Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/2005/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 29 tháng 9 năm 2005. |
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC KHU - ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
- Căn cứ Pháp lệnh Du lịch được ban hành vào ngày 08/02/1999;
- Căn cứ Quyết định số 63/2001/QĐ-UB ngày 03/8/2001 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Phước tới 2010;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch tại tờ trình số 722/TTr-TMDL ngày 30/8/2005.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy chế quản lý các Khu - Điểm Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2: Sở Thương mại - Du lịch tỉnh là cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch tại các Khu - Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, là cơ quan chủ trì các hoạt động phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định của Nhà nước tại các Khu - Điểm du lịch được nêu trong bản Quy chế này.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan được nêu trong bản Quy chế quản lý các Khu - Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ KHU - ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 114/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2005 của UBND tỉnh)
1/ Quy chế này được áp dụng cho các hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch hoặc hoạt động có phát sinh nguồn thu từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khi quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tại các Khu, Điểm du lịch có tên tại Điều 2 Quy chế này.
2/ Tất cả các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước tham gia vào việc quản lý, khai thác và thụ hưởng các tài nguyên du lịch của địa phương (tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch sinh thái) là những đối tượng chịu tác động của Quy chế này. Các hoạt động kinh doanh diễn ra trong các Khu, Điểm du lịch như kinh doanh nhà nghỉ, kinh doanh lữ hành - hướng dẫn du lịch, kinh doanh ăn uống giải khát, bán hàng lưu niệm, các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao, các dịch vụ kinh doanh karaoke, massage... có thu tiền từ khách tới du lịch hoặc dự họp, hội nghị đều phải chịu sự điều tiết của Quy chế này.
Các Khu, Điểm du lịch đã và sẽ xây dựng sau đây được quản lý, sử dụng theo quy chế này:
1/ Đối với cụm du lịch Trung tâm thị xã Đồng Xoài và phụ cận.
- Khu du lịch hồ Suối Lam và hồ Suối Cam
- Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng đập Bà Mụ, thị trấn Tân Phú, Đồng Phú.
- Khu du lịch trũng Đồng Ca - suối Cầu Giây
- Khu du lịch sinh thái - lịch sử vườn quốc gia Tây Cát Tiên
- Khu du lịch Phú Riềng Đỏ - xã Phú Riềng, huyện Phước Long
2/ Đối với cụm du lịch Tây Bắc (thị trấn Lộc Ninh và phụ cận).
- Khu du lịch sinh thái - văn hóa Bộ chỉ huy Miền (B2) xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh.
- Khu di tích văn hóa chùa Sóc Lớn, xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh.
- Khu chiến tích bộ đội Trường Sơn - xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh.
- Khu du lịch sinh thái - tự nhiên hồ Sóc Xiêm.
- Khu di tích văn hóa cụm kiến trúc cổ người Pháp xây dựng tại thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh.
- Cụm di tích nhà Giao Tế, sân bay quân sự Lộc Ninh, nhà trưng bày hiện vật điểm cuối đường Hồ Chí Minh.
- Khu du lịch sinh thái Thác số 4.(thị trấn An Lộc-huyện Bình Long)
- Các điểm du lịch: nhà Giao Tế, sân bay quân sự Lộc Ninh, Mộ 3.000 người, chợ biên giới Hoa Lư, dinh Tỉnh trưởng, trường tiểu học An Lộc B.
3/ Cụm du lịch Đông Bắc (Thác Mơ, huyện Phước Long và phụ cận).
- Khu Du lịch phức hợp trảng cỏ Bàu Lạch và cụm thác sông, suối đầu nguồn sông Đồng Nai - thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng.
- Khu du lịch văn hóa - lịch sử sóc Bom Bo.
- Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Bù Gia Mập.
- Khu du lịch sinh thái - văn hóa núi Bà Rá - hồ Thác Mơ.
- Các điểm du lịch như Thác Đứng - xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, thác ĐakMai, đền tưởng niệm các liệt sỹ trên núi Bà Rá.
- Khu lưu trữ cao cấp cầu 38, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng.
- Các khu du lịch thuộc Công ty Mỹ Lệ TNHH trên địa bàn huyện Phước Long.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH
ĐIỀU 3: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước.
1/ Thống kê, đánh giá thực trạng tại các Khu, Điểm du lịch theo hàng năm hoặc đột xuất nhằm kịp thời đưa ra kiến nghị, trùng tu, tôn tạo, phục chế và bảo vệ môi trường di tích và môi trường sinh thái.
2/ Quản lý các Khu, Điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, việc thuận cho xây các Khu, Điểm du lịch phải bảo đảm yêu cầu về môi trường, về PCCC, về an ninh trật tự từ khâu lập dự án, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp các Khu, Điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch.
3/ Xây dựng đề án công nhận Khu du lịch, Điểm du lịch địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại các Khu, Điểm du lịch, xây dựng quy hoạch, phê duyệt quy hoạch phát triển Khu, Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, ban hành Quy chế quản lý các Khu, Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh....
4/ Sở Thương mại - Du lịch là cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã trong việc tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định của Nhà nước, xử lý vi phạm pháp luật tại các Khu, Điểm du lịch và thực hiện các quy định được đề cập tại mục 1, 2 của Điều này.
ĐIỀU 4: Trách nhiệm của Ban quản lý các Khu, Điểm du lịch hoặc các địa phương có Khu, Điểm du lịch.
1/ Niêm yết công khai các nội quy, giá vé theo quy định tại các Khu, Điểm du lịch để các tổ chức, cá nhân liên quan được biết thực hiện.
2/ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh theo Luật về kế toán, thống kê hiện hành và chế độ báo cáo thống kê theo quy định.
3/ Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù Khu, Điểm du lịch, niêm yết tại lối ra, vào và những nơi để quan sát trong các Khu, Điểm du lịch.
4/ Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi tình hình môi trường và thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường trong các Khu, Điểm du lịch.
5/ Kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động tại các Khu, Điểm du lịch thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
6/ Tạo Điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tiến hành quan trắc, theo dõi biến động môi trường tại các Khu, Điểm du lịch.
7/ Thường xuyên theo dõi tình hình môi trường tại các Khu, Điểm du lịch và lập báo cáo hiện trạng về môi trường hàng năm gửi về Sở Thương mại - Du lịch và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 25/2 của năm sau.
8/ Kịp thời phát hiện các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm môi trường. Sự cố môi trường tại các Khu, Điểm du lịch, thông báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm. Đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả trong phạm vi khả năng của Doanh nghiệp.
9/ Trường hợp tại các Khu, Điểm du lịch nằm trong hoặc liền kề với các khu vực nhạy cảm về môi trường thì phải đảm bảo các hoạt động tại các Khu, Điểm du lịch không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các khu vực xung quanh.
ĐIỀU 5: Các hành vi bị cấm tại Khu, Điểm du lịch.
1/ Bán hàng hóa, dịch vụ tại các Khu, Điểm du lịch mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2/ Sử dụng, khai thác trái phép tài nguyên du lịch nhằm mục đích kiếm lợi hoặc để phổ biến mê tín dị đoan.
3/ Xây dựng công trình hoặc có hành vi đào xới, tu sửa làm ảnh hưởng đến mỹ quan, cảnh quan môi trường tại các Khu, Điểm du lịch.
4/ Làm ảnh hưởng, biến dạng tài nguyên du lịch.
5/ Thực hiện các hành vi chèo kéo, đeo bám, ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ tại các Khu, Điểm du lịch.
6/ Lấn chiếm đất đai thuộc quy hoạch tại các Khu, Điểm du lịch.
7/ Thu phí tham quan và giữ xe quá giá quy định.
8/ Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức trong và ngoài nước trong việc tham gia, tuyên truyền trong cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch.
9/ Quản lý, duy trì trật tự trị an tại các Khu, Điểm du lịch được giao quản lý. Đồng thời xây dựng và thực hiện phương án bố trí lực lượng thường xuyên duy trì, bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường và cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch khi đến tham quan, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí theo các mô hình được xây dựng tại các Khu, Điểm du lịch.
ĐIỀU 6: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các Khu, Điểm du lịch.
1/ Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của địa phương hiện quản lý tại các Khu, Điểm du lịch, chấp hành đúng nội quy, quy định được niêm yết tại các Khu, Điểm du lịch hoặc được in trong các tờ hướng dẫn du lịch.
2/ Tuân thủ các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các quy định khác liên quan đến việc quản lý tại các Khu, Điểm du lịch của địa phương.
3/ Tổ chức, cá nhân sinh sống, hoạt động tại các Khu, Điểm du lịch hoặc đã được quy hoạch cho phát triển du lịch, không được có những hành vi gây tác hại xấu đến cảnh quan, môi trường du lịch, thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải; tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý tại các Khu, Điểm du lịch. Tham gia việc bảo vệ, môi trường du lịch, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trên địa bàn.
4/ Trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, liên hoan du lịch, ban tổ chức phải khoanh vùng để hạn chế khách du lịch vào tham quan tại khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm, hoạt động lễ hội tránh tập trung lượng khách quá lớn tại một thời điểm để bảo đảm tính bền vững của môi trường du lịch và bố trí nơi đặt thùng rác, các thiết bị vệ sinh nhằm bảo đảm vệ sinh cho du khách, tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thu gom rác để đưa đến nơi xử lý.
5/ Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức lễ hội, liên hoan du lịch phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định khác của Nhà nước, chất thải trong quá trình hoạt động phải được thu gom và xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường.
ĐIỀU 7: Trách nhiệm của khách du lịch:
1/ Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại các nơi đến du lịch.
2/ Xả rác đúng nơi quy định, không xua đuổi, trêu chọc hoặc có hành vi khác xâm phạm đến sinh hoạt bình thường đến các loài động vật tại nơi đến du lịch.
3/ Không chặt cây, bẻ cành hoặc có hành vi khác phá hoại cây cối, các thảm thực vật tại nơi đến du lịch, không đốt lửa trong các khu vực dễ gây cháy rừng hoặc làm hủy hoại thảm thực vật.
4/ Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy đến nơi du lịch, không mang, trữ, sử dụng chất ma túy khi đến Khu, Điểm du lịch.
5/ Không mua bán, sử dụng động vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17.01.1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 24.04.2002 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17.01.1992 của Hội đồng Bộ Trưởng quy định danh mục thực vật rừng động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và sản phẩm của chúng làm cảnh, thức ăn, thuốc hoặc hàng lưu niệm.
ĐIỀU 8: Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã.
1/ Chỉ đạo các Phòng, ban chức năng phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch trong việc quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết tại các Khu, Điểm du lịch trên địa bàn. Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tại địa phương của các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo đúng quy định của pháp luật.
2/ Chỉ đạo các Phòng, ban chức năng tham gia hoặc vận động các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại các Khu, Điểm du lịch trên địa bàn tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương.
3/ Tham gia góp ý vào các dự án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp di tích, danh thắng trên địa bàn, kiến nghị với UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền, ngành Thương mại - Du lịch xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch tại Khu, Điểm du lịch thuộc địa bàn mình quản lý.
- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo tồn, tôn tạo, trùng tu di tích lịch sử và giữ gìn các Khu, Điểm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1/ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, về an ninh trật tự, về quy định xuất nhập cảnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường trong quá trình hoạt động du lịch hoặc gây tác động xấu đến môi trường du lịch, đến di tích lịch sử, văn hóa phải có biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, cao hơn có thể bị truy tố trước pháp luật.
2/ Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc khách du lịch tới thụ hưởng sản phẩm du lịch trong các Khu, Điểm du lịch gây ô nhiễm, suy thoái, xuống cấp môi trường hoặc các điểm di tích mà không có biện pháp khắc phục, hoặc khắc phục không đủ khôi phục tình trạng ban đầu thì phải chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí khắc phục, khôi phục di tích, môi trường theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3/ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định được nêu trong Quy chế này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11: Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Sở Thương mại- Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa- Thông tin, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan về trách nhiệm quản lý, kinh doanh, thụ hưởng từ sản phẩm du lịch, sinh thái tại các Khu, Điểm du lịch được nằm trong Quy chế này chịu trách nhiệm thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần bổ sung, điều chỉnh cần phản ánh về UBND tỉnh nghiên cứu, giải quyết./.
- 1Quyết định 725/QĐ-UBND.HC năm 2019 về Tiêu chí thi đua Khu du lịch và Tiêu chí thi đua Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 17/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2019 về thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- 2Nghị định 48/2002/NĐ-CP sửa đổi danh mục thực vật, động hoang dã quý hiếm ban hành kèm Nghị định 18/HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 725/QĐ-UBND.HC năm 2019 về Tiêu chí thi đua Khu du lịch và Tiêu chí thi đua Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Quyết định 17/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2019 về thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Quyết định 114/2005/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các Khu - Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 114/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/09/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2005
- Ngày hết hiệu lực: 20/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra