Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1163/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch số ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch ngày 22 tháng 12 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Hiệp định tài trợ số 5845-VN ký ngày 11 tháng 7 năm 2016 giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới về dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 4601/TTr-BKHĐT ngày 17 tháng 7 năm 2020; Báo cáo thẩm định số 315/BC-HĐTĐNVLQHV ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau:
1. Tên quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch, thời kỳ quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
b) Phạm vi ranh giới quy hoạch
- Vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau;
- Vùng biển ven bờ của các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang;
- Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch về mặt không gian được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến đồng bằng sông Cửu Long về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, liên kết vùng và liên vùng.
c) Thời kỳ quy hoạch
- Thời kỳ quy hoạch: 2021-2030.
- Tầm nhìn: Đến năm 2050.
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch
- Phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của quốc gia và quy hoạch cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030;
- Phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu, quan điểm phát triển bền vững Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu theo tinh thần của Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ: phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, giá trị kinh tế cao với ba trọng tâm: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng và xu hướng nhu cầu thị trường; phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, kết hợp với phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo; phát triển bền vững kinh tế biển; lựa chọn mô hình tổ chức không gian, phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn và kết cấu hạ tầng phù hợp điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an toàn trước thiên tai; khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước; bảo đảm an sinh xã hội và chú trọng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng sinh học, môi trường sinh thái của vùng;
- Đảm bảo liên kết tổng thể toàn vùng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển giữa các tiểu vùng và địa phương trong vùng, giữa vùng với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
- Phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước đặc biệt là với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công.
b) Mục tiêu lập quy hoạch
- Việc lập Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050 trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước theo yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ;
- Giải quyết các vấn đề mất cân đối chính trong phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: việc cân đối an ninh lương thực và đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu; việc chuyển đổi kết cấu hạ tầng để phù hợp với chuyển đổi mô hình phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái; xu hướng sụt giảm dân số, sự dịch chuyển của nguồn nhân lực chất lượng cao sang các địa phương khác và mặt bằng học vấn, chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế thấp; việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh các hoạt động phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; các vấn đề về ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, xâm thực bờ biển, suy giảm tài nguyên rừng do hệ lụy từ việc phát triển kinh tế cường độ cao; tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng chống thiên tai và cơ sở hạ tầng vùng ven biển;
- Cụ thể hóa và kết nối thống nhất, đồng bộ phương hướng tổ chức không gian và phát triển của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ của vùng được đề ra trong quy hoạch cấp quốc gia; là cơ sở để lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên phạm vi lãnh thổ vùng nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch;
- Tạo cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư; điều phối liên kết phát triển vùng.
c) Nguyên tắc lập quy hoạch
Việc lập Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau:
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định pháp luật khác có liên quan;
- Đảm bảo kế thừa các nội dung phù hợp và kết quả đã triển khai của quy hoạch thời kỳ trước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có;
- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hệ thống giữa Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với quy hoạch cao hơn trong hệ thống quy hoạch quốc gia; liên kết, phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, giữa các địa phương trong vùng;
- Đảm bảo sự gắn kết về không gian và thời gian trong việc lựa chọn và phân kỳ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong quy hoạch;
- Đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực; phù hợp với nguyên tắc thị trường trong việc quản lý và phân bổ nguồn lực phát triển; đảm bảo tính thích ứng, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch;
- Đảm bảo sự tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan trong lập và triển khai thực hiện quy hoạch; khuyến khích, huy động tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội, các đối tác quốc tế, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển.
3. Yêu cầu về dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch
a) Dự báo triển vọng và nhu cầu liên kết phát triển vùng
- Dự báo và đánh giá tác động của các xu thế toàn cầu hóa, liên kết kinh tế, các luồng đầu tư, thương mại; các điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó chú trọng đánh giá, dự báo tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và triển vọng phát triển lĩnh vực chế biến, xuất khẩu sản phẩm nông sản có thế mạnh của vùng; dự báo khả năng phát triển các liên kết với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước tiếp giáp biên giới như Campuchia, Thái Lan v.v..;
- Dự báo triển vọng và nhu cầu liên kết phát triển giữa Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng phụ cận trong nước, đặc biệt là vùng Thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Dự báo về mức tăng dân số và cơ cấu dân số trong tương lai; đánh giá tác động của xu thế già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
- Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển các ngành kinh tế, các ngành, lĩnh vực thế mạnh của vùng; xu hướng phát triển thị trường đối với các mặt hàng chiến lược; dự báo xu thế dịch chuyển của một số ngành công nghiệp đến đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là từ Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ;
- Dự báo triển vọng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội chính;
- Dự báo và đánh giá tác động của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp - công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp của vùng theo hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch song hành với việc tạo ra chuỗi giá trị khép kín và xây dựng thương hiệu của vùng;
- Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chính: GRDP, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu.
