Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2021/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 18 tháng 6 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Bãi bỏ Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất.
Đối với những dự án, hạng mục đã có quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng thời điểm chi trả kinh phí bồi thường sau thời gian Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được bồi thường bổ sung theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-UBND ngày 18/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.
2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng và vật nuôi là thủy sản.
1. Cây hàng năm: là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc.
2. Cây lâu năm: là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
3. Cây đầu dòng: là cây tốt nhất được bình tuyển và công nhận từ quần thể của một giống cây trồng.
4. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi ao: là hình thức nuôi thương phẩm các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hoặc nuôi nhiều đối tượng để cải thiện cuộc sống gia đình.
5. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi trên bãi triều (bao gồm nghêu, sò…): là hình thức nuôi quảng canh cải tiến, nguồn thức ăn và chế độ chăm sóc quản lý phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực cồn, bãi ven biển.
6. Vật nuôi là thủy sản được nuôi trong lồng/bè trên sông: là hình thức nuôi thủy sản thương phẩm, bè đóng bằng vật liệu thích hợp, neo đậu tại một vị trí theo quy định.
7. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến (nuôi tôm sú và một số loài cá): là hình thức nuôi dựa vào tự nhiên cả về giống lẫn thức ăn nhưng có thả thêm giống ở mật độ thấp hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên.
8. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi cá ao truyền thống: là hình thức sử dụng diện tích mặt nước ao, mương để cải thiện cuộc sống gia đình có năng suất dưới 10 tấn/ha/vụ nuôi.
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH BỒI THƯỜNG
1. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
2. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.
3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.
4. Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Đối với vật nuôi là thủy sản
1. Vật nuôi là thủy sản tại thời điểm thu hồi đất mà chưa đến thời kỳ thu hoạch trong điều kiện không thể di chuyển sang nơi khác để tiếp tục nuôi cho đến thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm.
2. Vật nuôi là thủy sản tại thời điểm thu hồi đất mà có thể di chuyển được đến nơi khác để tiếp tục nuôi cho đến thu hoạch thì được bồi thường, hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.
1. Cây trồng, vật nuôi là thủy sản được tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.
3. Cây trồng, vật nuôi là thủy sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013.
Đơn giá bồi thường ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục I đính kèm) là cơ sở để thực hiện bồi thường thiệt hại cho từng dự án cụ thể (có xem xét, điều chỉnh đơn giá bồi thường cho phù hợp với tình hình biến động giá thực tế).
Điều 8. Đối với loại cây lâu năm thu hoạch nhiều lần
Việc phân loại cây căn cứ vào hiện trạng và thời gian sinh trưởng, khả năng cho trái của cây, được phân thành 05 loại:
a) Loại A: cây phát triển tốt, cho trái nhiều, trong thời kỳ cho năng suất cao và ổn định (đã cho trái từ 03 năm trở lên);
b) Loại B1: cây tốt, đã có trái nhưng chưa ổn định;
c) Loại B2: cây sắp cho trái;
d) Loại C: cây mới trồng, còn nhỏ;
đ) Loại D: cây già lão, năng suất thấp;
e) Đối với vườn cây trồng nhiều chủng loại cây, nhiều tầng và có mật độ dày thì những loại cây chưa cho trái được xác định là cây loại C.
Trường hợp không thể phân loại cây, có thể áp dụng Bảng 2, Phụ lục I để xác định.
Điều 9. Đối với cây lâu năm thu hoạch 01 lần
Cây đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang thời kỳ thu hoạch: phân loại theo đường kính của cây hoặc thời kỳ sinh trưởng.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BỒI THƯỜNG
Điều 10. Bồi thường thiệt hại cây trồng
1. Căn cứ loại cây được quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quy định này và đơn giá bồi thường để tính toán, xác định mức bồi thường thiệt hại cho từng dự án cụ thể:
a) Nếu giá thực tế không có biến động, thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường áp theo đơn giá bồi thường tại Phụ lục I.
b) Nếu giá thực tế có biến động, thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được phép áp giá trong phạm vi ± 20% so với đơn giá bồi thường tại Phụ lục I.
c) Nếu giá thực tế có biến động vượt ngoài phạm vi ± 20% so với đơn giá bồi thường tại Phụ lục I, thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trình Sở Tài nguyên và Môi trường (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tỉnh) xem xét, quyết định.
2. Đối với cây đầu dòng, cây mẹ được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận có thể tính tăng thêm nhưng mức tăng tối đa chỉ bằng 200% so với mức bồi thường.
Điều 11. Bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản
1. Mức bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi ao, bãi triều hoặc nuôi lồng/bè.
Mức bồi thường bằng (=) Chi phí thực tế đến thời điểm kiểm kê nhân (x) với hiệu suất sử dụng một đồng chi phí trừ (-) giá trị tận thu (nếu có). Trong đó:
- Chi phí thực tế đến thời điểm kiểm kê được xác định căn cứ vào thời gian nuôi thực tế tính đến thời điểm kiểm kê (bao gồm chi phí cải tạo ao, mua con giống, thức ăn cho vật nuôi; vật tư, thuốc thú y và công lao động chăm sóc).
- Hiệu suất sử dụng một đồng chi phí bằng (=) Giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra chia (/) cho chi phí sản xuất (áp dụng theo nội dung Bảng 1, Phụ lục II của quy định này).
- Giá trị tận thu bằng (=) Sản lượng tận thu nhân (x) với đơn giá bán tận thu. Đơn giá bán sản phẩm tận thu (bán tại ao) lấy tại thời điểm kiểm kê.
Đối với trường hợp nuôi cá ao truyền thống: nếu không thực hiện được theo phương pháp nêu trên thì áp dụng Bảng 2, Phụ lục II để xác định mức bồi thường cho từng dự án cụ thể.
2. Mức bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến
Mức bồi thường = Năng suất theo loài x Diện tích x Giá bán tại thời điểm thu hồi
Trong đó: Năng suất theo loài = Năng suất của vụ nuôi cao nhất trong 03 năm liền kề (kg/ha).
3. Mức bồi thường khi di chuyển đối với vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi ao, bãi triều hoặc nuôi lồng/bè trên sông
Trường hợp di chuyển đến nơi khác trong tỉnh để tiếp tục nuôi thì được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại thực tế do phải di chuyển, nuôi tiếp tục.
Mức bồi thường = 100% chi phí di chuyển chi phí cải tạo nơi nuôi mới mức thiệt hại do phải di chuyển gây ra nhưng không quá 30% (nếu có).
Trong đó:
- Chi phí di chuyển: thu hoạch thủy sản, thuê phương tiện di chuyển, bao chứa thủy sản, can rãi (đối với nghêu, sò).
- Chi phí cải tạo nơi nuôi mới trước khi di chuyển: cấp nước, vôi, hóa chất khử trùng; dây neo, đóng cọc neo, lưới chắn.
- Mức thiệt hại: thiệt hại do quá trình thu hoạch (kéo lưới, cào nghêu), vận chuyển đến nơi khác mà thủy sản ở trong lồng/bè.
Điều 12. Trách nhiệm Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu trong việc kiểm kê, phân loại và xác định mức bồi thường cụ thể tại thời điểm kiểm kê (nếu cần thiết, thì tổ chức bồi thường mời công chức, viên chức có chuyên môn về trồng trọt và thủy sản trên địa bàn tham gia kiểm kê, phân loại).
2. Đối với các loại cây trồng và vật nuôi là thủy sản chưa được quy định bồi thường tại Quy định này thì tổ chức bồi thường căn cứ vào tình hình thực tế và các quy định pháp luật hiện hành gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh mức bồi thường cho phù hợp.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai Quy định này; Đồng thời, hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá bồi thường cho cây trồng và vật nuôi là thủy sản cho phù hợp thực tế.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, giải quyết./.
PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG VÀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG
Bảng 1: Đơn giá bồi thường cây trồng
STT | Cây, nhóm cây, loại cây | Đơn vị tính | Đơn giá |
I | Nhóm lâu năm |
|
|
1 | Sầu riêng hạt lép (Ri 6, Monthong, chín hóa, chuồng bò, Sáu Hữu) | đồng/cây |
|
| A |
| 12.951.000 |
| B1 |
| 11.018.000 |
| B2 |
| 2.292.000 |
| C |
| 263.000 |
| D |
| 4.551.000 |
2 | Sầu riêng khổ qua và các loại khác | đồng/cây |
|
| A |
| 4.911.000 |
| B1 |
| 4.184.000 |
| B2 |
| 1.086.000 |
| C |
| 263.000 |
| D |
| 2.139.000 |
3 | Xoài cát Hòa Lộc | đồng/cây |
|
| A |
| 6.030.000 |
| B1 |
| 4.587.000 |
| B2 |
| 2.465.000 |
| C |
| 347.000 |
| D |
| 2.255.000 |
4 | Xoài cát (thơm, chu, cát nước, cát đen) | đồng/cây |
|
| A |
| 4.002.000 |
| B1 |
| 3.390.000 |
| B2 |
| 1.824.000 |
| C |
| 347.000 |
| D |
| 1.665.000 |
5 | Xoài Xiêm, xoài Thái Lan, Đài Loan và các loại xoài khác | đồng/cây |
|
| A |
| 2.774.000 |
| B1 |
| 1.520.000 |
| B2 |
| 1.190.000 |
| C |
| 221.000 |
| D |
| 1.425.000 |
6 | Thanh long ruột trắng (không kể trụ) | đồng/trụ |
|
| A |
| 552.000 |
| B1 |
| 355.000 |
| B2 |
| 333.000 |
| C |
| 102.000 |
| D |
| 167.000 |
7 | Thanh long ruột đỏ, khác (không kể trụ) | đồng/trụ |
|
| A |
| 1.222.000 |
| B1 |
| 1.025.000 |
| B2 |
| 943.000 |
| C |
| 102.000 |
| D |
| 368.000 |
8 | Thanh long leo giàn (không kể giàn) | đồng/cây |
|
| A |
| 575.000 |
| B1 |
| 450.000 |
| B2 |
| 297.000 |
| C |
| 115.000 |
| D |
| 341.000 |
9 | Mít | đồng/cây |
|
| A |
| 2.067.000 |
| B1 |
| 1.856.000 |
| B2 |
| 1.298.000 |
| C |
| 145.000 |
| D |
| 569.000 |
10 | Nhãn (tiêu da bò, xuồng cơm vàng…) | đồng/cây |
|
| A |
| 1.421.000 |
| B1 |
| 1.187.000 |
| B2 |
| 725.000 |
| C |
| 142.000 |
| D |
| 634.000 |
11 | Nhãn Idor | đồng/cây |
|
| A |
| 2.132.000 |
| B1 |
| 1.781.000 |
| B2 |
| 1.088.000 |
| C |
| 213.000 |
| D |
| 951.000 |
12 | Vú sữa | đồng/cây |
|
| A |
| 4.650.000 |
| B1 |
| 3.990.000 |
| B2 |
| 1.897.000 |
| C |
| 408.000 |
| D |
| 2.012.000 |
13 | Vú sữa Hoàng Kim | đồng/cây |
|
| A |
| 9.300.000 |
| B1 |
| 7.980.000 |
| B2 |
| 3.794.000 |
| C |
| 816.000 |
| D |
| 4.024.000 |
14 | Chôm chôm (Nhãn, Thái) | đồng/cây |
|
| A |
| 2.778.000 |
| B1 |
| 2.339.000 |
| B2 |
| 991.000 |
| C |
| 192.000 |
| D |
| 1.075.000 |
15 | Chôm chôm thường | đồng/cây |
|
| A |
| 1.635.000 |
| B1 |
| 1.368.000 |
| B2 |
| 541.000 |
| C |
| 192.000 |
| D |
| 835.000 |
16 | Măng cụt, bòn bon, bơ | đồng/cây |
|
| A |
| 2.600.000 |
| B1 |
| 2.080.000 |
| B2 |
| 1.430.000 |
| C |
| 130.000 |
| D |
| 169.000 |
17 | Sapo | đồng/cây |
|
| A |
| 1.593.000 |
| B1 |
| 1.320.000 |
| B2 |
| 752.000 |
| C |
| 194.000 |
| D |
| 756.000 |
18 | Sapo Mehico | đồng/cây |
|
| A |
| 3.186.000 |
| B1 |
| 2.640.000 |
| B2 |
| 1.504.000 |
| C |
| 388.000 |
| D |
| 1.512.000 |
19 | Bưởi (da xanh, 5 roi) | đồng/cây |
|
| A |
| 1.675.000 |
| B1 |
| 1.413.000 |
| B2 |
| 770.000 |
| C |
| 140.000 |
| D |
| 692.000 |
20 | Bưởi loại khác | đồng/cây |
|
| A |
| 940.000 |
| B1 |
| 788.000 |
| B2 |
| 469.000 |
| C |
| 140.000 |
| D |
| 472.000 |
21 | Cam, quýt | đồng/cây |
|
| A |
| 1.066.000 |
| B1 |
| 787.000 |
| B2 |
| 561.000 |
| C |
| 129.000 |
| D |
| 452.000 |
22 | Hạnh (tắc) | đồng/cây |
|
| A |
| 416.000 |
| B1 |
| 299.000 |
| B2 |
| 182.000 |
| C |
| 26.000 |
| D |
| 52.000 |
23 | Chanh | đồng/cây |
|
| A |
| 585.000 |
| B1 |
| 390.000 |
| B2 |
| 299.000 |
| C |
| 26.000 |
| D |
| 195.000 |
24 | Sơ ri | đồng/cây |
|
| A |
| 684.000 |
| B1 |
| 568.000 |
| B2 |
| 385.000 |
| C |
| 75.000 |
| D |
| 378.000 |
25 | Cóc | đồng/cây |
|
| A |
| 598.000 |
| B1 |
| 208.000 |
| B2 |
| 143.000 |
| C |
| 26.000 |
| D |
| 156.000 |
26 | Ổi | đồng/cây |
|
| A |
| 328.000 |
| B1 |
| 273.000 |
| B2 |
| 167.000 |
| C |
| 84.000 |
| D |
| 94.000 |
27 | Mận | đồng/cây |
|
| A |
| 716.000 |
| B1 |
| 693.000 |
| B2 |
| 224.000 |
| C |
| 70.000 |
| D |
| 314.000 |
28 | Me | đồng/cây |
|
| A |
| 910.000 |
| B1 |
| 488.000 |
| B2 |
| 293.000 |
| C |
| 39.000 |
| D |
| 98.000 |
29 | Điều, khế | đồng/cây |
|
| A |
| 683.000 |
| B1 |
| 325.000 |
| B2 |
| 195.000 |
| C |
| 26.000 |
| D |
| 65.000 |
30 | Mãng cầu xiêm | đồng/cây |
|
| A |
| 730.000 |
| B1 |
| 605.000 |
| B2 |
| 248.000 |
| C |
| 50.000 |
| D |
| 361.000 |
31 | Mãng cầu ta (na) | đồng/cây |
|
| A |
| 338.000 |
| B1 |
| 234.000 |
| B2 |
| 117.000 |
| C |
| 13.000 |
| D |
| 156.000 |
32 | Táo | đồng/cây |
|
| A |
| 390.000 |
| B1 |
| 286.000 |
| B2 |
| 169.000 |
| C |
| 26.000 |
| D |
| 52.000 |
33 | Dâu | đồng/cây |
|
| A |
| 1.131.000 |
| B1 |
| 741.000 |
| B2 |
| 377.000 |
| C |
| 65.000 |
| D |
| 208.000 |
34 | Lý, lựu | đồng/cây |
|
| A |
| 286.000 |
| B1 |
| 208.000 |
| B2 |
| 104.000 |
| C |
| 26.000 |
| D |
| 156.000 |
35 | Nhóm cây có giá trị tương đương (sake, ô môi, đào lộn hột, quách, lekima, cà ri, cà na) | đồng/cây |
|
| A |
| 429.000 |
| B1 |
| 208.000 |
| B2 |
| 117.000 |
| C |
| 39.000 |
| D |
| 78.000 |
36 | Chùm ruột | đồng/cây |
|
| A |
| 195.000 |
| B1 |
| 156.000 |
| B2 |
| 65.000 |
| C |
| 13.000 |
| D |
| 65.000 |
37 | Khóm, thơm, dứa | đồng/m2 |
|
| Loại 1 |
| 30.000 |
| Loại 2 |
| 27.000 |
| Loại 3 |
| 23.000 |
38 | Chuối | đồng/bụi |
|
| Loại 1 |
| 257.000 |
| Loại 2 |
| 171.000 |
| Loại 3 |
| 86.000 |
39 | Đu đủ | đồng/cây |
|
| Loại 1 |
| 156.000 |
| Loại 2 |
| 117.000 |
| Loại 3 |
| 7.000 |
40 | Dừa | đồng/cây |
|
| A |
| 2.200.000 |
| B1 |
| 1.760.000 |
| B2 |
| 1.070.000 |
| C |
| 213.000 |
| D |
| 750.000 |
41 | Ca cao | đồng/cây |
|
| A |
| 520.000 |
| B1 |
| 377.000 |
| B2 |
| 234.000 |
| C |
| 39.000 |
| D |
| 78.000 |
42 | Ngâu, lài | đồng/cây |
|
| A |
| 416.000 |
| B1 |
| 338.000 |
| B2 |
| 247.000 |
| C |
| 52.000 |
43 | Trâm | đồng/cây |
|
| A |
| 390.000 |
| B1 |
| 260.000 |
| B2 |
| 195.000 |
| C |
| 26.000 |
| D |
| 130.000 |
44 | Trôm | đồng/cây |
|
| A |
| 585.000 |
| B1 |
| 390.000 |
| B2 |
| 299.000 |
| C |
| 78.000 |
| D |
| 260.000 |
45 | Nhóm cây có giá trị tương đương (nhào, đào tiên, dâu tằm ăn, gòn, bình bát) | đồng/cây |
|
| A |
| 143.000 |
| B1 |
| 117.000 |
| B2 |
| 52.000 |
| C |
| 8.000 |
| D |
| 52.000 |
46 | Dừa nước | đồng/m2 | 13.000 |
47 | Tràm | đồng/cây |
|
| Cây mới trồng (tái sinh) có đường kính gốc dưới 2 cm |
| 800 |
| Cây có đường kính gốc từ 2 cm đến dưới 5 cm |
| 2.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm |
| 5.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm |
| 26.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 30 cm |
| 101.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 30 cm trở lên |
| 135.000 |
48 | Bạch đàn | đồng/cây |
|
| Cây mới trồng (tái sinh) có đường kính gốc dưới 2 cm |
| 3.400 |
| Cây có đường kính gốc từ 2 cm đến dưới 5 cm |
| 5.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm |
| 17.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm |
| 34.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 30 cm |
| 118.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 30 cm trở lên |
| 203.000 |
49 | Cây đước | đồng/cây |
|
| Cây có đường kính gốc từ 2 cm đến dưới 5 cm |
| 7.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm |
| 33.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm |
| 78.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 30 cm |
| 130.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 30 cm trở lên |
| 195.000 |
50 | Hỗ trợ di dời cây, hoa kiểng | đồng/chậu |
|
| Chậu kiểng có đường kính miệng chậu < 30 cm |
| 45.000 |
| Chậu kiểng có đường kính miệng chậu từ 30 cm đến dưới 60 cm |
| 117.000 |
| Chậu kiểng có đường kính miệng chậu >= 60 cm |
| 234.000 |
| Kiểng trồng dưới đất có đường kính gốc từ 2 cm đến dưới 5 cm |
| 72.000 |
| Kiểng trồng dưới đất có đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm |
| 117.000 |
| Kiểng trồng dưới đất có đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm |
| 390.000 |
| Kiểng trồng dưới đất có đường kính gốc >= 20 cm |
| 780.000 |
| Kiểng cổ thụ có đường kính gốc > 30 cm |
| 1.950.000 |
51 | Hàng rào cây xanh: bùm sụm, kim quýt, duối, dâm bụt,... | đồng/mét | 52.000 |
52 | Các loại cây lấy gỗ khác | đồng/cây |
|
| Cây có đường kính gốc từ 2 cm đến dưới 5 cm |
| 6.500 |
| Cây có đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm |
| 13.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm |
| 39.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 30 cm |
| 78.000 |
| Cây có đường kính gốc từ 30 cm trở lên |
| 156.000 |
53 | Tre lấy măng | đồng/bụi |
|
| Loại 1 |
| 598.000 |
| Loại 2 |
| 208.000 |
| Loại 3 |
| 39.000 |
54 | Tre, tầm vông | đồng/bụi |
|
| Loại 1 |
| 494.000 |
| Loại 2 |
| 390.000 |
| Loại 3 |
| 286.000 |
| Loại 4 |
| 39.000 |
55 | Trúc, trãi | đồng/bụi |
|
| Loại 1 |
| 286.000 |
| Loại 2 |
| 208.000 |
| Loại 3 |
| 117.000 |
| Loại 4 |
| 26.000 |
56 | Cau | đồng/cây |
|
| Loại 1 |
| 182.000 |
| Loại 2 |
| 117.000 |
| Loại 3 |
| 52.000 |
57 | Tiêu, trầu (không kể trụ) | đồng/trụ |
|
| A |
| 598.000 |
| B1 |
| 364.000 |
| B2 |
| 221.000 |
| C |
| 39.000 |
| D |
| 156.000 |
II | Nhóm hàng năm |
|
|
1 | Lúa | đồng/m2 | 5.000 |
2 | Bắp | đồng/cây | 6.000 |
3 | Rau ăn lá | đồng/m2 | 10.000 |
4 | Rau ăn củ, quả | đồng/m2 | 20.000 |
5 | Dưa hấu, bầu, bí, mướp, hoa thiên lý | đồng/dây | 27.000 |
6 | Dưa lưới, dưa lê | đồng/dây | 63.000 |
7 | Sả | đồng/bụi | 9.000 |
8 | Ớt | đồng/cây | 10.000 |
9 | Bông huệ | đồng/m2 | 60.000 |
10 | Mía | đồng/m2 | 10.400 |
11 | Bàng, lát, u du | đồng/m2 | 6.500 |
12 | Cỏ kiểng | đồng/m2 | 5.200 |
13 | Cỏ chăn nuôi | đồng/m2 | 6.500 |
Bảng 2: Phân loại cây trồng
STT | Thời gian | Phân loại |
I | Cây lâu năm thu hoạch nhiều lần |
|
1 | Có thời gian trồng từ 05 năm trở lên | Loại A |
2 | Có thời gian trồng từ 03 năm đến dưới 05 năm | Loại B1 |
3 | Có thời gian trồng từ 01 năm đến dưới 03 năm | Loại B2 |
4 | Cây trồng dưới 01 năm | Loại C |
II | Cây lâu năm thu hoạch 01 lần |
|
1 | Tre lấy măng |
|
1.1 | Đã cho thu hoạch | Loại 1 |
1.2 | Chưa thu hoạch | Loại 2 |
1.3 | Mới trồng | Loại 3 |
2 | Tre, trúc, trãi |
|
2.1 | Bụi từ 20 cây trở lên | Loại 1 |
2.2 | Bụi từ 10 cây đến dưới 20 cây | Loại 2 |
2.3 | Bụi từ 03 cây đến dưới 10 cây | Loại 3 |
2.4 | Bụi dưới 03 cây | Loại 4 |
3 | Cau, khóm, thơm, dứa, đu đủ |
|
3.1 | Đã có trái | Loại 1 |
3.2 | Sắp có trái | Loại 2 |
3.3 | Mới trồng | Loại 3 |
4 | Chuối |
|
4.1 | Có buồng, từ 3 cây trở lên | Loại 1 |
4.2 | Dưới 3 cây | Loại 2 |
4.3 | Mới trồng | Loại 3 |
Ghi chú: Đối với cây mít siêu sớm, phân loại như sau: Loại A có thời gian trồng từ 03 năm trở lên; Loại B1: thời gian trồng từ 1,5 năm đến dưới 03 năm; Loại B2 có thời gian trồng từ 08 tháng đến dưới 1,5 năm; Loại C: cây mới trồng dưới 08 tháng; Loại D: cây già lão, năng suất thấp.
ÁP DỤNG TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN
Bảng 1: Hiệu suất sử dụng chi phí
STT | Danh mục | Hiệu suất sử dụng chi phí |
I | Nuôi ao nước ngọt |
|
1 | Ương giống các loài cá | 1,3 |
2 | Nuôi ao |
|
2.1 | Nuôi cá tra | 1,2 |
2.2 | Nuôi cá lóc, cá trê, rô phi, mè, chép, trắm, tai tượng. | 1,5 |
2.3 | Nuôi thuỷ sản đặc sản (Ba ba, cá sấu…) | 1,7 |
2.4 | Tôm càng xanh | 1,5 |
2.5 | Các loài thuỷ sản nuôi ao nước ngọt khác… | 1,2 |
II | Nuôi ao nước lợ |
|
1 | Tôm thẻ | 1,7 |
2 | Tôm sú | 1,8 |
3 | Cá chẽm | 1,7 |
4 | Các loài thuỷ sản nuôi ao nước lợ khác… | 1,2 |
III | Nuôi lồng bè | 1,5 |
IV | Nuôi nghêu, sò | 1,3 |
Bảng 2: Năng suất tôm sú nuôi theo quảng canh cải tiến, giá bình quân các loài thủy sản theo hình thức nuôi cá truyền thống
STT | Danh mục | Năng suất |
1 | 1.1 Năng suất tôm sú nuôi theo quảng canh cải tiến
1.2 Năng suất bình quân nuôi cá ao truyền thống | 500/kg/ha (cở tôm bình quân 30 con/kg) 10.000/kg/ha |
2 | 2.1 Giá tôm cỡ 30 con/kg: 180.000 đ/kg 2.2 Giá bình quân các loài thủy sản theo hình thức nuôi cá truyền thống: 30.000 đồng/kg |
|
- 1Quyết định 03/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trái, hoa màu và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 11/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng năm 2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Quyết định 29/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Quyết định 30/2020/QĐ-UBND quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 08/2021/QĐ-UBND sửa đổi tên gọi và một số điều của Quyết định 11/2020/QĐ-UBND và quy định việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi kèm theo Quyết định 11/2020/QĐ-UBND do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Quyết định 46/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Quyết định 35/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi thủy sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 40/2019/QĐ-UBND
- 9Quyết định 06/2024/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Quyết định 03/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trái, hoa màu và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 02/2023/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Điều 7 Quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-UBND
- 3Quyết định 06/2024/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 3Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 11Quyết định 11/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng năm 2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Quyết định 29/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 13Quyết định 30/2020/QĐ-UBND quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14Quyết định 08/2021/QĐ-UBND sửa đổi tên gọi và một số điều của Quyết định 11/2020/QĐ-UBND và quy định việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi kèm theo Quyết định 11/2020/QĐ-UBND do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 15Quyết định 46/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 16Quyết định 3210/QĐ-UBND năm 2021 đính chính nội dung về tháng ban hành văn bản trong Quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đính kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-UBND
- 17Quyết định 35/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi thủy sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 40/2019/QĐ-UBND
Quyết định 12/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 12/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2021
- Ngày hết hiệu lực: 08/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra