Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1188/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1178/QĐ-BNN-TT ngày 31/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 137/TTr-SNN ngày 22/6/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU:

Thực hiện trồng tái canh, ghép cải tạo 29.400 ha cà phê trong giai đoạn 2022-2025; trong đó, trồng tái canh cà phê 12.200 ha; ghép cải tạo cà phê vôi 17.200 ha; đưa năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5-4,0 tấn nhân/ha đối với cà phê vôi và 3,0 tấn nhân/ha đối với cà phê chè; thu nhập sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê tăng 1,5-2 lần so với trước khi tái canh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê:

- Năm 2022: Thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê diện tích 6.730 ha, trong đó: tái canh cà phê vối 2.790 ha; ghép cải tạo cà phê vối 3.815 ha và tái canh cà phê chè 125 ha.

- Năm 2023: Thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê diện tích 7.150 ha, trong đó: tái canh cà phê vối 2.905 ha; ghép cải tạo cà phê vối 4.125 ha và tái canh cà phê chè 120 ha.

- Năm 2024: Thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê diện tích 7.520 ha, trong đó: tái canh cà phê vối 2.935 ha; ghép cải tạo cà phê vối 4.480 ha và tái canh cà phê chè 105 ha.

- Năm 2025: Thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê diện tích 8.000 ha, trong đó: tái canh cà phê vối 3.070 ha; ghép cải tạo cà phê vối 4.780 ha và tái canh cà phê chè 150 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục kèm theo)

2. Nhu cầu giống phục vụ tái canh cà phê:

Để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2022-2025 nhu cầu giống cà phê phục vụ sản xuất là 15,6 triệu cây giống (12,9 triệu cây giống cà phê vối; 2,8 triệu cây giống cà phê chè) và 57,3 triệu chồi ghép cà phê vối.

- Năm 2022: Nhu cầu giống cà phê phục vụ sản xuất 3,7 triệu cây giống (3,0 triệu cây giống cà phê vối; 0,7 triệu cây giống cà phê chè) và 12,6 triệu chồi ghép cà phê vối.

- Năm 2023: Nhu cầu giống cà phê phục vụ sản xuất là 3,8 cây giống (3,2 triệu cây giống cà phê vối; 0,6 triệu cây giống cà phê chè) và 13,7 triệu chồi ghép cà phê vối.

- Năm 2024: Nhu cầu giống cà phê phục vụ sản xuất 3,9 triệu cây giống (3,2 triệu cây giống cà phê vối; 0,7 triệu cây giống cà phê chè) và 15,0 triệu chồi ghép cà phê vối.

- Năm 2025: Nhu cầu giống cà phê phục vụ sản xuất 4,2 triệu cây giống (3,4 triệu cây giống cà phê vối; 0,8 triệu cây giống cà phê chè) và 16,0 triệu chồi ghép cà phê vối.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp về kỹ thuật: Tái canh chỉ thực hiện ở vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, bảo đúng quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành; đồng thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương (Áp dụng theo quy trình tái canh cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31/5/2016 và Quyết định số 4428/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2018).

2. Giải pháp về nguồn giống:

a) Tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất giống cà phê đáp ứng quy định về sản xuất giống, gồm: công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng và công bố tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở sản xuất cây giống. Ưu tiên, hỗ trợ cho các cơ sở, vườn ươm giống cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản (Bourbon, Typica, Pacamara, THA1 ...).

b) Tiếp tục bình tuyển cây đầu dòng; nhập nội khảo nghiệm, chọn lọc giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng sinh vật hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

c) Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm soát chất lượng giống đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái canh, cải tạo giống cà phê theo Kế hoạch.

3. Giải pháp cơ chế chính sách: áp dụng các chính sách của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến Kế hoạch, gồm: tín dụng phục vụ tái canh cà phê, phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất,..

IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh lồng ghép trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

2. Nguồn kinh phí lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án khác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện; nguồn huy động hợp pháp khác: các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung chính sau:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo các mục tiêu đề ra; hàng năm tiến hành rà soát, kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh các nội dung Kế hoạch phù hợp với thực tế (nếu có).

b) Tăng cường công tác quản lý sản xuất giống và phối hợp với các địa phương quản lý đảm bảo chất lượng, nguồn cung giống cà phê thực hiện kế hoạch tái canh, ghép cải tạo hàng năm.

c) Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy trình tái canh và canh tác cà phê phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.

d) Lồng ghép các nguồn kinh phí và thực hiện xã hội hóa để xây dựng các mô hình: vườn mẫu, vùng sản xuất cà phê cảnh quan bền vững, hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, triển khai các nội dung liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021-2025 (phê duyệt tại Quyết định số 837/QD-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh).

đ) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Cà phê ca cao đề xuất các chính sách tín dụng phù hợp hỗ trợ thực hiện tái canh, cải tạo cà phê.

3. Các Sở: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch (tích hợp vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương); hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

b) Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương theo quy định.

c) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, nâng cao năng lực sản xuất cây giống các vườn ươm, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng để phục vụ Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, cơ sở sản xuất giống công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây giống cà phê theo quy định.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC:

DIỆN TÍCH TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Hạng mục

Tổng

Phân theo huyện/thành phố

Đà Lạt

Bảo Lộc

Đam Rông

Lạc Dương

Lâm Hà

Đức Trọng

Di Linh

Bảo Lâm

Năm 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

6.730

125

700

585

30

1.000

1.220

1.500

1.570

Trồng tái canh cà phê vối (ha)

2.790

30

250

240

 

500

120

900

750

Ghép cải tạo cà phê vối (ha)

3.815

 

450

345

 

500

1.100

600

820

Trồng tái canh cà phê chè (ha)

125

95

 

 

30

 

 

 

 

Năm 2023

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

7.150

130

700

640

30

1.000

1.550

1.500

1.600

Trồng tái canh cà phê vối (ha)

2.905

40

250

275

0

500

150

900

790

Ghép cải tạo cà phê vối (ha)

4.125

 

450

365

0

500

1.400

600

810

Trồng tái canh cà phê chè (ha)

120

90

 

 

30

 

 

 

 

Năm 2024

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

7.520

105

650

675

30

1.000

1.960

1.500

1.600

Trồng tái canh cà phê vối (ha)

2.935

30

200

295

0

500

210

900

800

Ghép cải tạo cà phê vối (ha)

4.480

 

450

380

0

500

1.750

600

800

Trồng tái canh cà phê chè (ha)

105

75

 

 

30

 

 

 

 

Năm 2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

8.000

160

650

700

30

1.000

2.250

1.500

1.710

Trồng tái canh cà phê vối (ha)

3.070

40

200

300

0

500

250

900

880

Ghép cải tạo cà phê vối (ha)

4.780

 

450

400

0

500

2.000

1600

830

Trồng tái canh cà phê chè (ha)

150

120

 

 

30

 

 

 

 

Giai đoạn 2022-2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

29.400

520

2.700

2.600

120

4.000

6.980

6.000

6.480

Trồng tái canh cà phê vối (ha)

11.700

140

900

1.110

 

2.000

730

3.600

3.220

Ghép cải tạo cà phê vối (ha)

17.200

 

1.800

1490

 

2.000

6.250

2.400

3.260

Trồng tái canh cà phê chè (ha)

500

380

 

 

120

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1188/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025

  • Số hiệu: 1188/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/06/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/06/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản