- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Nghị quyết số 16/2003/NQ-QH11 về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
- 3Quyết định 205/2003/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện" tại thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 3Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/2004/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 04 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 ;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003 về thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương ;
Căn cứ Quyết định số 205/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh” ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Công văn số 4118/LĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2003 và của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1134/STP-VB ngày 05 tháng 4 năm 2004 ;
QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận :
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
VỀ XÉT DUYỆT CHO HỒI GIA ĐỐI VỚI HỌC VIÊN CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 113 /2004/QĐ-UB ngày 23 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Bản Quy định này quy định về trình tự, thủ tục xét duyệt và thẩm quyền quyết định cho hồi gia theo nguyện vọng của cá nhân và gia đình đối với học viên cai nghiện ma túy đang trong thời gian quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh; người sau cai nghiện đang trong thời gian quản lý tại cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh :
Bản Quy định này áp dụng cho các đối tượng sau :
1. Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV chuyển sang AIDS giai đoạn cuối (theo quy định và tiêu chí của ngành Y tế) cần có sự chăm sóc thường xuyên của gia đình.
2. Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện có tiến bộ trong thời gian chấp hành quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, được thân nhân bảo lãnh xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc trường học, tổ chức ở nước ngoài có văn bản đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập.
3. Học viên cai nghiện ma túy khi vào cơ sở chữa bệnh chưa đủ 18 tuổi nhưng khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung đã đủ 18 tuổi, không tự nguyện áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện và không thuộc đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao theo quy định tại Quyết định số 246/2003/QĐ-UB ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện không có tiền án, tiền sự; có thời gian sử dụng ma túy dưới 01 (môt) năm ; bị xử lý hành chính hoặc tự nguyện cai nghiện tập trung tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc lần đầu ; có nghề nghiệp ổn định hoặc là học sinh, sinh viên trước khi vào cơ sở chữa bệnh và thực sự tiến bộ được doanh nghiệp hoặc trường học đồng ý cam kết tiếp nhận về để tiếp tục làm việc hoặc học tập. Riêng đối với người cai nghiện thì phải có thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở chữa bệnh ít nhất là 18 tháng.
Điều 3. Nguyên tắc xét duyệt cho hồi gia :
1. Việc xét duyệt cho hồi gia phải căn cứ theo quy định về đối tượng được xét duyệt, điều kiện về người bảo lãnh và điều kiện về địa phương nơi người hồi gia cư trú.
2. Không xem xét đơn bảo lãnh của cá nhân, tổ chức, gia đình mà trước đây đã bảo lãnh hồi gia, cam kết quản lý, tiếp nhận người hồi gia vào làm việc, học tập nhưng không thực hiện tốt trách nhiệm của người bảo lãnh.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH HỒI GIA
MỤC 1:ĐIỀU KIỆN XÉT DUYỆT HỒI GIA
Đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Quy định này chỉ được xét duyệt cho hồi gia khi đáp ứng các điều kiện sau :
1. Người ký đơn bảo lãnh hồi gia là một trong những người sau : vợ, chồng, cha, mẹ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn xác nhận.
2. Người ký đơn bảo lãnh có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đối tượng quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 2 Quy định này chỉ được xét duyệt cho hồi gia khi đáp ứng các điều kiện sau :
1. Các điều kiện quy định tại Điều 4 Quy định này.
2. Người ký đơn bảo lãnh có cùng hộ khẩu với người được bảo lãnh tại nơi mà người được bảo lãnh có hộ khẩu trước khi vào cơ sở chữa bệnh.
3. Những người chung sống trong gia đình nơi người hồi gia cư trú không có người bị tiền án, tiền sự về các tội liên quan đến ma túy được quy định trong Bộ luật Hình sự.
4. Phường-xã, thị trấn nơi người hồi gia cư trú phải được Ủy ban nhân dân quận-huyện công nhận là địa bàn không còn tệ nạn ma túy.
Hồ sơ bảo lãnh hồi gia do người ký đơn bảo lãnh hồi gia lập thành 02 bộ, gồm có :
1. Đơn bảo lãnh hồi gia : Đơn do chính người bảo lãnh tự viết, có ghi cam kết của bản thân chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục người hồi gia không để tái nghiện và được Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn nơi người bảo lãnh cư trú xác nhận chữ ký của người bảo lãnh và quan hệ nuôi dưỡng giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh (nếu có).
2. Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) của người bảo lãnh, có công chứng, chứng thực không quá 3 tháng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu.
3. Tùy thuộc vào từng đối tượng được bảo lãnh mà trong hồ sơ bảo lãnh cần phải có các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều 7. Yêu cầu về giấy tờ đối với từng loại đối tượng được bảo lãnh :
1. Đối tượng được bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định này cần có :
a) Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh ;
b) Bản chính Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của học viên cai nghiện, người sau cai nghiện do Trung tâm y tế quận-huyện nơi cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện trú đóng hoặc do bệnh viện theo phân tuyến, bệnh viện chuyên khoa nơi học viên điều trị cấp.
2. Đối tượng được bảo lãnh quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này cần có :
a) Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh ;
b) Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép nhập cảnh để học tập, lao động hoặc định cư đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ này phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng xác nhận bản dịch ;
c) Bản sao có công chứng hộ chiếu hoặc giấy thông hành cấp cho người được bảo lãnh.
3. Đối tượng được bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy định này cần có bản sao Giấy khai sinh của đối tượng được bảo lãnh.
4. Đối tượng được bảo lãnh quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy định này cần có bản chính Giấy cam kết bảo lãnh của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc trường học đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập.
MỤC 3: TRÌNH TỰ XỬ LÝ HỒ SƠ BẢO LÃNH HỒI GIA
1. Cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh hồi gia đối với học viên do mình quản lý trừ trường hợp bảo lãnh hồi gia để xuất cảnh định cư hoặc du học.
2. Chi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh hồi gia đối với trường hợp :
a) Bảo lãnh hồi gia để xuất cảnh định cư hoặc du học ;
b) Bảo lãnh hồi gia người sau cai nghiện làm việc tại cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện không thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố.
Điều 9. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc trả lời và giải thích lý do cho người bảo lãnh về việc từ chối tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh hồi gia nếu hồ sơ không đủ điều kiện.
Điều 10. Hội đồng xét duyệt tại cơ sở :
1. Tại cơ sở chữa bệnh, Hội đồng xét duyệt cơ sở được thành lập theo quy định tại Điều 8 Quy chế về quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy ban hành kèm theo Quyết định số 246/2003/QĐ-UB ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố không đồng thời là cơ sở cai nghiện thì thành lập Hội đồng xét duyệt với thành phần như tại cơ sở chữa bệnh.
2. Hội đồng xét duyệt cơ sở có nhiệm vụ :
a) Kiểm tra về điều kiện xét duyệt hồi gia theo quy định tại mục 1 Chương II Quy định này và đề nghị xác minh hồ sơ bảo lãnh khi có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ ;
b) Nhận xét kết quả học tập, lao động, rèn luyện của người xin hồi gia.
1. Giám đốc cơ sở tổ chức họp Hội đồng xét duyệt cơ sở. Nội dung cuộc họp của Hội đồng xét duyệt cơ sở chữa bệnh phải được lập thành biên bản và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ sở.
2. Giám đốc cơ sở gửi Công văn đề nghị kèm toàn bộ hồ sơ của người xin hồi gia cho Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội. Hồ sơ gồm có :
a) Hồ sơ quản lý học viên kèm theo Sơ yếu lý lịch có dán ảnh ;
b) Sổ theo dõi quá trình học tập, rèn luyện ;
c) Sổ quản lý sức khỏe học viên ;
d) Hồ sơ bảo lãnh hồi gia ;
đ) Văn bản trả lời xác minh hồ sơ bảo lãnh hồi gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) ;
e) Biên bản họp của Hội đồng xét duyệt cơ sở.
Điều 12 . Xử lý hồ sơ tại Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội :
1. Hồ sơ bảo lãnh trực tiếp nộp tại Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy định này :
a) Chi cục Trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đề nghị Giám đốc cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tiến hành nhận xét, đánh giá về quá trình học tập, rèn luyện, lao động của người xin hồi gia và gửi hồ sơ của người xin hồi gia gồm giấy tờ quy định tại điểm a, b và c khoản 2, Điều 11 Quy định này cho Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị ;
b) Chi cục Trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tiến hành xem xét và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác minh hồ sơ bảo lãnh khi có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ.
2. Trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người xin hồi gia theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Quy định này, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổng hợp hồ sơ đề xuất Hội đồng tư vấn xét đưa người vi phạm hành chính vào cơ sở chữa bệnh thành phố (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn thành phố) xem xét thông qua danh sách đề nghị xét duyệt cho hồi gia.
Điều 13. Xét duyệt hồ sơ tại Hội đồng tư vấn thành phố :
1. Thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn thành phố được thực hiện theo quy định hiện hành.
Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ bảo lãnh hồi gia, Hội đồng tư vấn thành phố có quyền đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác minh hồ sơ.
2. Trong thời hạn là 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng tư vấn thành phố thông qua danh sách đề nghị xét duyệt hồi gia, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định chấp thuận cho hồi gia. Hồ sơ trình gồm có :
a) Công văn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định cho hồi gia ;
b) Biên bản họp của Hội đồng tư vấn thành phố về việc thông qua danh sách đề nghị xét duyệt hồi gia c) Hồ sơ quản lý người xin hồi gia tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ;
d) Hồ sơ bảo lãnh hồi gia ;
đ) Văn bản trả lời xác minh hồ sơ bảo lãnh hồi gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) ;
3. Quyết định chấp thuận cho hồi gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được gửi đến :
a) Người cai nghiện hoặc người sau cai nghiện xin hồi gia ;
b) Người bảo lãnh hồi gia ;
c) Cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ;
d) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ;
đ) Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố (trường hợp người hồi gia là học viên của cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố) ;
e) Ủy ban nhân dân quận- huyện và Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn nơi người hồi gia cư trú ;
g) Bệnh viện nơi điều trị học viên đau ốm hoặc doanh nghiệp, trường học, đơn vị tiếp nhận người hồi gia (nếu có) ;
h) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố khác nơi người hồi gia cư trú trong trường hợp nơi người hồi gia cư trú không thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 14. Tổ chức giao nhận người hồi gia về địa phương :
Trong thời hạn là 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc chấp thuận cho hồi gia, Giám đốc cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện có trách nhiệm :
1. Tổ chức giao nhận người được hồi gia cho người bảo lãnh hồi gia tại trụ sở chính của cơ sở và lập biên bản bàn giao có chữ ký giữa hai bên. Trường hợp người hồi gia là bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện thì việc tổ chức bàn giao được thực hiện tại bệnh viện và biên bản bàn giao có chữ ký của bên bàn giao, người bảo lãnh hồi gia và Lãnh đạo bệnh viện.
2. Gửi thông báo về bàn giao người hồi gia cho các cơ quan, đơn vị :
a) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ;
b) Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận-huyện nơi người hồi gia cư trú ;
c) Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn nơi người hồi gia cư trú ;
d) Công an phường-xã, thị trấn nơi người hồi gia cư trú ;
đ) Doanh nghiệp, trường học, đơn vị tiếp nhận người hồi gia (nếu có).
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội :
1. Chỉ đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thông báo danh sách quận-huyện, phường-xã, thị trấn đã được công nhận là địa bàn không còn tệ nạn ma túy cho các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố.
2. Chỉ đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện nghiêm túc, công bằng, công khai việc xét duyệt hồ sơ bảo lãnh hồi gia.
3. Liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố khác trong việc đưa người hồi gia của tỉnh, thành phố khác về địa phương cư trú.
4. Tổng hợp, báo cáo và đánh giá kết quả việc thực hiện Quy định này.
5. Chủ trì và phối hợp với Lực lượng thanh niên xung phong thành phố soạn thảo, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các loại biểu mẫu để thực hiện Quy định này.
Điều 16. Trách nhiệm của Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố :
Chỉ huy Trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện thuộc mình quản lý trong việc thực hiện Quy định này.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Y tế :
Xây dựng trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành danh mục các bệnh hiểm nghèo, tiêu chí xác định người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS được xét hồi gia.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo :
Chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận người hồi gia học tập.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận-huyện, phường-xã, thị trấn :
1. Ủy ban nhân dân quận-huyện có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội về công nhận địa bàn quận-huyện, phường-xã, thị trấn do mình quản lý không còn tệ nạn ma túy và chịu trách nhiệm về thông báo này.
2. Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn nơi người bảo lãnh hồi gia cư trú thực hiện việc xác nhận chữ ký của người bảo lãnh vào đơn bảo lãnh hồi gia.
Chịu trách nhiệm tiếp nhận người hồi gia vào làm việc, học tập tại doanh nghiệp, trường học, đơn vị theo cam kết.
Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan :
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đề nghị xác minh hồ sơ bảo lãnh hồi gia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 ; điểm b khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 13 Quy định này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho đơn vị đề nghị xác minh trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị xác minh.
Cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt Quy định này được xét khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Cá nhân, tổ chức, cơ quan có trách nhiệm trong việc xét duyệt hồ sơ bảo lãnh hồi gia mà không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, vi phạm các quy định trong bản Quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm mà cá nhân, người đứng đầu và người có trách nhiệm của tổ chức, cơ quan sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 114/2004/QĐ-UB về quản lý và giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện hồi gia do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 4Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 86/2006/QĐ-UBND bãi bỏ khoản 2 Điều 23 Quy định xét duyệt cho hồi gia đối với học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện kèm theo Quyết định 113/2004/QĐ-UB và khoản 2 Điều 19 Quy định về quản lý và giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện hồi gia kèm theo Quyết định 114/2004/QĐ-UB do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 4Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 114/2004/QĐ-UB về quản lý và giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện hồi gia do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 246/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 4Nghị quyết số 16/2003/NQ-QH11 về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 205/2003/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện" tại thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 113/2004/QĐ-UB về xét duyệt cho hồi gia đối với học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 113/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/04/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/04/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực