Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1119/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐỊNH MỨC ÁP DỤNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHUYẾN LÂM

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng Khoa học công nghệ thành lập theo Quyết định số 875/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định tạm thời định mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến lâm (như phụ lục kèm theo).

Điều 2. Căn cứ các định mức được phê duyệt, hàng năm Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các đơn vị triển khai lập dự tóan chi tiết cho từng mô hình.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

PHỤ LỤC 1

ĐỊNH MỨC TẠM THỜI ÁP DỤNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN KHUYẾN LÂM
(Kèm theo quyết định số 1119/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Mô hình trồng thâm canh cây Gáo (Anthocepphalus chinensis)

1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Điều kiện trồng: Đất trồng gáo nên chọn đất trên đồi thoải, bát úp, có tầng đất dày, đất tốt, ẩm ướt hoặc đất ven nhà, ven đường, ven sông suối, trong công viên, lượng mưa từ 1200 – 2000mm/năm, ở độ cao dưới 1000m, không có sương muối.

- Về giống: Tuân thủ theo các quy định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp. Cây con giống từ 3-4 tháng tuổi đạt tiêu chuẩn xuất vườn, chiều cao 40-50 cm.

- Phương thức trồng: Trồng tập trung hoặc trồng xen trong vườn hộ gia đình.

- Mật độ trồng: 625 cây/ha, hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 4 m. Quy cách hố: 40 x 40 x 40 cm.

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85%

2. Vật tư hỗ trợ (tính cho 1 ha)

Thời gian

Hạng mục

Đơn vị

Yêu cầu chương trình

Mức Hỗ trợ

Vùng đồng bằng

Vùng miền núi

Vùng khó khăn

Năm thứ 1

Cây trồng mới

cây

625

625

625

625

Cây trồng dặm (10%)

cây

62

62

62

62

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

137

41

68,5

137

Năm thứ 2

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

125

37,5

62,5

125

Năm thứ 3

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

125

37,5

62,5

125

3. Triển khai xây dựng mô hình:

STT

Hạng mục

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

1

Tập huấn

- Chuyển giao kỹ thuật gây trồng 1 lần.

- Tập huấn nhân rộng mô hình 1 lần.

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, bón phân 1 lần

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ 1 lần

2

Thông tin tuyên truyền

Xây dựng biển quảng cáo mô hình

Viết bài quảng bá mô hình

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

3

Tham quan, hội thảo

- Tham quan 1 lần,

- Sơ kết 1 lần

Sơ kết 1 lần

Tổng kết, hội thảo 1 lần

4

Cán bộ chỉ đạo 1 người/20 - 25ha

7 tháng

6 tháng

4 tháng

 

PHỤ LỤC 2

ĐỊNH MỨC TẠM THỜI ÁP DỤNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN KHUYẾN LÂM
(Kèm theo quyết định số 1119/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Mô hình trồng rừng thâm canh cây Lát hoa (Chukrasia tabularis)

1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Điều kiện trồng: Thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân 20 – 270C, lượng mưa 1.700 - 1.800mm, độ cao tuyệt đối dưới 900 - 1.000m, độ dốc dưới 20-250, Ưa đất sâu dày, ẩm mát, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước, độ phì khá, pH: 5-6, thích hợp ở những nơi đất mang tính kiềm.

- Về giống: Tuân thủ các quy định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp: Cây con có bầu trên 6 tháng tuổi, cây cao 35-40 cm, đường kính gốc khoảng 0,5-0,6 cm.

- Phương thức trồng: Trồng thuần, có thể trồng tập trung hoặc phân tán.

- Mật độ: 1.000 cây/ha, hàng cách hàng 3,3 m, cây cách cây 3 m (hoặc 4 x 2,5 m). Quy cách hố: 30 x 30 x 30 cm,

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85%

2. Vật tư hỗ trợ (tính cho 1 ha)

Thời gian

Hạng mục

Đơn vị

Yêu cầu chương trình

Mức Hỗ trợ

Vùng đồng bằng

Vùng miền núi

Vùng khó khăn

Năm thứ 1

Cây trồng mới

cây

1000

1000

1000

1000

Cây trồng dặm (10%)

cây

100

100

100

100

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

220

66

110

220

Năm thứ 2

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

200

60

100

200

Năm thứ 3

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

200

60

100

200

3. Triển khai xây dựng mô hình:

STT

Hạng mục

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

1

Tập huấn

- Chuyển giao kỹ thuật gây trồng 1 lần.

- Tập huấn nhân rộng mô hình 1 lần.

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, bón phân 1 lần

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ 1 lần

2

Thông tin tuyên truyền

Xây dựng biển quảng cáo mô hình

Viết bài quảng bá mô hình

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

3

Tham quan, hội thảo

- Tham quan 1 lần,

- Sơ kết 1 lần

Sơ kết 1 lần

Tổng kết, hội thảo 1 lần

4

Cán bộ chỉ đạo 1 người/20 – 25ha

7 tháng

6 tháng

4 tháng

 

PHỤ LỤC 3

ĐỊNH MỨC TẠM THỜI ÁP DỤNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN KHUYẾN LÂM
(Kèm theo quyết định số 1119/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Mô hình trồng thâm canh cây Rau sắng (Meliantha suavis)

1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Điều kiện trồng: Độ cao từ 50-500m, thích hợp trồng ở đất vùng núi đá vôi, đất tốt ẩm

- Về giống: Tuân thủ các quy định về giống cây trồng lâm nghiệp: Cây con giống đem trồng đạt từ 30 – 40 cm có ít nhất 3 – 4 lá

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài, trồng dưới tán hoặc trong vườn hộ.

- Mật độ 2.500 cây/ha. Quy cách hố: 30 x 30 x 30 cm,

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85%

2. Vật tư hỗ trợ (tính cho 1 ha)

Thời gian

Hạng mục

Đơn vị

Yêu cầu chương trình

Mức Hỗ trợ

Vùng đồng bằng

Vùng miền núi

Vùng khó khăn

Năm thứ 1

Cây trồng mới

cây

2.500

 

2.500

2.500

Cây trồng dặm (10%)

cây

250

 

250

250

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

550

 

550

225

Năm thứ 2

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

550

 

550

225

Năm thứ 3

Phân NPK (0,2 kg/cây)

kg

550

 

550

225

3. Triển khai xây dựng mô hình:

STT

Hạng mục

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

1

Tập huấn

- Chuyển giao kỹ thuật gây trồng 1 lần.

- Tập huấn nhân rộng mô hình 1 lần.

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, bón phân 1 lần

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ 1 lần

2

Thông tin tuyên truyền

Xây dựng biển quảng cáo mô hình

Viết bài quảng bá mô hình

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

3

Tham quan, hội thảo, tổng kết

- Tham quan 1 lần,

- Sơ kết 1 lần

Sơ kết 1 lần

Tổng kết, hội thảo 1 lần

4

Cán bộ chỉ đạo 1 người/15 – 20 ha

7 tháng

6 tháng

4 tháng

 

PHỤ LỤC 4

ĐỊNH MỨC TẠM THỜI ÁP DỤNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN KHUYẾN LÂM
(Kèm theo quyết định số 1119/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Mô hình trồng thâm canh cây Gừng trâu (Zingiber officinale)

1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Điều kiện trồng: Trồng phổ biến ở các vùng trung du miền núi, không đòi hỏi khắt khe về khí hậu. Thích hợp đất ẩm và thoát nước.

- Về giống: Trồng bằng củ đảm bảo chất lượng giống tốt, không sâu bệnh, có khả năng nảy mầm.

- Phương thức trồng: Trồng thuần theo luống, Trồng xen theo luống

- Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân (Từ tháng 2 – tháng 3)

- Mật độ: Trồng theo khóm, mỗi khóm 1-2 củ, mỗi khóm cách nhau từ 30-35 cm

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng đạt ≥ 85%

2. Vật tư hỗ trợ (tính cho 1 ha, trong 1 năm)

Hạng mục

Đơn vị

Yêu cầu chương trình

Mức Hỗ trợ

Vùng đồng bằng

Vùng miền núi

Vùng khó khăn

Củ giống/ha

Kg

1.300

1.300

1.300

1.300

Phân NPK

Kg

520

-

260

520

3. Triển khai mô hình (trong 1 năm)

TT

Nội dung triển khai

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Thời gian triển khai

Tháng

6

 

2

Tập huấn kỹ thuật

Lần

1

1 ngày cho 1 lần tập huấn

3

Tập huấn nhân rộng mô hình

Lần

1

 

4

Tham quan, hội thảo

Lần

1

1 ngày

5

Tổng kết

Lần

1

1 ngày

6

Cán bộ phụ trách

ha

15

15 ha cần 1 cán bộ chỉ đạo

 

PHỤ LỤC 5

ĐỊNH MỨC TẠM THỜI ÁP DỤNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN KHUYẾN LÂM
(Kèm theo quyết định số 1119/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Mô hình trồng thâm canh cây Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium)

1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Điều kiện nơi trồng: Thích nghi ở các vùng trung du miền núi, không đòi hỏi khắt khe về khí hậu, đất đai. Thích hợp đất ẩm và thoát nước.

- Về giống: Cây con giống đem trồng đạt từ 5 – 6 lá, cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

- Phương thức trồng: Trồng thuần, Trồng xen trong vườn hộ, dưới tán rừng.

- Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân, đầu mùa mưa (Từ tháng 2 – tháng 5)

- Mật độ 2.500 cây/ha, cự ly 1m x 1m

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85%

2. Vật tư hỗ trợ (tính cho 1 ha, trong 1 năm)

Hạng mục

Đơn vị

Yêu cầu chương trình

Mức Hỗ trợ

Vùng đồng bằng

Vùng miền núi

Vùng khó khăn

Cây trồng mới

Cây

2.500

2.500

2.500

2.500

Cây trồng dặm (10%)

Cây

250

250

250

250

Phân NPK

Kg

1.500

450

750

1.500

3. Triển khai mô hình (trong 1 năm)

TT

Nội dung triển khai

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Thời gian triển khai

Tháng

6

 

2

Tập huấn kỹ thuật

Lần

2

1 ngày cho 1 lần tập huấn

3

Tập huấn nhân rộng mô hình

Lần

2

 

4

Tham quan, hội thảo

Lần

1

1 ngày

5

Tổng kết

Lần

1

1 ngày

6

Pa nô quảng cáo mô hình

Điểm

1

1 Pa nô cho 1 điểm trình diễn

7

Cán bộ phụ trách

ha

15

15 ha cần 1 cán bộ chỉ đạo

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1119/QĐ-BNN-KHCN năm 2011 về phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong chương trình, dự án khuyến lâm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 1119/QĐ-BNN-KHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/05/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/05/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản