Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1131/2004/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QĐ10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ Chính sách tiền tệ".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 70/1999/QĐ-NHNN9 ngày 01/3/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ Chính sách tiền tệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 1131 /2004/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước )
Chương 1:
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 2. Điều hành hoạt động của Vụ Chính sách tiền tệ là Vụ trưởng, giúp việc Vụ trưởng có một số Phó Vụ trưởng; Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Thống đốc bổ nhiệm. Tổ chức và hoạt động của Vụ Chính sách tiền tệ thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Chương 2:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Điều 3. Vụ Chính sách tiền tệ có những nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
1. Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia và kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm để Thống đốc trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định. Là đầu mối tham mưu giúp Thống đốc tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia sau khi được Quốc hội thông qua, cụ thể:
a. Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia và lượng tiền cung ứng hàng năm để Thống đốc trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định.
b. Lập kế hoạch thực hiện chỉ tiêu cung ứng tiền hàng năm và báo cáo tình hình thực hiện theo các quy định hiện hành.
c. Xây dựng cơ chế hoạt động của các công cụ chính sách tiền tệ bao gồm: Dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ khác; đề xuất biện pháp thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan để sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ.
d. Đề xuất giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế phối hợp trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ; phối hợp với các đơn vị đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ.
đ. Theo dõi, phân tích, dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại; kiến nghị với Thống đốc, Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định các nghiệp vụ điều tiết thị trường tiền tệ.
e. Xây dựng cơ chế huy động vốn của các tổ chức tín dụng và xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện cơ chế này.
g. Làm đầu mối xây dựng chương trình tiền tệ đã cam kết với IMF và làm việc với các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan đến chính sách tiền tệ.
h. Làm đầu mối giúp Thống đốc tham gia ý kiến với các Bộ, ngành về kế hoạch, chính sách kinh tế có liên quan đến chính sách tiền tệ quốc gia.
i. Nghiên cứu, phân tích diễn biến tình hình kinh tế quốc tế ở tầm vĩ mô thông qua một số nhóm nước chủ yếu có quan hệ mật thiết với Việt Nam về tài chính, thương mại để đánh giá ảnh hưởng của nó tới quan hệ kinh tế, tài chính, đầu tư, thương mại, du lịch của Việt Nam với quốc tế.
l. Tổ chức khai thác, thu thập, xử lý, phân tích các thông tin về tài chính, kinh tế, tiền tệ của thế giới và Việt Nam dưới dạng các báo cáo tuần, tháng, các chuyên khảo hàng tháng, quý để phục vụ cho nhiệm vụ của Vụ và cung cấp trong nội bộ Ngân hàng Trung ương làm tài liệu tham khảo.
m. Phối hợp các đơn vị tham mưu cho Thống đốc trong lĩnh vực quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia, tỷ giá và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
2. Xây dựng, tham mưu giúp Thống đốc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tín dụng, lãi suất, bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, cụ thể:
b. a. Làm đầu mối xây dựng, tham mưu giúp Thống đốc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, bao gồm: Cho vay thông thường, bảo đảm tiền vay, các hình thức cấp tín dụng khác theo chỉ đạo của Thống đốc.
Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay ưu đãi, lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách xã hội theo chỉ đạo của Thống đốc.
c. Theo dõi, đánh giá diễn biến lãi suất thị trường trong nước và quốc tế, kết hợp với các yếu tố khác để xây dựng cơ chế điều hành công cụ lãi suất và đề xuất các giải pháp điều hành, bao gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ, lãi suất tiền gửi bằng VND và ngoại tệ của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước; công bố các mức lãi suất; điều chỉnh các loại lãi suất theo cơ chế điều hành trong từng thời kỳ.
d. Tham gia đàm phán trợ giúp kỹ thuật về chính sách, cơ chế tín dụng và lãi suất cho các dự án tài trợ vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế; công bố lãi suất để các dự án này xác định lãi suất bán buôn.
đ. Chủ trì xây dựng cơ chế và xử lý các vấn đề về nghiệp vụ phái sinh của thị trường tiền tệ, lãi suất, giá cả các sản phẩm dịch vụ của tổ chức tín dụng.
e. Theo dõi, tham mưu về lãi suất tín phiếu, trái phiếu của Kho bạc Nhà nước, lãi suất cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước và các loại lãi suất ưu đãi khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính và Chính phủ.
g. Theo dõi, phối hợp với các chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai, giám sát việc thực hiện các chính sách, cơ chế tín dụng, bảo đảm tiền vay, lãi suất; đề xuất giải pháp xử lý các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn liên quan đến các chính sách, cơ chế này.
h. Phối hợp xây dựng các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác về lĩnh vực chính sách, cơ chế tín dụng, bảo đảm tiền vay, lãi suất.
a. Chủ trì xây dựng, tham mưu để Thống đốc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán, phát triển hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán.
b. Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai, giám sát các chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán thực hiện đúng chế độ về thanh toán; đề xuất giải pháp xử lý các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các tổ chức làm dịch vụ thanh toán.
c. Chủ trì, phối hợp các đơn vị xây dựng hệ thống chỉ tiêu báo cáo thanh toán trong toàn hệ thống; theo dõi tổng hợp và phân tích số liệu thanh toán để tham mưu cho Thống đốc về tình hình thanh toán trong hệ thống ngân hàng.
d. Chủ trì theo dõi, phân tích, đánh giá, tổng hợp và xây dựng các báo cáo về hoạt động thanh toán.
đ. Quản lý việc phát hành, sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nghiên cứu và ban hành các loại công cụ thanh toán mới phù hợp với thực tế của Việt Nam.
4. Xây dựng và phát triển công tác thống kê của ngành Ngân hàng; xây dựng chế độ báo cáo thống kê và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện; đề xuất tổ chức các cuộc điều tra thống kê của Ngành. Xây dựng bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và bảng cân đối tiền tệ toàn Ngành; cụ thể:
a. Chủ trì xây dựng, trình Thống đốc quyết định chế độ báo cáo thống kê thống nhất trong toàn ngành Ngân hàng; hướng dẫn, đôn đốc và xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
b. Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê của các đơn vị trong ngành Ngân hàngvà thông báo tình hình chấp hành chế độ báo cáo thống kê của các đơn vị.
c. Thu thập, tổng hợp các số liệu về tiền tệ, ngân hàng theo quy định; lập các bảng cân đối tiền tệ chi tiết và tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, của tổ chức tín dụng và của toàn Ngành; lập báo cáo tín dụng theo thành phần kinh tế, theo vùng kinh tế, theo ngành kinh tế và các báo cáo về huy động vốn của các tổ chức tín dụng theo vùng kinh tế.
d. Thu thập số liệu, lập điện báo một số chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng theo quy định và ước số liệu tiền tệ, tín dụng tháng, quí, 6 tháng, 9 tháng, năm.
đ. Lập tập san thống kê theo định kỳ quy định.
e. Chủ trì và phối hợp các đơn vị lập số liệu tổng hợp và chi tiết gửi vụ Hợp tác quốc tế để cung cấp cho IMF theo định kỳ; là đầu mối cung cấp cho IMF, các tổ chức quốc tế và nước ngoài khác về các số liệu thống kê tiền tệ.
g. Làm đầu mối cung cấp số liệu cho trang Việt Nam trên ấn phẩm thống kê tài chính quốc tế (IFS) của IMF hàng tháng.
h. Làm đầu mối cung cấp số liệu tiền tệ, tín dụng theo định kỳ quy định cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
i. Làm đầu mối xây dựng các cuộc điều tra thống kê của Ngành; phối hợp với Thanh tra của Tổng cục Thống kê để thực hiện thanh tra công tác thống kê của ngành Ngân hàng.
5. Xây dựng báo cáo, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách tiền tệ, tình hình hoạt động ngân hàng và kinh tế vĩ mô khác có liên quan để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Thống đốc và báo cáo các cấp có thẩm quyền, cụ thể:
a. Theo dõi, phân tích, dự báo tình hình kinh tế trong nước; định kỳ quý, 6 tháng, năm soạn thảo báo cáo lạm phát, diễn biến kinh tế vĩ mô phục vụ cho việc nghiên cứu, điều hành chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
b. Làm báo cáo nhanh hàng tuần, báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm; phân tích tình hình tiền tệ, tín dụng.
c. Làm đầu mối nghiên cứu theo dõi các chính sách vĩ mô và giải pháp điều hành của các cơ quan liên quan để phục vụ việc phân tích, dự báo, định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
d. Làm đầu mối theo dõi, xây dựng các báo cáo kinh tế vùng, kinh tế ngành, kết quả thực hiện các định hướng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các báo cáo liên quan đến kinh tế vĩ mô khác.
6. Xây dựng, tham mưu để Thống đốc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế; lập, báo cáo, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện và dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quý, năm để Thống đốc báo cáo Chính phủ, cụ thể:
a. Chủ trì xây dựng, tham mưu giúp Thống đốc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về việc cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế; hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó theo thẩm quyền.
b. Thu thập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêu trong cán cân thanh toán quốc tế qua hệ thống ngân hàng và các Bộ, ngành có liên quan như chỉ tiêu về xuất, nhập hàng hoá và dịch vụ, thu nhập đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài; vay trả nợ nước ngoài, tiền và tiền gửi.
c. Lập bản số liệu thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và dự báo cho các kỳ tiếp theo.
d. Xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong quý báo cáo và dự báo quý tiếp theo để Thống đốc báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
đ. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế của các nước, kết hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để từng bước nâng cao chất lượng thu thập, lập và phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
e. Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho Quỹ tiền tệ quốc tế, các ngân hàng và tổ chức ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các chính sách liên quan đến việc thực hiện chính sách tiền tệ.
8. Quản lý hoạt động thư viện của Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn và phát hành các ấn phẩm, báo cáo thường niên hàng năm của Ngân hàng Nhà nước.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.
Chương 3:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
1- Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ gồm:
2- Phòng Tổng hợp;
3- Phòng Chính sách tiền tệ và quản lý vốn khả dụng;
4- Phòng Chính sách tín dụng và lãi suất;
5- Phòng Phân tích kinh tế và dự báo;
6- Phòng Cán cân thanh toán quốc tế;
Phòng Thống kê.
Nhiệm vụ của các Phòng và các Chuyên viên độc lập do Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ quy định, phân công phù hợp với Quy chế này.
Chế độ làm việc của Vụ Chính sách tiền tệ thực hiện theo cơ chế chuyên viên độc lập kết hợp vơí tổ chức phòng.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ trưởng
1. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Vụ được quy định tại Quy chế này, chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
2. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Vụ và áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện quản lý và sử dụng cán bộ, công chức theo phân cấp, uỷ quyền của Thống đốc.
4. Thừa lệnh Thống đốc ký trên văn bản hành chính theo thẩm quyền.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Vụ trưởng
1. Giúp Vụ trưởng tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về các nhiệm vụ được phân công.
2. Ký thay Vụ trưởng trên các văn bản hành chính theo sự phân công của Vụ trưởng.
3. Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được ủy quyền thay mặt Vụ trưởng giải quyết các công việc của Vụ, chịu trách nhiệm về kết quả công việc đã giải quyết và phải báo cáo lại khi Vụ trưởng có mặt.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2201/QĐ-NHNN năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 1653/2005/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Chính sách tiền tệ kèm theo Quyết định 1131/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 2201/QĐ-NHNN năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Quyết định 1131/2004/QĐ-NHNN về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ Chính sách tiền tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1131/2004/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/09/2004
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 26 đến số 27
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra