Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1238/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 50/NQ-CP NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52-NQ/TW NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ.

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Điều 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Lưu: VP, TT(3b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Kim Anh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 50/NQ-CP NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52-NQ/TW NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020, Ngân hàng Nhà nước xây dựng Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như sau:

I. MỤC TIÊU

Kế hoạch này cụ thể hóa các giải pháp tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0); Thúc đẩy nghiên cứu các công nghệ, thành tựu của CMCN 4.0 nhằm tăng cường năng lực quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngân hàng; Xây dựng cơ chế chính sách, quản lý thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; Phát triển hạ tầng thanh toán số đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn ngành để thích ứng với bối cảnh 4.0.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò quản lý nhà nước:

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung phương thức tiếp cận cuộc CMCN 4.0 đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành ngân hàng.

b) Tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về cuộc CMCN 4.0 trong ngành ngân hàng.

2. Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho sự chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng:

a) Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định đối với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để triển khai và ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số.

b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP , thúc đẩy thanh toán số, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thanh toán.

c) Ban hành quy định hướng dẫn mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp thông qua nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC).

d) Xây dựng và triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, trong đó có quản lý giám sát các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới và quy hoạch phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung nhằm tiết giảm đầu mối và chi phí kết nối để cung ứng dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí hợp lý.

đ) Xây dựng Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng.

e) Xây dựng cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) tại Việt Nam.

g) Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Giao dịch điện tử để đảm bảo đầu tư và huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số.

h) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động cấp tín dụng dựa trên nền tảng công nghệ số.

i) Nghiên cứu, đề xuất khuôn khổ ổn định tài chính và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính ngân hàng trước bối cảnh CMCN 4.0.

k) Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý hoạt động ngân hàng số phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

l) Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý về vấn đề an ninh tài chính ngành ngân hàng trước bối cảnh CMCN 4.0.

3. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của CMCN4.0:

a) Đề án triển khai hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an ninh thông tin ngành ngân hàng.

b) Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán.

c) Nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng tập trung, hiện đại, đóng vai trò là hệ thống thanh toán xương sống quốc gia, kết nối với các hệ thống khác trong nền kinh tế.

d) Xây dựng và phát triển Hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) hướng tới thiết lập hạ tầng thanh toán số đồng bộ, thống nhất có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để mở rộng hệ sinh thái số và phục vụ cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán 24/7.

đ) Xây dựng chuẩn kết nối chia sẻ dữ liệu (Open API) giữa các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác.

e) Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia thống nhất, tích hợp thông tin đầy đủ trên nền tảng công nghệ hiện đại, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin đầy đủ để cung ứng dịch vụ ngân hàng hiệu quả. Nghiên cứu, xây dựng chuẩn kết nối dành cho các công ty công nghệ tài chính (Fintech) tham gia hệ thống thông tin tín dụng quốc gia để có thể áp dụng, triển khai ngay khi cơ chế thí điểm quản lý hoạt động được ban hành.

g) Xây dựng và triển khai Đề án kết nối, chia sẻ với hạ tầng, hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia để phục vụ chuyển đổi số.

h) Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành và cung ứng dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh CMCN 4.0.

4. Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo:

a) Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động, đảm bảo an toàn, bảo mật, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

b) Khuyến khích hợp tác với các tổ chức trung gian thanh toán, công nghệ tài chính (Fintech) phát triển các giải pháp, mô hình kinh doanh mới để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn tiện lợi với chi phí thấp.

5. Phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc CMCN 4.0:

a) Đẩy mạnh các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo định hướng chiến lược chuyển đổi số, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng, đảm bảo sẵn sàng tham gia cuộc CMCN 4.0.

b) Rà soát, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng bổ sung nội dung đào tạo nghiệp vụ ngân hàng gắn với hoạt động chuyển đổi số, phát triển và vận hành mô hình ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh CMCN 4.0.

c) Xây dựng, triển khai các chương trình bồi dưỡng (đào tạo lại) cho cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng gắn với kinh tế số, ngân hàng số.

6. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ưu tiên:

a) Đầu tư cho nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 phục vụ cho hoạt động ngân hàng, cung ứng dịch vụ ngân hàng - tài chính như: phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa quy trình bằng robot, Internet vạn vật, chuỗi khối,...; tham gia xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ số dùng chung.

b) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng giải pháp công nghệ số phục vụ cho lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính.

c) Xây dựng và thực hiện chiến lược chuyển đổi số thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0 tại các TCTD.

7. Thực hiện chính sách hội nhập quốc tế:

a) Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với ngân hàng trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế có kinh nghiệm, năng lực về quản lý, giám sát hoạt động công nghệ tài chính và ngân hàng số.

b) Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ trong ngành ngân hàng.

8. Thúc đẩy chuyển đổi số trong Ngân hàng Nhà nước:

a) Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

b) Triển khai Đề án chuẩn hóa và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước các cấp đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ công cấp độ 3,4 của Ngân hàng Nhà nước, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này; định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 11) báo cáo kết quả thực hiện về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thanh toán) để tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Trong quá trình triển khai nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thanh toán) để tổng hợp xử lý.

2. Vụ Thanh toán đầu mối theo dõi, đôn đốc và tổng hợp việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động; hàng năm, tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ (qua Bộ Khoa học và Công nghệ) về kết quả thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

Triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Sản phẩm đầu ra dự kiến

1

Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò quản lý nhà nước

1.1

Tổ chức phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung phương thức tiếp cận cuộc CMCN 4.0 đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành ngân hàng.

Văn phòng Đảng ủy CQNHTW

Các Vụ, Cục liên quan

2020-2021

Hội nghị, các văn bản quán triệt, phổ biến

1.2

Tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cuộc CMCN 4.0 trong ngành ngân hàng.

Vụ Truyền thông

Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, các Vụ, Cục NHNN và các tổ chức tín dụng

Hàng năm

Các tuyến bài, loạt bài về những thành tựu, cơ hội, thách thức và giải pháp của ngành ngân hàng chủ động tham gia CMCN 4.0

2

Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng

2.1

Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định đối với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để triển khai và ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số.

Vụ Pháp chế (PC)

Vụ Thanh toán (TT), Vụ Chính sách tiền tệ (CSTT), Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (TDCNKT), Cục Công nghệ thông tin (CNTT) và các đơn vị liên quan.

2020-2025

Sửa Luật NHNN, Luật các TCTD

2.2

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP , thúc đẩy thanh toán số, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thanh toán

Vụ TT

Vụ PC và các đơn vị liên quan

2020

Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP

2.3

Ban hành quy định hướng dẫn mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp thông qua nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC).

Vụ TT

Vụ PC và các đơn vị liên quan.

2020

Thông tư được ban hành

2.4

Xây dựng và triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025.

Vụ TT

Vụ PC, Quản lý Ngoại hối và các đơn vị liên quan

2020-2025

Đề án được phê duyệt và triển khai Đề án

2.5

Xây dựng Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng.

Vụ TT

Vụ PC, Cục CNTT, Cơ quan TTGSNH và các đơn vị liên quan.

2020

Nghị định được phê duyệt

2.6

Xây dựng cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) tại Việt Nam.

Vụ CSTT

Vụ PC và các đơn vị liên quan

2021

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ

2.7

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Giao dịch điện tử để đảm bảo đầu tư và huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số.

Cục CNTT

Vụ TT và các đơn vị liên quan

2020-2025

Văn bản góp ý, đề xuất của ngành ngân hàng sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử

2.8

Rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động cấp tín dụng dựa trên nền tảng công nghệ số.

Vụ CSTT

Vụ PC, Vụ TDCNKT, Vụ TT, Cơ quan TTGSNH, Cục CNTT.

2020-2021

Báo cáo nghiên cứu, đề xuất liên quan

2.9

Nghiên cứu, đề xuất khuôn khổ ổn định tài chính và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính ngân hàng trước bối cảnh CMCN 4.0.

Vụ Ổn định tiền tệ- tài chính (ODTT-TC)

Cơ quan TTGSNH, Vụ PC, Vụ CSTT và các đơn vị liên quan

2020-2021

Báo cáo nghiên cứu

2.10

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý hoạt động ngân hàng số phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Vụ TT

Cơ quan TTGSNH, Vụ PC, Vụ ODTT-TC, Vụ CSTT và các đơn vị liên quan

2020-2021

Báo cáo nghiên cứu

2.11

Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý về vấn đề an ninh tài chính ngành ngân hàng trước bối cảnh CMCN 4.0.

Vụ ODTT-TC

Các Vụ, Cục liên quan

2020-2025

Báo cáo nghiên cứu

3

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0

3.1

Đề án triển khai hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an ninh thông tin ngành ngân hàng.

Cục CNTT

Các tổ chức tín dụng

2021

Đề án được phê duyệt

3.2

Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán.

Vụ TT

Các Vụ, Cục liên quan

2020-2025

Đề án được phê duyệt và triển khai Đề án

3.3

Nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng tập trung, hiện đại, đóng vai trò là hệ thống thanh toán xương sống quốc gia, kết nối với các hệ thống khác trong nền kinh tế.

Cục CNTT

Sở Giao dịch, Vụ TT và các đơn vị liên quan

2025

Hoàn thành việc nâng cấp, phát triển các dịch vụ mới

3.4

Xây dựng và phát triển Hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) hướng tới thiết lập hạ tầng thanh toán số đồng bộ, thống nhất có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để mở rộng hệ sinh thái số và phục vụ cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán 24/7.

Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas)

Vụ TT, Cục CNTT, Sở Giao dịch và các đơn vị liên quan

2020

Xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống ACH, phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ giá trị gia tăng xoay quanh nền tảng, dịch vụ ACH cốt lõi

3.5

Xây dựng chuẩn kết nối chia sẻ dữ liệu (Open API) giữa các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác.

Cục CNTT

Vụ TT, Cơ quan TTGSNH, Văn phòng NHNN và các Vụ, Cục liên quan

2020-2021

Ban hành tiêu chuẩn về Open API

3.6

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia thống nhất, tích hợp thông tin đầy đủ trên nền tảng công nghệ hiện đại, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin đầy đủ để cung ứng dịch vụ ngân hàng hiệu quả. Nghiên cứu, xây dựng chuẩn kết nối dành cho các công ty công nghệ tài chính (Fintech) tham gia hệ thống thông tin tín dụng quốc gia để có thể áp dụng, triển khai ngay khi cơ chế thí điểm quản lý hoạt động được ban hành.

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC)

Các Vụ, Cục liên quan

2020

Kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia

3.7

Xây dựng và triển khai Đề án kết nối, chia sẻ với hạ tầng, hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia để phục vụ chuyển đổi số.

Cục CNTT

Vụ TT và các đơn vị liên quan

2020-2025

Đề án được phê duyệt và triển khai Đề án

3.8

Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành và cung ứng dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh CMCN 4.0.

Các tổ chức tín dụng (TCTD)

Cục CNTT, Vụ Tài chính - Kế toán và các đơn vị liên quan

2020-2025

Kế hoạch/Dự án nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, ngân hàng lõi.

4

Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo

4.1

Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động, đảm bảo an toàn bảo mật, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Các TCTD

Các doanh nghiệp, tổ chức trung gian thanh toán, công ty công nghệ tài chính, công ty công nghệ - viễn thông - thương mại điện tử.

2020-2025

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sổ.

4.2

Khuyến khích hợp tác với các tổ chức trung gian thanh toán, công nghệ tài chính (Fintech) phát triển các giải pháp, mô hình kinh doanh mới để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn, tiện lợi với chi phí thấp.

Các TCTD

Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các đơn vị liên quan

2020-2025

Các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, sáng tạo trên cơ sở hợp tác với các TGTT, công ty Fintech

5

Phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc CMCN 4.0

5.1

Đẩy mạnh các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo định hướng chiến lược chuyển đổi số, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng, đảm bảo sẵn sàng tham gia cuộc CMCN 4.0.

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trường BDCBNH), Học viện Ngân hàng (HVNH), Đại học ngân hàng TP HCM (Đại học NH TP HCM)

Hàng năm

Các khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

5.2

Rà soát, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng bổ sung nội dung đào tạo nghiệp vụ ngân hàng gắn với hoạt động chuyển đổi số, phát triển và vận hành mô hình ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh CMCN 4.0.

HVNH, Đại học NH TP HCM, Trường BDCBNH

Vụ TCCB và các đơn vị thuộc NHNN

Hàng năm

Các bài giảng, chương trình giảng dạy được cập nhật kiến thức, kỹ năng liên quan đến hoạt động ngân hàng trong bối cảnh CM.CN 4.0

5.3

Xây dựng, triển khai các chương trình bồi dưỡng (đào tạo lại) cho cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng gắn với kinh tế số, ngân hàng số.

Các TCTD

Các Vụ, Cục liên quan

Hàng năm

Các khóa đào tạo

6

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ưu tiên

6.1

Đầu tư cho nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 phục vụ cho hoạt động tài chính ngân hàng như: phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa quy trình bằng rôbốt, Internet vạn vật, chuỗi khối,...; tham gia xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ số dùng chung.

Các TCTD

Các doanh nghiệp, các tổ chức TGTT, công ty Fintech

Hàng năm

Các sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ 4.0 chủ chốt, nền tảng số dùng chung

6.2

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng giải pháp công nghệ số phục vụ cho lĩnh vực ngân hàng, tài chính.

Viện Chiến lược Ngân hàng

Vụ, Cục NHNN, HVNH, Đại học NH TP HCM

Hàng năm

Danh mục các Đề tài, dự án về ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động ngân hàng; nghiên cứu các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo phù hợp với CMCN 4.0

6.3

Xây dựng và thực hiện chiến lược chuyển đổi số thích ứng với bối cảnh CMCN4.0 tại các TCTD.

Các TCTD

Các Vụ, Cục liên quan

2020-2021

Chiến lược chuyển đổi số được phê duyệt hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển ngân hàng

7

Thực hiện chính sách hội nhập quốc tế

7.1

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với ngân hàng trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế có kinh nghiệm, năng lực về quản lý, giám sát hoạt động công nghệ tài chính và ngân hàng số.

Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT)

Các Vụ, Cục liên quan

Hàng năm

Các thỏa thuận hợp tác; Các chương trình đào tạo với chủ đề liên quan; Hội thảo, hội nghị.

7.2

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ trong ngành ngân hàng.

Vụ HTQT

Các Vụ, Cục liên quan

Hàng năm

Các hỗ trợ kỹ thuật, các khóa đào tạo do các tổ chức quốc tế bảo trợ.

8

Thúc đẩy chuyển đổi số trong Ngân hàng Nhà nước

8.1

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

Cục CNTT

Các Vụ, Cục liên quan

2020-2025

Các cơ chế, chính sách; các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin.

8.2

Triển khai Đề án chuẩn hóa và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước các cấp đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vụ TCCB

Các Vụ, Cục liên quan

Hàng năm

Hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ được giao theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

8.3

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ công cấp độ 3,4 của Ngân hàng Nhà nước, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Văn phòng NHNN

Cục CNTT, Vụ TT và các đơn vị liên quan

2020-2025

Hệ thống edoc, email, chỉ số cải cách hành chính công được cải thiện