c) Dự báo về phát triển không gian và tổ chức lãnh thổ vùng
- Dự báo xu thế dịch chuyển, phân bố dân cư đô thị - nông thôn, nhu cầu không gian cho đô thị, nông thôn trên cơ sở dự báo, đánh giá xu thế liên kết phát triển giữa Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các vùng phụ cận của Campuchia, Thái Lan;
- Dự báo tác động của xu thế già hóa dân số đến tổ chức không gian phát triển của vùng;
- Dự báo nhu cầu về đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường.
d) Dự báo triển vọng và nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng vùng
- Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật: năng lượng, cấp điện, cấp nước, giao thông và logistic, phòng, chống thiên tai, thủy lợi, xử lý nước thải và xử lý chất thải, chuẩn bị kỹ thuật, thông tin và truyền thông và công trình khác có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh;
- Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng xã hội: cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa và thể thao, du lịch, khoa học và công nghệ và công trình khác có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh.
đ) Dự báo triển vọng và nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Dự báo xu thế biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động từ các phát triển ở thượng lưu Mê Công, các vấn đề về xuyên biên giới và các loại hình thiên tai đối với toàn vùng và từng tiểu vùng;
- Dự báo sự thay đổi của các hệ sinh thái quan trọng của vùng do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động phát triển trong vùng và các nước trong tiểu vùng sông Mê Công;
- Dự báo vấn đề an ninh nguồn nước hệ thống sông Mê Công trong bối cảnh các công trình thủy điện dự kiến được triển khai trong 20-30 năm tới; dự báo nhu cầu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước đảm bảo cho các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường;
- Dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên khác của vùng (khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, lâm nghiệp...);
- Dự báo về quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh trong kỳ quy hoạch, nhu cầu quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng sinh học.
4. Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch
Nội dung Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, trong đó bao gồm các nội dung chính sau:
a) Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng;
b) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển;
c) Xác định quan điểm về phát triển vùng, tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch;
d) Xây dựng mục tiêu tổng quát phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng cho thời kỳ đến năm 2030 và cho từng giai đoạn 5 năm;
đ) Xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng;
e) Xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng;
g) Phương hướng xây dựng, tổ chức không gian;
h) Xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng;
i) Xây dựng phương hướng bảo vệ môi trường, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng;
k) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư; luận chứng danh mục dự án quan trọng của vùng, thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện;
l) Xác định các giải pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện quy hoạch.
5. Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch
a) Cách tiếp cận lập quy hoạch
- Cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, trong đó xem Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của tổng thể phát triển quốc gia; các tiểu vùng, địa phương trong vùng là một bộ phận của tổng thể phát triển vùng; các yếu tố, điều kiện về kinh tế - xã hội - môi trường trên lãnh thổ vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau;
- Cách tiếp cận chiến lược, trong đó quy hoạch vùng tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, có tính chiến lược đối với sự phát triển dài hạn của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua lựa chọn các bước đi và ưu tiên phát triển, định hướng chiến lược phát triển của vùng trong từng giai đoạn phù hợp với nguồn lực huy động;
- Cách tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế (bao gồm cả lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh) để xác định mục tiêu, phương hướng phát triển vùng trên cơ sở phát huy các thế mạnh, đặc điểm riêng của vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, bản sắc văn hóa...; kết hợp giữa các tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng với điều kiện của các tỉnh, thành phố trong vùng, qua đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội;
- Cách tiếp cận dựa trên không gian, trong đó xem xét, đánh giá toàn diện các tác động về không gian của các chính sách phát triển để đưa ra các giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng của toàn vùng, giữa các tiểu vùng và các địa phương trong vùng;
- Cách tiếp cận tích hợp đa ngành trong đó xem xét ngành trong mối quan hệ với các ngành khác, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, hạn chế tối đa sự chồng lấn, mâu thuẫn và tác động tiêu cực của ngành này đối với ngành khác; nâng cao hiệu quả tổng thể dựa trên sự phát triển tương hỗ giữa các ngành, lĩnh vực;
- Cách tiếp cận đa chiều, từ trên xuống, từ dưới lên, có sự tham gia của nhiều bên (cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương, viện nghiên cứu, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư...) nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, minh bạch của quá trình lập, triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững;
- Cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó phối kết hợp hài hòa giữa các cơ chế chính sách và công cụ quản lý của nhà nước với cơ chế thị trường trong việc hoạch định phương hướng, giải pháp phát triển;
- Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, theo đó việc luận chứng để xác định các định hướng, giải pháp phải dựa trên dữ liệu, số liệu tin cậy và phương pháp, mô hình phân tích, đánh giá, dự báo khoa học; ứng dụng công nghệ hiện đại trong thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu, số liệu nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của quy hoạch.
b) Phương pháp lập quy hoạch
- Phương pháp rà soát, đánh giá các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động có liên quan để xem xét kế thừa các nội dung phù hợp;
- Phương pháp khảo sát thực địa để thu thập và kiểm chứng số liệu, xây dựng ý tưởng và giải pháp phát triển;
- Phương pháp tham vấn các bên liên quan; phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích SWOT, phương pháp so sánh, và các phương pháp phân tích chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích không gian trên nền tảng thông tin địa lý, bản đồ (GIS);
- Phương pháp xây dựng các kịch bản phát triển;
- Phương pháp mô hình hóa để phân tích, đánh giá, dự báo các chỉ tiêu chính, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội; mô phỏng hiện tượng, dự báo xu thế diễn biến trong tương lai và theo các kịch bản, phương án phát triển.
6. Yêu cầu về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và được lập thành báo cáo riêng.
7. Yêu cầu về thành phần, số lượng, quy cách hồ sơ quy hoạch
a) Thành phần hồ sơ quy hoạch
- Văn bản trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch và báo cáo tóm tắt quy hoạch;
- Bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý kèm theo;
- Báo cáo thẩm định quy hoạch; bản sao ý kiến của chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan; báo cáo phản biện của tư vấn phản biện độc lập (nếu có);
- Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định;
- Các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan.
b) Số lượng: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về việc xin ý kiến về quy hoạch, trình thẩm định, trình phê duyệt, công bố, lưu trữ hồ sơ quy hoạch theo quy định của pháp luật.
c) Quy cách hồ sơ:
- Các văn bản, báo cáo, bản đồ về quy hoạch bao gồm bản in màu và bản điện tử; kỹ thuật trình bày tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy định pháp luật về đo đạc và bản đồ, quy định pháp luật khác có liên quan; được đóng gói, chuẩn hóa đảm bảo tích hợp đồng bộ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
9. Thời hạn lập quy hoạch: Hoàn thành trong năm 2020.
1. Hội đồng quy hoạch quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đúng tiến độ, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan; chỉ đạo việc tích hợp quy hoạch, xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức lập Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt;
b) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch;
c) Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển; đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc lập quy hoạch;
d) Xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên tỉnh; xác định các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích và hạn chế phát triển về kinh tế, xã hội, hạ tầng, đô thị hóa; xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch, luận chứng xây dựng danh mục các dự án quan trọng của vùng và thứ tự ưu tiên thực hiện; báo cáo Hội đồng quy hoạch quốc gia xem xét, xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức;
đ) Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch;
e) Trình thẩm định quy hoạch và trình phê duyệt quy hoạch sau khi đã có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tổ chức tư vấn lập quy hoạch trong quá trình lập Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm: phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng; đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch; đề xuất nội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách; xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch;
b) Tham gia ý kiến đối với nội dung quy hoạch;
c) Chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin trong quá trình tổ chức lập đồng thời với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh để đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 992/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1056/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt về Nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 05/NQ-HĐĐPVĐBSCL năm 2022 về Quy hoạch vùng và khoản vay hỗ trợ vùng đồng bằng sông Cửu Long do Hội đồng điều phối vundg đồng bằng sông Cửu Long ban hành
- 5Quyết định 461/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 462/QĐ-TTg năm 2022 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 463/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Luật Quy hoạch 2017
- 3Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 5Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Pháp lệnh 01/2018/UBTVQH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch
- 8Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 9Quyết định 992/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1056/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt về Nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 05/NQ-HĐĐPVĐBSCL năm 2022 về Quy hoạch vùng và khoản vay hỗ trợ vùng đồng bằng sông Cửu Long do Hội đồng điều phối vundg đồng bằng sông Cửu Long ban hành
- 13Quyết định 461/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 462/QĐ-TTg năm 2022 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 463/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1163/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1163/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/2020
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra