Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1177/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 30 tháng 5 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 100/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính Bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về mức hỗ trợ các đối tượng tham gia dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc giao kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2019 (Nguồn ngân sách trung ương);
Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc giao dự toán bổ sung cho các đơn vị cấp tỉnh và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thành phố năm 2019 (Nguồn ngân sách địa phương);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1259/TTr-SNN ngày 21 tháng 5 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2019.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Công văn số 1653/BNN-KTHT ngày 07/3/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019, như sau:
1. Mục đích
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo có điều kiện sản xuất, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo được tham gia dự án. Góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 0,5%/năm theo Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 10/12/2018 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019; Phấn đấu đến cuối giai đoạn 2016-2020, không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn Trung ương.
2. Yêu cầu
- Chủ đầu tư dự án thực hiện việc rà soát các đối tượng để lập dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo quy định.
- Thực hiện việc hỗ trợ các đối tượng theo quy định mua giống cây trồng, con giống chăn nuôi và máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất phục vụ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các hộ phát triển sản xuất, ổn định thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư hỗ trợ các dự án giảm nghèo phải bảo đảm đúng đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo có khả năng lao động để tham gia dự án đạt hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ
1. Đối tượng áp dụng
a) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (Hộ mới thoát nghèo được quy định theo Điều 2 Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo), ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo, tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
b) Nhóm hộ, cộng đồng dân cư theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 15/2017/TT-BTC).
c) Tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Nguyên tắc, điều kiện và phương thức hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về mức hỗ trợ các đối tượng tham gia dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2020.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
1. Nội dung hỗ trợ
a) Đối với dự án trồng trọt: Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
b) Đối với dự án chăn nuôi: Hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất.
c) Đối với dự án lâm nghiệp: Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
d) Đối với dự án nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ đánh bắt.
đ) Đối với dự án hỗ trợ ngành nghề và dịch vụ gồm: Hỗ trợ nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị, công cụ; nguyên liệu và vật tư phục vụ phát triển các ngành nghề nông thôn và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển sản xuất và thu nhập ổn định.
2. Mức hỗ trợ các đối tượng tham gia dự án:
a) Dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135 theo Quy định tại Khoản 1 Điều 6 ban hành kèm theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh.
b) Dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã ngoài Chương trình 135 theo Quy định tại Khoản 2 Điều 6 ban hành kèm theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh.
3. Kinh phí thực hiện
Thực hiện Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 (Nguồn ngân sách Trung ương).
Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh về việc giao dự toán bổ sung cho các đơn vị cấp tỉnh và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thành phố năm 2019 (Nguồn ngân sách địa phương) và các quy định hiện hành (xem phần phụ lục).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Là cơ quan quản lý Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đảm bảo có hiệu quả.
c) Tổng hợp và báo cáo định kỳ (06 tháng, 01 năm) kết quả triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trình UBND tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện hướng dẫn thực hiện dự án phát triển sản xuất, đang dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế tại các xã thuộc chương trình 135 (Dự án 1) và các xã ngoài chương trình 135 (Dự án 2) trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh.
d) Báo cáo định kỳ (06 tháng, 01 năm) kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ dự toán vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
4. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng của địa phương (ngân sách tỉnh tối thiểu 10% trên tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ) theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh.
b) Hướng dẫn việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo quy định hiện hành.
5. Các sở, ban, ngành liên quan
Hướng dẫn, phối hợp với UBND cấp huyện để triển khai thực hiện đúng các quy định đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2019.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh
a) Theo chức năng nhiệm vụ tổ chức vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; phát động các phong trào để giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo về hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo”.
b) Tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia chung tay góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức, thúc đẩy phát triển sản xuất giúp các hộ vươn lên thoát nghèo; đồng thời tích cực phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các dự án phát triển sản xuất có hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho người lao động hướng đến giảm nghèo bền vững.
c) Phối hợp các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức thành viên lồng ghép nhiệm vụ tham gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh vào nhiệm vụ năm 2019.
d) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019.
7. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước.
8. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, chủ đầu tư lập dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn huyện, thành phố trình UBND cấp huyện phê duyệt (thời gian hoàn thành tháng 09/2019); hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và phối hợp thực hiện; đánh giá kết quả triển khai thực hiện dự án và tham mưu báo cáo tiến độ thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và PTNT.
b) Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình gắn với xây dựng Nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
c) Thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh về bố trí vốn đối ứng tối thiểu 5% trên tổng ngân sách trung ương hỗ trợ.
đ) Tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo quy định. Khi phê duyệt dự án có phương án gắn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình Giảm nghèo bền vững với vốn đối ứng của người dân và nguồn vốn vay của từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn để tăng năng lực sản xuất của các hộ tham gia dự án.
e) Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương phối hợp khảo sát, đánh giá nhu cầu vốn và báo cáo, tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị và UBND huyện bố trí nguồn vốn tín dụng chính sách để phát huy tốt hiệu quả các nguồn vốn.
g) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn bảo đảm đúng đối tượng và có hiệu quả.
h) Tổng hợp và báo cáo định kỳ (06 tháng, 01 năm) kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
i) Giao Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố phối hợp các phòng, ban có liên quan triển khai thực hiện, quản lý, giám sát, kiểm tra, hướng dẫn và báo cáo tình hình hoạt động của các dự án đầu tư hỗ trợ cho các hộ nghèo trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT.
9. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) UBND xã (chủ đầu tư) xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và phê duyệt theo quy định. Trên cơ sở dự án được phê duyệt có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dự án và cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra định kỳ phát hiện những lệch lạc chấn chỉnh kịp thời.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các tổ chức, cá nhân liên quan về các chủ trương, chính sách hỗ trợ các đối tượng quy định tham gia dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
c) Phân công cán bộ kỹ thuật xã kết hợp phòng chuyên môn huyện, thành phố hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện dự án.
d) Kiểm tra, đôn đốc các đối tượng tham gia dự án đảm bảo thực hiện đúng cam kết theo quy định.
đ) Tổng hợp, báo cáo định kỳ (6 tháng, 01 năm) kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Kinh tế thành phố Tây Ninh tổng hợp tham mưu trình UBND cấp huyện.
10. Chủ đầu tư
Triển khai thực hiện lập các dự án đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình trên địa bàn bảo đảm đúng các đối tượng theo quy định và đạt hiệu quả.
Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện báo cáo định kỳ 6 tháng trước ngày 30/6 và báo cáo năm trước ngày 01/12 hoặc đột xuất (khi cần thiết theo yêu cầu) về kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp tham mưu, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh năm 2019, đề nghị các sở, ban, ngành liên quan và UBND các cấp phối hợp triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh./.
(Kèm theo Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã thuộc Chương trình 135
Tổng nguồn vốn thực hiện là 3.363 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ phát triển sản xuất là 2.690 triệu đồng, hỗ trợ nhân rộng mô hình là 673 triệu đồng, cụ thể:
a) Huyện Tân Châu:
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 04 xã: Tân Đông, Tân Hà, Tân Hòa và Suối Ngô.
- Nguồn vốn được phân bổ là 1.330 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 1.064 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi bò sinh sản và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 266 triệu đồng (vốn Trung ương).
b) Huyện Tân Biên:
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 02 xã Tân Bình và Hòa Hiệp.
- Nguồn vốn được phân bổ là 475 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 380 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 95 triệu đồng (vốn Trung ương).
c) Huyện Trảng Bàng:
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 02 xã Bình Thạnh và Phước Chỉ.
- Nguồn vốn được phân bổ là 320 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 255 triệu đồng thực hiện các dự án hỗ trợ ngành nghề, dịch vụ và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 65 triệu đồng.
d) Huyện Bến Cầu:
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 02 xã Tiên Thuận và Lợi Thuận.
- Nguồn vốn được phân bổ là 317 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 254 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 63 triệu đồng.
e) Huyện Châu Thành:
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 06 xã Phước Vinh, Biên Giới, Thành Long, Ninh Điền, Hòa Hội và Hòa Thạnh.
- Nguồn vốn được phân bổ là 921 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 737 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 184 triệu đồng.
2. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã ngoài Chương trình 135
Tổng nguồn vốn triển khai thực hiện các dự án là 1.431 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ phát triển sản xuất là 572 triệu đồng, hỗ trợ nhân rộng mô hình là 859 triệu đồng, cụ thể:
a) Thành phố Tây Ninh:
Nguồn vốn được phân bổ là 78 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 31 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 47 triệu đồng (vốn Trung ương).
b) Huyện Tân Châu:
Nguồn vốn được phân bổ là 210 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 84 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi bò sinh sản và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 126 triệu đồng (vốn Trung ương).
c) Huyện Tân Biên:
Nguồn vốn được phân bổ là 153 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 61 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 92 triệu đồng (vốn Trung ương).
d) Huyện Trảng Bàng:
Nguồn vốn được phân bổ là 137 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 55 triệu đồng thực hiện các dự án hỗ trợ ngành nghề, dịch vụ và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 82 triệu đồng.
đ) Huyện Bến Cầu:
Nguồn vốn được phân bổ là 222 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 89 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 133 triệu đồng.
e) Huyện Châu Thành:
Nguồn vốn được phân bổ là 227 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 91 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 136 triệu đồng.
g) Huyện Gò Dầu:
Nguồn vốn được phân bổ là 115 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 46 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 69 triệu đồng.
h) Huyện Dương Minh Châu:
Nguồn vốn được phân bổ là 103 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 41 triệu đồng thực hiện các dự án chăn nuôi gia cầm và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 62 triệu đồng.
i) Huyện Hòa Thành:
Nguồn vốn được phân bổ là 186 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 74 triệu đồng và dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình là 112 triệu đồng thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề, dịch vụ.
Tùy theo tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu hỗ trợ của từng đối tượng tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, chủ đầu tư lập dự án đầu tư cho phù hợp đối với từng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, có thể theo từng lĩnh vực hoặc kết hợp các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh.
3. Đối với kinh phí tập huấn, phổ biến kiến thức và chi quản lý dự án:
Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh, bố trí vốn đối ứng để thực hiện nội dung chi tập huấn, phổ biến kiến thức và chi quản lý dự án tại địa phương./.
- 1Quyết định 1603/QĐ-UBND năm 2018 quy định về thẩm quyền phê duyệt dự án, định mức thu hồi và quản lý vốn thu hồi đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018-2020
- 2Quyết định 751/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019
- 3Quyết định 776/QĐ-UBND năm 2019 quy định về mức thu hồi kinh phí ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 692/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định 636/QĐ-UBND và 1123/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Quyết định 1005/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 18/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 18/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ đối tượng tham gia dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2020
- 6Thông tư 100/2018/TT-BTC bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 1603/QĐ-UBND năm 2018 quy định về thẩm quyền phê duyệt dự án, định mức thu hồi và quản lý vốn thu hồi đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018-2020
- 8Quyết định 751/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019
- 9Quyết định 776/QĐ-UBND năm 2019 quy định về mức thu hồi kinh phí ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Công văn 1653/BNN-KTHT thực hiện dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 692/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định 636/QĐ-UBND và 1123/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 12Quyết định 1005/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Quyết định 1177/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- Số hiệu: 1177/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Trần Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra