới; tổ chức giải tỏa các vi phạm và trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã, phường, thị trấn trong quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ đối với đường Quốc lộ (được ủy thác) và hệ thống đường địa phương trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với: các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã); các tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ phạm vi đất dành cho đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các bên tham gia phối hợp thực hiện gồm: Các cơ quan quản lý đường bộ được quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; cơ quan Công an; các đơn vị được giao quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm: Công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
3. Phạm vi đất dành cho đường bộ: Gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
4. Hành lang an toàn đường bộ là: Dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
5. Hệ thống đường địa phương gồm: Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường khác thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND xã, phường, thị trấn.
6. Cơ quan quản lý đường bộ gồm: Cục Quản lý đường bộ, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã; đơn vị được Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ (sau đây gọi chung là đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ).
7. Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ: Là chủ sở hữu công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình đường bộ ủy quyền quản lý, sử dụng công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý sử dụng công trình đường bộ.
Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ do nhà nước quản lý là cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ hoặc cơ quan đơn vị được Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý công trình đường bộ; doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng và quản lý vận hành khai thác công trình đường bộ; doanh nghiệp dự án trong thời hạn quản lý khai thác công trình đường bộ theo quy định tại hợp đồng dự án đối tác công tư; người quản lý sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng là tổ chức, cá nhân chủ sở hữu đường bộ chuyên dùng.
8. Cơ quan Công an gồm: Công an tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
9. Nhà thầu được giao quản lý, bảo trì đường bộ là: Các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hợp đồng ký với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ (quy định tại khoản 8 điều 2 thông tư 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ GTVT).
10. Tuần đường là hoạt động tuần tra, kiểm tra để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ trên tuyến đường được giao quản lý.
11. Tuần kiểm đường bộ là hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tuần đường và kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp
1. Các bên tham gia phối hợp (gọi tắt là các Bên) phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi trách nhiệm; không thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm của mình trong phối hợp.
2. Các Bên phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của mình và căn cứ tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch phối hợp; chỉ đạo đơn vị cơ sở (nhà thầu được giao quản lý, bảo trì công trình đường bộ, UBND và Công an cấp xã) xây dựng kế hoạch phối hợp về quản lý, bảo vệ từng tuyến đường, từng địa bàn cụ thể. Việc phối hợp phải đồng bộ, kịp thời, kết nối giữa các cơ quan, đơn vị phối hợp để thực hiện đúng các quy định hiện hành.
3. Việc phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ. Các vướng mắc, phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật và đề xuất của các Bên.
4. Các thông tin phản ánh của báo chí và người dân phải được các Bên xem xét, xác minh để xử lý kịp thời và đúng quy định. Nghiêm cấm mọi hành vi tiêu cực, làm trái quy định khi thực hiện phối hợp quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Điều 5. Nội dung phối hợp
1. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực hành lang an toàn giao thông đường bộ.
2. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất; Kiểm tra, xác nhận các cá nhân, tổ chức lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ; Xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ...
3. Trao đổi thông tin giữa các cơ quan về công tác quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Báo cáo định kỳ theo quy định hoặc đột xuất về công tác quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 6. Hình thức phối hợp
1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.
3. Thông qua hội nghị sơ kết, tổng kết.
4. Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra của các đoàn công tác liên ngành.
5. Thông qua quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng theo quy định của UBND tỉnh.
6. Các hình thức khác.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Lập kế hoạch và tổng hợp kinh phí thực hiện cắm mốc lộ giới trên hệ thống đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện (được giao quản lý).
2. Tổ chức cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường Quốc lộ (được ủy thác), đường tỉnh, đường trục chính đô thị (được giao quản lý) và bàn giao cho UBND cấp xã làm cơ sở theo dõi, quản lý.
3. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, lập kế hoạch và tổ chức giải tỏa vi phạm trên phạm vi đất đã đền bù giải phóng mặt bằng, đất công.
4. Chỉ đạo nhân viên tuần đường: Phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông, lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, chủ động nhắc nhở, giải thích, hướng dẫn các đối tượng vi phạm chấp hành các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn ngay từ ban đầu; lập biên bản vi phạm và báo cáo nhân viên tuần kiểm.
5. Chỉ đạo nhân viên tuần kiểm: Khi phát hiện vi phạm hoặc nhận được báo cáo của nhân viên tuần đường ngay lập tức đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm theo thẩm quyền và gửi biên bản vi phạm và hồ sơ (nếu có) về Sở Giao thông vận tải (Thanh tra Sở) hoặc đến UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi xảy ra vi phạm.
6. Chỉ đạo thanh tra Sở:
a. Tổ chức thực hiện thanh, kiểm tra thường xuyên trong việc chấp hành quy định của pháp luật về các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị) của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định.
b. Phối hợp và hỗ trợ UBND cấp huyện, cấp xã, tổ chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải của Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ.
c. Tham gia thực hiện giải tỏa, cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ do UBND các cấp đề nghị.
Điều 8. Trách nhiệm của Ban An toàn giao thông tỉnh.
1. In ấn, phô tô các văn bản, tài liệu liên quan đến quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ gồm: các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định công bố cấp đường, quyết định điều chuyển các tuyến đường, tài liệu quản lý tuyến cung cấp cho UBND các huyện, thành phố có các tuyến đường bộ được giao quản lý đi qua.
2. Lập kế hoạch tuyên truyền, gửi văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố thống nhất thời gian, địa điểm, đối tượng để tổ chức tuyên truyền và phổ biến, hướng dẫn các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao đường bộ cho người dân tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.
3. Chủ trì đề xuất với Chủ tịch UBND - Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Quy chế này.
4. Định kỳ tổng hợp báo cáo, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm được giao trong công tác đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Điều 9. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Tiến hành khảo sát, rà soát các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông, kiến nghị ngành giao thông khắc phục những bất cập trong công tác tổ chức giao thông.
3. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông, các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ và trật tự lòng đường, vỉa hè theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến đường do UBND cấp huyện quản lý.
2. Lập kế hoạch và tổng hợp kinh phí thực hiện cắm mốc lộ giới đường huyện, đường xã.
3. Tổ chức cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường huyện, chỉ đạo và kiểm tra UBND cấp xã cắm mốc lộ giới đường xã và quản lý mốc lộ giới của các tuyến đường trên địa bàn.
4. Chủ trì rà soát chỉ giới giao đất cho các tổ chức, cá nhân; nghiên cứu, đề xuất xử lý đối với các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ.
5. Chỉ đạo lập kế hoạch tổ chức giải toả các vi phạm thuộc phạm vi đất đã đền bù giải phóng mặt bằng và đất công.
6. Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện:
a. UBND cấp huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch giải tỏa đối với tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm và tổ chức họp với các đơn vị liên quan để bố trí lực lượng, phân giao nhiệm vụ, thời gian tiến hành và tổ chức thực hiện giải tỏa vi phạm thuộc địa bàn quản lý.
b. Tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ do một trong các cơ quan: Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chi cục quản lý đường bộ 1.5, UBND cấp xã, Công an cấp huyện chuyển đến; kiểm tra, rà soát hồ sơ vi phạm hành chính để ra quyết định và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c. Tổ chức thực hiện cưỡng chế để giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
d. Sau khi cưỡng chế, giải tỏa vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang xong bàn giao lại mặt bằng cho UBND cấp xã quản lý và người đứng đầu cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện.
e. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn theo quy định; báo cáo, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền các biện pháp xử lý đối với vụ việc vượt quá thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
2. Lập kế hoạch và tổng hợp kinh phí cắm mốc lộ giới đường xã gửi UBND cấp huyện để tổng hợp.
3. Tổ chức cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường xã; tiếp nhận và quản lý hệ thống mốc lộ giới trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện đi qua địa bàn.
4. Quản lý, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền trong hành lang an toàn giao thông đường bộ.
5. Thực hiện rà soát chỉ giới giao đất cho tổ chức, cá nhân; tham mưu cho UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
6. Tập trung giải toả các công trình, lều quán trong phạm vi đã đền bù giải phóng mặt bằng và đất công:
a. Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với đơn vị quản lý, bảo trì công trình đường bộ yêu cầu người vi phạm đình chỉ các hành vi làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý.
b. Tiếp nhận và quản lý hành lang an toàn giao thông khi các lực lượng chức năng đã xử lý bàn giao; bảo vệ mốc lộ giới.
c. Tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ do đơn vị quản lý, bảo trì công trình đường bộ chuyển đến; xác định hành vi, nếu xét thấy có đủ yếu tố cấu thành vi phạm hành chính thì lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã).
d. Chuyển giao hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến UBND cấp huyện, đề nghị xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với các vụ việc vượt quá thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND cấp xã; theo dõi, ngăn chặn việc người vi phạm tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 12. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, bảo trì đường bộ: Nhân viên tuần đường: Phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông, lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, chủ động nhắc nhở, giải thích, hướng dẫn các đối tượng vi phạm chấp hành các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn ngay từ ban đầu; lập biên bản vi phạm và báo cáo tuần kiểm viên.
Điều 13. Trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường.
1. Tăng cường trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai (đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ).
2. Hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, không giao đất trong hành lang an toàn giao thông đường bộ cho tổ chức, cá nhân.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài chính.
1. Cân đối kinh phí để thực hiện cắm mốc lộ giới trên hệ thống đường bộ của tỉnh (đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã).
2. Kinh phí để quản lý và xử lý vi phạm hành lang.
Điều 15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh và các Sở, ban, ngành khác: Theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật và chỉ đạo của tỉnh về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc, thủ trưởng các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động tổ chức phối hợp và triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
2. Ban an toàn giao thông tỉnh là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện Quy chế này.
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời về Ban an toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp./.
- 1Quyết định 57/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND
- 2Quyết định 4858/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 59/2022/QĐ-UBND Quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4Công văn 384/GDĐT-TrH năm 2020 về triển khai cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành học sinh và giáo viên trung học năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 2347/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2030”
- 6Kế hoạch 344/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 7Quyết định 52/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tổ chức giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 33/2021/QĐ-UBND
- 8Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới do tỉnh Nam Định ban hành
- 9Công văn 1249/UBND-ĐT năm 2023 thực hiện nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới do Thành phố Hà Nội ban hành
- 10Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2023 về tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 11Quyết định 4152/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp bảo vệ hành lang và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 12Kế hoạch 534/KH-UBND xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 13Kế hoạch 727/KH-UBND năm 2023 về xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 3Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Công an ban hành
- 4Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Luật đất đai 2013
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 12Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
- 13Quyết định 57/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND
- 14Quyết định 4858/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 15Quyết định 59/2022/QĐ-UBND Quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 16Công văn 384/GDĐT-TrH năm 2020 về triển khai cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành học sinh và giáo viên trung học năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 17Quyết định 2347/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2030”
- 18Kế hoạch 344/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 19Quyết định 52/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tổ chức giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 33/2021/QĐ-UBND
- 20Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới do tỉnh Nam Định ban hành
- 21Công văn 1249/UBND-ĐT năm 2023 thực hiện nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới do Thành phố Hà Nội ban hành
- 22Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2023 về tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 23Quyết định 4152/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp bảo vệ hành lang và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 24Kế hoạch 534/KH-UBND xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 25Kế hoạch 727/KH-UBND năm 2023 về xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2022 Quy chế phối hợp về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 1238/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/11/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Ngô Tân Phượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực