Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
*******

SỐ: 1135/2003/QĐ-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

 Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHÍNH TRỊ DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG,

LỚP DẠY NGHỀ DÀI HẠN.

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng; môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
Căn cứ Công văn số 865/CV-KGTW ngày 21/5/2003 của Ban Khoa giáo Trung ương và Công văn số 3070/TTVH ngày 20/5/2003 của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương về việc thẩm định chương trình môn học Chính trị;
Căn cứ Công văn số 5802/CTCT ngày 10/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Chính trị dùng trong các trường, lớp dạy nghề dài hạn;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường, lớp dạy nghề dài hạn, thuộc các trường công lập và ngoài công lập.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình môn học Chính trị ban hành kèm theo Quyết định này được thực hiện thống nhất trong các trường, lớp dạy nghề dài hạn từ năm học 2003 – 2004.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan quản lý các cơ sở dạy nghề, Hiệu trưởng các trường dạy nghề, Hiệu trưởng các trường có lớp dạy nghề dài hạn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Lương Trào

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC CHÍNH TRỊ CHO CÁC TRƯỜNG, LỚP DẠY NGHỀ DÀI HẠN
(ban hành theo Quyết định số 1135/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 11/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Phần thứ nhất:

VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT:

 1. Môn học Chính trị là một trong những môn học bắt buộc trong Chương trình dạy nghề dài hạn và là một trong các môn thi tốt nghiệp.

 2. Môn học chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.

II. MỤC TIÊU:

 Cung cấp cho học sinh học nghề một số hiểu biết cơ bản chung nhất về chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về truyền thống yêu nước của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam, vai trò lãnh đạo, đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

 Trên cơ sở đó giúp học sinh tự ý thức trách nhiệm rèn luyện, học tập, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

III. YÊU CẦU:

 Học sinh sau khi học môn học Chính trị phải đạt được những kiến thức và kỹ năng sau:

 1. Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 2. Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động mới xã hội chủ nghĩa.

Phần thứ hai:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN

I. CHƯƠNG TRÌNH 1: 90 TIẾT, DÙNG CHO KHÓA HỌC 36 THÁNG

Bài

Tên bài

Phân bổ thời gian (tiết)

Giảng

Thảo luận

Kiểm tra

Tổng số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

 

Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

5

1

 

6

2

Thế giới vật chất và sự vận động phát triển của nó

5

1

 

6

3

Nhận thức và hoạt động thực tiễn

Kiểm tra bài 1, 2 và 3

5

1

1

6

1

4

Tự nhiên và xã hội. Môi trường, sinh thái và dân số

2

 

 

2

5

Lao động sản xuất và sự phát triển của xã hội loài người

5

1

 

6

6

Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước và dân tộc. Cá nhân, gia đình và xã hội

5

1

 

6

7

Ý thức xã hội

Kiểm tra bài 4, 5, 6 và 7

4

1

1

5

1

8

Chủ nghĩa tư bản

4

1

 

5

9

Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

5

1

 

6

10

Thời đại hiện nay và tiến trình cách mạng thế giới

Kiểm tra bài 8, 9 và 10

5

1

1

6

1

11

Đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

4

1

 

5

12

Đường lối, chính sách văn hóa và xã hội của Đảng và Nhà nước ta

4

1

 

5

13

Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

3

 

 

3

14

Phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Kiểm tra bài 11, 12, 13 và 14

3

 

1

3

1

15

Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

3

 

 

3

16

Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam

5

1

 

6

17

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

6

1

 

7

 

Cộng:

73

13

4

90

II. CHƯƠNG TRÌNH 2: 75 TIẾT, DÙNG CHO KHÓA HỌC 30 THÁNG

Bài

Tên bài

Phân bổ thời gian (tiết)

Giảng

Thảo luận

Kiểm tra

Tổng số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

5

1

 

6

2

Thế giới vật chất và sự vận động phát triển của nó

5

 

 

5

3

Nhận thức và hoạt động thực tiễn

Kiểm tra bài 1, 2 và 3

5

 

1

5

1

4

Lao động sản xuất và sự phát triển của xã hội loài người

5

1

 

6

5

Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước và dân tộc. Cá nhân, gia đình và xã hội

5

 

 

5

6

Chủ nghĩa tư bản

Kiểm tra bài 4, 5 và 6

4

 

1

4

1

7

Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận bài 5, 6 và 7

5

1

 

5

1

8

Thời đại hiện nay và tiến trình cách mạng thế giới

5

 

 

5

9

Đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

Kiểm tra bài 7, 8 và 9

4

1

1

5

1

10

Đường lối, chính sách văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước ta

4

 

 

4

11

Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

3

 

 

3

12

Phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Thảo luận bài 10, 11 và 12

3

1

 

3

1

 

Kiểm tra bài 10, 11 và 12

 

 

1

1

13

Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam

5

1

 

6

14

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

6

1

 

7

 

Cộng:

64

7

4

75

III. CHƯƠNG TRÌNH 3: 60 TIẾT, DÙNG CHO KHÓA HỌC 24 THÁNG

Bài

Tên bài

Phân bổ thời gian (tiết)

Giảng

Thảo luận

Kiểm tra

Tổng số

1

Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

5

1

 

6

2

Thế giới vật chất và sự vận động phát triển của nó

5

1

 

6

 

Kiểm tra bài 1 và 2

 

 

1

1

3

Lao động sản xuất và sự phát triển của xã hội loài người

5

 

 

5

4

Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước và dân tộc. Cá nhân, gia đình và xã hội

5

 

 

5

5

Chủ nghĩa tư bản

4

 

 

4

 

Thảo luận bài 3, 4 và 5

 

1

 

1

6

Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

5

 

 

5

 

Kiểm tra bài 3, 4, 5 và 6

 

 

1

1

7

Đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

4

1

 

5

 

Thảo luận bài 6 và 7

 

 

 

 

8

Đường lối, chính sách văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước ta

4

 

 

4

9

Phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

3

 

 

3

 

Thảo luận bài 8 và 9

 

1

 

1

 

Kiểm tra bài 7, 8 và 9

 

 

1

1

10

Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam

5

 

 

5

11

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

6

 

 

6

 

Thảo luận bài 10 và 11

 

1

 

1

 

Cộng:

51

6

3

60

IV. CHƯƠNG TRÌNH 4: 45 TIẾT, DÙNG CHO KHÓA HỌC 18 THÁNG

Bài

Tên bài

Phân bổ thời gian (tiết)

Giảng

Thảo luận

Kiểm tra

Tổng số

1

Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

5

1

 

6

2

Lao động sản xuất và sự phát triển của xã hội loài người

5

 

 

5

3

Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước và dân tộc. Cá nhân, gia đình và xã hội

5

 

 

5

 

Thảo luận bài 2 và 3

 

1

 

1

 

Kiểm tra bài 1, 2 và 3

 

 

1

1

4

Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

5

1

 

6

5

Đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

4

 

 

 

6

Đường lối, chính sách văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước ta

3

 

 

3

 

Thảo luận bài 5 và 6

 

1

 

1

 

Kiểm tra bài 4, 5 và 6

 

 

1

1

7

Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam

5

 

 

5

8

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

6

1

 

7

 

Thảo luận bài 7 và 8

 

 

 

 

 

Cộng:

38

5

2

45

V. CHƯƠNG TRÌNH 5: 30 TIẾT, DÙNG CHO KHÓA HỌC 12 THÁNG

Bài

Tên bài

Phân bổ thời gian (tiết)

Giảng

Thảo luận

Kiểm tra

Tổng số

1

Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

5

1

 

6

2

Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước và dân tộc. Cá nhân, gia đình và xã hội

4

 

 

4

3

Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4

 

 

4

4

Đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

4

 

 

4

 

Thảo luận bài 2, 3 và 4

 

1

 

1

 

Kiểm tra bài 1, 2, 3 và 4

 

 

1

1

5

Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam

4

 

 

4

6

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

5

 

 

5

 

Thảo luận bài 5 và 6

 

1

 

1

 

Cộng:

26

3

1

30

Phần thứ ba:

NỘI DUNG CHI TIẾT

Bài 1:   CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG VÀ KIM CHỈ NAM CHO HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẢNG

I. CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN LÀ THÀNH TỰU CỦA TRÍ TUỆ LOÀI NGƯỜI

 1. Chủ nghĩa Mác – Lênin do Mác, Ph.Ăng ghen và Lênin sáng lập và phát triển

 2. Ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin

 3. Những nội dung chủ yếu thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin

 4. Chủ nghĩa xã hội hiện thực - biểu hiện sức mạnh của chủ nghĩa Mác – Lênin

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

 2. Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

 3. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

 4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

 5. Sự cần thiết học tập chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh học nghề.

Bài 2: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỀN CỦA NÓ

I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

 1. Vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất

 2. Ý thức, nguồn gốc và bản chất của ý thức

 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

II. HAI NGUYÊN LÝ VÀ BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

 1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

 - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

 - Nguyên lý về sự phát triển

 2. Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

 - Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại

 - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

 - Quy luật phủ định của phủ định.

Bài 3: NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC

 1. Một số quan điểm triết học trước Mác về bản chất của nhận thức.

 2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin

II. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

 1. Thực tiễn là gì ?

 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

III. HAI GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

 1. Nhận thức cảm tính

 2. Nhận thức lý tính

 3. Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

IV. QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỚI ĐỔI MỚI XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

 1. Thực tiễn cách mạng luôn đòi hỏi đổi mới nhận thức

 2. Nội dung và phương thức đổi mới nhận thức

 3. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu đổi mới nhận thức.

Bài 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ DÂN SỐ

I. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

II. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

 1. Môi trường sinh thái là điều kiện vật chất của đời sống xã hội

 2. Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay

III. DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

 1. Vai trò của dân số đối với đời sống xã hội

 2. Vấn đề bùng nổ dân số hiện nay

 3. Chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta.

Bài 5: LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

I. VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

 1. Lao động sáng tạo ra con người và xã hội loài người

 2. Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội.

II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

 1. Phương thức sản xuất

 2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

 3. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

 4. Sự biến đổi của phương thức sản xuất trong lịch sử xã hội loài người

III. NÂNG CAO NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ XÂY DỰNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG MỚI

 1. Lao động là nghĩa vụ, trách nhiệm, là nguồn sống và hạnh phúc của mỗi người.

 2. Lao động có kỷ luật, kỹ thuật, có năng suất cao, chất lượng tốt.

 3. Tiết kiệm là quốc sách.

Bài 6: GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP. NHÀ NƯỚC VÀ DÂN TỘC. CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

 1. Giai cấp, nguồn gốc và kết cấu giai cấp

 2. Đấu tranh giai cấp

 3. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

II. NHÀ NƯỚC VÀ DÂN TỘC

 1. Nguồn gốc, bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước

 2. Dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

III. CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

 1. Khái niệm cá nhân, gia đình và xã hội

 2. Mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội

Bài 7:   Ý THỨC XÃ HỘI

I. NỘI DUNG, BẢN CHẤT VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI

 1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội

 2. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

II. MỘT SỐ HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI CHỦ YẾU

 1. Ý thức chính trị

 2. Ý thức pháp quyền

 3. Ý thức đạo đức

 4. Ý thức tôn giáo.

Bài 8: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

 1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa

 2. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

 3. Quy luật giá trị

II. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ QUY LUẬT TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

 1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản. Khái niệm giá trị thặng dư và tư bản

 2. Hàng hóa sức lao động. Nguồn gốc của giá trị thặng dư

 3. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

III. ĐỊA VỊ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

 1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với tiến bộ xã hội

 2. Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

Bài 9:CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. TÍNH TẤT YẾU VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội

 2. Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội

II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

 1. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 2. Mục tiêu và phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

Bài 10:THỜI ĐẠI HIỆN NAY VÀ TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG THẾ GIỚI

I. THỜI ĐẠI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY

 1. Cơ sở xác định và phân chia thời đại

 2. Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay

 3. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay

II. TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG THẾ GIỚI

 1. Từ năm 1917 đến năm 1945

 2. Từ năm 1945 đến giữa những năm 70

 3. Từ giữa những năm 70 đến năm 1991

 4. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay

III. VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN NAY

 1. Đặc điểm nổi bật và xu thế của thế giới hiện nay

 2. Tác động của tình hình thế giới hiện nay vào Việt Nam.

Bài 11: ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

I. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

 1. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 2. Mục tiêu và quan điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 3. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

II. SỞ HỮU VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ

 1. Các hình thức sở hữu cơ bản

 2. Đặc điểm, xu thế phát triển của các thành phần kinh tế

 3. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các thành phần kinh tế

III. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 1. Tính tất yếu và sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

 2. Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

 3. Phương hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

IV. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ

 1. Sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

 2. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế

 3. Lợi ích kinh tế. Các nguyên tắc phân phối và hình thức thu nhập.

Bài 12: ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

I. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 1. Vai trò của giáo dục và đào tạo.

 2. Những chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo hiện nay

II. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 1. Vai trò của khoa học và công nghệ

 2. Những chủ trương của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ hiện nay

III. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

 1. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội

 2. Những chủ trương của Đảng nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

IV. GIẢI QUYẾT TỐT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 1. Chính sách giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập

 2. Các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe

 3. Các chính sách phòng, chống tệ nạn xã hội

 4. Chính sách xóa đói giảm nghèo.

Bài 13: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC MỞ RỘNG CÁC QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI

 1. Tình hình thế giới và trong nước hiện nay

 2. Sự cần thiết của việc mở rộng quan hệ đối ngoại

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

 1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại

 2. Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế

III. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI HIỆN NAY

 1. Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 2. Bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia

 3. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

 4. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài 14: PHÁT HUY DÂN CHỦ VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT HUY DÂN CHỦ

 1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

 2. Nội dung thực hiện dân chủ hiện nay

 3. Vai trò hệ thống chính trị trong việc phát huy dân chủ hiện nay

II. THỰC HIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa

 2. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Bài 15: NHỮNG TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DÂN TỘC VIỆT NAM

 1. Sự hình thành dân tộc Việt Nam

 2. Cơ sở hình thành những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

II. NHỮNG TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TIÊU BIỂU CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

 1. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc

 2. Truyền thống lao động xây dựng đất nước

 3. Truyền thống đoàn kết

 4. Những truyền thống văn hóa tiêu biểu.

Bài 16: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

I. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

 1. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam

 2. Đặc điểm nổi bật và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

 3. Những truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam

II. CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

 1. Quá trình ra đời và phát triển của công đoàn Việt Nam

 2. Vị trí, vai trò và tính chất của công đoàn Việt Nam

Bài 17: SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG LÀ NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐỘI TIÊN PHONG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM, ĐẠI BIỂU TRUNG THÀNH LỢI ÍCH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN, NHÂN DÂN LAO ĐỘNG VÀ CỦA CẢ DÂN TỘC

 1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam

 2. Vai trò của Hồ Chí Minh trong quá trình thành lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam

 3. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc

II. NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

 1. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 2. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc

 3. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 4. Những bài học chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phần thứ tư:

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY:

 1. Môn học chính trị là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh học nghề dài hạn trừ những học sinh là người nước ngoài học tại các cơ sở dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không bắt buộc.

 2. Giáo viên giảng dạy môn chính trị có thể là giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Các trường phải có tổ bộ môn chính trị do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được hiệu trưởng ủy quyền trực tiếp chỉ đạo.

 3. Kết hợp giảng dạy môn học chính trị với các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản để gắn lý luận với thực tiễn, góp phần định hướng rèn luyện cho học sinh.

II. THI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

 Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn chính trị của học sinh học nghề được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp đối với học sinh học nghề hệ dài hạn tập trung” do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1135/2003/QĐ-BLĐTBXH ban hành Chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường, lớp dạy nghề dài hạn do Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

  • Số hiệu: 1135/2003/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/09/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Lương Trào
  • Ngày công báo: 22/09/2003
  • Số công báo: Số 155
  • Ngày hiệu lực: 07/10/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 13/03/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản