- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1183/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1180/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 25 tháng 06 năm 2013 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 1183/QĐ-TTg, ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 1474/QĐ-TTg, ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn năm 2012-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 853/TTr-STNMT, ngày 22/4/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Tây Ninh)
Vấn đề trái đất nóng dần lên do ảnh hưởng của các loại khí nhà kính là nguyên nhân chính dẫn đến việc khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt, và hậu quả do việc biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra với những thảm họa khó lường không còn là vấn đề của thế giới mà còn đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam. Hạn hán, bão lụt, nguy cơ cháy rừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình thủy lợi, nguồn tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. Nhiệt độ trái đất tăng làm băng tan nước biển có xu thế dâng lên, tài nguyên đất bị thu hẹp, nguồn nước ngọt bị xâm chiếm, gia tăng nạn phá rừng. Những ảnh hưởng trên kéo theo một loạt các vấn đề về an ninh lương thực, nguồn nước, dịch vụ y tế, làm gia tăng xung đột do mâu thuẫn về quyền lợi,... sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của cuộc sống con người và của nền kinh tế.
Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước, nhưng cũng là tỉnh nằm trong ảnh hưởng chung về BĐKH của cả nước.
Là một trong những địa phương tích cực trong việc quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đứng trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về BĐKH, đồng thời để từng bước hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH theo Quyết định 1474/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2020 với những nội dung sau:
I. Đánh giá chung tình hình BĐKH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Theo kết quả đánh giá mức độ biến đổi khí hậu, xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại tỉnh Tây Ninh do Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2012 đã đánh giá tình hình BĐKH đối với nhiệt độ; lượng mưa; lưu lượng dòng chảy các sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và ngập lụt thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau:
Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh có xu hướng tăng so với thời kỳ 1980 – 1999. Cụ thể: đến năm 2020 thì nhiệt độ trung bình tăng thêm 0,50C, đến năm 2030 tăng thêm 0,70C, đến năm 2050 tăng thêm từ 1,2 đến 1,60C và đến năm 2100 nhiệt độ tăng thêm 2,5 đến 2,80C.
Nhiệt độ vào các tháng mùa mưa trong các thời kỳ sắp tới sẽ tăng, mức độ tăng trải đều ở tất cả các tháng. Một điều cần lưu ý là trong các thời kỳ trước thì nhiệt độ trong các tháng mùa mưa có xu hướng giảm từ tháng 5 đến tháng 11, tuy nhiên trong tương lai thì nhiệt độ giảm dần từ tháng 5 đến tháng 9, nhưng lại tăng lên vào tháng 10 và tháng 11.
Tổng lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng so với thời kỳ 1980 – 1999. Cụ thể: Đến năm 2020 tổng lượng mưa trung bình tăng thêm 0,8 %, đến năm 2030 tăng thêm 1,2 %, đến năm 2050 tăng thêm từ 1 % đến 3 %, và đến năm 2100 lượng mưa tăng thêm từ 3 % đến 5 %.
Lượng mưa vào mùa khô giảm đều qua các tháng. Tuy nhiên, mùa mưa thì ngắn lại, cụ thể là lượng mưa cao nhất tháng sẽ dịch chuyển từ tháng 10 về tháng 9, trong các tháng mùa mưa thì tháng 11 có lượng mưa giảm. Vì vậy, trong tương lai sự thay đổi lượng mưa trên địa bàn tỉnh khá phức tạp, tổng lượng mưa vào mùa mưa tăng mạnh (các tháng giữa mùa mưa) và mùa mưa rút ngắn lại hơn trước khoảng 1 tháng.
3. Về lưu lượng dòng chảy trên các con sông:
Lưu lượng dòng chảy các tiểu lưu vực hồ Dầu Tiếng (phía Sông Sài Gòn) vào các tháng mùa kiệt ( từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau) theo tính toán từ giai đoạn 2011 đến 2020 và 2030 thì không có sự chênh lệch lớn so với các giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010. Nhưng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) thì lưu lượng dòng chảy có sự chênh lệch lớn, cụ thể là: Lưu lượng dòng chảy giai đoạn 2030 có xu hướng tăng cao hơn giai đoạn 2020, lưu lượng dòng chảy giai đoạn 2020 có xu hướng tăng cao hơn giai đoạn 2005-2010 và lưu lượng dòng chảy giai đoạn 2005-2010 có xu hướng tăng cao hơn giai đoạn 2000-2005, góp phần làm tăng các hiện tượng ngập úng, lũ lụt. . . trong khu vực. Tại Cần Đăng (phía sông Vàm Cỏ Đông) theo kịch bản ta có thể thấy mùa kiệt lưu lượng có xu hướng giảm đi làm tăng khả năng hạn hán vào mùa khô và mùa mưa lưu lượng có xu hướng tăng mạnh, dẫn đến các nguy cơ ngập úng, tràn lũ trong khu vực.
Theo tính toán kịch bản nước biển dâng 9 cm vào năm 2020 thì khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông có địa hình thấp thuộc các huyện Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng thì tổng diện tích ngập lụt là 37,73 km2, chiếm khoảng 0,93% diện tích của tỉnh. Nếu kết hợp với đỉnh lũ quan trắc được là 180cm vào ngày 19/10/2000 tại Gò Dầu thì tổng diện tích ngập lụt là 235,84 km2, chiếm khoảng 5,84% diện tích của tỉnh. Nếu nước biển dâng 99 cm vào năm 2100, kết hợp với đỉnh lũ ngày 19/10/2000 thì tổng diện tích ngập lụt là 386,43 km2, chiếm khoảng 9,57 % diện tích của tỉnh.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2020
- Nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của các ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các lĩnh vực kinh tế, bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng, tránh và giảm thiểu những hiểm họa của BĐKH và qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH theo hướng dẫn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được ban hành tại Quyết định 1474/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 10 năm 2012.
2.1. Tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai
- Thực hiện việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng với công nghệ hiện đại, độ chính xác cao, đảm bảo cung cấp thông tin cho các vùng khí hậu tỉnh Tây Ninh
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm các điều kiện khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh thiên tai hiệu quả.
- Xây dựng bộ bản đồ khí hậu, biến đổi khí hậu, bản đồ phân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như giông sét, sạt lở đất, ngập lụt, v.v...
2.2. Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước
- Đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để chủ động phòng tránh dịch bệnh; phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp.
- Xây dựng quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho lưu vực sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.
2.3. Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho thị xã Tây Ninh và các thị trấn; củng cố an toàn hồ chứa
- Triển khai thực hiện các giải pháp tổng thể từ đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như giông sét, sạt lở đất, đá, ngập lụt, v.v...
- Điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng trong các vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Tăng cường quản lý, phát triển rừng bền vững; bảo tồn và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng phòng hộ.
- Đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình chống ngập úng cho các khu vực có địa hình thấp trũng, công trình phòng chống thiên tai (lũ, bão, sạt lở, hạn hán) nhằm chủ động ứng phó với tình hình thiên tai ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu; nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp.
2.4. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp
- Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các hoạt động sản xuất, phù hợp với điều kiện của tỉnh Tây Ninh, từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường. Triển khai các dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và quốc tế.
- Xây dựng, triển khai các chương trình về giảm khí nhà kính thông qua những biện pháp hạn chế suy giảm diện tích và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững và nâng cao khả năng hấp thụ các-bon của rừng.
- Phát triển đồng bộ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
- Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các công nghệ hiện đại xử lý chất thải, rác thải.
2.5. Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu
- Xác định các giải pháp chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
- Hoàn thiện tổ chức, thể chế, cơ chế phù hợp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để quản lý về biến đổi khí hậu; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2.6. Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức đoàn thể khác trong ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả
- Xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút, huy động được sự tham gia của xã hội vào ứng phó với biến đổi khí hậu; thí điểm mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng để từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới có thể phát sinh do tác động của biến đổi khí hậu.
2.7. Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao nhận thức và kiến thức về phòng tránh thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.8. Phát triển khoa học và công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, đánh giá tác động, xác định các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ Quốc gia và địa phương về biến đổi khí hậu để nhận biết ngày càng rõ hơn, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến từng lĩnh vực trong đời sống, kinh tế, xã hội. Tiếp tục nghiên cứu để cập nhật kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại tỉnh Tây Ninh.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ mới để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hiện đại, sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.
2.9. Huy động các nguồn lực và tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
Chủ động đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tăng cường vận động tài trợ quốc tế cho các hoạt động về biến đổi khí hậu; xây dựng, áp dụng các cơ chế tài chính phù hợp với các chính sách về biến đổi khí hậu; tích cực tham gia các chương trình về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ; sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao. Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cung cấp, đầu tư tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực giám sát khí hậu và cảnh báo sớm thiên tai
Nâng cao chất lượng và trình độ đánh giá dao động và biến đổi khí hậu ở Tây Ninh: Xây dựng phương pháp luận để đánh giá dao động và BĐKH; đánh giá mức độ dao động và tính chất của các yếu tố và hiện tượng khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, lượng mưa, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan; đánh giá xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa, triều cường, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,…).
Xây dựng và cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh: Xây dựng các kịch bản BĐKH giai đoạn từ 2013 đến 2100 dựa trên các kịch bản BĐKH đã được Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, các ngành, và các địa phương để từ đó xây dựng các giải pháp ứng phó phù hợp cho từng đối tượng bị tác động.
Xây dựng các phương án phòng chống lũ lụt, hạn hán và di dời người dân tại các khu vực có nguy cơ cao vào những khu vực an toàn.
2. Nhóm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực và an ninh nguồn nước
2.1. An ninh nguồn nước
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước nhất là trong các tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý nguồn nước, dự báo tài nguyên nước và dự báo thủy văn.
Tăng cường quan trắc diễn biến tài nguyên nước, trong đó tập trung vào việc quan trắc chất lượng nước. Xây dựng quy hoạch và quản lý khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và nước dưới đất phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Điều chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để trồng rừng, phủ xanh đất trống để tích nước mưa, giữ ẩm và giảm cường độ bốc hơi nước.
Nghiên cứu thiết kế xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cũng như quản lý nguồn nước thải, bảo vệ diện tích các hồ chứa nước, nhất là hồ Dầu Tiếng.
2.2. An ninh lương thực
Áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với BĐKH; sử dụng giống vật nuôi cây trồng thích ứng BĐKH; thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong tình hình BĐKH.
Nâng cao năng lực ứng phó BĐKH của cán bộ khoa học và quản lý cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Rà soát các quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông, thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp.
Thúc đẩy thực hiện, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững đồng thời định hướng, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Xây dựng chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ để phát triển nông nghiệp, ứng dụng các mô hình nông nghiệp có quy mô lớn để nông nghiệp tỉnh phát triển mạnh theo hướng nông nghiệp sinh thái.
3. Nhóm giải pháp về chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập và củng cố an toàn hồ chứa.
Tăng cường năng lực của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng kế hoạch, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, các phương án phòng chống, ứng cứu kịp thời khi có bão lũ; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để ứng phó với thiên tai.
Xây dựng các bản đồ ngập lụt về bão lũ và các phương án di dời thích hợp đối với các khu vực có nguy cơ cao.
Xây dựng và nâng cao trình độ dự báo khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh để kịp thời thông báo trong trường hợp có thiên tai xảy ra.
Tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân trong công tác ứng phó với thiên tai.
Thường xuyên khảo sát đánh giá hiện trạng của các đoạn đê, đập xung yếu, các đoạn đã, đang và có nguy cơ sạt lở để tiến hành nâng cấp kịp thời trong mùa mưa bão.
Thu thập số liệu về tình hình ngập lụt trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các sở, ngành có liên quan lập các phương án khắc phục.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo hiện trạng các công trình hồ đập trên địa bàn để có những biện pháp duy tu bão dưỡng và cải tạo kịp thời tránh những sự cố đáng tiếc.
4. Nhóm giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển kinh tế theo hướng các-bon thấp
Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm kê phát thải khí nhà kính. Có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng những công nghệ mới thân thiện với môi trường.
Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ tham mưu chính sách thuộc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã về tác động của BĐKH và các biện pháp quản lý thích ứng với BĐKH.
Nghiên cứu áp dụng mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng.
Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sạch bao gồm quản lý điện năng và phát triển các nguồn năng lượng mới.
5. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về BĐKH
Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng cụ thể: Đào tạo và chuyển giao công nghệ, biên soạn tài liệu tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về ứng phó với BĐKH; sử dụng các phương tiện truyền thông như sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình để phổ biến kiến thức về BĐKH;
Xây dựng đề án tổng thể nâng cao nhận thức về BĐKH cho các nhóm đối tượng chọn lọc (bao gồm cả các cán bộ quản lý các cấp);
Giới thiệu các hành vi, tác phong sinh hoạt phát triển bền vững cho người dân về tiết kiệm điện, nước; phân loại, giảm thiểu và tái sử dụng rác thải;…;
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh. Xây dựng cơ chế phối hợp và quản lý phù hợp với đặc điểm và tình hình BĐKH của tỉnh.
Xây dựng đề án thiết lập mạng lưới tuyên truyền viên và hoàn thiện cơ chế để duy trì hoạt động thường xuyên của mạng lưới đến cấp phường/xã;
Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào các hoạt động ứng phó BĐKH.
Lồng ghép kế hoạch ứng phó BĐKH với chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát các chính sách hiện có và bổ sung cập nhật các chính sách mới phù hợp với các nhu cầu và ưu tiên trong phát triển bền vững;
Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về BĐKH ở các cấp, các ngành; chú trọng các định chế lồng ghép việc ứng phó với BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành;
Phát triển khung pháp lý và cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cũng như của khối tư nhân trong thích ứng và giảm nhẹ thiên tai do BĐKH;
Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về BĐKH giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã theo các nguyên tắc sau:
+ Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các ngành và các cấp;
+ Phát huy tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng;
+ Có sự lồng ghép hợp lý việc thực hiện ứng phó với BĐKH của Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành và các huyện, thị;
Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến BĐKH.
Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, đảm bảo ít phát thải khí nhà kính.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH của tỉnh để phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH phù hợp với đặc trưng của tỉnh.
Xây dựng chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư hợp lý nhằm khuyến khích các dự án về BĐKH và phòng chống thiên tai cũng như các dự án nhằm phát triển bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Triển khai những dự án nghiên cứu hiện tượng, bản chất khoa học về các hiện tượng có liên quan đến BĐKH xảy ra trên địa bàn tỉnh; các tác động của BĐKH đến KT-XH, môi trường; phân tích và đánh giá khía cạnh kinh tế của các hoạt động thích ứng với BĐKH;
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo về BĐKH;
7. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực
7.1. Nâng cao nhận thức
Xây dựng chiến lược và kế hoạch giáo dục nâng cao nhận thức và truyền thông về BĐKH;
Xây dựng đề án thiết lập mạng lưới tuyên truyền viên và hoàn thiện cơ chế để duy trì hoạt động thường xuyên của mạng lưới đến cấp phường/xã;
Xây dựng đề án tổng thể lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH trong chương trình giáo dục phổ thông và đại học;
Thường xuyên cập nhật tin tức và các sự kiện có liên quan đến BĐKH đặc biệt là các sự kiện trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo đài để người dân có thể dễ dàng tiếp cận.
Xây dựng chương trình, giáo trình, quy trình đào tạo cho các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp cho từng đối tượng trên địa bàn 8 huyện và THị xã Tây Ninh.
Xây dựng và triển khai các buổi tập huấn chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ quản lý về BĐKH đặc biệt là cán bộ quản lý môi trường và khoa học công nghệ để có thể đề xuất những chính sách phù hợp nhất với tình hình KT-XH của tỉnh.
Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực BĐKH.
7.2. Phát triển nguồn nhân lực
Xác định những lĩnh vực chuyên ngành cần bổ sung nhân lực liên quan tới BĐKH, bao gồm các nghiên cứu cơ bản về BĐKH, phân tích chính sách về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, hệ thống thông tin và quản lý các dự án;
Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài và tạo điều kiện để các nhà khoa học nghiên cứu đánh giá về BĐKH tại địa bàn.
Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chuyên sâu về BĐKH trong tương lai.
Khuyến khích các nhà khoa học của tỉnh tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực BĐKH.
Phát triển khoa học KTTV nhằm quan trắc, thu thập dữ liệu và cảnh báo sớm về các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể xảy ra trên địa bàn.
Khuyến khích nghiên cứu những đề tài về bảo vệ môi trường và BĐKH để tạo nguồn cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng các giải pháp ứng phó theo từng lĩnh vực của tỉnh.
Tích cực quan trắc nguồn nước của sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và đặc biệt là hồ Dầu Tiếng để theo dõi diễn biến về dòng chảy, lưu lượng và chất lượng nước để có các biện pháp bảo vệ nguồn nước và phát triển trong tương lai nhằm ứng phó với tác động của BĐKH và đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và trong khu vực.
9. Nhóm giải pháp nhằm huy động nguồn lực và tài chính phục vụ công tác ứng phó với BĐKH
Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng nguồn ngân sách cho BĐKH, thu hút các nguồn viện trợ khác.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhằm cải tiến công nghệ, hạn chế phát thải và thân thiện với môi trường.
Lựa chọn những dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh theo hai giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn1: Từ năm 2013 đến năm 2015.
2. Giai đoạn 2: Từ năm 2016 đến năm 2020.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án của kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 dự kiến như sau:
Tổng kinh phí: 435 tỷ đồng. Trong đó:
- Giai đoạn 1: 175.2 tỷ đồng
- Giai đoạn 2: 259.8 tỷ đồng
(Danh mục dự án ưu tiên đính kèm Phụ lục 1)
Nguồn kinh phí:
- Nguồn ngân sách Trung ương: 60%
- Nguồn ngân sách địa phương: 10%
- Nguồn kinh phí viện trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước: 30%
Cơ chế huy động nguồn vốn hợp lý ngoài ngân sách Nhà nước cho tỉnh:
- Vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào sự nghiệp ứng phó với BĐKH của tỉnh; vận động các nhà tài trợ để thu hút thêm vốn ODA và các nguồn tài trợ khác trong việc ứng phó với BĐKH của tỉnh;
- Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế sẽ được chú trọng huy động để thực hiện Chương trình thông qua việc hoàn thiện các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn, khơi dậy nguồn vốn từ nội lực của nền kinh tế; khuyến khích tham gia của khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng, thực hiện các dự án BĐKH thông qua các chính sách ưu đãi như chính sách về đất đai, giảm thuế, miễn thuế, ưu tiên khi vay tín dụng ưu đãi…
- Tranh thủ các nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ (như Chính phủ CHLB Đức, Chính phủ Canada, Thụy Điển, Nhật Bản, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và các quỹ song phương của các nước phát triển...), đồng thời có cơ chế quản lý, sử dụng nguồn viện trợ, đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả trong việc triển khai các dự án ưu tiên đã xây dựng.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó BĐKH tỉnh Tây Ninh
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh với chức năng là tổ chức được thành lập để tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều phối và triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành và cơ quan liên quan
2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Là đơn vị thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND huyện/thị xã có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Theo Kế hoạch được phê duyệt, tính toán kinh phí cần thiết, báo cáo Ban Chỉ đạo để tổng hợp kế hoạch vốn hàng năm gửi UBND tỉnh.
- Điều phối chung các hoạt động về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch, đề xuất UBND tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
2.2. Sở Tài chính
- Phân bổ ngân sách và thẩm định kinh phí thực hiện các dự án theo Kế hoạch.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường cân đối, bố trí vốn đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ khác.
2.4. Các Sở, ban, ngành liên quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông và Vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Y tế; Thông tin và Truyền thông; Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Tây Ninh.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của sở. Tổng hợp báo cáo kết quả về UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.5. UBND các huyện, thị xã:
- Trên cơ sở các chương trình, đề án, dự án, xây dựng các dự án cụ thể xác định các nội dung cần ưu tiên, tổ chức triển khai thực hiện.
- Báo cáo kết qủa thực hiện về UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.6. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp:
Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các đề án, dự án trong kế hoạch./.
CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN CỤ THỂ DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ BĐKH TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Kèm theo Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Tây Ninh)
TT | Tên dự án | Nội dung thực hiện | Cơ quan thực hiện | Kinh phí GĐ 2013-2015 (triệu đồng)1 | Kinh phí GĐ 2016-2020 (triệu đồng) |
1 | Các dự án về tăng cường năng lực giám sát khí hậu và cảnh báo sớm thiên tai | ||||
1.1 | Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh phục vụ công tác ứng phó BĐKH trên địa bàn toàn tỉnh | • Tổng hợp các tài liệu liên quan từ tất các các sở ban ngành liên quan, các viện, trung tâm nghiên cứu,..; • Sử dụng các công cụ hỗ trợ máy tính quản lý và chia sẻ nguồn thông tin giữa các sở ban ngành liên quan đến BĐKH; • Cập nhật dữ liệu định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm và duy trì tốt cơ sở dữ liệu. | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; NN&PTNT; GTVT; XD và các cơ quan có liên quan | 1.000 | 1.000 |
1.2 | Tăng cường hệ thống cảnh báo khí tượng, thủy văn. | • Xây dựng thêm trạm khí tượng và thủy văn. • Nâng cấp, sửa chữa và thay mới các thiết bị lạc hậu • Tập huấn và nâng cao năng lực dự báo cho các cán bộ khí tượng. | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT - TT KTTV Tây Ninh Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; NN&PTNT; | 1.500 | 2.000 |
2 | Các dự án nhằm đảm bảo an ninh lương thực và an ninh nguồn nước | ||||
2.1 | Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến các công trình hạ tầng quản lý nguồn nước phục vụ nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh | • Đánh giá ảnh hưởng và tác động của BĐKH đối với công trình đập, hồ chứa và các lưu vực sông là nguồn nước cấp cho hoạt động nông nghiệp | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; NN&PTNT; XD | 1.000 | 1.000 |
2.2 | Xây dựng hệ thống đê bao và chống sạt lở dọc sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn | • Chống ngập úng do ảnh hưởng của ngập lụt và sạt lở vào các tháng mùa mưa trên địa bàn các huyện dọc sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn | Cơ quan thực hiện: Sở Xây Dựng Cơ quan phối hợp: Sở TNMT; KHCN; NN&PTNT | 50.000 | 100.000 |
2.3 | Dự án cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng đê bao | • Xây dựng hệ thống, mạng lưới cung cấp nước sạch nhằm đảm bảo sức khỏe và giảm phát sinh dịch bệnh cho nhân dân | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; NN&PTNT; Y Tế, XD | 50.000 | 58.000 |
2.4 | Dự án xây dựng các trạm bơm cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới trong mùa khô | • Đảm bảo cung cấp nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô và những khu vực cao thiếu nước tưới | Cơ quan thực hiện: Sở NN&PTNT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; TNMT; XD | 30.000 | 50.000 |
2.5 | Nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ và phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp với các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của BĐKH | • Xác định được mùa vụ và cây trồng, vật nuôi thích hợp cho các vùng để tăng cường giảm nhẹ tác động BĐKH đến khu vực xác định. | Cơ quan thực hiện: Sở NN&PTNT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; TNMT | 1.000 |
|
2.6 | Nghiên cứu và quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, rau, màu, cây công nghiệp thích ứng với BĐKH | • Xây dựng các quy hoạch cụ thể cho vùng và loại cây trồng/cây lương thực phù hợp với những tác động của BĐKH. | Cơ quan thực hiện: Sở NN&PTNT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; TNMT | 800 |
|
2.7 | Nghiên cứu và quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản thích ứng với BĐKH. | • Xây dựng quy hoạch cho vùng nuôi trồng phù hợp và các biện pháp canh tác nuôi trồng mang lại hiệu quả trong bối cảnh BĐKH | Cơ quan thực hiện: Sở NN&PTNT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; TNMT | 800 |
|
3 | Các dự án về chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập và củng cố an toàn hồ chứa. | ||||
3.1 | Nghiên cứu ảnh hưởng dòng chảy, ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, đề xuất giải pháp quản lý lưu vực sông và giảm thiểu tác động sự xâm nhập mặn do BĐKH đến các lưu vực sông của tỉnh Tây Ninh | • Nghiên cứu sự thay đổi dòng chảy và xâm nhập mặn; • Xác định các vùng ảnh hưởng, có nguy cơ căng thẳng về nước; • Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hạn hán, xâm nhập mặn vào các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; NN&PTNT và các đơn vị có liên quan. | 1.500 |
|
3.2 | Sửa chữa nâng cấp hồ Tha La | • Xây dựng mới và cải tạo những hạng mục đã xuống cấp không đảm bảo an toàn của hồ | Cơ quan thực hiện: Sở Xây Dựng Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; NN&PTNT; TNMT và các đơn vị có liên quan. | 20.000 | 30.000 |
3.3 | Xây dựng và xác định các khu vực ưu tiên cho phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ, đặc biệt là khu vực đầu nguồn hồ Dầu Tiếng | • Khảo sát đánh giá hiện trạng • Xác định các khu vực ưu tiên • Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn để giảm thiểu tác động của BĐKH và bảo vệ môi trường sinh thái | Cơ quan thực hiện: Sở NN&PTNT Cơ quan phối hợp: Sở KHCN; TNMT. | 1.000 | 1.500 |
3.4 | Tập huấn diễn tập cứu nạn cứu hộ khi xảy ra lũ lụt, lốc xoáy | • Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trang thiết bị cứu hộ. • Đề ra các phương án cứu hộ phù hợp nhất. | Cơ quan thực hiện: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT; TNMT. | 1.000 | 1.000 |
4 | Các dự án về tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về BĐKH | ||||
4.1 | Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Tây Ninh | • Tổ chức thực hiện các dự án, chương trình hành động ứng phó với BĐKH. • Tham mưu cho tỉnh về các chính sách phát triển phù hợp với những tác động của BĐKH | Cơ quan thực hiện: UBND tỉnh Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT; TNMT; KHCN; XD; Y Tế; Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan | 1.000 | 1.500 |
4.2 | Xây dựng cơ chế chính sách về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai | • Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách của tỉnh về quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai | Cơ quan thực hiện: UBND tỉnh Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT; TNMT; KHCN | 800 | 800 |
5 | Các dự án nhằm huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu | ||||
5.1 | Dự án thí điểm xây dựng khu dân cư thích ứng với BĐKH | • Rà soát, chọn lựa khu vực chịu ảnh hưởng của BĐKH • Xây dựng và áp dụng các dự án ứng phó phù hợp với khu vực • Đánh giá sự thích ứng của cộng đồng với tác động của BĐKH | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT; KHCN; Tài chính | 2.000 |
|
5.2 | Phát động cuộc thi xây dựng mô hình doanh nghiệp thích ứng với BĐKH tại các KCN và cụm CN trên địa bàn Tỉnh | • Tạo không khí thi đua giữa các doanh nghiệp để đưa ra phương án ứng phó BĐKH phù hợp nhất cho doanh nghiệp | Cơ quan thực hiện: Sở Công thương Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT; KHCN; Tài chính; TNMT | 1.000 | 1.500 |
6 | Các dự án về nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực | ||||
6.1 | Tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức về ứng phó BĐKH cho cán bộ các Sở ban ngành; lãnh đạo và cán bộ cấp Huyện, cấp xã. | • Xây dựng chương trình, tài liệu tổ chức các lớp tập huấn về khái niệm BĐKH, các tác động của BĐKH , các giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Tây Ninh | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT; KHCN; TT&TT | 1.000 | 2.000 |
6.2 | Tuyên truyền về tác động của BĐKH đối đời sống và kinh tế | • Tuyên truyền để người dân nhận thức được những tác động bất lợi của BĐKH tới các ngành kinh tế và các lĩnh vực đời sống: Sức khỏe, an toàn tính mạng. • Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng. Đề xuất các mô hình giám sát các loại dịch bệnh xuất phát từ thiên tai và các giải pháp phòng tránh. | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở Giáo Dục; TT&TT; NN&PTNT; KHCN; | 1.500 | 1.500 |
6.3 | Thiết lập hệ thống thông tin, trang web về BĐKH | • Thiết lập hệ thống thông tin, trang web nhằm cung cấp thông tin, dự báo, giải đáp các vấn đề về BĐKH xảy ra trên thế giới và tại địa phương | Cơ quan thực hiện: Sở TT&TT Cơ quan phối hợp: Sở Giáo Dục; TNMT; KHCN; | 500 | 500 |
6.4 | Tuyên truyền hướng dẫn tiết kiệm nước, năng lượng, nhiên liệu. | • Xây dựng những chương trình cụ thể, thiết thực giới thiệu, hướng dẫn và nâng cao khả năng tiết kiệm điện nước của người dân | Cơ quan thực hiện: Sở TT&TT Cơ quan phối hợp: Sở Giáo Dục; TNMT; KHCN; | 500 | 500 |
6.5 | Tăng cường nguồn lực, trang thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo về BĐKH | • Tăng cường nguồn lực, trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với BĐKH; | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: Sở Giáo Dục; KHCN; | 1.000 | 1.000 |
7 | Các dự án nhằm phát triển khoa học và công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, đánh giá tác động, xác định các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. | ||||
7.1 | Dự án nhân rộng các mô hình sử dụng công nghệ và phương pháp quản lý mới thân thiện với môi trường | • Đánh giá các dây chuyền sản xuất và phương pháp quản lý ít phát thải, thân thiện với môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn từ đó nhân rộng và có phương hướng hỗ trợ phù hợp | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: KHCN; Công thương | 1.000 | 1.500 |
7.2 | Đào tạo và tuyển mới cán bộ khoa học về BĐKH | • Tuyển dụng cán bộ, nhà khoa học và nâng cao trình độ về BĐKH của cán bộ chuyên trách. • Có chính sách hỗ trợ các sinh viên mới ra trường và nhà khoa học trẻ về địa phương công tác | Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ Cơ quan phối hợp: Sở KHCN | 500 | 500 |
7.3 | Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đối với sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | • Đánh giá và định lượng tác động của ô nhiễm không khí và thay đổi thời tiết đến sức khỏe con người. • Xác định các vùng có khả năng xảy ra các dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. | Cơ quan thực hiện: Sở Y Tế Cơ quan phối hợp: TNMT; KHCN | 1.000 |
|
7.4 | Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu về BĐKH trên địa bàn tỉnh | • Bổ sung nguồn quỹ cho nghiên cứu khoa học. • Lập ra các quỹ về BĐKH để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu đánh giá. | Cơ quan thực hiện: Sở KHCN Cơ quan phối hợp: TNMT; NN&PTNT | 500 | 500 |
8 | Các dự án nhằm huy động nguồn lực và tài chính phục vụ công tác ứng phó với BĐKH | ||||
8.1 | Chọn lọc những lĩnh vực ưu tiên đầu tư để ứng phó với BĐKH | • Lựa chọn những lĩnh vực được đánh giá bị ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH để đưa ra những điểm thu hút vốn đầu tư cũng như những nguồn quỹ ủng hộ | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: KHCN; NN&PTNT | 300 | 500 |
9 | Các dự án nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển kinh tế theo hướng các-bon thấp | ||||
9.1 | Chương trình kiểm kê hiện trạng phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đề xuất giải pháp giảm thiểu. | • Xác định các lĩnh vực có khả năng gây phát thải khí nhà kính (KNK); • Lập chương trình kiểm kê phát thải khí nhà kính; • Tổ chức kiểm kê khí nhà kính • Đề xuất biện pháp giảm thiểu | Cơ quan thực hiện: Sở TNMT Cơ quan phối hợp: KHCN; Công thương | 1.000 |
|
9.2 | Áp dụng cơ chế phát triển sạch CDM | • Áp dụng cơ chế phát triển sạch cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ đó tiến hành các phương pháp giảm thiểu phát thải. | Cơ quan thực hiện: Sở Công thương Cơ quan phối hợp: TNMT; KHCN | 1.000 | 1.000 |
9.3 | Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ rừng tỉnh Tây Ninh | • Rà soát, cập nhật các chính sách xã hội trong công tác bảo vệ hệ sinh thái rừng • Nâng cao hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng | Cơ quan thực hiện: Sở NN&PTNT Cơ quan phối hợp: TNMT; | 1.000 | 2.000 |
KHẢ NĂNG LỒNG GHÉP VÀO CÁC GIẢI PHÁP VÀO CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
(Kèm theo Quyết định số 1180/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Tây Ninh)
TT | Lĩnh vực | Giải pháp | Khả năng lồng ghép vào các chương trình và dự án của tỉnh |
1 | Y tế và sức khỏe cộng đồng | • Đánh giá mô hình bệnh tật và phạm vi ảnh hưởng của BĐKH tới sức khỏe • Nghiên cứu và triển khai mô hình cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với bệnh dịch • Nghiên cứu mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng thích ứng với BĐKH tại các khu vực ảnh hưởng • Diễn tập các phương án ứng phó với BĐKH • Triển khai các hoạt động truyền thông cho cộng đồng về bảo vệ sức khỏe ứng phó với BĐKH và xây dựng chuyên trang về BĐKH trên Wesite của ngành • Nâng cao năng lực cho cán bộ ngành Y tế • Hội thảo khoa học về ảnh hưởng của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng. | • Chương trình xã hội hóa các hoạt động y tế cộng đồng. • Chương trình Quốc gia về y tế. • Chương trình bảo vệ môi trường • Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh • Cơ quan chủ trì: Sở Y tế • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KHĐT, Sở TN-MT |
2 | Đa dạng sinh học | • Điều tra, đánh giá toàn diện hiện trạng ĐDSH tỉnh Tây Ninh • Tăng cường năng lực cho các KBT thông qua thiết lập và vận hành thí điểm các hệ thống giám sát ĐDSH phục vụ cho lập kế hoạch quản lý thích ứng nhằm ứng phó với BĐKH ở một số khu vực bảo tồn lựa chọn. • Nghiên cứu chiến lược, giải pháp và hình thức lồng ghép các hoạt động trong Kế hoạch hành động ĐDSH vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh • Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc rừng trồng phòng hộ theo hướng mô phỏng cấu trúc rừng tự nhiên • Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về Kế hoạch hành động ĐDSH để triển khai công tác bảo tồn ĐDSH và ATSH • Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh học | • Dự án bảo vệ rừng phòng hộ Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa mát • Chương trình xóa đói giảm nghèo • Chương trình phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa. • Cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KH-ĐT, Sở TN-MT, Sở KHCN, Sở LĐTB&XH, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, các Hội và Đoàn thể quần chúng của tỉnh, các BQL rừng. |
3 | Lâm nghiệp | • Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp do tác động của BĐKH theo các vùng. • Xác định cơ cấu cây trồng lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất theo các kịch bản BĐKH ở Tây Ninh. • Đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH ở các vùng sản xuất lâm nghiệp • Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH và nước biển dâng • Nghiên cứu chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhằm thích ứng với các điều kiện bất lợi của BĐKH • Quan trắc diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp trong các hệ sinh thái rừng ở các khu vực nhạy cảm với BĐKH và nước biển dâng • Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các cơ quan lâm nghiệp và các bên liên quan về ứng phó với BĐKH • Rà soát, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thụât trong lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với BĐKH và nước biển dâng | • Khôi phục rừng phòng hộ: cần ngăn chặn việc phá rừng; đồng thời tổ chức trồng rừng và trồng cây trên các dải đất trống ở các thị xã, thị trấn, ven đường giao thông và vùng nông thôn. • Xây dựng thêm công viên và trồng thêm cây xanh trên các đường phố thị xã và các đô thị • Nghiên cứu các giống cây mới thích nghi với từng vùng, khu vực • Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về rừng và bảo vệ rừng. • Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh • Cơ quan chủ trì: Sở NN & PTNT • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KH-ĐT, Sở TN-MT, Sở KHCN, Sở LĐTB&XH, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, các Hội và Đoàn thể quần chúng của tỉnh, các BQL rừng. |
4 | Công nghiệp | • Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho cán bộ làm chính sách, BQL KCN, chính quyền địa phương và cộng đồng về tác động của BĐKH đối với lĩnh vực công nghiệp và nhu cầu cần phải có các biện pháp quản lý thích ứng đối với KCN • Tăng cường năng lực cho BQL các KCN đồng thời thí điểm thực hiện thích ứng nhằm ứng phó với BĐKH ở một số KCN điển hình • Nghiên cứu xây dựng mô hình KCN xanh. Hạn chế lượng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường bên ngoài, • Nghiên cứu chiến lược đưa Kế hoạch hành động của ngành Công nghiệp vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp có tính đến BĐKH. • Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong các hoạt động Công nghiệp. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, bảo tồn năng lượng phải được cải thiện và nâng cao hơn nữa trong tương lai. | • Chương trình tiết kiệm năng lượng. • Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh. • Cơ quan chủ trì: Sở Công thương • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KH-ĐT, Sở TN-MT, Sở KHCN. |
5 | Nông nghiệp | • Các mô hình sản xuất nông nghiệp trong tiến trình BĐKH; giống vật nuôi cây trồng thích ứng BĐKH; chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong tình hình BĐKH • Nâng cao năng lực của cán bộ khoa học và quản lý: Trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp của tỉnh • Rà soát, sửa chữa, quy hoạch và xây dựng mới hệ thống hồ chứa nước; cải thiện, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông, thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp • Thúc đẩy thực hiện, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp (áp dụng thí điểm một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp mà cụ thể là mô hình vườn đồi sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh), đồng thời định hướng, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao. • Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp các mô hình nông nghiệp có quy mô lớn để nông nghiệp tỉnh phát triển mạnh, chính sách và đầu tư vốn hỗ trợ phát triển, cơ giới hóa nông nghiệp. Xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái. • Áp dụng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp mà cụ thể là mô hình vườn đồi vừa đa dạng hóa sản phẩm cho vùng nông thôn, tăng độ che phủ, điều hòa nhiệt độ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. | • Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; • Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường; Chương trình công nghệ sinh học; • Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu, điều hòa nước phục vụ phát triển nông nghiệp • Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp; • Chương trình phòng tránh thiên tai; • Cơ quan chủ trì: Sở NN & PTNT • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KH-ĐT, Sở TN-MT, Sở KHCN, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn |
6 | Tài nguyên đất | • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp đặc thù địa lý của dưới điều kiện BĐKH luôn giữ được lợi thế về sản xuất lương thực, các loại cây của tỉnh • Quy hoạch thủy lợi để phục vụ sản xuất, không bỏ hoang đất do BĐKH • Quy hoạch đất, đánh giá khu vực tổn thương do BĐKH và giữ một tỷ lệ đất phục vụ các chương trình xã hội, để có thể hỗ trợ người dân nghèo, nhà và nơi ở tạm bợ có chỗ cư trú ổn định dưới tác động BĐKH • Tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đồng thời thí điểm thực hiện thích ứng nhằm ứng phó với BĐKH trên một số khu vực canh tác hoặc khu dân cư • Đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong sử dụng đất trồng rừng để phủ nhanh toàn bộ đất đồi trọc • Nghiên cứu xây dựng các cơ chế thu hút các nhà đầu tư vốn khai thác tiềm năng đất đai vào phát triển sản xuất của tỉnh | • Các chương trình, dự án nhằm triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Tây Ninh đã được Chính phủ phê duyệt, phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2020 • Chương trình về phòng chống sạt lở các vùng cập bờ sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông (đặc biệt là khu vực hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông) • Chương trình quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. • Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn • Các cơ quan chủ trì: Sở TN-MT và Sở NN&PTNT • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KH-ĐT, Sở Công thương, Sở VH-TTDL. |
7 | Tài nguyên nước mặt và nước dưới đất | • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong điều kiện BĐKH • Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý nguồn nước, dự báo tài nguyên nước và dự báo thủy văn. • Tăng cường quan trắc chất lượng nước, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn sử dụng nước phục vụ sinh hoạt của người dân. Đầu tư các trang thiết bị phục vụ quan trắc • Xây dựng quy hoạch và quản lý, bảo vệ nguồn nước mặt và nước dưới đất. • Điều chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, để tích nước mưa, giữ ẩm và giảm cường độ bốc hơi nước. • Xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cũng như quản lý nguồn nước thải, mở rộng diện tích các hồ chứa cũng như xây dựng mới hệ thống hồ chứa nước. • Quy định sử dụng tài nguyên nước (kể cả nước mặt và nước dưới đất) • Đảm bảo lượng nước trữ trong mùa khô đủ lớn để đối phó với ảnh hưởng của BĐKH. | • Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn • Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh • Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn • Chương trình Bảo vệ Môi trường • Các cơ quan chủ trì: Sở NN&PTNT; Sở TN&MT. • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế |
8 | Môi trường | • Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị chức năng, • Hạn chế lượng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường bên ngoài, • Quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp có tính đến BĐKH. • Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, bảo tồn năng lượng phải được cải thiện và nâng cao hơn nữa trong tương lai. | • Chương trình tiết kiệm năng lượng. • Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh • Cơ quan chủ trì: Sở TN-MT • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KH-ĐT, Sở KHCN. |
9 | Giao thông vận tải | • Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bị đe dọa bởi lũ, lụt tại tỉnh Tây Ninh • Nghiên cứu xây dựng mô hình các phương tiện giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu sạch. • Nghiên cứu chiến lược đưa Kế hoạch hành động của ngành GTVT vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của tỉnh. Quy hoạch, xây dựng đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn cần tính đến tác động của BĐKH, chú trọng biện pháp tiêu thoát nước nhất là vào mùa lũ. • Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với BĐKH trong các hoạt động Giao thông. Biện pháp giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lĩnh vực giao thông vận tải. • Tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành Giao thông Vận tải. Xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, năng lực xây dựng chính sách, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả ứng phó với BĐKH cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đầu ngành tại Sở Giao thông Vận tải. | • Chương trình phát triển giao thông vận tải nông thôn, vùng sâu, vùng xa. • Chương trình tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải. • Chương trình phòng chống thiên tai • Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh • Cơ quan chủ trì: Sở GTVT • Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở KH-ĐT, Sở TN-MT, Sở Xây dựng. |
1 Mức kinh phí này là mức ước tính trung bình dựa vào các Dự án về kế hoạch hành động ứng phó BĐKH đã được thực hiện tại các tỉnh thành cả nước.
Kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2013-2020 được ước tính căn cứ theo nguồn kinh phí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó BĐKH phân bổ cho từng địa phương.
- 1Quyết định 5400/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 669/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 4Quyết định số 1356/QĐ-UBND năm 2013 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 2429/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Phước
- 6Báo cáo 73/BC-UBND năm 2015 về tổng kết, đánh giá công tác ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015 và xây dựng nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1183/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 5400/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 669/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 10Quyết định số 1356/QĐ-UBND năm 2013 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Quyết định 2429/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Phước
- 12Báo cáo 73/BC-UBND năm 2015 về tổng kết, đánh giá công tác ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015 và xây dựng nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2020
- Số hiệu: 1180/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Thị Thanh Thủy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực