Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1184/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BẢO TÀNG CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020”; văn bản số 690/TTg-KGVX ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam vào Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam, trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tên giao dịch: Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnamese Workers and Trade Unions Museum.
Trụ sở: Số 82 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điều 2. Vị trí và chức năng
1. Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập; có chức năng sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các sưu tập có giá trị tiêu biểu chuyên ngành về phong trào công nhân, viên chức, người lao động và hoạt động Công đoàn; nghiên cứu khoa học về tư liệu, hiện vật là các di sản lịch sử văn hóa; phục vụ nhu cầu giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công nhân, viên chức, người lao động và nhân dân trong và ngoài nước.
2. Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập có liên quan đến phong trào công nhân, viên chức, người lao động và hoạt động Công đoàn.
2. Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa có liên quan đến phong trào công nhân, viên chức, người lao động và hoạt động Công đoàn.
3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của công nhân, viên chức, người lao động của tổ chức Công đoàn và của toàn xã hội.
4. Phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trường nghề; tuyên truyền giáo dục bản chất truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
5. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của bảo tàng.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức các hoạt động dịch vụ nhằm làm phong phú thêm nội dung, chương trình hoạt động của bảo tàng và đáp ứng nhu cầu phục vụ của khách tham quan.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Kinh phí hoạt động của Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam bao gồm: Ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; nguồn thu từ kinh phí công đoàn; nguồn thu từ các hoạt động của Bảo tàng và các nguồn tài trợ, xã hội hóa.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 689-TTg năm 1995 về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1674/QĐ-TTg năm 2011 về thành lập Bảo tàng Lịch sử quốc gia trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1987/QĐ-TTg năm 2011 thành lập Bảo tàng Văn học Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1118/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 156/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 689-TTg năm 1995 về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 7Quyết định 1674/QĐ-TTg năm 2011 về thành lập Bảo tàng Lịch sử quốc gia trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1987/QĐ-TTg năm 2011 thành lập Bảo tàng Văn học Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 690/TTg-KGVX bổ sung Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam vào quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1118/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1184/QĐ-TTg năm 2013 thành lập Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1184/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/07/2013
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 435 đến số 436
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra