Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1171/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 26 tháng 04 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỆT, MAY TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 489/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt danh mục kế hoạch quy hoạch năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 351/SCT-TTr-KHTH ngày 26/3/2012; của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 737/SKHĐT-QH ngày 19/4/2012 về việc báo cáo kết quả thẩm định Đề cương quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa.
3. Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Mục tiêu của dự án:
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển dệt may tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2003-2010; lập quy hoạch phát triển dệt may Thanh Hóa đến 2020 theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, trở thành sản phẩm công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh hội nhập, gắn tạo việc làm với đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường … và phù hợp với chiến lược, quy hoạch dệt may cả nước, quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
5. Nội dung chủ yếu quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch.
2. Các căn cứ lập quy hoạch.
Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển dệt, may và tình hình thực hiện quy hoạch phát triển dệt, may giai đoạn 2003 – 2010.
I. Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch dệt, may giai đoạn 2003 – 2010 theo Quyết định 2202/QĐ-CT ngày 07/7/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh.
II. Hiện trạng phát triển dệt, may đến năm 2011.
(sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, giá trị xuất khẩu)
- Hiện trạng về quy mô và năng lực sản xuất.
- Hiện trạng về thị trường sản phẩm.
- Hiện trạng về nguồn nhân lực, công tác đào tạo, khoa học công nghệ.
- Hiện trạng về thị trường nguyên phụ liệu (công nghiệp phụ trợ).
- Đánh giá chung về: tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sản xuất … xuất phát điểm (năm 2011) so sánh dệt may tỉnh Thanh Hóa (đang ở vị trí nào) so với cả nước, các khu vực và các tỉnh lân cận về quy mô, trình độ sản xuất, công nghệ, ….
III. Những thành công, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Phần thứ hai: Dự báo phát triển dệt, may đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
I. Dự báo những nhân tố ảnh hưởng, các yếu tố tác động đến phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa trong kỳ quy hoạch.
Xác định vai trò, vị trí của sản phẩm dệt, may trong tổng thể ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Phân tích cung, cầu; tác động của hội nhập quốc tế, khu vực.
Đánh giá thế mạnh của địa phương và tính liên kết, hội nhập với cả nước và khu vực, …
II. Dự báo nhu cầu sản phẩm.
1. Dự báo về khả năng cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu.
2. Dự báo về khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển dệt, may đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
I. Quan điểm, mục tiêu phát triển.
1. Quan điểm phát triển.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung: (sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, giá trị xuất khẩu, …).
2.2. Mục tiêu cụ thể: (giai đoạn 2012-2015, 2016-2020);
II. Các phương án phát triển.
1. Luận chứng các phương án phát triển.
2. Lựa chọn phương án phát triển.
III. Quy hoạch phát triển dệt, may.
1. Quy hoạch phát triển sản phẩm dệt
1.1. Định hướng phát triển và phân bố không gian trên địa bàn.
1.2. Mục tiêu phát triển: (sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, ….).
2. Quy hoạch phát triển sản phẩm may.
2.1. Định hướng phát triển và phân bố không gian trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu phát triển: (sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, giá trị xuất khẩu, việc làm …).
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt, may.
3.1. Định hướng phát triển; dự báo phát triển nguyên liệu, phụ liệu.
3.2. Mục tiêu phát triển: (sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, …).
4. Luận chứng phân bố phát triển theo không gian lãnh thổ.
Xác định về không gian bố trí các cơ sở sản xuất dệt, may trên địa bàn toàn tỉnh; hình thành vùng sản xuất dệt, may trọng điểm … dự báo công nghệ, giảm thiểu tác động môi trường.
5. Các chương trình, dự án ưu tiên giai đoạn 2012-2015, 2016-2020.
6. Đầu tư và hiệu quả đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển dệt may; nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ; tổng hợp vốn đầu tư theo các thời kỳ quy hoạch.
Hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm.
VI. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
1. Giải pháp về vốn: nhu cầu vốn đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư cho cả thời kỳ và cho giai đoạn 2012-2015, 2016-2020.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách.
6. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch.
6. Sản phẩm giao nộp.
a) Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch (kèm theo các loại bản đồ A4 và biểu bảng minh họa).
b) Bản đồ hiện trạng, quy hoạch theo quy định;
7. Thời gian thực hiện: Hoàn thành, trình duyệt Quy hoạch trong năm 2012.
Điều 2.
1. Sở Công Thương (chủ đầu tư), căn cứ nội dung Đề cương quy hoạch được phê duyệt tại
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các ngành, đơn vị liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan đến ngành, đơn vị mình; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 489/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Danh mục kế hoạch quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 1171/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra