Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1205/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Văn bản số 555/SNN-TCCB ngày 31/3/2020; Sở Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 440/SKHCN-TĐC ngày 07/4/2020.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục và Quy trình nội bộ 04 (bốn) thủ tục hành chính mới ban hành (lĩnh vực Chăn nuôi) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Giám đốc: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Thông tin - Công báo - Tin học tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- PVP Trần Tuấn Nghĩa;
- Trung tâm PVHCC tỉnh;
- Trung tâm TT-CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, PC1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn

 

DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 13/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh)

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

TT

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

1

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng.

25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc.

10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh

Không

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018.

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

- Quyết định số 823/QĐ-BNN-CN ngày 16/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng.

05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như trên

Không

Như trên

3

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Như trên

Không

Như trên

4

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như trên

Không

Như trên

II. QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thước ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

1

KÝ HIỆU QUY TRÌNH

QT.CNTY.17

2

NỘI DUNG QUY TRÌNH

2.1

Điều kiện thực hiện TTHC:

 

2.1.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật;

d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất;

e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;

k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.1.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k mục 2.1.1.

2.2

Cách thức thực hiện TTHC:

 

Thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) hoặc qua mạng điện tử (Địa chỉ http://dichvucong.hatinh.gov.vn).

2.3

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Bản chính

Bản sao

-

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu BM.CNTY.17.01

x

 

-

Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo mẫu BM.CNTY. 17.02

X

 

-

Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo mẫu BM.CNTY.17.03

 

X

-

Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.

 

X

 

* Lưu ý khi nộp hồ sơ:

+ Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu;

+ Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính;

+ Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

2.4

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.5

Thời hạn giải quyết:

- 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc(*).

- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng(**).

2.6

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh.

2.7

Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh

Cơ quan được ủy quyền: Không.

Cơ quan phối hợp: Không.

2.8

Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

2.9

Kết quả giải quyết TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận (nêu rõ lý do không cấp).

2.10

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ của Sở NN&PTNT - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, điều chỉnh hồ sơ. Nếu không bổ sung, điều chỉnh được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức/ cá nhân, - Công chức TN&TKQ

Giờ hành chính

Mẫu 01, 02 (nếu có), 0601 bộ hồ sơ theo mục 2.3

B2

Chuyển hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh về Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Công chức TN&TKQ

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo

B3

Duyệt hồ sơ, chuyển cho phòng chuyên môn xử lý

Lãnh đạo phòng QLCN

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo

B4

Xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

- Nếu đạt: Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung thì Dự thảo quyết định thành lập Đoàn đánh giá trình lãnh đạo Phòng xem xét.

Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đơn đặt hàng thì Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trình lãnh đạo Phòng xem xét.

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ và nêu lý do không cấp bằng văn bản trình lãnh đạo phòng.

Chuyên viên được giao xử lý

5 ngày(*)

1 ngày (**)

Mẫu 05;

Dự thảo quyết định thành lập Đoàn đánh giá. Hoặc Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hoặc dự thảo văn bản lý do không cấp.

B5

Lãnh đạo Phòng xem xét trình Lãnh đạo Chi cục bản Dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản dự thảo lý do không cấp.

Lãnh đạo phòng Quản lý Chăn nuôi

1,5 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc dự thảo văn bản nêu rõ lý do không cấp.

B6

Lãnh đạo Chi cục xem xét, ký nháy trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản lý do không cấp.

Lãnh đạo Chi cục

1 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Dự thảo văn bản lý do không cấp đã ký nháy

B7

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, ra quyết định thành lập Đoàn đánh giá. Chuyển Văn thư phát hành văn bản.

chuyển thực hiện bước 8.

- Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đơn đặt hàng, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

chuyển thực hiện bước 10.

- Hoặc ký văn bản lý do không cấp. Chuyển Văn thư phát hành văn bản.

chuyển thực hiện bước 10.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/ Văn thư Sở

1 ngày

- Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, định thành lập Đoàn đánh giá.

- Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đơn đặt hàng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;

- Hoặc văn bản nêu rõ lý do không cấp.

B8

Đoàn tiến hành đánh giá các nội dung kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, lập biên đánh giá.

+ Nếu đạt Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

+ Nếu không đạt dự thảo văn bản nêu rõ lý do trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đoàn đánh giá theo Quyết định thành lập/Chuyên viên được giao xử lý

13 ngày(*)

2 ngày (**)

Mẫu 05; Biên bản đánh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Dự thảo văn bản nêu rõ lý do không đủ điều kiện.

B9

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc ký văn bản nếu không đạt.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT

2 ngày

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Văn bản thông báo lý do không cấp.

B10

Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho bộ phận TN&TKQ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Văn thư Sở/Văn thư Chi cục

0,5 ngày

Mẫu 05, 06 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không được cấp

B11

Trả kết quả cho tổ chức cá nhân

Công chức TN&TKQ

Giờ hành chính

Mẫu 01, 06 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Văn bản thông báo lý do không được cấp.

 

* Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết TTHC ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân

3

BIỂU MẪU

 

Mẫu 01

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

 

Mẫu 02

Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ

 

Mẫu 03

Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

 

Mẫu 04

Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả

 

Mẫu 05

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

 

Mẫu 06

Sổ theo dõi hồ sơ

 

BM.CNTY.17.01

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

 

BM.CNTY.17.02

Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

BM.CNTY.17.03

Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

 

BM.CNTY.17.04

Biên bản đánh giá kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

BM.CNTY.17.05

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

4

HỒ SƠ LƯU

-

Mẫu 01, 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ; Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC.

-

01 bộ Hồ sơ đầu vào như mục 2.3.

-

Biên bản đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

-

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không hợp lệ.

Hồ sơ được lưu tại Phòng QL Chăn nuôi, thời gian lưu 05 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ cho đơn vị lưu trữ của tỉnh để thực hiện lưu trữ theo quy định hiện hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

1

KÝ HIỆU QUY TRÌNH

QT.CNTY.18

2

NỘI DUNG QUY TRÌNH

2.1

Điều kiện thực hiện TTHC:

 

2.1.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật;

d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất;

e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;

k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.1.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k mục 2.1.1.

2.2

Cách thức thực hiện TTHC:

 

Thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) hoặc qua mạng điện tử (Địa chỉ http://dichvucong.hatinh.gov.vn).

2.3

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Bản chính

Bản sao

-

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu BM.CNTY.18.01

x

 

-

Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (tên cơ sở, tên địa chỉ cơ sở sản xuất, địa chỉ trụ sở) trong Giấy chứng nhận.

 

x

 

* Lưu ý khi nộp hồ sơ:

+ Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu;

+ Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính;

+ Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

2.4

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.5

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

2.6

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Phục Vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh.

2.7

Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh.

Cơ quan được ủy quyền: Không.

Cơ quan phối hợp: Không.

2.8

Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin, thay đổi địa điểm.

2.9

Kết quả giải quyết TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận (nêu rõ lý do không cấp).

2.10

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ của Sở NN&PTNT - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, điều chỉnh hồ sơ. Nếu không bổ sung, điều chỉnh được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức/ cá nhân, Công chức TN&TKQ.

Giờ hành chính

Mẫu 01, 02 (nếu có), 0601 bộ hồ sơ theo mục 2.3

B2

Chuyển hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh về Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Công chức TN&TKQ

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo

B3

Duyệt hồ sơ, chuyển cho phòng chuyên môn xử lý

Lãnh đạo phòng QLCN

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo

B4

Xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

- Nếu đạt, Dự thảo Giấy chung đủ điều kiện chăn nuôi.

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không điều chỉnh, bổ sung thì dự thảo văn bản nêu lý do không cấp trình lãnh đạo phòng.

Chuyên viên phòng QL Chăn nuôi được giao xử lý

2 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc dự thảo văn bản nêu lý do không cấp.

B5

Lãnh đạo Phòng xem xét trình Lãnh đạo Chi cục bản Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản dự thảo lý do không cấp.

Lãnh đạo phòng Quản lý Chăn nuôi

0,5 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản dự thảo lý do không cấp.

B6

Lãnh đạo Chi cục xem xét, ký nháy trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản không tiếp nhận hồ sơ

Lãnh đạo Chi cục

0,5 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản dự thảo lý do không cấp đã ký nháy

B7

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Hoặc ký văn bản lý do không cấp.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/ Văn thư Sở

0,5 ngày

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản lý do không cấp.

B8

Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho bộ phận TN&TKQ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Văn thư Sở/ Văn thư Chi cục

0,5 ngày

Mẫu 05, 06 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Văn bản thông báo lý do không cấp.

B9

Trả kết quả cho tổ chức cá nhân

Công chức TN&TKQ

Giờ hành chính

Mẫu 01, 06 và Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Văn bản thông báo lý do không được cấp.

3

BIỂU MẪU

 

Mẫu 01

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

 

Mẫu 02

Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ

 

Mẫu 03

Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

 

Mẫu 04

Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả

 

Mẫu 05

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

 

Mẫu 06

Sổ theo dõi hồ sơ

 

BM.CNTY.18.01

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

 

BM.CNTY.18.02

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

4

HỒ SƠ LƯU

-

Mẫu 01, 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ; Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC,

-

01 bộ Hồ sơ đầu vào như mục 2.3.

-

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản lý do không cấp.

Hồ sơ được lưu tại phòng chuyên môn, thời gian lưu 05 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ cho đơn vị lưu trữ của tỉnh để thực hiện lưu trữ theo quy định hiện hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

1

KÝ HIỆU QUY TRÌNH

QT.CNTY.19

2

NỘI DUNG QUY TRÌNH

2.1

Điều kiện thực hiện TTHC:

 

- Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi.

+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.

+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn 87 nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.

+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên. (Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

2.2

Cách thức thực hiện TTHC:

 

Thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) hoặc qua mạng điện tử (Địa chỉ http://dichvucong.hatinh.gov.vn).

2.3

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Bản chính

Bản sao

-

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn BM.CNTY.19.01

x

 

-

Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi BM.CNTY.19.02

x

 

 

* Lưu ý khi nộp hồ sơ:

+ Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu;

+ Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính;

+ Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

2.4

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.5

Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

2.6

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh.

2.7

Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh.

Cơ quan được ủy quyền: Không.

Cơ quan phối hợp: Không.

2.8

Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

2.9

Kết quả giải quyết TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc Văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận (nêu rõ lý do không cấp).

2.10

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ của Sở NN&PTNT - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức/ cá nhân, Công chức TN&TKQ

Giờ hành chính

Mẫu 01, 02 (nếu có), 0601 bộ Hồ sơ theo mục 2.3

B2

Chuyển hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh về Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Công chức TN&TKQ

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ theo mục 2.3

B3

Duyệt hồ sơ, chuyển cho phòng chuyên môn xử lý

Lãnh đạo phòng QLCN

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo

B4

Xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

- Nếu đạt, Dự thảo quyết định thành lập Đoàn đánh giá trình lãnh đạo Phòng xem xét

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn chỉnh thì dự thảo nêu lý do không cấp bằng văn bản trình lãnh đạo phòng.

Chuyên viên được giao xử lý

5 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc dự thảo văn bản lý do không cấp.

B5

Lãnh đạo Phòng xem xét trình Lãnh đạo Chi cục bản Dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc văn bản dự thảo lý do không cấp.

Lãnh đạo phòng Quản lý Chăn nuôi

2 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc dự thảo văn bản lý do không cấp.

B6

Lãnh đạo Chi cục xem xét, ký nháy trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc văn bản lý do không cấp.

Lãnh đạo Chi cục

1 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc dự thảo văn bản lý do không cấp đã ký nháy

B7

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Ra quyết định thành lập Đoàn đánh giá. Chuyển Văn thư phát hành văn bản

chuyển thực hiện bước 8.

- Hoặc văn bản lý do không cấp. Chuyển Văn thư phát hành văn bản.

chuyển thực hiện bước 10

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn thư Sở

0,5 ngày

Quyết định thành lập Đoàn đánh giá hoặc văn bản nêu lý do không cấp.

B8

Đoàn tiến hành đánh giá các nội dung kiện chăn nuôi, lập biên đánh giá.

+ Nếu đạt Dự thảo Giấy chứng đủ điều kiện chăn nuôi

+ Nếu không đạt dự thảo văn bản nêu rõ lý do trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đoàn đánh giá theo Quyết định thành lập/Chuyên viên được giao xử lý

13 ngày

Mẫu 05; Biên bản đánh giá, Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc dự thảo văn bản nêu rõ lý do không cấp đã được ký nháy.

B9

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, ký Giấy chứng nhận đủ điều chăn nuôi hoặc ký văn bản nếu lý do không cấp.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT

2 ngày

Giấy chứng nhận đủ điều chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không cấp.

B10

Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho bộ phận TN&TKQ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Văn thư Sở/ Văn thư Chi cục

0,5 ngày

Mẫu 05, 06 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không được cấp

B11

Trả kết quả cho tổ chức cá nhân

Công chức TN&TKQ

Giờ hành chính

Mẫu 01, 06 và Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không được cấp.

 

* Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết TTHC ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân.

3

BIỂU MẪU (Các biểu mẫu sử dụng trong quá trình thực hiện TTHC)

 

Mẫu 01

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

 

Mẫu 02

Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

 

Mẫu 03

Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

 

Mẫu 04

Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả.

 

Mẫu 05

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

 

Mẫu 06

Sổ theo dõi hồ sơ

 

BM.CNTY.19.01

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

 

BM.CNTY.19.02

Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi

 

BM.CNTY.19.03

Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi

4

HỒ SƠ LƯU

-

Mẫu 01, 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TK.Q; Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC.

-

01 bộ Hồ sơ đầu vào như mục 2.3.

-

Biên bản đánh giá điều kiện chăn nuôi (trường hợp kết quả giải quyết TTHC là giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi).

-

Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không cấp.

-

Hồ sơ được lưu tại phòng chuyên môn, thời gian lưu 05 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ cho đơn vị lưu trữ của tỉnh để thực hiện lưu trữ theo quy định hiện hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

1

KÝ HIỆU QUY TRÌNH

QT.CNTY.20

2

NỘI DUNG QUY TRÌNH

2.1

Điều kiện thực hiện TTHC:

 

- Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi.

+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.

+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.

+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên. (Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

2.2

Cách thức thực hiện TTHC:

 

Thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 02A, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) hoặc qua mạng điện tử (Địa chỉ http://dichvucong.hatinh.gov.vn).

2.3

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Bản chính

Bản sao

-

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo mẫu BM.CNTY.20.01.

x

 

 

* Lưu ý khi nộp hồ sơ:

+ Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu;

+ Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính;

+ Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

2.4

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.5

Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.6

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh.

2.7

Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh

Cơ quan được ủy quyền: Không.

Cơ quan phối hợp: Không.

2.8

Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức hoặc cá nhân.

2.9

Kết quả giải quyết TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc văn bản từ chối cấp giấy (nêu rõ lý do không cấp).

2.10

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ của Sở NN&PTNT - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện được thì từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức/ cá nhân, Công chức TN&TKQ

Giờ hành chính

Mẫu 01, 02 (nếu có), 06 và Hồ sơ theo mục 2.3

B2

Chuyển hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh về Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Công chức TN&TKQ

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ theo mục 2.3

B3

Duyệt hồ sơ, chuyển cho phòng chuyên môn xử lý

Lãnh đạo phòng QLCN

0,5 ngày

Mẫu 01, 05 và Hồ sơ kèm theo

B4

Xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

- Nếu đạt, Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi

- Nêu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ. Nếu không bổ sung, hoàn thiện thì nêu lý do không cấp bằng văn bản trình lãnh đạo phòng.

Chuyên viên phòng QL Chăn nuôi được giao xử lý.

2 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc dự thảo văn bản lý do không cấp.

B5

Lãnh đạo Phòng xem xét trình Lãnh đạo Chi cục bản Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc văn bản dự thảo lý do không cấp.

Lãnh đạo phòng Quản lý Chăn nuôi

0,5 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc dự thảo văn bản lý do không cấp.

B6

Lãnh đạo Chi cục xem xét, ký nháy trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc văn bản lý do không cấp.

Lãnh đạo Chi cục

0,5 ngày

Mẫu 05; Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc dự thảo văn bản lý do không cấp đã ký nháy

B7

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

- Hoặc ký văn bản lý do không cấp. Chuyển Văn thư phát hành văn bản.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Văn thư Sở.

0,5 ngày

Mẫu 05, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc văn bản nêu lý do không cấp.

B8

Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho bộ phận TN&TKQ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Văn thư Sở/ Văn thư Chi cục

0,5 ngày

Mẫu 05, 06 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không được cấp

B9

Trả kết quả cho tổ chức cá nhân

Công chức TN&TKQ

Giờ hành chính

Mẫu 01, 06 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc văn bản thông báo lý do không được cấp.

 

* Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý; cơ quan giải quyết TTHC ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả chuyển sang Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh để gửi cho tổ chức, cá nhân.

3

BIỂU MẪU

 

Mẫu 01

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

 

Mẫu 02

Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ

 

Mẫu 03

Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

 

Mẫu 04

Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả

 

Mẫu 05

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

 

Mẫu 06

Sổ theo dõi hồ sơ

 

BM.CNTY.20.01

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

 

BM.CNTY.20.02

Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

4

HỒ SƠ LƯU

-

Mẫu 01, 02, 03, 04 (nếu có); 06 lưu tại Bộ phận TN&TKQ; Mẫu 01, 05 lưu theo hồ sơ TTHC.

-

01 bộ Hồ sơ đầu vào như mục 2.3.

-

Biên bản đánh giá nếu có (trường hợp kết quả giải quyết TTHC là giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi).

-

Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hoặc thông báo lý do không cấp.

Hồ sơ được lưu tại phòng chuyên môn, thời gian lưu 05 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ cho đơn vị lưu trữ của tỉnh để lưu trữ theo quy định hiện hành.