Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1129/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 06 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI THẢO BẢO TRỢ BỆNH NHÂN NGHÈO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 436/TTr-SNV ngày 11 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế, đã được đại hội lần thứ hai, nhiệm kỳ 2013-2018 của Hội thông qua ngày 15 tháng 5 năm 2013.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3021/QĐ-UB ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
HỘI BẢO TRỢ BỆNH NHÂN NGHÈO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội từ thiện bao gồm mọi thành viên tự nguyện, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của để giúp đỡ người nghèo có điều kiện chữa bệnh khi ốm đau.
Điều 2. Mục đích của Hội thực hiện nguyện vọng chính đáng của người nghèo là được cung cấp các dịch vụ về y tế, khám, chữa trị cho bệnh nhân nghèo và trẻ em khuyết tật, dị tật bẩm sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hội viên và bệnh nhân nghèo, trẻ em khuyết tật, dị tật bẩm sinh trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Điều 3. Hội hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 4. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; có tài sản và tài chính riêng, có tổ chức bộ máy và cơ quan ngôn luận theo quy định của pháp luật. Phạm vi hoạt động của Hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Văn phòng Hội đặt tại thành phố Huế.
Điều 5. Tiếp nhận sự đóng góp về vật chất và tinh thần của tất cả cá nhân, tập thể, các tổ chức xã hội, từ thiện trong và ngoài nước tài trợ cho việc khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo và trẻ em khuyết tật, dị tật bẩm sinh.
Điều 6. Tổ chức các hoạt động có doanh thu gây quỹ Hội theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo khả năng tài trợ lâu dài cho hoạt động của Hội.
Điều 7. Tham gia góp ý kiến để các cơ sở, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế thực hiện ngày càng tốt hơn các chủ trương, chính sách về y tế công cộng của Đảng và Nhà nước.
Điều 8. Vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đóng góp vật chất và tinh thần để góp phần chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo, trẻ em khuyết tật và dị tật bẩm sinh.
Điều 9. Hỗ trợ việc chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, trẻ em khuyết tật và dị tật bẩm sinh... trên địa bàn tỉnh trong khả năng của Hội.
Điều 10. Những công dân Việt Nam và những tổ chức xã hội, từ thiện tự nguyện tham gia Hội và đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ để phục vụ cho mục đích của Hội đều trở thành thành viên của Hội.
Những người tiêu biểu hoặc có công đóng góp lớn cho Hội sẽ được công nhận làm hội viên danh dự của Hội. Việc xét hội viên danh dự do Ban chấp hành Hội quyết định.
Điều 11. Nhiệm vụ của hội viên
- Thực hiện chương trình hoạt động và mục đích của Hội.
- Tuyên truyền mục đích của Hội và tập hợp những người giàu lòng nhân ái đến với Hội để tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất cho Hội.
- Đóng góp quỹ hội đầy đủ và thực hiện đúng điều lệ Hội.
Điều 12. Quyền lợi của hội viên
- Tham gia ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội.
- Được Hội giúp đỡ để phát huy khả năng làm công tác từ thiện theo quy định của Hội.
Điều 13. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là đại hội toàn thể hội viên (hoặc đại hội đại biểu) được tổ chức 5 năm 01 lần. Đại hội có nhiệm vụ sau:
- Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hội.
- Quyết định nhiệm vụ và phương hướng công tác của Hội.
- Báo cáo tài chính của Hội.
- Thông qua bổ sung sửa đổi điều lệ Hội.
- Bầu Ban chấp hành, Ban kiểm tra của Hội.
Đại hội có thể họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 1/2 số hội viên (hoặc 2/3 ủy viên Ban chấp hành Hội).
Điều 14. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Hội là Ban chấp hành (BCH) Hội.
Ban chấp hành Hội họp định kỳ 6 tháng 1 lần để xây dựng chương trình hoạt động của Hội trong từng thời kỳ. Khi có yêu cầu, Chủ tịch Hội hoặc Ban Thường vụ Hội có quyền triệu tập họp Ban chấp hành Hội.
Số lượng ủy viên của Ban chấp hành do đại hội quyết định. Trong quá trình hoạt động, Ban chấp hành được quyền bổ sung ủy viên Ban chấp hành để thay thế những ủy viên không thể tiếp tục thực hiện.
Điều 15. Ban chấp hành Hội bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và tùy theo yêu cầu hoạt động, Ban chấp hành quyết định thành lập và cử cán bộ điều hành các Ban chuyên môn của Hội. Ngoài ra Ban chấp hành có quyền mời một số nhân vật tiêu biểu, có uy tín, có khả năng đóng góp cho Hội làm cố vấn.
Ban chấp hành có nhiệm vụ tổ chức nghị quyết của đại hội, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của hội giữa hai kỳ đại hội và quyết định cơ cấu tổ chức của Ban Thường vụ Hội.
Điều 16. Ban Thường vụ của Hội gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên Thường vụ. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban chấp hành Hội giữa hai kỳ họp và chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách. Số lượng ủy viên thường vụ do Ban chấp hành Hội quyết định, Ban Thường vụ họp 3 tháng một lần. Chủ tịch có quyền triệu tập họp bất thường của Ban Thường vụ.
- Chủ tịch Hội là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Hội.
- Các Phó Chủ tịch Hội là người thay mặt cho Chủ tịch Hội theo ủy quyền của Chủ tịch Hội và phụ trách các ban chuyên môn.
- Văn phòng thường trực của Hội thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội.
Điều 17. Ban Kiểm tra Hội do đại hội bầu ra có nhiệm vụ:
- Giám sát việc thi hành điều lệ Hội, nghị quyết của đại hội và các nghị quyết của Ban chấp hành Hội.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với hội viên. Nếu đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến ủy viên BCH thì do BCH giải quyết.
- Xem xét kết luận những trường hợp vi phạm điều lệ Hội.
Số lượng Ban kiểm tra do đại hội quy định. Trưởng ban kiểm tra là Ủy viên Ban Thường vụ Hội.
Ban kiểm tra họp mỗi năm 2 lần và có thể họp bất thường khi có đề nghị của Chủ tịch Hội hoặc Trưởng ban kiểm tra.
Điều 18. Tổ chức cơ sở của Hội là các Chi hội ở địa phương (huyện, thị xã, thành phố), các tổ chức kinh tế, xã hội...
Cơ sở có từ 5 đến dưới 20 hội viên thì thành lập chi hội và được bầu Chi hội trưởng, Chi hội phó. Nếu cơ sở nào có từ 20 hội viên trở lên thì bầu Ban chấp hành chi hội có từ 3 - 5 ủy viên gồm Chi hội trưởng, Chi hội phó và các ủy viên, trong đó có một ủy viên kiểm tra.
- Tuyên truyền vận động phát triển quỹ từ thiện cho Hội.
- Phát triển hội viên.
- Tham gia đóng góp công quỹ và ý kiến cho Hội.
- Nắm tình hình cụ thể về bệnh nhân nghèo, trẻ em bất hạnh, khuyết tật, dị tật bẩm sinh ở địa phương để báo cáo Hội cấp trên giúp đỡ chữa bệnh miễn phí trong khả năng của Hội.
- Sinh hoạt định kỳ và báo cáo cho Hội.
Điều 20. Nguồn tài chính của Hội gồm:
- Tài trợ của Nhà nước
- Đóng góp của các hội viên
- Doanh thu do hoạt động kinh tế và các hoạt động có nguồn thu hợp pháp khác của Hội.
- Ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các cá nhân, tổ chức và đoàn thể ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Tài chính của Hội được sử dụng vào các mục đích sau:
- Chi hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân nghèo, trẻ em bất hạnh, khuyết tật, dị tật bẩm sinh trong khả năng của Hội.
- Chi cho giao tiếp vận động các cá nhân, tổ chức đóng góp quỹ Hội.
- Chi các hoạt động thường xuyên của Hội (hành chính - quản trị...) trên nguyên tắc tiết kiệm và quy chế hoạt động do Ban chấp hành Hội quy định.
Điều 22. Tài sản và tài chính của Hội được sử dụng và quản lý theo chương trình hành động và kế hoạch của Hội được đại hội toàn thể (đại hội đại biểu) hoặc hội nghị của Ban chấp hành thông qua.
- Được trích từ nguồn thu của hội qua vận động để làm kinh phí cho hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng thường trực của Hội có trách nhiệm thông báo đầy đủ cho Ban chấp hành Hội, các cá nhân, tổ chức đóng góp tiền và tài sản cho Hội biết rõ việc tiếp nhận và sử dụng tiền và tài sản đã được đóng góp.
Điều 23. Trường hợp Hội tự giải thể hoặc bị giải thể thì tài sản, tài chính của Hội được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Các tổ chức, cá nhân và hội viên có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định.
Các hình thức khen thưởng của Hội do Ban chấp hành Hội quy định.
Điều 25. Các hội viên, các tổ chức trực thuộc Hội nếu vi phạm điều lệ Hội sẽ bị Hội thi hành kỷ luật.
Các hình thức kỷ luật của Hội do Ban chấp hành Hội quy định.
Điều 26. Chỉ có Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu của Hội mới có quyền bổ sung, sửa đổi Điều lệ.
Điều 27. Điều lệ này gồm có 7 Chương, 27 Điều đã được đại hội lần thứ II Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2013 - 2018 thông qua ngày 15 tháng 5 năm 2013 tại thành phố Huế và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế./.
- 1Quyết định 74/2004/QĐ-UB phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động (sửa đổi) của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 1341/QĐ-UBND năm 2008 nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3Quyết định 46/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Điều lệ Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước lần thứ II, nhiệm kỳ 2014-2019
- 1Quyết định 74/2004/QĐ-UB phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động (sửa đổi) của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật về quyền lập hội 1957
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 5Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 6Quyết định 1341/QĐ-UBND năm 2008 nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 46/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Điều lệ Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước lần thứ II, nhiệm kỳ 2014-2019
Quyết định 1129/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Điều lệ Hội thảo Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 1129/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Ngô Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra