Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1177/QĐ-BXD | Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Biên bản thảo luận về Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” tại Việt Nam giữa Bộ Xây dựng và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA);
Căn cứ Quyết định số 219/QĐ-BXD ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện dự án "Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-BXD ngày 18/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Văn kiện dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại;
Căn cứ Quyết định số 1233/QĐ-BXD ngày 10/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban Quản lý dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giám đốc Ban quản lý dự án, Chủ dự án và các thành viên Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
DỰ ÁN “HỖ TRỢ KỸ THUẬT TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM”, DO CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1177/QĐ-BXD ngày 01/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Biên bản thảo luận về Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” tại Việt Nam giữa Bộ Xây dựng và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA);
- Quyết định số 219/QĐ-BXD ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại;
- Quyết định số 942/QĐ-BXD ngày 18/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Văn kiện dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại;
- Quyết định số 1233/QĐ-BXD ngày 10/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban Quản lý dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại;
- Quyết định số 847/QĐ-BXD ngày 28/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt dự toán chi tiết và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại.
Điều 2. Thông tin chung về dự án
a) Tên dự án: Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)
b) Tên nhà tài trợ: Chính phủ Hàn Quốc (thông quan Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA).
c) Mục tiêu chủ yếu của dự án.
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống thông tin và dữ liệu đô thị tích hợp tại các thành phố mục tiêu của các tỉnh Bình Định, Kiên Giang và Thái Nguyên nhằm tăng khả năng chống chịu của đô thị trước biến đổi khí hậu; Góp phần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho các đô thị trên toàn quốc; Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Vận dụng những kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống thông tin đô thị của Hàn Quốc (Urban Planning Information System - UPIS) để ứng dụng CNTT trong công tác quản lý quy hoạch và phát triển đô thị; tăng cường ứng phó với BĐKH tại các đô thị;
+ Tăng cường tính công khai, minh bạch và cung cấp thông tin quy hoạch, phát triển đô thị đến người dân;
+ Hỗ trợ công tác thẩm định, ra quyết định phê duyệt quy hoạch và phát triển đô thị; góp phần nghiên cứu giảm phát thải của các đô thị.
+ Đào tạo cán bộ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị.
d) Kết quả chủ yếu:
- Xây dựng chiến lược và hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Phát triển UPIS, bao gồm: xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch đô thị; xây dựng hệ thống thông tin quản lý phát triển đô thị; xây dựng hệ thống thông tin về rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu liên quan đến quản lý quy hoạch và phát triển đô thị; xây dựng các công cụ phân tích về phát triển đô thị, lựa chọn đất trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và xem xét rủi ro thiên tai.
- Triển khai áp dụng thí điểm UPIS ở ba thành phố gồm: Thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên).
- Khuyến nghị về khung pháp lý để áp dụng hệ thống quản lý thông tin quy hoạch và phát triển đô thị.
- Nâng cao năng lực xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống cho cán bộ tại Bộ Xây dựng và các địa phương.
- Nhà tài trợ cung cấp trang thiết bị theo hệ thống để thực hiện dự án.
đ) Thời gian bắt đầu và kết thúc.
- Thời gian thực hiện các hoạt động của dự án: 48 tháng (từ 08/2021 đến hết tháng 7/2025).
- Thời gian quyết toán và đóng dự án: 06 tháng kể từ ngày kết thúc các hoạt động của dự án.
e) Tổng vốn của dự án
- Tổng vốn của dự án: 238.469.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi tám tỷ, bốn trăm sáu mươi chín triệu đồng), tương đương 10.450.000 USD (Mười triệu, bốn trăm năm mươi ngàn đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn ODA do Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) viện trợ không hoàn lại: 216.790.000.000 đồng (Hai trăm mười sáu tỷ, bảy trăm chín mươi triệu đồng), tương đương 9.500.000 USD (Chín triệu, năm trăm ngàn đô la Mỹ).
- Vốn đối ứng: 21.679.000.000 đồng (Hai mươi mốt tỷ, sáu trăm bảy mươi chín triệu đồng), tương đương 950.000 USD (Chín trăm năm mươi ngàn đô la Mỹ).
g) Nguồn vốn và cơ chế tài chính.
- Vốn ODA do Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) viện trợ không hoàn lại (nguồn vốn này do Nhà tài trợ trực tiếp quản lý và giải ngân cho các hoạt động của Dự án).
- Vốn đối ứng: Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Kiên Giang, Bình Định, Thái Nguyên tự cân đối bố trí từ ngân sách được phân bổ hàng năm theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 3. Thông tin về Ban quản lý dự án
a) Tên giao dịch tiếng Việt: Ban quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS) tại Bộ Xây dựng.
Tên viết tắt: PMU-UPIS-MOC
b) Địa chỉ: 37, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
c) Điện thoại: (+84)243.974.0271 - số máy lẻ 212
d) Số tài khoản: 9527.1.1057059.
Mở tại: Kho bạc Nhà nước Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án
1. Ban quản lý dự án giúp Ban Chỉ đạo dự án và Bộ xây dựng quản lý, tổ chức thực hiện dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)” theo Văn kiện dự án đã được phê duyệt và Biên bản thảo luận đã được ký kết.
2. Ban quản lý dự án có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại và các thỏa thuận đã được ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc.
3. Mọi hoạt động của Ban quản lý dự án phải được công khai và chịu sự giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo dự án, lãnh đạo Bộ Xây dựng và trước pháp luật về các hoạt động do Dự án tổ chức thực hiện.
4. Ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí các nguồn lực của dự án và thực hiện các quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại.
5. Ban quản lý dự án tự giải thể sau khi dự án kết thúc.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 5. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể, hằng năm của dự án
Ban quản lý dự án có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể, hàng năm trên cơ sở Văn kiện dự án đã được phê duyệt, Biên bản thảo luận đã được ký kết với Nhà tài trợ để trình Ban Chỉ đạo dự án hoặc Lãnh đạo Bộ Xây dựng phê duyệt.
Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, giám sát các hoạt động trên cơ sở kế hoạch tổng thể, hằng năm hoặc đột xuất đã được phê duyệt.
Điều 6. Thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng
1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức đấu thầu các gói thầu theo Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được Bộ Xây dựng phê duyệt theo quy định của pháp luật về đấu thầu; báo cáo Chủ dự án, Ban Chỉ đạo dự án, Lãnh đạo Bộ Xây dựng kịp thời về các vấn đề phát sinh để cho ý kiến chỉ đạo.
2. Ban quản lý có thể thuê tổ chức hoặc chuyên gia tư vấn đấu thầu có đủ điều kiện năng lực, có chứng chỉ hành nghề theo quy định, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp về nghề nghiệp, công việc của họ và phù hợp với quy định về Điều kiện năng lực trong pháp luật xây dựng để hỗ trợ Ban quản lý trong việc tổ chức đấu thầu các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Quản lý việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng đã được ký kết với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động để đảm bảo khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện nhiệm thu sản phẩm.
Điều 7. Kế toán, quản lý tài chính, tài sản và giải ngân
Ban quản lý dự án được phép sử dụng tài khoản và bộ máy kế toán của Văn phòng Bộ Xây dựng để tiến hành việc thanh toán, quản lý và sử dụng phần vốn đối ứng của dự án, quyết toán nguồn kinh phí dự án.
Ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý tài chính, trang thiết bị là sản phẩm của dự án và thực hiện các thủ tục giải ngân theo quy định của pháp luật và phù hợp với các quy định của nhà tài trợ.
Điều 8. Công tác hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình
1. Ban quản lý dự án là đại diện theo ủy quyền của Chủ dự án trong các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện được xác định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án và tại các văn bản ủy quyền.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, Ban quản lý dự án có trách nhiệm:
a) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Ban quản lý dự án;
b) Thực hiện việc lựa chọn chuyên gia đánh giá, giám sát dự án theo các quy định pháp luật.
3. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, tập hợp, phân loại, lưu trữ toàn bộ thông tin, tư liệu gốc liên quan đến Dự án và Ban quản lý dự án theo các quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nhà tài trợ, các cơ quan thông tin đại chúng và các cá nhân liên quan trong khuôn khổ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao, ngoại trừ những thông tin được giới hạn phổ biến theo quy định pháp luật.
5. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng tổ chức các hoạt động của Dự án theo Kế hoạch đã được phê duyệt; trực tiếp liên hệ với nhà tài trợ, cơ quan quản lý và thực hiện dự án của nhà tài trợ về các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện Dự án.
6. Phối hợp với các Ban quản lý dự án tại các địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo kế hoạch đã được phê duyệt; giải quyết các bất đồng về mặt kỹ thuật giữa các đơn vị tham gia thực hiện hoạt động của Dự án (nếu có).
Điều 9. Công tác theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện dự án
1. Tổ chức theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Dự án trên cơ sở Kế hoạch tổng thể, hằng năm, hằng tháng, hằng quý theo quy định. Thường xuyên phối hợp với các Ban Quản lý dự án tại các địa phương để nắm bắt, tổng hợp tình hình thực hiện dự án tại địa bàn thí điểm.
2. Báo cáo tình hình thực hiện Dự án định kỳ và đột xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt cho Chủ dự án, Ban Chỉ đạo dự án, Bộ Xây dựng để theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình thực hiện.
3. Đầu mối phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, nhà tài trợ trong đánh giá kết quả hoạt động tại địa bàn thí điểm và tổng thể hoạt động của Dự án.
4. Ban quản lý dự án có thể thuê các chuyên gia để đánh giá giữa kỳ và kết thúc theo nội dung Văn kiện dự án được duyệt và Biên bản thỏa thuận đã ký kết.
5. Phát hiện các trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi mục tiêu hoạt động hoặc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch tổng thể, Kế hoạch chi tiết và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án; Ban quản lý dự án chuẩn bị các tài liệu cần thiết và làm thủ tục trình Ban Chỉ đạo dự án, Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Điều 10. Công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán dự án
1. Ban quản lý dự án có trách nhiệm chuẩn bị để nghiệm thu, bàn giao kết quả khi dự án hoàn thành; hoàn tất công tác thanh toán, quyết toán, kiểm toán, bàn giao tài sản của dự án; lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án; thực hiện quy định về đóng dự án theo quy định.
2. Sau khi kết thúc Dự án, trong vòng 6 tháng, Ban quản lý dự án phải hoàn thành Báo cáo kết thúc Dự án và Báo cáo quyết toán Dự án, báo cáo Chủ dự án, Ban Chỉ đạo dự án và trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt.
3. Bàn giao các sản phẩm đã hoàn thành của Dự án cho đơn vị tiếp nhận theo nội dung tại Văn kiện dự án; đồng thời, làm thủ tục xử lý tài sản được tiếp nhận tại Bộ Xây dựng theo quy định hiện hành.
4. Trường hợp chưa thể kết thúc được các công việc nêu trên trong thời hạn quy định, Ban quản lý dự án phải có văn bản báo cáo gửi tới Ban Chỉ đạo dự án và Bộ Xây dựng xem xét gia hạn.
Căn cứ nội dung, quy mô, tính chất và năng lực của Ban quản lý dự án, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ban Chỉ đạo dự án, Chủ dự án ủy quyền cho Ban quản lý dự án quyết định hoặc ký kết các văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình quản lý Dự án và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao trong khuôn khổ, phạm vi hoạt động của Dự án.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN UPIS TẠI BỘ XÂY DỰNG
Điều 12. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án
1. Ban quản lý dự án được Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thành lập để quản lý và triển khai các công việc của Dự án.
2. Ban quản lý dự án có Giám đốc, Phó Giám đốc, các thành viên có tên tại Quyết định số 1233/QĐ-BXD ngày 10/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Các thành viên Ban quản lý tham gia công tác theo hình thức kiêm nhiệm tại dự án. Trường hợp cần thiết Giám đốc Ban quản lý có thể ký hợp đồng lao động, hợp đồng thuê chuyên gia theo nhu cầu thực tế công việc.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án, kế toán trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định theo đề nghị của Cơ quan chủ dự án.
Điều 13. Nhân sự của Ban quản lý dự án
1. Giám đốc Ban quản lý dự án điều hành công việc của Ban quản lý dự án theo chế độ thủ trưởng, quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo dự án, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trước pháp luật về việc tổ chức triển khai các hoạt động và sử dụng các nguồn lực của Dự án.
2. Phó Giám đốc Ban quản lý giúp Giám đốc Ban quản lý phụ trách về một số mặt công tác theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban quản lý và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
3. Kế toán trưởng dự án có trách nhiệm giúp Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, thực hiện công tác kế toán của dự án theo đúng các quy định của Nhà nước và Nhà tài trợ.
4. Các thành viên Ban quản lý dự án được Giám đốc Ban quản lý dự án phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp năng lực chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các Hội thảo đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc dự án; hội nghị tham vấn, họp chuyên môn khi được yêu cầu. Có trách nhiệm thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của đơn vị để triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung Văn kiện đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Chủ động theo dõi việc triển khai thực hiện dự án theo lĩnh vực chuyên môn của mình để tham mưu cho Giám đốc dự án trong quá trình thực hiện Dự án, đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án và thực hiện đúng quy định pháp luật.
Điều 15. Chế độ đãi ngộ của Ban quản lý dự án
1. Việc quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ trong biên chế thực hiện theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức và các quy định hiện hành khác của Nhà nước.
2. Các thành viên của Ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện các quy định trong Quy chế này và tuân thủ các quy định chi tiết trong Quy chế làm việc của Dự án.
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Các nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án không được quy định cho Ban quản lý dự án trong Quy chế này sẽ do Bộ Xây dựng hoặc Chủ dự án thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Giám đốc Ban quản lý dự án, Chủ dự án có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, Giám đốc Ban quản lý dự án có trách nhiệm đề xuất với Chủ dự án, Ban Chỉ đạo dự án xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy chế này.
- 1Công văn 85/TTg-CN năm 2018 về chủ trương tổ chức lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 137/BXD-HĐXD năm 2019 về việc thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Quyết định 837/QĐ-BXD năm 2020 về thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 06/2023/TT-BXD hướng dẫn nội dung về chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông báo 14/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022, phổ biến và triển khai Nghị quyết 148/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 1069/BXD-PTĐT năm 2023 về rà soát, tổng hợp báo cáo khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị trong quản lý, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 02/QĐ-BCĐTKNQ24 năm 2023 Kế hoạch tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW ban hành
- 8Thông tư 06/2023/TT-BTNMT hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Công văn 8956/BKHĐT-QLQH năm 2023 cho ý kiến về Đề án xây dựng và quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10Thông báo 406/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 148/QĐ-BXD phê duyệt Kế hoạch thực hiện năm 2024 của Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Công văn 85/TTg-CN năm 2018 về chủ trương tổ chức lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 137/BXD-HĐXD năm 2019 về việc thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Quyết định 837/QĐ-BXD năm 2020 về thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- 6Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
- 7Thông tư 06/2023/TT-BXD hướng dẫn nội dung về chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Thông báo 14/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022, phổ biến và triển khai Nghị quyết 148/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 1069/BXD-PTĐT năm 2023 về rà soát, tổng hợp báo cáo khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị trong quản lý, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Quyết định 02/QĐ-BCĐTKNQ24 năm 2023 Kế hoạch tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW ban hành
- 11Thông tư 06/2023/TT-BTNMT hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Công văn 8956/BKHĐT-QLQH năm 2023 cho ý kiến về Đề án xây dựng và quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13Thông báo 406/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 148/QĐ-BXD phê duyệt Kế hoạch thực hiện năm 2024 của Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 1177/QĐ-BXD năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam”, do Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 1177/QĐ-BXD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/12/2022
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Bùi Hồng Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra