Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2013/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 26 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP THẺ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 18/TTr-SYT ngày 10/4/2013 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Quy chế cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy chế cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Quy chế kèm theo).

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Văn Nhị

 

QUY CHẾ

CẤP THẺ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này hướng dẫn về mẫu Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố (sau đây gọi là Thẻ Kinh doanh), thời hạn sử dụng; việc sử dụng, thẩm quyền cấp và thu hồi Thẻ Kinh doanh; điều kiện và thủ tục cấp Thẻ Kinh doanh; lập hồ sơ quản lý và thanh, kiểm tra thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố, bao gồm:

1. Thức ăn đường phố bán rong;

2. Thức ăn đường phố có nơi bán cố định;

Điều 3. Khái niệm kinh doanh thức ăn đường phố và đặc điểm nhận diện loại hình kinh doanh thức ăn đường phố

1. Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự.

2. Đặc điểm để nhận diện:

a) Nơi chế biến thức ăn, thức uống thường không cùng một vị trí. Có thể nhận diện thức ăn đường phố thông qua các quầy, hàng bày bán ở lề đường, khu dân cư, trước cổng các xí nghiệp, bệnh viện, bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu ẩm thực …

b) Nơi bán thức ăn, thức uống thường không có đủ bốn vách bao xung quanh để ngăn cách với môi trường đường phố.

c) Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thường bán thức ăn như: Chè, xôi, bún riêu, bún chả, bún bò, phở, mì gõ, hotdog, chả viên chiên, bánh tráng trộn, tàu hủ chiên, bánh đúc, bánh bèo, bánh ướt, bánh canh, cháo dinh dưỡng, súp, hột vịt lộn, bún gạo xào, quán ốc, vịt gà quay, cúc chiên bơ, giò cháo quẩy, bánh tiêu, bánh bò, bánh ú, bánh tét, bánh nướng, cơm xe đẩy, bánh mì, bánh bao, bắp rang bơ, trái cóc, ổi, mía ghim,… hoặc thức uống như: Nước sâm, nước mía, xe kem, sữa đậu nành, sữa đậu xanh, đá bào, kem tuyết,… hoặc kết hợp cả hai.

Chương II

MẪU THẺ KINH DOANH, THỜI HẠN SỬ DỤNG, QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG, THẨM QUYỀN CẤP VÀ THU HỒI THẺ KINH DOANH

Điều 4. Mẫu Thẻ Kinh doanh

1. Hình thức, kích thước theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.

2. Thẻ Kinh doanh được làm từ giấy bìa cứng có nền trắng, chiều ngang 65mm, chiều dài 85mm, gồm 2 mặt:

a) Mặt chính: Phía trên, giữa có tên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp Thẻ Kinh doanh màu xanh dương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân xã); ở giữa in chìm hình quốc huy; chữ “Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố” và số thẻ in màu đỏ; phần trung tâm Thẻ là thông tin về cá nhân, hộ cá thể được cấp thẻ được in màu xanh dương; phía dưới bên phải có chữ ký và con dấu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

b) Phía sau mặt chính có hoa văn màu vàng nhạt, ở giữa có biểu tượng tỉnh Bình Dương in chìm; phần này ghi một số nội dung quy định về việc sử dụng thẻ và điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều 5. Thời hạn sử dụng Thẻ Kinh doanh

Thời hạn sử dụng Thẻ Kinh doanh là 01 năm được tính từ ngày ký, trừ trường hợp có quyết định thu hồi Thẻ Kinh doanh của Ủy ban nhân dân xã.

Điều 6. Quy định về sử dụng Thẻ Kinh doanh

1. Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố đeo Thẻ Kinh doanh khi bắt đầu đẩy hàng rong đi bán hoặc khi bắt đầu bán hàng đối với kinh doanh cố định;

2. Thẻ Kinh doanh phải được treo ở vị trí phía trước ngực, bên ngoài áo của người trực tiếp bán hàng;

3. Cá nhân, hộ gia đình được cấp Thẻ Kinh doanh phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và chịu sự kiểm tra của các Đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây được gọi là Trạm Y tế), sự giám sát an toàn thực phẩm của Cộng tác viên an toàn thực phẩm, Hội Phụ nữ, y tế thôn ấp và người tiêu dùng;

4. Cá nhân, hộ gia đình có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố ngay sau khi được cấp Thẻ Kinh doanh theo đúng tuyến đường, khu vực đã kê khai trong bản đăng ký (không gồm tuyến đường, khu vực cấm buôn bán và chấp hành đúng quy hoạch đô thị về khu phố được phép kinh doanh thức ăn đường phố nếu có);

5. Người được cấp Thẻ Kinh doanh phải bảo quản, giữ gìn Thẻ Kinh doanh nguyên vẹn; không cho người khác sử dụng dưới bất cứ hình thức nào; không được tẩy xóa, làm sai lệch nội dung trên Thẻ Kinh doanh; trường hợp bị mất phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân xã nơi cấp biết; trường hợp chuyển nơi cư trú khác nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh thức ăn đường phố phải trả lại Thẻ Kinh doanh cho Ủy ban nhân dân xã nơi cấp và làm thủ tục đăng ký cấp Thẻ Kinh doanh tại nơi cư trú mới;

6. Người sử dụng Thẻ Kinh doanh, tùy theo tính chất mức độ vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi Thẻ Kinh doanh và bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Thẩm quyền cấp và thu hồi Thẻ kinh doanh thức ăn đường phố

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm xét duyệt và cấp Thẻ Kinh doanh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thu hồi Thẻ Kinh doanh khi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm một trong 02 trường hợp sau đây:

a) Không chấp hành đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm nơi bán và nơi chế biến hoặc nơi bán lấn chiếm hành lang đảm bảo an toàn giao thông;

b) Cho người khác mượn thẻ nhằm mục đích kinh doanh thức ăn đường phố.

3. Thẻ Kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi hết giá trị sử dụng khi Quyết định thu hồi có hiệu lực pháp luật. Cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi Thẻ Kinh doanh thì không được tiếp tục kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Trong quá trình kinh doanh, nếu Thẻ Kinh doanh bị mất, bị thu hồi, hỏng, hết thời hạn sử dụng, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố làm hồ sơ đề nghị cấp Thẻ Kinh doanh như lần đầu.

Chương III

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CẤP THẺ KINH DOANH

Điều 8. Điều kiện để được cấp Thẻ Kinh doanh

1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Đã qua lớp huấn luyện về an toàn thực phẩm và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;

3. Được xác nhận đủ điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh trong danh mục các nhóm bệnh truyền nhiễm cấm kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế;

4. Lập sổ theo dõi nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này;

5. Nơi chế biến thức ăn riêng biệt với khu vực cống rãnh, nhà vệ sinh;

6. Bảo đảm có đủ nguồn nước sạch sử dụng cho chế biến thức ăn, thức uống;

7. Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn thực phẩm cho chế biến;

8. Thực hành tốt vệ sinh cá nhân;

9. Điều kiện nơi chế biến và nơi bán thức ăn, uống phù hợp các quy định tại Điều 7, Điều 8, Chương III của Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế “Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố”.

Điều 9. Hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố

Hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Kinh doanh gồm bản sao các chứng từ và nội dung kê khai do cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố tự ghi theo 03 biểu mẫu ban hành kèm theo Quy chế này, như sau:

1. Giấy đề nghị cấp Thẻ Kinh doanh (Mẫu số 03);

2. Bản cam kết chấp hành quy định về an toàn thực phẩm (Mẫu số 04);

3. Bản kê khai về khả năng cung ứng thức ăn, thức uống (Mẫu số 05);

4. Bản sao Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của người trực tiếp chế biến thực phẩm;

5. Bản sao Giấy khám sức khỏe tổng quát của người trực tiếp chế biến thực phẩm.

Điều 10. Trình tự thực hiện cấp Thẻ Kinh doanh

1. Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố chế biến thức ăn, thức uống ở nơi nào (có thể khác với nơi bán) thì đến Trạm Y tế nơi đó để được hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Kinh doanh;

2. Sau khi hoàn tất hồ sơ, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố nộp hồ sơ trực tiếp cho Trạm Y tế và được thông báo ngày kiểm tra, thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm. Ngay khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Trạm Y tế phải thông báo ngay cho người kinh doanh thức ăn đường phố những nội dung cần sửa đổi, bổ sung;

3. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 ngày làm việc, Trạm Y tế có trách nhiệm thành lập Đoàn thẩm định để kiểm tra, đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm thực tế nơi chế biến thức ăn, thức uống và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân xã về kết quả thẩm định;

4. Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu Biên bản thẩm định có kết quả xếp loại Tốt hoặc Trung bình (Mẫu số 06), Trạm Y tế trình Ủy ban nhân dân xã xét duyệt cấp Thẻ Kinh doanh;

5. Nếu sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ đăng ký cấp Thẻ Kinh doanh mà không nhận được Thẻ hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Kinh doanh thì cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Thẩm định cấp Thẻ Kinh doanh

1. Thành lập đoàn thẩm định: Đoàn thẩm định thuộc Trạm Y tế có ít nhất 02 thành viên. Trong những trường hợp cá biệt, phức tạp, có thể mời thêm cơ quan hành chính có liên quan hoặc chuyên trách an toàn thực phẩm tuyến huyện, thị xã, thành phố tham gia đoàn thẩm định.

2. Quy trình thẩm định:

a) Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với điều kiện an toàn thực phẩm thực tế. Kết quả thẩm định phải ghi rõ xếp loại Tốt, trung bình hoặc không đạt. Đối với trường hợp xếp loại trung bình, không đạt phải ghi cụ thể các nội dung tồn tại mà cá nhân, hộ gia đình cần khắc phục trong một thời gian nhất định;

b) Trường hợp kết quả thẩm định xếp loại không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 01 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không nâng lên được xếp loại tốt hoặc trung bình thì đoàn thẩm định đề xuất Ủy ban nhân dân xã đình chỉ hoạt động của cơ sở và thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng theo tinh thần Chỉ thị 12/2012/CT-UBND ngày 13/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương;

c) Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đoàn thẩm định giữ 01 bản và cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố giữ 01 bản.

Điều 12. Thu phí, lệ phí cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố

1. Không thu phí, lệ phí đối với việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và cấp Thẻ Kinh doanh.

2. Kinh phí sử dụng cho tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và in Thẻ Kinh doanh được chi từ kinh phí Chương trình Mục tiêu Quốc gia về an toàn thực phẩm hàng năm. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm in phôi Thẻ Kinh doanh và cung cấp đầy đủ cho Ủy ban nhân dân xã.

Chương IV

LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ VÀ THANH, KIỂM TRA THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

Điều 13. Lập hồ sơ quản lý thức ăn đường phố

1. Trạm Y tế chịu trách nhiệm theo dõi và cập nhật Sổ Quản lý thức ăn đường phố (Mẫu số 7); Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân xã và Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, về tình hình quản lý thức ăn đường phố trên địa bàn; Chịu trách nhiệm bảo quản và lưu trữ đầy đủ hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Kinh doanh; xuất trình kịp thời theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã hoặc phục vụ công tác giám sát của cơ quan tuyến trên.

2. Thời gian lưu trữ hồ sơ cấp Thẻ Kinh doanh là 2 năm. Việc tổ chức tiêu hủy hồ sơ lưu trữ phải được lập biên bản và có chứng kiến của đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã.

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra thức ăn đường phố

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cấp Thẻ Kinh doanh của Ủy ban nhân dân xã trên địa bàn theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các vụ việc có dấu hiệu thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng.

2. Hàng năm Ủy ban nhân dân xã tổ chức kiểm tra đối với cá nhân, hộ gia đình đã được cấp Thẻ Kinh doanh nơi chế biến và cá nhân, hộ gia đình bán thức ăn đường phố trên địa bàn. Tần suất kiểm tra không quá 1 lần/năm đối với cơ sở xếp loại Tốt và không quá 2 lần/năm đối với cơ sở xếp loại Trung bình. Các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành.

3. Trạm Y tế, Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến xã, phường, thị trấn trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nếu phát hiện cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm có nơi chế biến ở địa bàn xã, phường, thị trấn khác với nơi bán thức ăn, thức uống trên địa bàn, thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Trạm Y tế, nơi cá nhân, hộ gia đình chế biến thức ăn, thức uống để đề nghị xem xét thu hồi Thẻ Kinh doanh và xử lý vi phạm theo các quy định hiện hành.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế cấp Thẻ Kinh doanh này. Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện các nội dung:

a) Tổ chức, hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về an toàn thực phẩm cho Trạm Y tế.

b) Phối hợp các cơ quan chức năng, các đoàn thể, cơ quan thông tin, truyền thông thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị 12/2012/CT-UBND ngày 13/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quy chế cấp Thẻ Kinh doanh đến người dân trong tỉnh.

c) Theo dõi, giám sát hoạt động cấp Thẻ Kinh doanh đối với Ủy ban nhân dân xã và bổ sung nội dung tình hình thực hiện cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố vào các báo cáo chương trình, dự án an toàn thực phẩm hàng năm của tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này đến Ủy ban nhân dân xã và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố trên địa bàn.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế được hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

 

Mẫu số 1

Mặt trước:

 

 

UBND …………………

 

THẺ KINH DOANH

THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

Số: ……….

 

Hộ: ……………………………

Kinh doanh: ………………….

…………………………………

 

……., ngày   tháng   năm …

                    CHỦ TỊCH

 

 

Thẻ có giá trị 01 năm kể từ ngày ký

 

 

 

Mặt sau:

 

1.Đeo thẻ khi kinh doanh thức ăn.

2.Kinh doanh theo đúng tuyến đường, khu vực đã đăng ký.

3. Người được cấp thẻ phải bảo quản, giữ gìn thẻ nguyên vẹn; không cho người khác sử dụng dưới bất cứ hình thức nào.

4.Chấp hành tốt các tiêu chí an toàn thực phẩm: Có phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng thức ăn, bảo đảm an toàn thực phẩm; nguyên liệu có nguồn gốc an toàn; quy trình chế biến thức ăn bảo đảm an toàn thực phẩm, không sử dụng các phụ gia, chất bảo quản độc hại; khám sức khoẻ và tham dự tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm hàng năm; không dùng tay trực tiếp bốc, nắm thức ăn; có dụng cụ đựng chất thải kín, có nắp đậy …

 

 

 

Mẫu số 2

SỔ THEO DÕI

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM, THỰC PHẨM

Người mua hàng: …………………………………………………

Ngày giờ mua hàng

Tên nguyên liệu, thực phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

Địa chỉ người bán hàng

Chữ ký người bán hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày........... tháng.......... năm …

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố

Kính gửi: Ủy ban nhân dân ………………………………….

Cơ sở: ......................................................................................................................

Nơi chế biến thức ăn: ..............................................................................................

Kinh doanh: ..............................................................................................................

Thời điểm bán trong ngày: …..……………..; Số lượng/ ngày: .................................

Nơi kinh doanh (hoặc tuyến đường kinh doanh): ………………….………………..

……………………………………………………………………………………….

Số lượng người phục vụ:..............…………………Điện thoại:...........................

Nay nộp hồ sơ xin cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố

 

Hồ sơ gửi kèm gồm:

- Giấy đề nghị cấp Thẻ Kinh doanh;

- Bản cam kết chấp hành quy định về an toàn thực phẩm;

- Bản kê khai về khả năng cung ứng thức ăn, thức uống;

- Bản sao Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của người trực tiếp chế biến thực phẩm;

- Bản sao Giấy khám sức khỏe tổng quát của người trực tiếp chế biến thực phẩm.

CHỦ CƠ SỞ

(ký tên)

 

Mẫu số 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CAM KẾT

VỀ CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM

Cá nhân, hộ gia đình:..............................................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

CAM KẾT

1. Đeo thẻ khi kinh doanh thức ăn, thức uống.

2. Bảo quản, giữ gìn thẻ nguyên vẹn; không cho người khác sử dụng dưới bất cứ hình thức nào khi được cấpThẻ Kinh doanh.

3. Kinh doanh theo đúng tuyến đường, khu vực đã đăng ký.

4. Chấp hành tốt các tiêu chí an toàn thực phẩm: Có phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng thức ăn, bảo đảm an toàn thực phẩm; nguyên liệu có nguồn gốc an toàn; quy trình chế biến thức ăn bảo đảm an toàn thực phẩm, không sử dụng các phụ gia, chất bảo quản độc hại; khám sức khỏe và tham dự tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm hàng năm; không dùng tay trực tiếp bốc, nắm thức ăn; có dụng cụ đựng chất thải kín, có nắp đậy…

Tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về việc sử dụng Thẻ Kinh doanh, việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước về những vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

 

 

......, ngày ........ tháng........ năm .......

CHỦ CƠ SỞ

(ký tên)

 

Mẫu số 5

BẢN KÊ KHAI VỀ

KHẢ NĂNG CUNG ỨNG THỨC ĂN, THỨC UỐNG

Cơ sở:.......................................................................................................................

Địa chỉ:......................................................................................................................

Tổng số lao động: Nơi chế biến: …………………..; nơi bán: ………………………..

Thời gian bắt đầu kinh doanh: …………………………..………………………………

Thời điểm bán hàng trong ngày: ……………………………..………………………….

Nơi kinh doanh (hoặc tuyến đường kinh doanh): ……………..………………………………………………………………………………

I. Cơ sở vật chất:

1. Diện tích: Khu vực chế biến: …………./m2 ; Nơi bán hàng:…………./m2

2. Kết cấu nơi chế biến: …………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….…………

3. Khoảng cách từ nơi chế biến đến nguồn ô nhiễm: ………………….m

4. Nguồn nước sử dụng…………………………………………………………………

II. Trang thiết bị, dụng cụ chế biến, kinh doanh:

TT

Tên thiết bị, dụng cụ

Số lượng

Ghi chú

 

 

1

Bàn sơ chế, chế biến

 

Dễ làm vệ sinh, cao > 60 cm

 

2

Bàn bán hàng

 

Dễ làm vệ sinh, cao > 60 cm

 

3

Số ghế cho khách

 

Sạch và chắc chắn

 

4

Nồi, chảo

 

Không rỉ sét, dễ làm vệ sinh

 

5

Xô, thùng chứa nước

 

Sạch sẽ, đủ nước sạch

 

6

Thau, rổ

 

Sạch, không để trực tiếp xuống nền nhà

 

7

Dao

 

Có dấu hiệu nhận biết dùng riêng cho thực phẩm sống và chín

 

8

Thớt

 

Bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh, có dấu hiệu nhận biết dùng riêng cho thực phẩm sống và chín

 

9

Tô, chén, ly, tách

 

Khô, sạch

 

10

Thùng rác

 

Có nắp đậy

 

 

 

CHỦ CƠ SỞ

 

Mẫu số 6

UBND ………
TRẠM Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

- Căn cứ Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế “Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố”;

- Căn cứ Chỉ thị 12/2012/CT-UBND ngày 13/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với quán ăn và thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Quy chế cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố;

Hôm nay, lúc giờ ngày tháng năm 200...

Đoàn thẩm định gồm:

1...................................................................................................... Trưởng đoàn

2.......................................................................................................Thành viên

3.......................................................................................................Thành viên

Tiến hành thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại:

- Cơ sở: ..................................................................................................................

- Địa chỉ:..............................................................Điện thoại...................................

- Thời điểm bán hàng: Sáng □     trưa □   chiều □ tối □

- Mặt hàng kinh doanh:...................................Số lượng người ăn:.........................

- Diện tích mặt bằng khu chế biến:.........................................................................

1. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm:

TT

Nội dung

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

I. Điều kiện về cơ sở vật chất gồm:

 

 

 

1

Địa điểm, môi trường, kết cấu nơi chế biến

B

 

 

2

Có đủ nước sạch dùng trong chế biến

B

 

 

II. Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ gồm:

 

 

 

1

Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay;

A

 

 

2

Có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh

A

 

 

3

Có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ

B

 

 

4

Bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

A

 

 

5

Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.

A

 

 

6

Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

B

 

 

III. Điều kiện về con người gồm:

 

 

 

1

Sức khỏe của người chế biến thực phẩm

A

 

 

2

Kiến thức thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm

A

 

 

3

Có trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần.

A

 

 

IV. Điều kiện chế biến thức ăn

1

Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn không có dấu hiệu ô nhiễm, hư hỏng.

A

 

 

2

Quy trình chế biến thức ăn bảo đảm an toàn thực phẩm, không sử dụng các phụ gia, chất bảo quản độc hại.

A

 

 

3

Lập sổ theo dõi nguồn gốc nguyên liệu thức ăn

A

 

 

 

Kết quả đánh giá

Hướng dẫn xếp loại

Tốt

Trung bình

Không đạt

- Tốt: Đạt tất cả tiêu chí A và B

- Trung bình: Đạt tất cả tiêu chí A

- Không đạt: Vi phạm tiêu chí A

 

 

 

2. Nhận xét và kiến nghị:

2.1. Nhận xét:

- Mặt mạnh :............................................................................................................

.................................................................................................................................

- Tồn tại: :................................................................................................................

.................................................................................................................................

2.2. Yêu cầu khắc phục:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Biên bản kết thúc lúc:.........giờ ....... phút cùng ngày và lập thành...... bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện cơ sở

Trưởng đoàn thẩm định

 

Mẫu số 7

SỔ QUẢN LÝ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

I. Thống kê số cơ sở bán trên địa bàn xã, phường, thị trấn:

Thức ăn đường phố

Số lượng

Cơ sở cố định

- Cơ sở chế biến thức ăn

- Cơ sở kinh doanh thức uống

Cơ sở di động

- Cơ sở chế biến thức ăn

- Cơ sở kinh doanh thức uống

 

* Ghi chú: Cơ sở vừa bán thức ăn vừa bán thức uống thì xếp vào nhóm cơ sở chế biến thức ăn

 

DANH SÁCH CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ CỐ ĐỊNH

TT

Thức ăn đường phố

Địa chỉ

(Ghi tên đường hoặc khu, tổ)

Tổng số lao động

Thức ăn, uống chính phục vụ

Thời điểm bán hàng

Cấp Thẻ Kinh doanh

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I. Cơ sở chế biến thức ăn

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

II. Cơ sở kinh doanh thức uống

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Phần (1), (2), (3), (4): Ghi đầy đủ các nội dung; phần (5): Ghi ký hiệu thời điểm bán hàng S (sáng), Tr (trưa) C (chiều), T (tối); Phần 6: Thường xuyên cập nhật ghi tháng năm cấp Thẻ Kinh doanh.

 

DANH SÁCH CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ DI ĐỘNG

TT

Thức ăn đường phố

Địa chỉ

(Ghi tên đường hoặc khu, tổ)

Tổng số lao động

Thức ăn, uống chính phục vụ

Thời điểm

bán hàng

Cấp Thẻ Kinh doanh

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I. Cơ sở chế biến thức ăn

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

II. Cơ sở kinh doanh thức uống

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Phần (1), (2), (3), (4): Ghi đầy đủ các nội dung; phần (5): Ghi ký hiệu thời điểm bán hàng S (sáng), Tr (trưa) C (chiều), T (tối); Phần 6: Thường xuyên cập nhật ghi tháng năm cấp Thẻ Kinh doanh.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy chế cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 12/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/04/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Huỳnh Văn Nhị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/05/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 15/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản