Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1213/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 26 tháng 12 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT, ngày 5/5/2010 của Bộ Công Thương về Ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thương mại;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1262/TTr-SCT ngày 12/12/2012 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (kèm theo Biên bản thẩm định ngày 21/9/2012 của Hội đồng thẩm định được thành lập tại Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 10/8/20Ị2 của UBND tỉnh),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (kèm theo Báo cáo tổng hợp Đề án Quy hoạch do Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế Thương mại - Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công thương đơn vị tư vấn lập), với các nội chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Khí dầu mỏ hóa lỏng (sau đây viết tắt là LPG) là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, dễ cháy nổ phải được kiểm soát chặt chẽ. Các chủ thể tham gia kinh doanh LPG phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh LPG.
b) Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công Thương với chính quyền địa phương các cấp; UBND cấp xã giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh LPG.
c) Quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống nhân dân.
d) Tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh LPG mở rộng quy mô kinh doanh và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG.
đ) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; từng bước đưa hoạt động kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh vào nề nếp và tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
2. Mục tiêu phát triển
a) Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh LPG mở rộng hoạt động kinh doanh tạo việc làm cho người lao động và trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG;
b) Tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ; nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh LPG;
c) Khuyến khích các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn (cấp II trở lên) mở thêm cửa hàng bán chai LPG và đầu tư trạm nạp LPG; hạn chế mở thêm các cửa hàng kinh doanh LPG tại khu vực đông dân cư, các tuyến phố chính trong nội thị;
d) Tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ LPG qua hệ thống cửa hàng đạt bình quân 14,7%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020; trong đó giai đoạn 2011 - 2015: 15%/năm và giai đoạn 2016 - 2020: 14,5%/năm.
3. Định hướng phát triển đến năm 2020 và năm 2025
a) Định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.
b) Định hướng phát triển các loại hình kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh:
- Phát triển các loại hình cửa hàng kinh doanh chai LPG kết hợp với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại khu vực đô thị và trạm nạp LPG cho các phương tiện giao thông tại các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh.
- Phát triển loại hình cửa hàng kinh doanh chuyên sâu về LPG và các phụ kiện có liên quan tại các khu vực phục vụ cho nhu cầu của khách hàng sử dụng nhiều đến LPG.
- Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ LPG phải tuân thủ đúng các quy định tại TCVN 6223-2011 (cửa hàng LGP - yêu cầu chung về an toàn) và các quy định khác của pháp luật.
c) Định hướng phát triển các kho chứa, trạm chiết nạp LPG đảm bảo nguyên tắc: Không nằm trong khu vực quy hoạch phát triển dân cư; thuận tiện giao thông để xuất, nhập hàng và xe chuyên dùng tiếp cận khi cần thiết; đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường theo quy định.
d) Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đảm bảo các quy định về điều kiện kinh doanh LPG: Hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh do các doanh nghiệp tự đầu tư theo đúng quy định của nhà nước; khuyến khích thương nhân đầu tư trang thiết bị hiện đại, tự động hóa để quản lý và mở rộng quy mô kinh doanh.
đ) Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh LPG: Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể kinh doanh LPG một cách thường xuyên (thông qua chế độ báo cáo, kiểm tra, hội nghị, hội thảo...); tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy tắc an toàn phòng chống cháy nổ, gian lận thương mại trong kinh doanh LPG.
4. Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG tỉnh Kon Tum đến năm 2020
a) Phân loại cửa hàng kinh doanh LPG:
- Cửa hàng kinh doanh LPG độc lập, chuyên doanh LPG được xây dựng theo TCVN 5223:2011.
- Cửa hàng kinh doanh LPG tại các điểm bán xăng dầu có trạm nạp cho các phương tiện giao thông.
- Cửa hàng kinh doanh LPG có kinh doanh các loại hàng hóa khác, trong đó khu vực kinh doanh LPG phải được thiết kế biệt lập theo TCVN 6223:2011.
- Trạm chiết nạp LPG tuân thủ theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ và Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương.
b) Tiêu chí lựa chọn địa điểm cửa hàng:
- Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và hiệu quả kinh doanh, dự kiến mỗi xã, phường, thị trấn phát triển 02 - 03 cửa hàng chuyên kinh doanh LPG (chưa kể cửa hàng xăng dầu có kinh doanh LPG và trạm nạp LPG).
- Bán kính phục vụ của một cửa hàng phát triển mới ở đô thị: 01 - 1,5 km; ở nông thôn trên 5,0 km. Không mở cửa hàng LPG mới ở những thôn, làng đã có cửa hàng LPG đang hoạt động.
c) Số lượng cửa hàng LPG phát triển mới đạt tiêu chuẩn theo quy định:
Dự kiến trong kỳ quy hoạch, xây dựng mới 139 cửa hàng LPG đạt chuẩn theo quy định tại TCVN 6223:2011 (chi tiết theo bảng)
Bảng tổng hợp Quy hoạch cơ sở kinh doanh LPG tỉnh Kon Tum đến năm 2020
TT | Tên địa phương | Số cửa hàng | Kho, trạm cấp, chiết nạp đến 2020 | ||||
Hiện có (năm 2012) | Dự kiến tăng | Dự kiến đến năm 2020 | Kho trung chuyển | Trạm nạp vào chai | Trạm cấp LPG | ||
1 | Thành phố Kon Tum | 57 | 17 | 74 | 01* | 01* |
|
2 | Huyện Đăk Glei | 7 | 17 | 24 |
|
|
|
3 | Huyện Đăk Tô | 12 | 23 | 35 |
|
|
|
4 | Huyện Tu Mơ Rông | 2 | 20 | 22 |
|
|
|
5 | Huyện Đăk Hà | 20 | 12 | 32 |
|
|
|
6 | Huyện Kon Rẫy | 4 | 11 | 15 |
|
|
|
7 | Huyện Kon Plông | 2 | 16 | 18 |
|
|
|
8 | Huyện Ngọc Hồi | 21 | 9 | 30 | 01* | 01* |
|
9 | Huyện Sa Thầy | 8 | 14 | 22 |
|
|
|
Tổng cộng | 133 | 139 | 272 | 02 | 02 |
|
(*) Trạm dự kiến xây dựng mới.
d) Quy hoạch kho, trạm chiết nạp LPG: Trong kỳ quy hoạch, phát triển mới 02 trạm chiết nạp có kho chứa chai LPG tại thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi.
đ) Quy hoạch trạm nạp LPG cho phương tiện giao thông: Sở Công Thương căn cứ các Quy định hiện hành xem xét, giải quyết theo quy định đối với các cửa hàng xăng dầu quy mô lớn (cửa hàng cấp I, II) có nhu cầu mở thêm trạm nạp LPG cho các phương tiện giao thông. Không quy hoạch trạm nạp LPG độc lập.
e) Quy hoạch trạm cấp LPG cho các hộ tiêu thụ theo đường ống: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh bố trí địa điểm trạm cấp LPG trong Khu công nghiệp, UBND các huyện, thành phố bố trí địa điểm trạm cấp LPG trong Cụm công nghiệp sau khi đã thỏa thuận với Sở Công Thương.
5. Các biện pháp bảo vệ môi trường
a) Quản lý chặt việc chế tạo và kiểm định chất lượng chai chứa LPG của các doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn về: Bồn chứa, thiết bị nạp, quy trình công nghệ tại các trạm nạp LPG vào chai.
b) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh LPG, trong đó chú trọng kiểm tra việc thiết kế xây dựng các cửa hàng kinh doanh chai LPG đảm bảo thực hiện đúng quy định theo TC VN 6223:2011.
c) Triển khai thực hiện nghiêm Nghị định số 105/2011/NĐ-CP ngày 16/11/2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về kinh doanh LPG.
6. Giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về vốn đầu tư: vốn đầu tư và đất xây dựng cửa hàng kinh doanh LPG do các chủ đầu tư tự huy động và bố trí. Cơ sở phục vụ cho kinh doanh LPG phải được thiết kế, xây dựng theo đúng quy hoạch, đúng quy định của nhà nước theo TCVN 6223:2011.
b) Giải pháp về địa điểm xây dựng mới cửa hàng kinh doanh, kho chứa, trạm chiết nạp LPG:
- Địa điểm quy hoạch dự kiến xây dựng mới cửa hàng kinh doanh LPG là địa chỉ mở, việc cấp địa điểm xây dựng mới cửa hàng kinh doanh LPG theo số lượng đã được quy hoạch và đúng tiêu chí lựa chọn địa điểm cửa hàng.
- Địa điểm kinh doanh LPG phải có đường giao thông thuận tiện cho xe chuyên dùng (vận chuyển LPG, chữa cháy, cứu thương...) hoạt động.
- Các kho, trạm chiết nạp LPG không đặt trong khu quy hoạch dân cư; vị trí xây dựng cách xa khu dân cư và cách xa các công trình công cộng khác (khoảng cách tối thiểu theo quy định tại Phụ lục 01, Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương).
- Các kho chứa, trạm chiết nạp trong các khu dân cư phải di dời để đảm bảo an toàn. Các trạm chiết nạp, kho chứa LPG có thể đặt trong các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp nếu đảm bảo các điêu kiện về giới hạn khoảng cách, điều kiện an toàn cháy nổ.
c) Giải pháp về công nghệ, môi trường và đảm bảo an toàn cửa hàng kinh doanh LPG:
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thiết kế cửa hàng kinh doanh LPG tại TCVN 6223:2011 và quy định quản lý an toàn trong lĩnh vực kinh doanh LPG tại Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương.
- Đối với các trạm chiết nạp LPG phải tuân thủ đúng quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ và Thông tư số 41/2011/TT- BCT ngày 16/12/2011 cua Bộ Công Thuơng.
- Đối với trạm nạp LPG: Việc nạp LPG phải tuân thủ theo quy định tại TCVN 88:2005 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
- Kho dự trữ bảo quản chai chứa LPG được thiết kế và bảo quản theo TCVN 5307:1991; 6304:1997; 7441:2004.
- Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG và cửa hàng LPG tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải có các thiết bị chữa cháy theo quy định tại TCVN 6223:2011.
- Tuyên truyền vận động; khuyến khích nhà phân phối và người tiêu dùng sử dụng bình gas Composite đủ tiêu chuẩn, đáp ứng về điều kiện an toàn, phòng chống cháy nổ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố:
- Công bố, phổ biến quy hoạch để các tổ chức, cá nhân cỏ liên quan biết làm căn cứ đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh LPG từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch; triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch; theo dõi, đôn đốc, giám sát việc triển khai quy hoạch và thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh trên lĩnh vực quản lý nhà nước về lĩnh vực LPG theo quy định.
- Trong quá trình triển khai, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy hoạch để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương qua từng năm hoặc từng thời kỳ, lập hồ sơ theo quy định để thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3260/QĐ-UBND năm 2013 sửa đổi Quyết định 2865/QĐ-UBND về Quy hoạch Phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 2Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025
- 3Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 4Quyết định 1485/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ quy hoạch do tỉnh quản lý thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
- 5Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 6Nghị định 105/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
- 7Thông tư 41/2011/TT-BCT quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 3260/QĐ-UBND năm 2013 sửa đổi Quyết định 2865/QĐ-UBND về Quy hoạch Phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 9Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025
- 10Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Quyết định 1213/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 1213/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Phạm Thanh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra